Kể lại 4 truyền thuyết bằng lời văn của em?

H

hoc_la_de

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài làm 1: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”
Ngày xửa ngày xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, nhà vua cũng đã khá
già muốn truyền ngôi lại cho con nhưng vua có những hai mươi người con,
biết chọn người nào để nối ngôi cho xứng đáng, nhà vua rất phân vân về
việc này. Lúc bấy giờ, giặc ngoại xâm đã dẹp xong nhưng đời sống của
nhân dân vẫn còn nghèo khó. Nhà vua hiểu rằng dân có ấm no thì ngai vàng
mới vững nên có ý chọn người thật xứng đáng, có đủ tài đức, chăm lo cho
muôn dân để nối nghiệp. Nhân dịp tết sắp đến vua bèn gọi các con lại và
phán rằng:
– Tổ tiên ta từ khi dựng nước đến nay đã truyền được sáu đời. Nhiều lần
giặc Ân quấy nhiễu, nhờ phúc ấm tổ tiên mà chúng ta cũng đã dẹp được
nhân dân được sống trong cảnh thái bình thịnh trị, nhưng nay ta đã già rồi,
không thể sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không
nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta,
ta sẽ nhường ngôi cho, có tiên Đế chứng giám.
Ý vua cha như thế nào thì không ai đoán được, nhưng ai cũng muốn ngôi
báu thuộc về mình. Các Lang thi nhau sai gia nhân lên rừng xuống biển tìm
kiếm của ngon vật lạ về dâng vua cha. Riêng Lang Liêu, là con thứ mười tám,
tuy là dòng dõi Hùng Vương nhưng lại phải sống cuộc đời của một nông phu
nghèo khó. So với các anh em, nhà chàng chẳng có gì đáng giá. Quanh quẩn
chỉ lúa và khoai, những thứ tầm thường. Lang Liêu buồn và lo lắm!
Một hôm, chàng trằn trọc mãi đến sáng mới thiếp đi. Chợt chàng nằm
mộng thấy một vị thần hiện ra và bảo rằng:
– Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống
con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm,
mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều
được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng suy nghĩ, chàng càng thấy lời
thần mách bảo là đúng. Vốn thông minh chàng chọn thứ gạo nếp trắng tinh,
thơm lừng đem vo sạch rồi lấy đậu xanh, thịt heo làm nhân, dùng lá dong
trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho chín. Cũng
gạo nếp ấy, đậu xanh ấy, chàng đồ lên, giã nhuyện rồi nặn thành hình tròn.
Ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng
đến. Các của ngon vật lạ, chẳng thiếu thứ gì. Lang Liêu cũng đội tới một mâm
bánh. Hùng Vương xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm bánh của Lang
Liêu, ngắm nghía có vẻ hài lòng. Vua cho gọi chàng tới hỏi. Lang Liêu thật
thà kể lại giấc mộng gặp thần cho vua nghe. Vua nghe xong ngẫm nghĩ hồi
lâu rồi ra lệnh chọn hai thứ bánh ấy đem tế trời đất và Tiên Vương.
Tế xong, nhà vua truyền đem bánh ra ăn thử cùng các quần thần. Ai cũng
tấm tắc khen ngon. Nhà vua giải thích cho mọi người hiểu ý nghĩa của hai
thứ bánh này:
“Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình
vuông tượng trưng cho đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng trưng
cho cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để
trong là ngụ ý đùm bọc lẫn nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta.
Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám”.
Lang Liêu quả là một vị vua anh minh, nhân đức. Dưới triều đại của
chàng, muôn dân no ấm và sống trong cảnh thanh bình.
Từ đấy về sau, nước ta có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy để
cúng trời đất, tổ tiên. Nếu thiếu hai thứ bánh này là thiếu hẳn hương vị tết cổ
truyền của dân tộc.
Bài làm 2: Truyền thuyết “Thánh Gióng”
Chuyện xưa kể lại rằng, vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng
thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có hai vợ chồng ông lão
chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là nhân hậu phúc đức. Nhưng họ buồn vì tuổi
đã cao mà chưa có được mụn con cho vui cửa vui nhà.
Một hôm, bà vợ ra đồng, bỗng thấy một vết chân to lạ thường, tò mò bà
đặt chân mình vào ướm thử. Không ngờ bà thụ thai và mười hai tháng sau
bà sinh ra được một cậu con trai bụ bẫm, khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm,
thầm cảm ơn trời phật đã ban phúc cho gia đình họ. Nhưng buồn thay! Đứa
bé đã lên ba mà vẫn không biết đi, không biết nói, không biết cười, cứ đặt
đâu nằm đấy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân lăm le xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo
sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra giúp nước. Nghe tiếng rao
của sứ giả, cậu bé đang nằm ngửa trên chiếc võng tre bèn cất tiếng nói:
– Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
Bà mẹ ngạc nhiên vui mừng khôn xiết. Sứ giả vào, cậu bé bảo:
– Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một
bộ giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả vô cùng kinh ngạc và mừng rỡ vội về tâu vua. Nhà vua ra lệnh
triệu tập những thợ rèn giỏi nhất trong cả nước, ngày đêm làm gấp những
thứ chú bé dặn.
Điều kì lạ nào là sau khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn
mấy cũng no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Cha mẹ cậu làm việc quần
quật cũng không đủ gạo để nuôi con. Thấy vậy, xóm làng vui lòng góp gạo
nuôi cậu bé. Ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã tràn tới núi Trâu, thế nước rất nguy, người người hoảng hốt.
Vừa lúc đó sứ giả mang giáp sắt, roi sắt và ngựa sắt tới. Cậu bé bỗng vùng
dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ
mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên mình ngựa sắt. Chàng thúc mông vào
ngựa, ngựa hí vang phun lửa và phi ra chiến trường. Với chiếc roi sắt trong
tay, tráng sĩ vung lên, quật tơi bời vào quân giặc. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ
bèn nhổ những bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc hoảng loạn giẫm đạp lên
nhau mà chạy, chết như ngả rạ.
Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ phi ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp
sắt bỏ lại rồi một mình một ngựa bay lên trời. Giặc tan, muôn dân được sống
yên bình. Nhà vua ghi nhớ của công lao của tráng sĩ phong cho tước hiệu
Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ. Từ đấy về sau, hàng năm cứ đến
tháng tư âm lịch là làng mở hội Gióng. Dân chúng khắp nơi nô nức kéo đến
trẩy hội và tưởng niệm tri ân người anh hùng cứu nước. Dấu ấn trận đánh ác
liệt năm xưa còn lại để trong màu vàng óng của những bụi tre đằng ngà, tục
truyền là bị cháy do ngựa sắt phun lửa. Những dãy ao hồ liên tiếp chính là
vết chân ngựa thuở nào và tương truyền rằng, khi ngựa thét ra lửa đã thiêu
rụi một làng, đó là làng Cháy.

chép mệt gần chết.@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)
bạn nhớ gõ chữ tiếng việt có dấu nhé!
Mộc rose@};-
 
Last edited by a moderator:
H

hongngam_29

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu[1] có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành"
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Giầy[2]. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Giầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
 
H

hongngam_29

Thánh Gióng






Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu.
Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy .


Tư liệu
Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương hay Xung Thiên Thần Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước.

Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác(truyền thuyết ghi là giặc Ân) tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Sử sách

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép lại về Thánh Gióng như sau:

Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười. Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: "Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, vua không phải lo gì". Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Vũ Ninh . Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chết rất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến xin hàng cả. Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vường nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế. Về sau, Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương. (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng).

Truyền thuyết

Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước.

Đại Nam quốc sử diễn ca (lịch sử Việt Nam dưới dạng các bài hát) có bài:

Sáu đời Hùng vận vừa suy

Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.

Làng Phù Đổng có một người

Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.

Những ngờ oan trái bao giờ,

Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.

Nghe vua cầu tướng ra quân,

Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.

Lời thưa mẹ, dạ cần vương,

Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.

Sứ về tâu trước thiên đình,

Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.

Trận mây theo ngọn cờ đào,

Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.

Áo nhung cởi lại Linh San,

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

Miếu đình còn dấu cố viên.

Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?


Hội hè

Hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại hai nơi: xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội và núi Sóc huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào ngày mồng 9 tháng Tư âm lịch. Phong giao Kinh Bắc xưa có câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng".
 
T

thanhphu7112003

Thánh Gióng

Nhắc tới tinh thần yêu nước và sức mạnh bảo vệ làng xóm của nhân dân ta, tôi lại nhớ đến nhân vật Gióng – cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói biết cười. Truyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sống trong túp lều tranh. Một hôm, nghe người vợ đi làm đồng ướm thử vào bàn chân khổng lồ bỗng về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một bé trai rất kháu khỉnh. Hai vợ chồng hạnh phúc đến nghẹn ngào nước mắt. Bà mẹ đặt tên con là Gióng. Lạ kỳ thay, em bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười. Thấy vậy, bố mẹ em buồn lắm. Thuở đó, giặc Ân sang xâm chiếm nước ta. Chúng vô cùng bạo ngược, đi đến đâu là giết người, cướp của đến đấy. Chúng còn đốt làng, đốt xóm, bóc lột sức lao động của dân nghèo. Đất nước ta lâm vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”, nhà vua hết sức lo lắng bèn sai sứ giả đi tìm người tài giỏi. Một hôm, nghe sứ giả bắc loa kêu gọi trai làng đi đánh giặc, Gióng liền bật dậy đòi mẹ mời sứ giả vào nhà. Bà mẹ hết sức ngạc nhiên và chạy ra đón sứ giả. Cậu bé nói với sứ giả về tâu với vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, nón sắt và một con ngựa sắt để cậu đi đánh giặc. Sứ giả thấy Gióng còn nhỏ mà rất có khí phách nên liền thưa ngay với vua. Từ hôm đó, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cậu ăn nhiều đến mấy vẫn không no, tưởng như số gạo ấy phải ăn trong mấy tháng trời mà loáng một cái cậu đã ăn hết sạch. Thấy vậy, bà con đem góp gạo cho Gióng ăn. Trong khi đó, hàng nghìn thợ rèn đang đúc vũ khí ngày đêm để cho Gióng ra trận. Giặc tràn đến chân núi Trâu, vào lúc đó sứ giả cho người mang vũ khí tới. Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ. Cậu chào mẹ và bà con dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người lẫn ngựa như lao vút ra trận. Vừa ra tới trận địa, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung. Giặc chết như rạ. Bỗng gậy sắt gãy, nhanh như chớp, Gióng nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Bọn giặc còn sống chạy tán loạn để rồi giẫm đạp lên nhau, chết không biết bao nhiêu mà kể. Khi đất trời không còn bóng giặc, Gióng phi ngựa lên núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt vái tạ mẹ rồi cùng ngựa bay về trời. Vua phong sắc Thánh Gióng và bà con lập đền thờ tại quê nhà. Đến nay vẫn còn một số di tích còn lưu lại từ cuộc chiến đấu của Gióng. Thánh Gióng đúng là biểu tượng rực rỡ về ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước của nhân dân ta.
Nguồn: Doanhso.vn
 
Top Bottom