H
hoc_la_de


Bài làm 1: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”
Ngày xửa ngày xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, nhà vua cũng đã khá
già muốn truyền ngôi lại cho con nhưng vua có những hai mươi người con,
biết chọn người nào để nối ngôi cho xứng đáng, nhà vua rất phân vân về
việc này. Lúc bấy giờ, giặc ngoại xâm đã dẹp xong nhưng đời sống của
nhân dân vẫn còn nghèo khó. Nhà vua hiểu rằng dân có ấm no thì ngai vàng
mới vững nên có ý chọn người thật xứng đáng, có đủ tài đức, chăm lo cho
muôn dân để nối nghiệp. Nhân dịp tết sắp đến vua bèn gọi các con lại và
phán rằng:
– Tổ tiên ta từ khi dựng nước đến nay đã truyền được sáu đời. Nhiều lần
giặc Ân quấy nhiễu, nhờ phúc ấm tổ tiên mà chúng ta cũng đã dẹp được
nhân dân được sống trong cảnh thái bình thịnh trị, nhưng nay ta đã già rồi,
không thể sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không
nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta,
ta sẽ nhường ngôi cho, có tiên Đế chứng giám.
Ý vua cha như thế nào thì không ai đoán được, nhưng ai cũng muốn ngôi
báu thuộc về mình. Các Lang thi nhau sai gia nhân lên rừng xuống biển tìm
kiếm của ngon vật lạ về dâng vua cha. Riêng Lang Liêu, là con thứ mười tám,
tuy là dòng dõi Hùng Vương nhưng lại phải sống cuộc đời của một nông phu
nghèo khó. So với các anh em, nhà chàng chẳng có gì đáng giá. Quanh quẩn
chỉ lúa và khoai, những thứ tầm thường. Lang Liêu buồn và lo lắm!
Một hôm, chàng trằn trọc mãi đến sáng mới thiếp đi. Chợt chàng nằm
mộng thấy một vị thần hiện ra và bảo rằng:
– Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống
con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm,
mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều
được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng suy nghĩ, chàng càng thấy lời
thần mách bảo là đúng. Vốn thông minh chàng chọn thứ gạo nếp trắng tinh,
thơm lừng đem vo sạch rồi lấy đậu xanh, thịt heo làm nhân, dùng lá dong
trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho chín. Cũng
gạo nếp ấy, đậu xanh ấy, chàng đồ lên, giã nhuyện rồi nặn thành hình tròn.
Ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng
đến. Các của ngon vật lạ, chẳng thiếu thứ gì. Lang Liêu cũng đội tới một mâm
bánh. Hùng Vương xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm bánh của Lang
Liêu, ngắm nghía có vẻ hài lòng. Vua cho gọi chàng tới hỏi. Lang Liêu thật
thà kể lại giấc mộng gặp thần cho vua nghe. Vua nghe xong ngẫm nghĩ hồi
lâu rồi ra lệnh chọn hai thứ bánh ấy đem tế trời đất và Tiên Vương.
Tế xong, nhà vua truyền đem bánh ra ăn thử cùng các quần thần. Ai cũng
tấm tắc khen ngon. Nhà vua giải thích cho mọi người hiểu ý nghĩa của hai
thứ bánh này:
“Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình
vuông tượng trưng cho đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng trưng
cho cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để
trong là ngụ ý đùm bọc lẫn nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta.
Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám”.
Lang Liêu quả là một vị vua anh minh, nhân đức. Dưới triều đại của
chàng, muôn dân no ấm và sống trong cảnh thanh bình.
Từ đấy về sau, nước ta có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy để
cúng trời đất, tổ tiên. Nếu thiếu hai thứ bánh này là thiếu hẳn hương vị tết cổ
truyền của dân tộc.
Bài làm 2: Truyền thuyết “Thánh Gióng”
Chuyện xưa kể lại rằng, vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng
thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có hai vợ chồng ông lão
chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là nhân hậu phúc đức. Nhưng họ buồn vì tuổi
đã cao mà chưa có được mụn con cho vui cửa vui nhà.
Một hôm, bà vợ ra đồng, bỗng thấy một vết chân to lạ thường, tò mò bà
đặt chân mình vào ướm thử. Không ngờ bà thụ thai và mười hai tháng sau
bà sinh ra được một cậu con trai bụ bẫm, khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm,
thầm cảm ơn trời phật đã ban phúc cho gia đình họ. Nhưng buồn thay! Đứa
bé đã lên ba mà vẫn không biết đi, không biết nói, không biết cười, cứ đặt
đâu nằm đấy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân lăm le xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo
sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra giúp nước. Nghe tiếng rao
của sứ giả, cậu bé đang nằm ngửa trên chiếc võng tre bèn cất tiếng nói:
– Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
Bà mẹ ngạc nhiên vui mừng khôn xiết. Sứ giả vào, cậu bé bảo:
– Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một
bộ giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả vô cùng kinh ngạc và mừng rỡ vội về tâu vua. Nhà vua ra lệnh
triệu tập những thợ rèn giỏi nhất trong cả nước, ngày đêm làm gấp những
thứ chú bé dặn.
Điều kì lạ nào là sau khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn
mấy cũng no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Cha mẹ cậu làm việc quần
quật cũng không đủ gạo để nuôi con. Thấy vậy, xóm làng vui lòng góp gạo
nuôi cậu bé. Ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã tràn tới núi Trâu, thế nước rất nguy, người người hoảng hốt.
Vừa lúc đó sứ giả mang giáp sắt, roi sắt và ngựa sắt tới. Cậu bé bỗng vùng
dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ
mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên mình ngựa sắt. Chàng thúc mông vào
ngựa, ngựa hí vang phun lửa và phi ra chiến trường. Với chiếc roi sắt trong
tay, tráng sĩ vung lên, quật tơi bời vào quân giặc. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ
bèn nhổ những bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc hoảng loạn giẫm đạp lên
nhau mà chạy, chết như ngả rạ.
Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ phi ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp
sắt bỏ lại rồi một mình một ngựa bay lên trời. Giặc tan, muôn dân được sống
yên bình. Nhà vua ghi nhớ của công lao của tráng sĩ phong cho tước hiệu
Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ. Từ đấy về sau, hàng năm cứ đến
tháng tư âm lịch là làng mở hội Gióng. Dân chúng khắp nơi nô nức kéo đến
trẩy hội và tưởng niệm tri ân người anh hùng cứu nước. Dấu ấn trận đánh ác
liệt năm xưa còn lại để trong màu vàng óng của những bụi tre đằng ngà, tục
truyền là bị cháy do ngựa sắt phun lửa. Những dãy ao hồ liên tiếp chính là
vết chân ngựa thuở nào và tương truyền rằng, khi ngựa thét ra lửa đã thiêu
rụi một làng, đó là làng Cháy.
chép mệt gần chết.@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)
Ngày xửa ngày xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, nhà vua cũng đã khá
già muốn truyền ngôi lại cho con nhưng vua có những hai mươi người con,
biết chọn người nào để nối ngôi cho xứng đáng, nhà vua rất phân vân về
việc này. Lúc bấy giờ, giặc ngoại xâm đã dẹp xong nhưng đời sống của
nhân dân vẫn còn nghèo khó. Nhà vua hiểu rằng dân có ấm no thì ngai vàng
mới vững nên có ý chọn người thật xứng đáng, có đủ tài đức, chăm lo cho
muôn dân để nối nghiệp. Nhân dịp tết sắp đến vua bèn gọi các con lại và
phán rằng:
– Tổ tiên ta từ khi dựng nước đến nay đã truyền được sáu đời. Nhiều lần
giặc Ân quấy nhiễu, nhờ phúc ấm tổ tiên mà chúng ta cũng đã dẹp được
nhân dân được sống trong cảnh thái bình thịnh trị, nhưng nay ta đã già rồi,
không thể sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không
nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta,
ta sẽ nhường ngôi cho, có tiên Đế chứng giám.
Ý vua cha như thế nào thì không ai đoán được, nhưng ai cũng muốn ngôi
báu thuộc về mình. Các Lang thi nhau sai gia nhân lên rừng xuống biển tìm
kiếm của ngon vật lạ về dâng vua cha. Riêng Lang Liêu, là con thứ mười tám,
tuy là dòng dõi Hùng Vương nhưng lại phải sống cuộc đời của một nông phu
nghèo khó. So với các anh em, nhà chàng chẳng có gì đáng giá. Quanh quẩn
chỉ lúa và khoai, những thứ tầm thường. Lang Liêu buồn và lo lắm!
Một hôm, chàng trằn trọc mãi đến sáng mới thiếp đi. Chợt chàng nằm
mộng thấy một vị thần hiện ra và bảo rằng:
– Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống
con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm,
mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều
được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng suy nghĩ, chàng càng thấy lời
thần mách bảo là đúng. Vốn thông minh chàng chọn thứ gạo nếp trắng tinh,
thơm lừng đem vo sạch rồi lấy đậu xanh, thịt heo làm nhân, dùng lá dong
trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho chín. Cũng
gạo nếp ấy, đậu xanh ấy, chàng đồ lên, giã nhuyện rồi nặn thành hình tròn.
Ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng
đến. Các của ngon vật lạ, chẳng thiếu thứ gì. Lang Liêu cũng đội tới một mâm
bánh. Hùng Vương xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm bánh của Lang
Liêu, ngắm nghía có vẻ hài lòng. Vua cho gọi chàng tới hỏi. Lang Liêu thật
thà kể lại giấc mộng gặp thần cho vua nghe. Vua nghe xong ngẫm nghĩ hồi
lâu rồi ra lệnh chọn hai thứ bánh ấy đem tế trời đất và Tiên Vương.
Tế xong, nhà vua truyền đem bánh ra ăn thử cùng các quần thần. Ai cũng
tấm tắc khen ngon. Nhà vua giải thích cho mọi người hiểu ý nghĩa của hai
thứ bánh này:
“Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình
vuông tượng trưng cho đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng trưng
cho cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để
trong là ngụ ý đùm bọc lẫn nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta.
Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám”.
Lang Liêu quả là một vị vua anh minh, nhân đức. Dưới triều đại của
chàng, muôn dân no ấm và sống trong cảnh thanh bình.
Từ đấy về sau, nước ta có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy để
cúng trời đất, tổ tiên. Nếu thiếu hai thứ bánh này là thiếu hẳn hương vị tết cổ
truyền của dân tộc.
Bài làm 2: Truyền thuyết “Thánh Gióng”
Chuyện xưa kể lại rằng, vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng
thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có hai vợ chồng ông lão
chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là nhân hậu phúc đức. Nhưng họ buồn vì tuổi
đã cao mà chưa có được mụn con cho vui cửa vui nhà.
Một hôm, bà vợ ra đồng, bỗng thấy một vết chân to lạ thường, tò mò bà
đặt chân mình vào ướm thử. Không ngờ bà thụ thai và mười hai tháng sau
bà sinh ra được một cậu con trai bụ bẫm, khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm,
thầm cảm ơn trời phật đã ban phúc cho gia đình họ. Nhưng buồn thay! Đứa
bé đã lên ba mà vẫn không biết đi, không biết nói, không biết cười, cứ đặt
đâu nằm đấy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân lăm le xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo
sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra giúp nước. Nghe tiếng rao
của sứ giả, cậu bé đang nằm ngửa trên chiếc võng tre bèn cất tiếng nói:
– Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
Bà mẹ ngạc nhiên vui mừng khôn xiết. Sứ giả vào, cậu bé bảo:
– Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một
bộ giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả vô cùng kinh ngạc và mừng rỡ vội về tâu vua. Nhà vua ra lệnh
triệu tập những thợ rèn giỏi nhất trong cả nước, ngày đêm làm gấp những
thứ chú bé dặn.
Điều kì lạ nào là sau khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn
mấy cũng no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Cha mẹ cậu làm việc quần
quật cũng không đủ gạo để nuôi con. Thấy vậy, xóm làng vui lòng góp gạo
nuôi cậu bé. Ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã tràn tới núi Trâu, thế nước rất nguy, người người hoảng hốt.
Vừa lúc đó sứ giả mang giáp sắt, roi sắt và ngựa sắt tới. Cậu bé bỗng vùng
dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ
mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên mình ngựa sắt. Chàng thúc mông vào
ngựa, ngựa hí vang phun lửa và phi ra chiến trường. Với chiếc roi sắt trong
tay, tráng sĩ vung lên, quật tơi bời vào quân giặc. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ
bèn nhổ những bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc hoảng loạn giẫm đạp lên
nhau mà chạy, chết như ngả rạ.
Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ phi ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp
sắt bỏ lại rồi một mình một ngựa bay lên trời. Giặc tan, muôn dân được sống
yên bình. Nhà vua ghi nhớ của công lao của tráng sĩ phong cho tước hiệu
Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ. Từ đấy về sau, hàng năm cứ đến
tháng tư âm lịch là làng mở hội Gióng. Dân chúng khắp nơi nô nức kéo đến
trẩy hội và tưởng niệm tri ân người anh hùng cứu nước. Dấu ấn trận đánh ác
liệt năm xưa còn lại để trong màu vàng óng của những bụi tre đằng ngà, tục
truyền là bị cháy do ngựa sắt phun lửa. Những dãy ao hồ liên tiếp chính là
vết chân ngựa thuở nào và tương truyền rằng, khi ngựa thét ra lửa đã thiêu
rụi một làng, đó là làng Cháy.
chép mệt gần chết.@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)
bạn nhớ gõ chữ tiếng việt có dấu nhé!
Mộc rose@};-
Last edited by a moderator: