Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hey, xin chào tất cả các bạn!!:eek::eek::eek:
Như các bạn đã biết, năm nay các trường đại học đã bắt đầu công bố phương thức xét tuyển , trong đó đáng chú ý đó chính là kì thi đánh giá năng lực, và nó cũng là phương thức chủ yếu mà các trường sẽ chọn để xét tuyển học sinh. Các bạn sẽ cần thực sự cần thiết và suy nghĩ về phương thức này .
:):):)
Thật sự đấy, hãy tìm hiểu thật kĩ để không phải thiệt thòi nhé!!

Số liệu mẫu sau khi tham khảo của một trường:

Về kì thi đánh giá năng lực của ĐHQG HN và các trường sử dụng kết quả bài thi ĐGNL
"NHỮNG ĐIỀU VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - ĐHQGHN năm 2022
1. Cơ cấu đề thi
- Bài thi có 150 câu trong thời gian 195 phút, được chia làm 3 phần bao gồm : Toán Tư Duy Định Lượng - 50 câu /75 phút . Văn Tư Duy Định Tính - 50 câu/ 60 phút , Khoa Học - 50 câu/ 60 phút.
- Trong đó :
Toán gồm 35 câu trắc nghiệm A,B,C,D và 15 câu dạng điền đáp án. Văn gồm 50 câu trắc nghiệm,
Khoa học gồm 5 môn /50 câu( Sinh- Lý -Hóa -Sử -Địa trắc nghiệm mỗi môn 10 câu) trong đó có 3 câu dạng điền đáp án ở Sinh , Lý và Hóa và 47 câu còn lại trắc nghiệm A,B,C,D.
Lưu ý : Bài thi không có môn tiếng anh
2. Hình thức thi
Thi 100% trên máy tính.
3. Cách đăng ký
- Trước kỳ thi 2,3 tháng trường sẽ mở link đăng ký slot thi cho toàn bộ thí sinh trên trang Khảo thí.
- Kỳ thi chia nhiều đợt , trong đó 1 thí sinh có thể thi nhiều đợt với yêu cầu 2 đợt gần nhất cách nhau 28 ngày.
- Mỗi đợt thi dự kiến khoảng 2000 thí sinh tham gia.
- Lệ phí đăng ký mỗi đợt thi : 200.000 đồng/ 1 đợt thi.
4. Cách xét điểm bằng đánh giá năng lực.
- Sau khi thi xong trên máy tính các bạn sẽ có điểm thi ngay khi kết thúc bài thi.
- Giấy báo điểm sẽ được gửi cho thì sinh khoảng 3 tuần sau thi. Có giấy báo các em có thể dùng xét tuyển các trường sử dụng ĐGNL.
5. Ôn tập thế nào ?
- Đề ĐGNL QGHN là bộ đề không pulic nên sẽ không có đề thi các năm nếu các em tra google .
- Bài thi là dạng ramdom câu hỏi nên các câu sắp xếp không theo thứ tự từ khó đến dễ, mỗi thí sinh sẽ được ramdom 1 đề riêng cho máy tính xáo trộn ngân hàng câu hỏi."
6. Các trường đăng kí dùng kết quả ĐGNL của ĐHQGHN: xem link sau (đang cập nhật tiếp), tỉ lệ tuyển sinh bằng kết quả này tùy mỗi trường, xem chi tiết của từng trường.

Con số các trường sẽ dùng kết quả của kì thi tư duy này vào việc xét tuyển dự kiến sẽ tăng lên, năm nay có thể 2k4 sẽ là khoá chuột bạch cho định hướng này .:>(:>(

Kì thi đánh giá tư duy này ko khuyến khích các bạn học tủ, học lệch, hay học thêm những thứ trên trời dưới đất , thay vào đó hãy đánh vào các bài trọng tậm, sử dụng tư duy bản chất để giải quyết vấn đề giống như cái tên của nó và môn vật lý cũng không ngoại lệ, vì vậy anh sẽ tìm kiếm các đề ôn luyện liên quan đến kì thi này và đưa ra hướng giải cũng như cách tư duy của anh để các em có thể tham khảo <: Mong rằng qua các cách giải và bài tập này các em sẽ xác định được phương thức ôn tập hiệu quả nhất :). Anh sẽ cố gắng xây dựng được một phương thức làm bài tối ưu nhất (có thể là chỉ đối với anh o_O)
 
Last edited by a moderator:

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Đề tham khảo ĐGNL ĐHQGHN 2021

Tổng số câu vật lý là 10/150 câu của toàn bộ đề tham khảo (121-130) :confused::confused:

Câu 121:
Cho các đồ thị như hình vẽ. Đồ thị nào biểu diễn định luật Ohm cho điện trở của một vật rắn kim loại ở nhiệt độ không đổi?
A. (2)
B. (1)
C. (3)
D. (4)
upload_2021-12-10_16-39-23.png

Theo biểu thức định luật ohm : [imath]I=\frac{U}{R}=\frac{1}{R}.U[/imath]
=> Đường biểu diễn [imath]I[/imath] theo [imath]U[/imath] là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ với hệ số góc [imath]k=\frac{1}{R}[/imath]
Chọn C
*
Lưu ý : Nhiều đề cho thứ tự các hình không theo thứ tự của bảng chữ cái ví dụ đáp án A lại là hình (2):)
Cần chú ý để không khoanh nhầm tránh mất điểm oan :confused:

Câu 122:
Một dây dẫn điện thẳng được đặt vuông góc với mặt phẳng như hình vẽ.
Đường sức từ quay ngược chiều kim đồng hồ. Chiều của dòng điện là:
A. đi vào mặt phẳng.
B. đi ra khỏi mặt phẳng.
C. quay theo chiều kim đồng hồ.
D. quay ngược chiều kim đồng hồ.
upload_2021-12-10_16-44-30.png

*Mẹo: Dễ dàng loại đáp án C và D do tính chất chiều của [imath]\vec{I}[/imath] và chiều của [imath]\vec{B}[/imath] vuông góc với nhau ;)
Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải , đặt theo như hình vẽ => chiều dòng điện đi vào mặt phẳng
Chọn A
upload_2021-12-10_16-51-13.png

Câu 123:
Cáp quang dùng để truyền internet gồm có phần lõi và phần vỏ. Chiết suất của phần lõi và phần vỏ cần thỏa mãn điều kiện gi?
A. Chiết suất phần lõi cần lớn hơn chiết suất phần vỏ.
B. Chiết suất phần lõi cần lớn hơn hoặc bằng chiết suất phần vỏ.
C. Chiết suất phần lõi cần nhỏ hơn hoặc bằng chiết suất phần vỏ.
D. Chiết suất phần lõi không liên quan gì đến chiết suất phần vỏ.

Trong bài phản xạ toàn phần của SGK vật lý 11 phần ứng dụng có đề cập:
Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần, để thoả mãn điều kiện thì:
  • Phần lõi trong suốt bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn.
  • Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bẳng thủy tinh có chiết suất nhỏ hơn phần lõi.
Chọn A

Câu 124:
Xét một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ. Mốc thế năng được chọn tại vị trí thấp nhất của vật nặng. Khi lực căng của dây treo có độ lớn bằng trọng lực của vật thì tỉ số giữa thế năng và động năng của vật [imath]\left(\frac{W_{t}}{W_{d}}\right)[/imath] bằng bao nhiêu?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 0

Gọi biên độ góc là [imath]\alpha_0[/imath]
Ta có : [imath]W=mgl(1-cos\alpha_0)[/imath]
Vị trí thoả mãn đề bài thì góc lệch là [imath]\alpha[/imath]
Công thức tính lực căng dây : [imath]T=mg(3cos\alpha-2\alpha_0)[/imath]
Ta có : [imath]T=mg=>3cos\alpha-2cos\alpha_0=1[/imath] (1)
Lúc này : [imath]\left\{\begin{matrix} W_t=mgl(1-cos\alpha)\\ W_d=W-W_t=mgl(cos\alpha_0-cos\alpha) \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]=>k=\frac{W_t}{W_d}=\frac{mgl(1-cos\alpha)}{mgl(cos\alpha_0-cos\alpha)}[/imath]
Thay (1) vào biểu thức [imath]=>k=3[/imath]
Chọn C

Câu 125:
Một chiếc micro được nối với dao động kí điện tử để ghi nhận âm thanh phát ra từ chiếc còi của xe cứu thương đang chạy trên đường. Màn hình dao động kí như hình vẽ.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Xe cứu thương đang chạy lại gần vì chu kỳ tăng dần.
B. Xe cứu thương đang chạy lại gần vì tần số giảm dần.
C. Xe cứu thương đang chạy ra xa vì biên độ giảm dần.
D. Xe cứu thương đang chạy ra xa vì pha tăng dần.
upload_2021-12-10_17-6-9.png

Biên độ đang giảm dần
Hiển nhiên càng chạy ra xa thì biên độ càng giảm
Chọn C

Câu 126:
Trong công nghệ bán dẫn, một trong những phương pháp để chế tạo bán dẫn pha tạp là chiếu xạ bán dẫn tinh khiết silic bởi chùm notron nhiệt. Notron nhiệt bị bắt giữ lại bởi [imath]{ }_{14}^{30} \mathrm{Si}[/imath] (chiếm chừng [imath]3 \%[/imath] trong silic tinh khiết) tạo thành một hạt nhân không bền. Hạt nhân đó phóng xạ [imath]\beta^{-}[/imath]và trở thành hạt nhân bền [imath]X[/imath]. Hạt nhân [imath]X[/imath] là
A. [imath]{ }_{12}^{27} \mathrm{Mg}[/imath].
B. [imath]{ }_{14}^{31} \mathrm{Si}[/imath].
C. [imath]{ }_{13}^{30} \mathrm{Al}[/imath].
D. [imath]{ }_{31}^{15} \mathrm{P}[/imath].

Phóng xạ [imath]{ }_{0}^{-1} \mathrm{\beta^{-}}[/imath].
=> Hật nhân X mới có : [imath]\left\{\begin{matrix} A=30-0=30\\ P=14-(-1)=15 \end{matrix}\right.[/imath]
Ko có đáp án o_Oo_O

Câu 127:
Trong mạch dao động LC lý tưởng, đại lượng nào KHÔNG thỏa mãn phương trình vi phân dạng [imath]x^{\prime \prime}-\omega^{2} x=0[/imath], với [imath]\omega=\frac{1}{\sqrt{L C}}[/imath]
A. Điện tích q trên mỗi bản tụ
B. Năng lượng tụ điện
C. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm

Năng lương tụ điện (hay năng lượng điện trường) cùng với năng lượng cuộn cảm (hay năng lượng từ trường) trong mạch dao động biến đổi với [imath]\omega'=2\omega=\frac{2}{\sqrt{LC}}[/imath]
=>Chọn B

Câu 128:
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng qua hệ hai khe I-âng, người ta gắn một máy đo cuờng độ sáng tại một vị trí cố định trên màn. Ban đầu, ta thu được vân sáng tại vị trí đặt máy đo. Di chuyển từ từ màn ảnh cùng với máy đo ra xa hai khe theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe. Sự phụ thuộc của cường độ ánh sáng (I) đo bởi máy đo theo khoảng cách [imath]L[/imath] màn đã dịch chuyển so với vị trí ban đầu được biểu diễn như đồ thị trong hình vẽ.
Khoảng cách giữa màn và hai khe I-âng lúc đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. [imath]2,0 m[/imath]
B. [imath]3,0 m[/imath]
C. [imath]4,0 m[/imath]
D. [imath]5,0 m[/imath]
upload_2021-12-10_17-16-5.png

Gọi k/c ban đầu là [imath]x[/imath]
Từ đồ thị :
+ [imath]L=0 \Rightarrow[/imath] màn cách hai khe khoảng [imath]x[/imath], vân sáng bậc [imath]k[/imath]
+ [imath]L=1 m \Rightarrow[/imath] màn cách hai khe khoảng [imath]x+1[/imath], vân sáng bậc [imath]k+1[/imath]
+ [imath]L=2 m \Rightarrow[/imath] màn cách hai khe khoảng [imath]x+2[/imath], vân tối thứ [imath]k+1,5[/imath]
Tại vị trí máy đo có:

[imath]\begin{array}{l}x=\frac{k \lambda x}{a}=\frac{(k+1) \lambda\left(x+1\right)}{a}=\frac{(k+1,5) \lambda\left(x+2\right)}{a} \\\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}k x=(k+1)\left(x+1\right) \\k x=(k+1,5)\left(x+2\right)\end{array}\right. \\\Rightarrow\left\{\begin{array} { l }{ k = x + 1 } \\{ 2 k = 1 , 5 x + 3 }\end{array} \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}k=3 \\x=2(m)\end{array}\right.\right.\end{array}[/imath]
Chọn A

Câu 129:
Cho đồ thị mô tả sự phụ thuộc của động năng cực đại của electron quang điện vào tần số của bức xạ điện từ chiếu tới cho một số kim loại khác nhau.
Nếu sử dụng bức xạ điện từ kích thích có bước sóng [imath]240 nm[/imath] thì có bao nhiêu kim loại trong số các kim loại trên xảy ra hiện tượng quang điện?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 1
upload_2021-12-10_17-24-15.png
[TBODY] [/TBODY]
Tần số bức xạ kích thích là :
[imath]f=\frac{c}{\lambda}=\frac{3.10^{8}}{240.10^{-9}}=1,25.10^{15} (Hz)[/imath]
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là: [imath]f \geq f_0[/imath]
Từ đồ thị [imath]=>f > f_{Zn}>f_{Na}>f_{K}[/imath]
=> Có 3 kim loại sẽ xảy ra hiện tượng quang điện
Chọn C

Câu 130: (Điền đáp án):>(
Cho hai đoạn mạch [imath]X[/imath] và [imath]Y[/imath] là các đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh. Nếu mắc đoạn mạch [imath]X[/imath] vào hiệu điện thế xoay chiều [imath]u=U_0cos(\omega t)[/imath] thì cường độ dòng điện qua mạch lệch pha [imath]\frac{\pi}{6}[/imath] so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. Công suất tiêu thụ trên [imath]X[/imath] khi đó là [imath]P = 250\sqrt{3} W[/imath]. Nếu mắc nối tiếp hai đoạn mạch [imath]X[/imath] và [imath]Y[/imath] rồi nối vào hiệu điện thế xoay chiều như trường hợp trước thì điện áp giữa hai đầu của đoạn mạch [imath]X[/imath] và đoạn mạch [imath]Y[/imath] vuông pha với nhau. Công suất tiêu thụ trên [imath]X[/imath] lúc này là [imath]P =90\sqrt{3} W[/imath]. Công suất tiêu thụ trên [imath]Y[/imath] bằng bao nhiêu W?

Gọi các linh kiện của X là (1),Y là (2) cho dễ kí hiệu :)
Chuẩn hoá [imath]R_1=1[/imath]
[imath]=>tan\frac{\pi}{6}=\frac{Z_{LC1}}{R_1}=>Z_{LC1}=\frac{\sqrt{3}}{3}[/imath]
[imath]P=\frac{U^2}{R}cos(\frac{\pi}{6})^2=250\sqrt{3}=>U^2=\frac{1000\sqrt{3}}{3}[/imath]
Mắc nối tiếp [imath]X[/imath] và [imath]Y[/imath] thì vuông pha
[imath]=> tan\frac{\pi}{6}.\frac{Z_{LC2}}{R_2}=-1=>Z_{LC2}=-\sqrt{3}R_2[/imath]
[imath]=>P_X=I^2.R_1=(\frac{U}{\sqrt{(R_1+R_2)^2+(Z_{LC1}+Z_{LC2})^2}})^2.R_1[/imath]
Thay số [imath]P,R_1,Z_{LC1}[/imath] và thế [imath]Z_{LC2}[/imath] theo [imath]{R_2}[/imath] ta được pt 1 ẩn [imath]R_2[/imath]
[imath]=>R_2=\frac{4\sqrt{3}}{9}[/imath]
Ta có : [imath]\frac{P_Y}{P_X}=\frac{R_2}{R_1}[/imath]
[imath]=>P_Y=120(W)[/imath]

Cảm nhận của anh về đề như sau : chỉ với 10 câu lý (9TN, 1 điền đáp án) nhưng đề không hề ngắn chút nào, các câu lý thuyết ko phải là câu cho điểm không, đòi hỏi nắm vững và vận dụng được kiến thức, ăn được điểm tối đa là hơi khoai :confused: .Đề trải dài hết kiến thức , không giới hạn , mặc dù các câu tính toán không khó đến mức như đề thi THPTQG nhưng những câu từ và cách triển đưa vào có mới lạ, các bạn nếu ko làm quen trước sẽ dễ bị ngợp :(. Nhưng nếu rèn luyện và có kế hoạch phù hợp thì đạt 8,9,10/10 là hoàn toàn có thể. :rolleyes: Và chắc hẳn sắp tới sẽ có nhiều đề tham khảo để chúng ta luyên tập <: :cool:

Các bạn có thể tham khảo thêm về topic đặc biệt này nhé
[Đặc biệt]Tổng hợp những câu "Bẫy" lý thuyết trong đề thi THPTQG
 
Last edited:

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Một số thông tin về kì thi Đánh giá tư duy
* "Đánh giá tư duy" và "Đánh giá năng lực" là hoàn toàn khác nhau

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức tư vấn về kì thi đánh giá tư duy cho các học sinh, và sau đây là một ít thông tin về kì thi này :rolleyes: (Nguồn : Tham khảo trên Facebook)

TỔNG HỢP VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY
2618.png
2618.png
BÁCH KHOA HÀ NỘI -2022
2618.png
2618.png


1. Đánh giá tư duy tổ chức ở như thế nào ?
- Kỳ thi đánh giá tư duy được trường đại học Bách Khoa HN tổ chức nhằm dùng kết quả để xét tuyển đại học.
- Kỳ thi được tổ chức ở ở nhiều địa điểm ( Hà Nội, Thanh Hóa,..) để phù hợp cho thí sinh từng địa phương thuận tiện cho việc tham gia thi cử.
- Kỳ thi thường được tổ chức sau khi kỳ thi TNPT kết thúc.

2- Cơ cấu đề thi như thế nào ?

Đề thi đánh giá năng lực vận dụng kiến thức toán học THPT của học sinh để giải quyết các vấn đề liên quan trong thực thế. Đánh giá năng lực hiểu biết kiến thức về khoa học tự nhiên THPT (Lý Hóa Sinh) .Đánh giá năng lực đọc nhanh hiểu đúng vấn đề về khoa học kỹ thuật.Đánh giá về năng lực tiếng Anh của học sinh.

*Cấu trúc bài thi
:
- Toán (Bắt Buộc -Trắc nghiệm và tự luận) - 90 phút.
- Đọc hiểu (Bắt buộc - Trắc nghiệm ) - 30 phút
- Tự chọn 1 (trắc nghiệm): Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), thời lượng 90 phút
- Tự chọn 2 (trắc nghiệm): Tiếng Anh, thời lượng 60 phút
Thí sinh có thể chọn 1 hoặc cả 2 phần tự chọn nếu muốn đăng ký xét tuyển với nhiều tổ hợp khác nhau.

3. Chỉ tiêu xét tuyển đánh giá tư duy như thế nào ?
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội :
Xét tuyển theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy: 60 - 70% tổng chỉ tiêu
Thí sinh chọn các phần thi tương ứng của Bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo, cụ thể như sau:
Đăng ký xét tuyển tất cả các chương trình: Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh và Khoa học tự nhiên hoặc Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên;
Đăng ký xét tuyển các ngành Elitech, Kinh tế quản lý, Đào tạo quốc tế, Ngôn ngữ Anh: Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh.
Ngành ngôn ngữ Anh có môn chính là tiếng Anh (khi xét tuyển được tính hệ số 2)
*Điều kiện đảm bảo chất lượng (áp dụng cho năm tuyển sinh 2022 và 2023): thí sinh có điểm trung bình chung 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT từ 7.0 trở lên thuộc 1 trong những tổ hợp môn sau:
- Toán, Lý, Hóa
- Toán, Lý, Ngoại ngữ
- Toán, Hóa, Sinh
- Toán, Văn, Ngoại ngữ
- Toán, Hóa, Ngoại ngữ

4. Kỳ thi thử demo
Thay vì đề minh họa hay phạm vi giới hạn kiến thức ôn thì sẽ có kì thi thử online có mức độ khó, phân loại tương đương đề thi thật
Dự kiến dợt thi thử
Đợt 1: Tháng 12/2021
Đọt 2: Tháng 3/2022

:confused::confused::confused:Có thể nói, năm 2022 Bách khoa dành rất nhiều chỉ tiêu cho kỳ thi đánh giá tư duy (năm ngoái là 30-40%) và giảm chỉ tiêu thi THPTQG (giảm từ 50-60% xuống còn 10-20%)
:) Có lẽ các bạn thi BK năm nay nên tham khảo ôn thi đánh giá tư duy sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn bởi vì chỉ tiêu THPTQG quá ít và các ngành hot ở BK lại cạnh tranh vô cùng cao.

Bảng dự kiến phân bổ điểm bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội:

260988192-278031917707067-5881-9304-4382-1638784282.png

 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
VỀ PHẦN THI MÔN VẬT LÝ
1. Mô tả khái quát:
Nội dung phần thi môn Vật lý có thời gian 30 phút với 15 câu hỏi ở 3 mức độ: Thông hiểu, vận dụng và​
vận dụng sáng tạo. Kiến thức của phần thi thuộc chương trình THPT, tập trung nhiều vào Vật lí 11, 12, bao gồm: cơ học; điện và từ; quang học; vật lí hiện đại; các kiến thức cơ bản có liên quan và các hiểu biết cơ bản về các hiện tượng, quá trình vật lí trong thực tiễn; các hiểu biết về dụng cụ đo lường vật lí, cách phân tích số liệu xử lí thực nghiệm.
2. Nội dung
Cơ học:
  • Dao động cơ: dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn…;
  • Sóng cơ và sóng âm: các đặc trưng của sóng và đặc trưng của âm, giáo thoa sóng và sóng dừng;
  • Các đặc điểm của chuyển động thẳng đều và biến đổi đều, chuyển động tròn đều;
  • Các kiến thức cơ bản về các loại lực cơ học, các định luật Niu-tơn, các định luật bảo toàn….
Điện và Từ:
  • Dòng điện xoay chiều: đại cương về dòng điện xoay chiều; mạch điện xoay chiều chứa phần tử R, L, C; truyền tải điện năng và máy biến áp;
  • Dao động và sóng điện từ: mạch dao động và kiến thức liên quan đến sóng điện từ;
  • Các kiến thức cơ bản về điện tích, điện trường, dòng điện không đổi, từ trường và cảm ứng từ…
Quang học:
  • Sóng ánh sáng: tán sắc, giao thoa ánh sáng, bước sóng và màu sắc, các loại quang phổ….;
  • Các kiến thức cơ bản về quá trình truyền của các tia sáng, mắt và một số dụng cụ quang đơn giản, …
Vật lí hiện đại:
  • Lượng tử ánh sáng: hiện tượng quang điện và thuyết lượng tử ánh sáng, mẫu nguyên tử Bo…;
  • Hạt nhân nguyên tử: tính chất và cấu tạo hạt nhân, phóng xạ, phản ứng hạt nhân…
Do năm 2020 chỉ thỉ tổ hợp Toán , văn và năm 2021 thì hoãn thi nên chưa có đề thi chính thức nào có các mã đề tổ hợp của BKHN

Ví dụ tham khảo về môn vật lý của trường đại học BKHN:

VD1:
Trong tình hình covid diễn biến phức tạp, nhiều sân bay đã sử dụng thiết bị đo thân nhiệt từ xa để kiểm tra nhiệt độ hành khách. Máy đo thân nhiệt từ xa sử dụng bức xạ điện từ nào?
A. tia laze
B. tia tử ngoại
C. tia X
D. tia hồng ngoại​
Máy kiểm tra thân nhiệt sử dụng tia hồng ngoại => Chọn $D$

VD2:
Dụng cụ đo khối lượng trong một con tàu vũ trụ có cấu tạo gồm một chiếc ghế có khối lượng $\mathrm{m}$ được gắn vào đầu một chiếc lò xo có độ cứng $\mathrm{k}=480$ $\mathrm{N} / \mathrm{m}$. Để đo khối lượng của nhà du hành, nhà du hành ngồi vào ghế rồi cho chiếc ghế dao động. Chu kì dao động của ghế khi không có người là $T_{0}=1,0 \mathrm{~s}$; còn khi có nhà du hành ngồi vào ghế là $\mathrm{T}=2,5 \mathrm{~s}$. Khối lượng nhà du hành gần nhất với giá trị nào dưới đây:
A. $75 \mathrm{~kg}$
B. $60 \mathrm{~kg}$
C. $64 \mathrm{~kg}$
D. $72 \mathrm{~kg}$

Dựa theo công thức tính chu kì :
$T_0=2\pi\sqrt{\frac{m}{k}}$
$T=2\pi\sqrt{\frac{m+M}{k}}$
$=>m=\frac{T_0^2.k}{4\pi ^2}$
$=>m+M=\frac{T^2.k}{4\pi ^2}$
$=>M=\frac{T^2.k}{4\pi ^2}-\frac{T_0^2.k}{4\pi ^2}=63,84 (kg)$

=> Chọn $C$​

VD3:
Bố trí thí nghiệm như hình vẽ, $E$ là nguồn điện một chiều không đổi, 4L4 là lò xo “ruột gà” (lò xo kim loại rất mềm, bỏ qua điện trở của dây), chậu đựng thủy ngân, các dây nối đều là dây dẫn. Đầu trên của lò xo cố định và nối với đèn $Đ$, đầu dưới của lò xo tiếp xúc ngay sát bề mặt thủy ngân. Nếu đóng khóa $K$ thì đèn $Đ$:
A. Không sáng
B. Sáng lên rồi tắt hẳn
C. Sáng liên tục
D. Sáng nhấp nháy
upload_2021-12-24_8-11-16.png
[TBODY] [/TBODY]

Khi đóng khoá $\mathrm{K}$, dòng điện chạy trong các vòng dây của $\mathrm{L}$ cùng chiều nên các vòng lò xo hút nhau làm lò xo co lại. Đầu dưới lò xo rời khỏi mặt thuỷ ngân và dòng điện bị ngắt $\rightarrow$ đèn tắt (bỏ qua điện trở của dây nên dây không bị giãn nở vì nhiệt). Sau khi bị ngắt thì không còn dòng điện chạy qua lò xo nên lực hút mất đi, lò xo lại dãn ra và chạm xuống thủy ngân $\rightarrow$ đèn sáng. Kết quả đèn nhấp nháy.
=> Chọn $D$
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Đề 01:

Câu 75: Trong thí nghiệm giao thoa khe Young đối với ánh sáng đơn sắc [imath]\lambda=0,4 \mu \mathrm{m}[/imath], khoảng cách từ hai khe đến màn là [imath]1,2 \mathrm{~m}[/imath] khoảng vân đo được là [imath]1,2 \mathrm{~mm}[/imath]. Khoảng cách giữa hai khe là:
A. [imath]0,4 \mathrm{~mm}[/imath].
B. [imath]0,5 \mathrm{~mm}[/imath].
C. [imath]0,6 \mathrm{~mm}[/imath].
D. [imath]0,7 \mathrm{~mm}[/imath].
Ta có : [imath]i=\frac{\lambda D}{a}=> a=\frac{\lambda D}{i}=0,4(mm)[/imath]
Chọn A

Câu 76: Âm phát ra từ hai nhạc cụ khác nhau có thể cùng:
A. âm sắc và đồ thị dao động âm.
B. độ to và đồ thị dao động âm.
C. độ cao và âm sắc.
D. độ cao và độ to.
-Âm phát ra từ hai nhạc cụ khác nhau thì sẽ khác nhau về âm sắc và đồ thị dao động âm.
-Âm phát ra từ hai nhạc cụ khác nhau có thể cùng độ cao và độ to.
Chọn D

Câu 77: Để sử dụng các thiết bị điện [imath]110 \mathrm{~V}[/imath] trong mạng điện [imath]220 \mathrm{~V}[/imath] người ta phải dùng máy biến áp. Tỉ lệ số vòng dây của cuộn sơ cấp [imath]\left(\mathrm{N}_{1}\right)[/imath] trên số vòng dây của cuộn thứ cấp [imath]\left(\mathrm{N}_{2}\right)[/imath] ở các máy biến áp loại này là:
A. [imath]\mathrm{N}_{1}: \mathrm{N}_{2}=2: 1[/imath].
B. [imath]\mathrm{N}_{1}: \mathrm{N}_{2}=1: 1[/imath].
C. [imath]\mathrm{N}_{1}: \mathrm{N}_{2}=1: 2[/imath].
D. [imath]\mathrm{N}_{1}: \mathrm{N}_{2}=1: 4[/imath].
Hệ thức máy biến áp: [imath]\frac{U_1}{U_2}=\frac{N_1}{N_2}[/imath]
Máy này phải là máy hạ áp: => [imath]\frac{U_1}{U_2}=\frac{220}{110}=2:1[/imath]
Chọn A

Câu 78: Một nguyên tử hiđrô từ trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng [imath]-13,6 \mathrm{eV}[/imath], hấp thụ một phôtôn và chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng [imath]-3,4 \mathrm{eV}[/imath]. Phôtôn bị hấp thụ có năng lượng là:
A. [imath]10,2 \mathrm{eV}[/imath].
B. [imath]-10,2 \mathrm{eV}[/imath].
C. [imath]17 \mathrm{eV}[/imath].
D. [imath]4 \mathrm{eV}[/imath].
Năng lượng photon bị hấp thụ là :
[imath]E=E_2-E_1=-3,4-(-13,6)=10,2 (eV)[/imath]
Chọn A

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Một con lắc đồng hồ xem như con lắc đơn có chu kì dao động đúng bằng 1 giây.

Câu 97: Trong thời gian một tiết học ( 45 phút), số chu kì dao động con lắc đồng hồ trên thực hiện là:
A. 1420 .
B. 180 .
C. 2700 .
D. 45 .
[imath]f[/imath] là số chu kì thực hiện trong [imath]1[/imath] s => trong 45 phút =2700s
Số chu kì thực hiện là : [imath]n=2700.f=2700[/imath] chu kì
Chọn C

Câu 98: Do có ma sát với không khí cũng như ở trục quay nên cơ năng của con lắc bị tiêu hao, cứ sau mỗi chu kì giảm [imath]1 \%[/imath]. Để con lắc hoạt động bình thường (chạy đúng giờ), cần cung cấp cho con lắc công suất cơ học là [imath]9,65.10^{-6} \mathrm{~W}[/imath]. Năng lượng cần bổ sung cho con lắc trong một tháng (30 ngày) xấp xỉ bằng:
A. [imath]834 \mathrm{~J}[/imath].
B. [imath]25 \mathrm{~J}[/imath].
C. [imath]1042 \mathrm{~J}[/imath].
D. [imath]19 \mathrm{~J}[/imath].
Năng lượng cần bổ sung cho con lắc trong 30 ngày là:
[imath]A=P.t=9,65.10^{-6}.30.86400=25(J)[/imath]
Chọn B
Câu 99:
Khi hệ thống cung cấp năng lượng bổ sung giảm công suất, biên độ con lắc giảm đi một nửa nhưng tiêu hao cơ năng sau mỗi chu kì cũng là [imath]1 \%[/imath]. Công suất cơ học cung cấp cho con lắc khi đó xấp xỉ bằng:
A. [imath]19,3 \cdot 10^{-6} \mathrm{~W}[/imath]
B. [imath]38,6.10^{-6} \mathrm{~W}[/imath]
C. [imath]2,4.10^{-6} \mathrm{~W}[/imath]
D. [imath]4,8.10^{-6} \mathrm{~W}[/imath]
Ta có : [imath]A_2=\frac{A_1}{2}[/imath]
=> [imath]W_2=\frac{W_1}{4}[/imath]
=> [imath]P_2=\frac{P_1}{4}=\frac{9,65.10^{-6}}{4}=2,4.10^{-6}(W)[/imath]
Chọn C

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lòii các câu từ 100 đến 102
Các hạt nhân của các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt sở cấp gồm prôton mang điện tích dương và các nơtron không mang điện gọi chung là các nuclôn. Trong tự nhiên, có nhiều hạt nhân tự động phóng ra các tia gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác. Một trong các loại tia phóng xạ đó là tia [imath]\beta[/imath] - gồm các hạt electrôn. Các quá trình biến đổi hạt nhân trên luôn tuân theo các định luật bảo toàn của các đại lượng như: điện tích, số nuclôn, năng lượng và động lượng.

Câu 100: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Bên trong hạt nhân có chứa các hạt electrôn.
B. Các hạt electrôn có thể được phóng ra từ bên trong hạt nhân.
C. Bên trong hạt nhân, các hạt protôn tự biến đổi thành electrôn.
D. Các hạt nơtron trong hạt nhân tự biến đổi thành electrôn.
Các hạt electron có thể được bắn từ trong hạt nhân
Chọn B
Câu 101: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Bên trong hạt nhân không có lực đẩy giữa các hạt mang diện dương.
B. Tồn tại một loại lực hút đủ mạnh bên trong hạt nhân thắng lực đẩy Culông.
C. Có lực hút tĩnh điện bên trong hạt nhân.
D. Hạt nhân bền vững không nhờ vào một lực nào.
Trong hạt nhân tồn tại lực thắng lực đẩy Culông là lực hạt nhân (lực tương tác giữa các nucleon)
Chọn B
Câu 102: Giả thiết trong một phóng xạ, động năng của electron được phóng ra là [imath]\mathrm{E}[/imath], nhiệt lượng do phóng xạ này tỏa ra (gồm tổng các động năng của tia phóng xạ và của hạt nhân con) xấp xỉ bằng:
A. E.
B. [imath]2 \mathrm{E}[/imath].
C. 0 .
D. [imath]\frac{E}{2}[/imath].
Giả sử hạt nhân [imath]Y[/imath] phóng xạ [imath]\beta-[/imath], hạt nhân con là hạt [imath]X[/imath].
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:
[imath]p_{s}=p_{t} \Rightarrow 0=p_{e}+p_{X} \Rightarrow\left|p_{X}\right|=\left|p_{e}\right| \Rightarrow\left|m_{X} v_{X}\right|=\left|m_{e} v_{e}\right|>0 \Rightarrow v_{X}>0[/imath]
Động năng của hạt nhân [imath]\mathrm{X}[/imath] là: [imath]E_{d X}=\frac{1}{2} m_{X} v_{X}^{2}>0[/imath]
Nhiệt lượng do phóng xạ tạo ra: [imath]Q=E_{d e}+E_{d X}>E+0>E \Rightarrow Q=2 E[/imath]
 
Last edited:

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Đề 02:

Câu 75: Một nguồn ắc quy có suất điện động [imath]11 \mathrm{~V}[/imath] và điện trở nội [imath]10 \Omega[/imath]. Nếu dùng ắc quy cấp điện cho một tải có điện trở tương đương [imath]100 \Omega[/imath] thì công suất tiêu thụ của tải là:
A. [imath]100 \mathrm{~W}[/imath].
B. [imath]10 \mathrm{~W}[/imath].
C. [imath]1 \mathrm{~W}[/imath].
D. [imath]0,1 \mathrm{~W}[/imath].
[imath]P=I^2.R=(\frac{U}{R+r})^2.R=1(W)[/imath]
Câu 76: Điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ có giá trị là [imath]R(\Omega)[/imath]. Nếu tăng gấp đôi đường kính của dây đồng thời giảm một nửa chiều dài dây thì giá trị điện trở mới của dây sẽ là:
A. [imath]\mathrm{R}[/imath].
B. [imath]\frac{\mathrm{R}}{2}[/imath].
C. [imath]\frac{\mathrm{R}}{4}[/imath].
D. [imath]\frac{\mathrm{R}}{8}[/imath].
[imath]R=\frac{\sigma l}{S}[/imath]
Gấp đôi đường kính => [imath]S[/imath] tăng [imath]4[/imath] lần
Chiều dài giảm [imath]2[/imath] lần
=> [imath]R[/imath] gỉam [imath]8[/imath] lần => [imath]R'=\frac{R}{8}[/imath]
Chọn D
Câu 77: Để sử dụng các thiết bị điện [imath]55 \mathrm{~V}[/imath] trong mạng điện [imath]220 \mathrm{~V}[/imath] người ta phải dùng máy biến áp. Tỉ lệ số vòng dây của cuộn sơ cấp [imath]\left(\mathrm{N}_{1}\right)[/imath] trên số vòng dây của cuộn thứ cấp [imath]\left(\mathrm{N}_{2}\right)[/imath] ở các máy biến áp loại này là:
A. [imath]\frac{\mathrm{N}_{1}}{\mathrm{~N}_{2}}=\frac{2}{1}[/imath].
B. [imath]\frac{\mathrm{N}_{1}}{\mathrm{~N}_{2}}=\frac{4}{1}[/imath].
C. [imath]\frac{\mathrm{N}_{1}}{\mathrm{~N}_{2}}=\frac{1}{2}[/imath].
D. [imath]\frac{\mathrm{N}_{1}}{\mathrm{~N}_{2}}=\frac{1}{4}[/imath].
Hệ thức máy biến áp: [imath]\frac{U_1}{U_2}=\frac{N_1}{N_2}[/imath]
Máy này phải là máy hạ áp: => [imath]\frac{U_1}{U_2}=\frac{220}{55}=4:1[/imath]
Chọn B
Câu 78: Một nguồn điện xoay chiều có điện áp tức thời [imath]u=120 \sqrt{2} \cos 100 \pi t[/imath], giá trị trung bình của điện áp trong khoảng thời gian [imath]100 \mathrm{~ms}[/imath] là:
A. [imath]-120 \mathrm{~V}[/imath].
B. [imath]0 \mathrm{~V}[/imath].
C. [imath]120 \mathrm{~V}[/imath].
D. [imath]220 \mathrm{~V}[/imath].
[imath]T=0,02(s)[/imath]
Ta có: [imath]0,1=5T[/imath] (số nguyên lần chu kì)
=> Điện áp trung bình sẽ bằng [imath]0[/imath]
Chọn B

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 102
Chuyển động của con lắc đồng hồ với góc lệch nhỏ là một ví dụ về dao động điều hòa. Vì là chuyển
động tuần hoàn nên con lắc được đặc trưng bởi một thời gian riêng, gọi là chu kì dao động. Đây là khoảng
thời gian ngắn nhất mà trạng thái dao động được lặp lại như cũ (trở lại vị trí và có vận tốc lặp lại) và được
tính là một dao động. Con lắc đồng hồ gồm một thanh thẳng nhẹ, đầu dưới có gắn một vật nặng, đầu trên có thể quay tự do quanh một trục cố định nằm ngang. Chu kì của con lắc phụ thuộc vào cấu tạo của nó và trọng trường nơi đặt đồng hồ theo biểu thức: [imath]\mathrm{T}=2 \pi \sqrt{\frac{\mathrm{I}}{\mathrm{Mgd}}}[/imath] trong đó [imath]\mathrm{I}[/imath] là momen quán tính của con lắc đối với trục quay, [imath]\mathrm{M}[/imath] là khối lượng của con lắc, [imath]\mathrm{d}[/imath] là khoảng cách từ khối tâm của con lắc đến trục quay và [imath]\mathrm{g}[/imath] là gia tốc trọng trường, có giá trị [imath]9,8 \mathrm{~m} / \mathrm{s}^{2}[/imath]. Đối với các đồng hồ quả lắc thông thường, các thông số này được điều chỉnh (khi chế tạo đồng hồ) để chu kì dao động của con lắc đúng bằng 2 giây.

Câu 97: Trong thời gian một tiết học (45 phút), số dao động mà con lắc đồng hồ thực hiện được là:
A. 720 .
B. 90 .
C. 1350 .
D. 2 .
45 phút =2700(s)
Số dao động là : [imath]n=\frac{2700}{2}=1350[/imath] chu kì
Chọn B
Câu 98: Đơn vị trong hệ thống đo lường chuẩn quốc tế (SI) của đại lượng momen quán tính I là:
A. [imath]\mathrm{kg} . \mathrm{m}^{2}[/imath].
B. kg.m .
C. [imath]\mathrm{kg} / \mathrm{s}[/imath].
D. [imath]\mathrm{kg} / \mathrm{s}^{2}[/imath].
Mô men quán tính là một đại lượng vật lý (với đơn vị đo trong SI là kilôgam .mét vuông [imath](kg .m^2)[/imath] đặc trưng cho mức quán tính của các vật thể trong chuyển động quay, tương tự như khối lượng trong chuyển động thẳng.
Chọn A
Câu 99: Con lắc được chế tạo có thông số kỹ thuật là tích Md bằng 0,02 kg.m và có chu kì là [imath]2 \mathrm{~s}[/imath]. Momen quán tính của con lắc đối với trục quay tính theo đơn vị trong hệ thống đo lường chuẩn quốc tế (SI) xấp xỉ là:
A. 2,00 .
B. 1,50 .
C. 0,15 .
D. 0,02 .
Momen quán tính của con lắc là:
[imath]I=\frac{T^{2} g M d}{4 \pi^{2}}=\frac{2^{2} \cdot 9,8.0,02}{4 \pi^{2}}=0,0198 \approx 0,02\left(\mathrm{~kg} \cdot \mathrm{m}^{2}\right)[/imath]
Chọn D
Câu 100: Gia tốc rơi tự do ở Mặt trăng nhỏ hơn ở Trái đất 6 lần. Nếu đưa con lắc đồng hồ có chu kì [imath]2 \mathrm{~s}[/imath] lên Mặt trăng thì chu kì dao động của nó sẽ có giá trị xấp xỉ bằng:
A. [imath]4,9 \mathrm{~s}[/imath].
B. [imath]9,8 \mathrm{~s}[/imath].
C. [imath]3,2 \mathrm{~s}[/imath].
D. [imath]2,3 \mathrm{~s}[/imath].
[imath]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}[/imath]
=>[imath]\frac{T_2}{T_1}=\sqrt{\frac{g_1}{g_2}}[/imath]
=> [imath]T_2=T_1.\sqrt{6}=2\sqrt{6}=4,9(s)[/imath]
Chọn A
Câu 101: Do có ma sát với không khí cũng như ở trục quay nên khi ở chế độ hoạt động bình thường (chạy đúng giờ), cơ năng của con lắc bị tiêu hao [imath]0,965 \cdot 10^{-3} \mathrm{~J}[/imath] trong mỗi chu kì dao động. Năng lượng cần bổ sung cho con lắc trong một tháng (30 ngày) xấp xỉ bằng:
A. [imath]144 \mathrm{~J}[/imath].
B. [imath]1.250 \mathrm{~J}[/imath].
C. [imath]3.891 \mathrm{~J}[/imath].
D. [imath]415 \mathrm{~J}[/imath].
Năng lượng cần bổ sung là :
[imath]W=A.\frac{t}{T}=0,965.10^{-3}.86400/2=1250(s)[/imath]

Câu 102: Cách bổ sung năng lượng để duy trì dao động của con lắc đồng hồ là sử dụng pin (loại nhỏ, thường là pin tiểu [imath]\mathrm{AA}[/imath] ). Một pin [imath]\mathrm{AA}[/imath] có điện áp 1,5 [imath]\mathrm{V}[/imath] cung cấp một điện lượng vào khoảng 1.000 [imath]\mathrm{mA}[/imath].h (mili-ampe giờ). Năng lượng do pin cung cấp được tính bằng tích số của hai thông số này. Giả sử ngày lắp pin loại nêu trên là ngày 1 tháng 1 . Pin này sẽ cạn năng lượng (và do đó cần phải thay pin mới để đồng hồ hoạt động bình thường) vào khoảng:
A. Tháng 3 .
B. Tháng 5 .
C. Tháng 7 .
D. Tháng 9.
Năng lượng pin cung cấp cho đồng hồ là:

[imath]A=U.q=1,5.1000=1500(m W h)=5400(J)[/imath]

Thời gian pin hoạt động bình thường là:
[imath]t=\frac{A}{A_{0}} \cdot T=\frac{5400}{0,965 \cdot 10^{-3}} \cdot 2 \approx 11,2 \cdot 10^{6}(s) \approx 129,6 \text { (ngày) } \approx 4,3[/imath] tháng.
Vậy pin này sẽ cạn năng lượng vào tháng [imath]5 .[/imath]
Chọn B
 
Last edited:

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Đề 03:

Câu 75: Trưa ngày 27 tháng 9 năm 2014 núi lửa Ontake, nằm giữa hai tỉnh Nagano và Gifu, cách Tokyo [imath]200 \mathrm{~km}[/imath] về phía tây, "thức giấc" sau một tiếng nổ lớn. Một người chứng kiến sự việc từ xa diễn tả lại: "Đầu tiên tôi thấy mặt đất rung chuyển mạnh sau đó 50 s thì nghe thấy một tiếng nổ lớn". Biết tốc độ truyền âm trong không khí là [imath]340 \mathrm{~m} / \mathrm{s}[/imath] trong mặt đất là [imath]2300 \mathrm{~m} / \mathrm{s}[/imath]. Khoảng cách từ người đó đến núi lửa khoảng
A. [imath]17000 \mathrm{~m}[/imath].
B. [imath]19949 \mathrm{~m}[/imath]
C. [imath]115000 \mathrm{~m}[/imath].
D. [imath]98000 \mathrm{~m}[/imath]
Thời gian âm thanh truyền trong không khí là: [imath]t_{1}=\frac{L}{v_{k k}}=\frac{L}{340}[/imath]
Thời gian âm thanh truyền trong đất là: [imath]t_{2}=\frac{L}{v_{d}}=\frac{L}{2300}[/imath]
Khoảng thời gian giữa hai lần nghe được âm thanh là: [imath]t=t_{1}-t_{2} \Rightarrow \frac{L}{340}-\frac{L}{2300}=50 \Rightarrow L=19949(m)[/imath]
Chọn B
Câu 76: Cho đoạn mạch [imath]\mathrm{AB}[/imath] gồm hai đoạn [imath]\mathrm{AN}[/imath] và [imath]\mathrm{NB}[/imath] mắc nối tiếp, đoạn [imath]\mathrm{AN}[/imath] gồm biến trở [imath]\mathrm{R}[/imath] và cuộn cảm thuần có độ tự cảm [imath]L=\frac{2}{\pi} H[/imath], đoạn NB chỉ có tụ điện với điện dung [imath]\mathrm{C}[/imath] không đổi. Đặt vào hai đầu [imath]\mathrm{A}, \mathrm{B}[/imath] một điện áp xoay chiều có biểu thức [imath]u_{A B}=100 \sqrt{2} \cdot \cos (100 \pi t)(\mathrm{V})[/imath]. Vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu đoạn [imath]\mathrm{AN}[/imath]. Để số chỉ của vôn kế không đổi với mọi giá trị của biến trở [imath]\mathrm{R}[/imath] thì điện dung của tụ điện có giá trị bằng:
A. [imath]\frac{10^{-4}}{2 \pi} F[/imath]
B. [imath]\frac{10^{-4}}{4 \pi} F[/imath]
C. [imath]\frac{10^{-4}}{\pi} F[/imath]
D. [imath]\frac{10^{-4}}{3 \pi} F[/imath]
[imath]U_V=U_{RL}=\dfrac{U\sqrt{R^2+Z_L^2}}{\sqrt{Z_L-Z_C}}[/imath]
Để số chỉ ko đổi thì : [imath]Z_C=2Z_L=400(\Omega)[/imath]
=> [imath]C=\frac{10^{-4}}{4 \pi} F[/imath]
Chọn B
Câu 77: Phát biểu nào sau đây là đúng? Khi một chất điểm thực hiện dao động điều hòa thì
A. đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ
B. đồ thị biểu diễn vận tốc theo gia tốc là một đường elip
C. đồ thị biểu diễn vận tốc theo gia tốc là một đường hình sin
D. đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
Ta có : [imath](\frac{v}{v_{max}})^2+(\frac{a}{a_{max}})^2=1[/imath]
=>Đồ thị biểu diễn vận tốc theo gia tốc là một đường elip
Chọn B
Câu 78: Một sóng hình sin truyền theo phương [imath]\mathrm{Ox}[/imath] từ nguồn [imath]\mathrm{O}[/imath] với tần số [imath]20 \mathrm{~Hz}[/imath], có tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ [imath]0,7 \mathrm{~m} / \mathrm{s}[/imath] đến [imath]1 \mathrm{~m} / \mathrm{s}[/imath]. Gọi [imath]\mathrm{A}[/imath] và [imath]\mathrm{B}[/imath] là hai điểm nằm trên [imath]\mathrm{Ox}[/imath], ở cùng một phía so với [imath]\mathrm{O}[/imath] và cách nhau [imath]10 \mathrm{~cm}[/imath]. Hai phần tử môi trường tại [imath]\mathrm{A}[/imath] và [imath]\mathrm{B}[/imath] luôn dao động ngược pha với nhau. Tốc độ truyền sóng là:
A. [imath]90 \mathrm{~cm} / \mathrm{s}[/imath]
B. [imath]100 \mathrm{~cm} / \mathrm{s}[/imath]
C. [imath]80 \mathrm{~cm} / \mathrm{s}[/imath]
D. [imath]85 \mathrm{~cm} / \mathrm{s}[/imath]
Do [imath]\mathrm{A}[/imath] và [imath]\mathrm{B}[/imath] dao động ngược pha nhau, nên:

$\begin{array}{l}
d=(k+0,5) \lambda=(k+0,5) \frac{v}{f}(k \in Z) \\
\Rightarrow v=\frac{d . f}{k+0,5}=\frac{0,1.20}{k+0,5}=\frac{2}{k+0,5}(*) \\
\text { Mà } 0,7 \mathrm{~m} / \mathrm{s} \leq v \leq 1 \mathrm{~m} / \mathrm{s} \\
\Rightarrow 0,7 \leq \frac{2}{k+0,5} \leq 1 \\
\Rightarrow 2 \leq k+0,5 \leq 2,86 \\
\Rightarrow 1,5 \leq k \leq 2,36 \Rightarrow k=2
\end{array}$

Thay vào (*), ta được:
[imath]v=\frac{2}{k+0,5}=\frac{2}{2+0,5}=0,8 m / s=80 \mathrm{~cm} / \mathrm{s}[/imath]
Chọn C

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lòi các câu từ 100 đến 102

Lò phản ứng hạt nhân là một thiết bị để khởi động, kiểm soát, và duy trì một chuỗi phản ứng phân hạch hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân thường được sử dụng để tạo ra điện và cung cấp năng lượng cho một số tàu ngầm, tàu sân bay...mà hiện nay quân đội Hoa Kì phát triển rất mạnh. Nhiên liệu trong các lò nàythường là [imath]{ }^{235} \mathrm{U}[/imath] hoặc [imath]{ }^{239} \mathrm{Pu}[/imath]. Sự phân hạch của một hạt nhân [imath]{ }^{235} \mathrm{U}[/imath] có kèm theo giải phóng 2,5 notron (tính trung bình), đối với [imath]{ }^{239} \mathrm{Pu}[/imath] con số đó là 3 . Các nơtron này có thể kích thích các hạt nhân khác phân hạch để tạo nên một phản ứng dây truyền nếu không được điều khiển. Các lò phản ứng hạt nhân được điều khiển để đảm bảo năng lượng tỏa ra từ lò phản ứng là không đổi theo thời gian, trong trường hợp này người ta thường dùng những thanh điều khiển ngập sâu vào trong lò để hấp thụ số nơtron thừa.

Câu 100: Thanh điều khiển có chứa:
A. Bạch kim
B. Vàng hoặc những kim loại có nguyên tử lượng lớn.
C. Bo hoặc Cađimi
D. Nước
Thanh điều khiển có chứa Bo hay Cađimi
Chọn C
Câu 101: Thanh điều khiển ngập sâu vào trong lò để hấp thụ số nơtron thừa và đảm bảo số nơtron giải phóng sau mỗi phân hạch là:
A. 1 notron
B. nhiều hơn 1 notron
C. 0 notron
D. tuỳ thuộc kích thước các thanh điều khiển.
Thanh điều khiển ngập sâu vào trong lò để hấp thụ số nơtron thừa và đảm bảo số nơtron giải phóng sau mỗi phân hạch là 1 notron.
Chọn A
Câu 102: Trong phản ứng phân hạch urani [imath]U^{235}[/imath] năng lượng trung bình tọa ra khi một hạt nhân bị phân hạch là [imath]200 \mathrm{MeV}[/imath]. Một nhà máy điện nguyên tử dùng nguyên liệu urani, có công suất [imath]500000 \mathrm{KW}[/imath], hiệu suất là [imath]20 \%[/imath]. Lượng tiêu thụ hàng năm nhiên liệu urani là bao nhiêu? (1 năm có 365 ngày)
A. [imath]961 \mathrm{~kg}[/imath].
B. [imath]1121 \mathrm{~kg}[/imath].
C. [imath]1352,5 \mathrm{~kg}[/imath].
D. [imath]1421 \mathrm{~kg}[/imath].
Năng lượng nhà máy tiêu thụ trong 1 năm là [imath]\mathrm{E}=\frac{\mathrm{Pt}}{\mathrm{H}}=7,884 \cdot 10^{16} \mathrm{~J}=4,9275 \cdot 10^{29} \mathrm{Mev}[/imath]
Năng lượng tỏa ra khi phân hạch hết [imath]1 \mathrm{~kg}[/imath] Urani là: [imath]\mathrm{W}=\mathrm{N} \Delta \mathrm{E}=\frac{\mathrm{m}}{\mathrm{M}} \mathrm{N}_{\mathrm{A}} \Delta \mathrm{E}=5,126.10^{26} \mathrm{Mev}[/imath]
Lượng Urani tiêu thụ trong 1 năm là: [imath]\mathrm{m}=\frac{\mathrm{E}}{\mathrm{W}}=961,3 \mathrm{~kg}[/imath]. Chọn A.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: chi254

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Ôn tập ĐGNL kiến thức theo từng chương

Chương 1: Dao động cơ
Câu 1: Một vật dao động điều hòa với tần số góc [imath]\omega=10 \mathrm{rad} / \mathrm{s}[/imath], khi vật có li độ là [imath]3 \mathrm{~cm}[/imath] thì tốc độ là [imath]40 \mathrm{~cm} / \mathrm{s}[/imath]. Hãy xác định biên độ của dao động?
A. [imath]4 \mathrm{~cm}[/imath].
B. [imath]5 \mathrm{~cm}[/imath].
C. [imath]6 \mathrm{~cm}[/imath].
D. [imath]3 \mathrm{~cm}[/imath].
[imath]A^2=3^2(\frac{40}{10})^2=25=>A=5(cm)[/imath]
Câu 2: Một vật dao động điều hòa với biên độ [imath]A=5 \mathrm{~cm}[/imath], trong 10 giây vật thực hiện được 20 dao động. Xác định phương trình dao động của vật biết rằng tại thời điểm ban đầu vật tại ví trí cân bằng theo chiều dương.
A. [imath]x=5 \cos \left(4 \pi t+\frac{\pi}{2}\right) \mathrm{cm}[/imath].
B. [imath]x=5 \cos \left(4 \pi t-\frac{\pi}{2}\right) \mathrm{cm}[/imath].
C. [imath]x=5 \cos \left(2 \pi t+\frac{\pi}{2}\right) \mathrm{cm}[/imath].
D. [imath]x=5 \cos \left(2 \pi t-\frac{\pi}{2}\right) \mathrm{cm}[/imath].
[imath]\begin{array}{l}A=5 \mathrm{~cm} \\f=20 / 10=2 \mathrm{~Hz} \\\Rightarrow \omega=4 \pi(\mathrm{rad} / \mathrm{s})\end{array}[/imath]

Tại [imath]t=0 \mathrm{~s}[/imath] vật đang ở vị trí cân bằng theo chiều dương
[imath]\begin{array}{l}x=A \cos (\varphi)=0 \Rightarrow \varphi=\pm \frac{\pi}{2} \\\text { mà } v>0 \Rightarrow \sin (\varphi)<0 \\\Rightarrow \varphi=-\frac{\pi}{2} \mathrm{rad} . \\\Rightarrow x=5 \cos \left(4 \pi t-\frac{\pi}{2}\right) \mathrm{cm}\end{array}[/imath]
Câu 3: Một con lắc lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng là [imath]k[/imath], lò xo treo thẳng đứng, bên dưới treo vật nặng có khối lượng [imath]m[/imath]. Ta thấy ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra một đoạn 16 [imath]\mathrm{cm}[/imath]. Kích thích cho vật dao động điều hòa. Xác định tần số của con lắc lò xo. Cho [imath]g=\pi^{2}\left(\mathrm{~m} / \mathrm{s}^{2}\right)[/imath].
A. [imath]2,50 \mathrm{~Hz}[/imath].
B. [imath]5,25 \mathrm{~Hz}[/imath].
C. [imath]3,25 \mathrm{~Hz}[/imath].
D. [imath]1,25 \mathrm{~Hz}[/imath].
Ta có tại vị trí cân bằng:
[imath]\begin{array}{l}P=F_{\mathrm{dh}} \Rightarrow m g=\mathrm{k} \Delta l \\\begin{aligned}\Rightarrow f &=\frac{1}{2 \pi} \sqrt{\frac{g}{\Delta l}}=\frac{1}{2 \pi} \sqrt{\frac{\pi^{2}}{0,16}} \\&=1,25 \mathrm{~Hz}\end{aligned}\end{array}[/imath]
Câu 4: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ [imath]A[/imath]. Xác vị trí của con lắc để động năng bằng 3 lần thế năng?
A. [imath]\frac{\pm A}{\sqrt{2}}[/imath].
B. [imath]\frac{\pm A}{2}[/imath].
C. [imath]\pm A[/imath].
D. [imath]\frac{\pm A \sqrt{3}}{2}[/imath].
Ta có [imath]W_{\mathrm{d}}=3 . W_{\mathrm{t}} \Rightarrow W_{\mathrm{t}}=[/imath] [imath]\frac{1}{4} W=\frac{1}{2} k x^{2}=\frac{1}{8} k A^{2}[/imath] [imath]\Rightarrow x=\pm \frac{A}{2}[/imath]
Câu 5: Một con lắc đơn có chiều dài [imath]l[/imath] được kích thích dao động tại nơi có gia tốc trọng trường là [imath]g[/imath], và con lắc dao động với chu kỳ [imath]T[/imath]. Hỏi nếu giảm chiều dài dây treo đi một nửa thì chu kỳ của con lắc sẽ thay đổi như thế nào?
A. Không đổi.
B. Tăng [imath]\sqrt{2}[/imath] lần.
C. Giảm [imath]\sqrt{2}[/imath] lần.
D. Giảm 2 lần.
Ban đầu [imath]T=2 \pi \sqrt{\frac{l}{g}} ; T^{\prime}=[/imath]
[imath]2 \pi \sqrt{\frac{l}{2 g}}[/imath]
[imath]\frac{T^{\prime}}{T}=\frac{1}{\sqrt{2}} \Rightarrow T^{\prime}=\frac{T}{\sqrt{2}}[/imath]
[imath]\Rightarrow[/imath] Giảm so với chu kỳ ban đầu [imath]\sqrt{2}[/imath] lần.
Câu 6: Tại cùng một địa điểm thực hiện thí nghiệm, con lắc đơn có chiều dài [imath]l_{1}[/imath] thì dao động với chu kỳ [imath]T_{1}[/imath], con lắc đơn [imath]l_{2}[/imath] thì dao động với chu kỳ [imath]T_{2}[/imath]. Hỏi nếu thực hiện thực hiện thí nghiệm với con lắc đơn có chiều dài [imath]l=l_{1}+l_{2}[/imath] thì con lắc đơn dao động với chu kỳ [imath]T[/imath] là bao nhiêu?
A. [imath]T=T_{1}^{2} \cdot T_{2}^{2}[/imath].
B. [imath]T^{2}=\frac{T_{1}^{2} \cdot T_{2}^{2}}{\left(T_{1}^{2}+T_{2}^{2}\right)}[/imath].
C. [imath]T^{2}=\left(T_{1}^{2}+T_{2}^{2}\right)[/imath]
D. [imath]T=\left(T_{1}^{2}+T_{2}^{2}\right)[/imath].
Gọi [imath]T_{1}[/imath] là chu kỳ của con lắc có chiều dài [imath]l_{1} \Rightarrow T_{1}=[/imath]
[imath]2 \pi \sqrt{\frac{l_{1}}{g}} \Rightarrow T_{1}^{2}=\frac{4 \pi^{2} l_{1}}{g}[/imath]
Gọi [imath]T_{2}[/imath] là chu kỳ của con lắc có chiều dài [imath]l_{2} \Rightarrow T_{2}=[/imath]
[imath]2 \pi \sqrt{\frac{l_{2}}{g}} \Rightarrow T_{2}^{2}=\frac{4 \pi^{2} l_{2}}{g}[/imath]
T là chu kỳ của con lắc có chiều dài [imath]l=l_{1}+l_{2}[/imath]
[imath]\begin{array}{l}\Rightarrow T=2 \pi \sqrt{\frac{l}{g}} \Rightarrow T= \\2 \pi \sqrt{\frac{l_{1}+l_{2}}{g}} \\\Rightarrow T^{2}=\left(T_{1}^{2}+T_{2}^{2}\right) .\end{array}[/imath]
Câu 7: Một con lắc đơn có chiều dài [imath]l=1 \mathrm{~m}[/imath], đầu trên treo vào trần nhà, đầu dưới gắn với vật có khối lượng [imath]m=0,1 \mathrm{~kg}[/imath]. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc [imath]\alpha=45^{\circ}[/imath] và buông tay không vận tốc đầu cho vật dao động. Biết [imath]g=10 \mathrm{~m} / \mathrm{s}^{2}[/imath]. Hãy xác lực căng dây của dây treo khi vật đi qua vị trí có [imath]\alpha=30^{\circ}[/imath].
A. [imath]2,00 \mathrm{~N}[/imath].
B. [imath]1,50 \mathrm{~N}[/imath].
C. [imath]1,18 \mathrm{~N}[/imath].
D. [imath]3,50 \mathrm{~N}[/imath].
[imath]T=0,1.10.(3cos30^o-2cos45^o)=1,18(N)[/imath]
Câu 8: Cho hai dao động điều hoà cùng phương [imath]x_{1}=5 \sqrt{3} \cos 10 \pi t(\mathrm{~cm})[/imath] và [imath]x_{2}=A_{2} \sin 10 \pi t(\mathrm{~cm})[/imath]. Biết biên độ của dao động tổng hợp là [imath]10 \mathrm{~cm}[/imath]. Giá trị của [imath]A_{2}[/imath] là
A. [imath]5 \mathrm{~cm}[/imath].
B. [imath]4 \mathrm{~cm}[/imath].
C. [imath]8 \mathrm{~cm}[/imath].
D. [imath]6 \mathrm{~cm}[/imath].
Ta có [imath]x_{1}=5 \sqrt{3} \cos 10 \pi t(\mathrm{~cm}) ;[/imath]
[imath]x_{2}=A_{2} \sin 10 \pi t(\mathrm{~cm})=A_{2} \cos (10 \pi t[/imath]
[imath]-\pi / 2) \mathrm{cm} .[/imath]
[imath]\mathrm{Ta}[/imath] có [imath]10^{2}=(5\sqrt{3})^2+A_{2}^{2}[/imath]
[imath]\Rightarrow 10^{2}=3 . 5^{2}+A_{2}^{2}[/imath]
[imath]\Rightarrow A_{2}^{2}=10^{2}-3.5^{2}=5^{2}[/imath]
[imath]\Rightarrow A_{2}=5 \mathrm{~cm}[/imath].
Câu 9: Một vật có khối lượng [imath]m=0,5 \mathrm{~kg}[/imath] thực hiện đồng thời 2 dao động [imath]x_{1}=5 \cos \left(4 \pi t+\frac{\pi}{6}\right)(\mathrm{cm})[/imath] và [imath]x_{2}=2 \cos \left(4 \pi t-\frac{5 \pi}{6}\right)(\mathrm{cm}) .[/imath] Xác định cơ năng của vật.
A. [imath]3,6 \mathrm{~mJ}[/imath].
B. [imath]0,720 \mathrm{~J}[/imath].
C. [imath]0,036 \mathrm{~J}[/imath].
D. [imath]0,360 \mathrm{~J}[/imath].
[imath]m=0,5 \mathrm{~kg}[/imath]
[imath]\omega=4 \pi[/imath] rad [imath]/ \mathrm{s}[/imath]
[imath]A=5-2=3 \mathrm{~cm}=0,03 \mathrm{~m}[/imath]
[imath]\Rightarrow W=\frac{1}{2} .0,5 \cdot(4 \cdot \pi)^{2} \cdot 0,03^{2}[/imath]
[imath]=0,036 \mathrm{~J}[/imath]
Câu 10: Chọn câu sai khi nói về dao động cưỡng bức.
A. Tần số dao động bằng tần số của ngoại lực.
B. Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực.
C. Dao động theo quy luật hàm sin của thời gian.
D. Tần số ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng.
Tần số của ngoại lực [imath]f[/imath] càng
gần tần số riêng của hệ [imath]f_{0}[/imath] thì
biên độ dao động tăng.
 
Last edited:

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Kì thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM
*Theo fanpage Cô Vũ Mai Phương

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 được ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức 2 đợt vào ngày 27-3 (đợt 1) và ngày 22-5 (đợt 2).
  • Trong đó, đợt 1 diễn ra ngày 27-3 tại 17 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.
Kết quả thi đợt 1 được công bố vào ngày 5-4.
  • Đợt 2, dự kiến diễn ra ngày 22-5, tức trước kỳ thi THPT khoảng 1 tháng, tại 4 địa phương Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM và An Giang. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào đúng 1 tuần sau khi thi, tức ngày 29-5.
Theo TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi đánh giá năng lực năm nay tạo thêm điều kiện thuận lợi cho thí sinh cũng như các đơn vị tuyển sinh bằng kết quả của cuộc thi này. "Năm nay có hơn 80 trường ĐH sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực. Điều này ngày càng khẳng định mạnh mẽ hơn uy tín của kỳ thi đối với xã hội. Đặc biệt, kỳ thi năm nay sẽ có 2 đợt đăng ký xét tuyển cùng lúc với đăng ký dự thi.
  • Cụ thể, thí sinh sẽ đăng ký dự thi đợt 1 và xét tuyển từ ngày 28-1 và 28-2. Đợt 2 từ ngày 6-4 và 25-4. Nếu thí sinh thi cả 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng để xét tuyển", ông Chính cho hay.
  • Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM đều tăng so với năm ngoái. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dành đến 70%, Trường ĐH Kinh tế - luật 60%, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn 50% chỉ tiêu...
  • Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên, từ cao xuống thấp. Sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố, thí sinh có thể đăng ký bổ sung và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển.

272149517_739833820705029_7552871318844207712_n.jpg
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Đề số 11:

Câu 75: Một con lắc lò xo $\mathrm{DĐĐH}$ theo phương thẳng đứng với phương trình $x=10 \cos \left(\omega t-\frac{\pi}{6}\right)(\mathrm{cm})$. Tỉ số độ lớn của lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo khi vật dao động bằng $\frac{7}{3}$. Cho $g=\pi^{2}\left(\mathrm{~m} / \mathrm{s}^{2}\right)$. Chu kì dao động của vật là:
A. $1,0 \mathrm{~s}$
B. $0,5 \mathrm{~s}$
C. $10 \mathrm{~s}$
D. $0,25 \mathrm{~s}$
$\dfrac{A+\Delta l}{\Delta l-A}=\dfrac{7}{3}=> \dfrac{10+\Delta l}{\Delta l-10}=\dfrac{7}{3}$
=> $\Delta l=25(cm)=0,25(m)=> T=2\pi\sqrt{\dfrac{l}{g}}=1(s)$
Chọn $A$

Câu 76: Vật sáng phẳng, nhỏ $\mathrm{AB}$ đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự $\mathrm{f}=30 \mathrm{~cm}$. Qua thấu kính vật cho một ảnh thật có chiều cao gấp 2 lần vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là
A. $60 \mathrm{~cm}$
B. $45 \mathrm{~cm}$
C. $30 \mathrm{~cm}$
D. $20 \mathrm{~cm}$

Ta có : hệ số phóng đại $k=2$
=> $k=\dfrac{f}{d-f}=>\dfrac{30}{d-30}=2=> d=45(cm)$
Chọn $B$

Câu 77: Trường hợp nào sau đây không gây ra hiệu ứng quang điện đối với canxi (có giới hạn quang điện $\left.f_{0}=\frac{2}{3} . 10^{15} \mathrm{~Hz}\right)$ ?
A. $10^{2}$ photon của bước sóng $1 \mathrm{pm}$
B. $10^{6}$ photon của bước sóng $5 \mu \mathrm{m}$
C. $10^{8}$ photon của bước sóng $400 \mathrm{~nm}$
D. $10^{5}$ photon của bước sóng $2 \mathrm{~nm}$
Bước sóng lớn nhất gây ra hiện tượng quang điện là : $\lambda_0=\dfrac{v}{f}=4,5.10^{-7}(m)$
=> Chọn $C$

Câu 78: Một máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động bình thường, ba suất điện động xuất hiện trong ba cuộn dây của máy có cùng tần số, cùng biên độ và từng đôi một lệch pha nhau một góc :
A. $\frac{\pi}{3}$
B. $\frac{3 \pi}{4}$
C. $\frac{\pi}{2}$
D. $\frac{2 \pi}{3}$
Chúng lệch pha nhau góc $\dfrac{2\pi}{3}(rad)$
Và ta luôn có hệ thức : $e_1+e_2+e_3=0$
Chọn $D$

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lòi các câu từ 97 đến 99:

Âm nhạc chưa bao giờ mất đi vị thế của nó trong đời sống tinh thần của con người. Thậm chí, khi cuộc sống ngày càng phát triển, bận rộn và căng thẳng thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc lại càng tăng cao. Chính vì thế, âm nhạc là một trong những lĩnh vực đứng đầu ở mức độ sôi động và luôn biến đổi không ngừng để phù hợp với thị hiếu khán giả.
Trong những năm gần đây, thị trường âm nhạc Việt Nam ngày càng phát triển với nhiều thể loại, như: Pop, ballad, bolero, $R \& B$, rock... Nhạc Việt hiện nay đang có nhiều thay đổi và ngày càng được khán giả đón nhận cùng sự bùng nổ số lượng các ca khúc. Với các sản phẩm âm nhạc ngày càng chất lượng đã làm hài lòng không chỉ khán giả trong nước mà còn nhận được nhiều sự tán dương của khán giả nước ngoài.
Số lượng ca sĩ ngày một nhiều, các cuộc thi hát, các gameshow ca nhạc nhan nhản trên sóng truyền hình, những giải thưởng âm nhạc sôi động cuối năm... là minh chứng cho sức hấp dẫn của lĩnh vực này trong đời sống giải trí. Rất nhiều ca sĩ tận dụng sự nổi tiếng của mình đã tổ chức thành công các liveshow âm nhạc đỉnh cao. Giọng hát của ca sĩ chưa bao giờ hết quan trọng nhưng để có được một liveshow cháy vé, không thể thiếu sự hỗ trộ của các nhạc cụ và cách bố trí hệ thống âm thanh ánh sáng.

Câu 97: Hai nhạc cụ cùng tấu một bản nhạc ở cùng một độ cao, người nghe vẫn phân biệt được âm của từng nhạc cụ phát ra là do:
A. tốc độ truyền của mỗi sóng âm khác nhau
B. năng lượng âm phát ra từng nguồn khác nhau
C. đồ thị dao động âm từng nguồn khác nhau
D. tần số âm cơ bản phát ra từng nguồn khác nhau

Đặc trưng vật lý sinh lý giúp ta cảm nhận được sự khác nhau giữa các âm cùng tần số chính là âm sắc và chúng được đặc trưng bởi đồ thị dao động âm
Chọn C
*Lưu ý không phải là $B$ đâu nhé, năng lượng thường liên quan đến sức mạnh hơn.

Câu 98: Giả sử ca sĩ Sơn Tùng M-TP thiết kế một phòng nghe nhạc tại thành phố Thái Bình, với một căn phòng vuông ca sĩ bố trí 4 loa giống nhau coi như nguồn điểm ở 4 góc tường, các bức vách được lắp xốp để chống phản xạ. Do một trong 4 loa phải nhường vị trí để đặt chỗ lọ hoa trang trí, ca sĩ này đã thay thế bằng một số loa nhỏ giống nhau có công suất $\frac{1}{16}$ loa ở góc tường và đặt vào trung diểm đường nối vị trí loa ở góc tường với tâm nhà, vậy phải đặt thêm bao nhiêu loa nhỏ để người ngồi ở tâm nhà nghe rõ như 4 loa đặt ở góc tường (bỏ qua giao thoa sóng âm)?
A. 8
B. 6
C. 2
D. 4

Gọi Hình chứ nhật $ABCD$ có tâm $O$
Ta có : $I_0=\dfrac{4P}{4\pi r^2}$ (với $r=OA$ )
Thay thế bằng một số loa nhỏ giống nhau có công suất $\frac{1}{16}$ loa ở các đỉnh và đặt vào trung điểm đường nối vị trí loa ở góc tường với tâm $O$.
Gọi số loa cho thêm là $n$
=> $I'=\dfrac{3P}{4\pi r^2}+\dfrac{n\dfrac{P}{16}}{4\pi(\dfrac{r}{2})^2}$
Ycbt=> $I=I'=> n=4$
Chọn $D$

Câu 99: Để chương trình thêm hấp dẫn, ca sĩ Sơn Tùng M-TP có mời thêm một số ca sĩ khách mời đến để cùng hát một bản hợp ca ở cuối chương trình. Giả sử Sơn Tùng M-TP và tất cả các ca sĩ đều hát với cùng một cường độ âm và cùng tần số. Khi chỉ riêng Sơn Tùng M-TP hát thì mức cường độ âm tại một điểm M là 68dB. Khi cả ban hợp ca cùng hát thì đo được mức cường độ âm là $77 \mathrm{~dB}$. Số ca sĩ mà Sơn Tùng M-TP mời đến để tham gia vào bản hợp ca đó là:
A. 8
B. 7
C. 10
D. 12
Gọi số khác mời là $x$
Mỗi Sơn Tùng => $I=I_0.10^{L_1}=\dfrac{P}{4\pi r^2}$ (1)
Đồng ca => $I'=I_0.10^{L_2}=\dfrac{(1+x)P}{4\pi r^2}$ (2)
Lấy (1) : (2) vế theo vế => $x=10^{0,5(L_2-L_1)}-1=7$ (người )
Chọn $B$

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:

Phóng xạ là quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững. Quá trình phân rã này lèm theo sự tạo ra các hạt và có thể kèm theo sự phát ra các bức xạ điện từ. Ngoài các đồng vị phóng xạ có sã̃n trong tự nhiên, người ta cũng chế tạo được nhiều đồng vị phóng xạ gọi là đồng vị phóng xạ nhân tạo. Các đồng vị phóng xạ có nhiều ứng dụng trong khoa học và công nghệ.

Năm 1898, nữ bác học Marie Curie phát hiện ra nguyên tố Radium-226 $\left({ }^{226} \mathrm{Ra}\right)$, sau đó không lâu đồng vị phóng xạ (ĐVPX) đã được ứng dụng trong điều trị bệnh. Cũng bắt đầu từ đấy đã ra đời lĩnh vực sinh học phóng xạ và ung thư học phóng xạ. 30 năm sau chiến tranh thế giới thứ II là thời kỳ nhiều ĐVPX được phát minh và ứng dụng trong y học. Ngày nay, $Đ V P X$ được ứng dụng rộng rãi trong diều trị bệnh. $Y$ học hạt nhân (YHHN) ứng dụng tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa lên các tế bào, các mô bị bệnh, điều đó đã làm cho YHHN trở thành một chuyên ngành trong lâm sàng.
So với chẩn đoán, điều trị phải dùng liều lớn hơn, do đó tác động của phóng xạ lên mô lành cũng lớn hơn nhiều. Đó là một trong những khó khăn và hạn chế của điều trị bằng phóng xạ, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì đây là phương pháp điều trị hữu hiệu, nhanh gọn, đơn giản, an toàn và ưu việt hơn so với các phương pháp điều trị khác.

Các phương thức điều trị bằng bức xạ ion hóa (Radiotherapy) của các $Đ V P X$ :
+ Xạ trị chuyển hoá (Metabolictherapy).
+ Xạ trị áp sát (Brachytherapy).
+ Xạ trị chiếu ngoài (Teletherapy).

Câu 100: Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân:
A. phát ra một bức xạ điện từ
B. tự phát ra các tia $\alpha, \beta, \gamma$
C. tự phát phóng ra tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác
D. phóng ra các tia phóng xạ, khi bị bắn phá bằng những hạt chuyển động với tốc độ lớn
Một câu cho điểm theo định nghĩa:
Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân tự phát phóng ra tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác.
Chọn $C$

Câu 101: Kết luận nào về bản chất của các tia phóng xạ dưới đây là không đúng?
A. Tia $\alpha, \beta, \gamma$ đều có chung bản chất là sóng điện từ có bước sóng khác nhau.
B. Tia $\alpha$ là dòng các hạt nhân nguyên tử.
C. Tia $\beta$ là dòng hạt mang điện.
D. Tia $\gamma$ là sóng điện từ.

Chỉ tia $\gamma $ mới có bản chất là sóng điện từ => $A$ sai .
Chọn $A$

Câu 102: Trong điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ. Biết nguồn có chu kỳ bán rã là 4 năm. Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho 1 liều xạ là 10 phút. Hỏi sau hai năm thời gian cho 1 liều xạ là bao nhiêu phút:
A. 14
B. 10
C. 20
D. 7

Dễ dàng loai $B$ và $D$ ngay và luôn . Không thể nào khi số lượng tăng mà thời gian xả trị lại giữ nguyên hoặc ít hơn ban đầu được.
Ta có thời gian sẽ tỉ lệ thuận với số lượng:
=> $\dfrac{t}{t_0}=\dfrac{N}{N_0}=> \dfrac{t}{10}=2^{\dfrac{2}{4}}=> t=10\sqrt{2}$ (phút)
Chọn $A$
da
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An

Đề số 12
Câu 75: Một nguồn sáng phát ra chùm sáng đơn sắc có bước sóng $662,5 \mathrm{~nm}$, với công suất là $1,5.10^{-4} \mathrm{~W}$. Số phôtôn của nguồn phát ra trong mỗi giây là
A. $4.10^{14}$ photon .
B. $5.10^{14}$ photon .
C. $6.10^{14}$ photon .
D. $3 . 10^{14}$ photon .
Số photon phát ra trong $1(s)$ là : $n=\dfrac{P.t}{\dfrac{hc}{\lambda}}=5.10^{14}$ (photon)
Chọn $B$

Câu 76: Trong thí nghiệm $\mathrm{Y}$-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là $1 \mathrm{~mm}$, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là $2 \mathrm{~m}$, bước sóng của ánh sáng đơn sắc chiếu đến hai khe là $0,55 \mu \mathrm{m}$. Hệ vân trên màn có khoảng vân là
A. $1,1 \mathrm{~mm}$.
B. $1,2 \mathrm{~mm}$.
C. $1,0 \mathrm{~mm}$.
D. $1,3 \mathrm{~mm}$.
Khoảng vân là : $i=\dfrac{\lambda D}{a}=\dfrac{0,55.2}{1}=1,1(m)$
Chọn $A$

Câu 77: Hai điện tích điểm $\mathrm{q}_{1}=40 \mathrm{nC}$ và $\mathrm{q}_{2}=50 \mathrm{nC}$ đặt trong chân không cách nhau $3 \mathrm{~cm}$. Biết $\mathrm{k}=9.10^{9} \mathrm{~N} \mathrm{m}^{2} / \mathrm{C}^{2}$. Độ lớn của lực điện tương tác giữa hai điện tích là
A. $2.10^{-6} \mathrm{~N}$.
B. $2.10^{-2} \mathrm{~N}$.
C. $2 .10^{-4} \mathrm{~N}$.
D. $2.10^{-3} \mathrm{~N}$.
Độ lớn lực cu lông là : $F=k\dfrac{q_1.q_2}{r^2}=9.10^9\dfrac{40.10^{-9}.50.10^{-9}}{0,03^2}=0,02(N)=2.10^{-2}(N)$
Chọn $B$

Câu 78: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch $\mathrm{AB}$ chứa biến trở, cuộn dây và tụ điện. Điều chỉnh $\mathrm{R}$ đến giá trị $80 \Omega$ thì công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại, đồng thời tổng trở của đoạn mạch $\mathrm{AB}$ là số nguyên nhỏ nhất và chia hết cho 40 . Khi đó, hệ số công suất của đoạn mạch $\mathrm{AB}$ có giá trị là
A. 0,25 .
B. 0,125 .
C. 0,75 .
D. 0,625 .
Do đề không đề cập đến cuộn dây "thuần cảm" thì chắc chắn rằng cuộn dây có điện trở là $r$
Ta có hệ quả phụ : công suất trên biến trở đạt max khi : $R^2=r^2+Z_{LC}^2 => r^2+Z_{LC}^2=6400$
=> Tổng trở : $Z=\sqrt{(R+r)^2+Z_{LC}^2}=\sqrt{12800+160r} \geq 113,2$
Mà $Z$ nhỏ nhất chia hết cho $40$ => $Z=120(\Omega)$
=> $r=10(\Omega)$
=> $cos(\varphi)=\dfrac{R+r}{Z}=\dfrac{80+10}{120}=0,75$
Chọn $C$

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lò̀i các câu từ 97 đến 99:

Trích trong cuốn: Quà tặng cuộc sống: Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ cậu ta chạy đến một khu rừng, xung quanh là núi đá, lấy hết sức mình cậu hét lớn: "tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "tôi ghét người". Cậu bé hoảng hốt quay về lao vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không hiểu sao trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nẳm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng và bảo: Bây giờ con hãy hét thật to: " tôi yêu người". Lạ lùng thay cậu bé vừa dứt tiềng thì có tiếng vọng lại: "tôi yêu người"...

Câu 97: Hiện tượng nêu trên xét về bản chất vật lí là do hiện tượng
A. giao thoa sóng âm thanh.
B. truyền thẳng sóng âm thanh.
C. phản xạ sóng âm thanh.
D. nhiễu xạ sóng âm thanh.
Dễ đang nhận ra đây là hiện tưởng phản xạ âm, hay phẩn xạ đi sóng âm thanh.
Chọn $C$

Câu 98: Cậu bé nghe được tiếng vọng lại khi thời gian âm vọng lại trễ hơn so với âm thanh trực tiếp là
A. $0,1 \mathrm{~s}$.
B. $0,2 \mathrm{~s}$.
C. $0,4 \mathrm{~s}$.
D. $0,5 \mathrm{~s}$.
Đáp án là $0,1(s)$
Chọn $A$

Câu 99: Biết thời gian từ khi phát ra âm thanh trực tiếp, sau đó $2 \mathrm{~s}$ câu bé nghe được âm thanh vọng lại. Tốc độ âm thanh trong không khí là $340 \mathrm{~m} / \mathrm{s}$. Tính khoảng cách từ cậu bé tới ngọn núi gần nhất.
A. $500 \mathrm{~m}$.
B. $340 \mathrm{~m}$.
C. $680 \mathrm{~m}$.
D. $250 \mathrm{~m}$.
Tổng quãng đường mà sóng âm thanh di chuyển là : $S=2.L$
=> $t=\dfrac{S}{v}=> L=\dfrac{v.t}{2}=\dfrac{340.2}{2}=340(m)$
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:

Phản ứng tổng hợp hạt nhân (còn gọi là phản ứng nhiệt hạch) cung cấp nguồn năng lượng khổng lồ cho Mặt trời và các vì sao qua việc kết hợp những nguyên tố nhẹ như hydro hay heli. Nếu có thể khai thác được phản ứng này ngay trên Trái đất thì chúng ta sẽ có một nguồn năng lượng sạch vô tận với nguyên liệu chính là nước biển. Nguồn năng lượng này không phát ra khí thải nhà kính, không tạo ra chạy đua hạt nhân và không có nguy cơ phát sinh tai nạn thảm khốc.

Tuy nhiên các quá trình của phản ứng đều khó thực hiện: trước tiên cần phải tạo môi trường plasma với nhiệt độ cao ( 50 triệu đến 100 triệu độ), mật độ hạt nhân trong plasma phải đủ lớn và thời gian duy trì trạng thái plasma ở nhiệt độ cao phải đủ dài.

Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế ITER (International Thermonuclear Eperimental Reactor), hiện đang được xây dựng ở Cadarach miền nam nước Pháp, sẽ nghiên cúru "chế độ plasma đốt nóng" khi lượng nhiệt tỏa ra từ phản ứng nhiệt hạch sẽ lớn hơn lượng nhiệt cung cấp cho phản ứng nhiệt hạch. Tổng lượng nhiệt nhận được từ ITER sẽ gấp 5 lần lượng nhiệt cung cấp từ bên ngoài trong những phản ứng gần như liên tục, và đạt được từ 10 đến 30 lần trong những phản ứng thời gian ngắn.

Câu 100: Tìm phát biểu sai. Điều kiện để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân là
A. nhiệt độ cao tới hàng chục triệu độ.
B. thời gian duy trì nhiệt độ cao phải đủ lớn.
C. mật độ hạt nhân phải đủ lớn.
D. khối lượng các hạt nhân phải đạt khối lượng tới hạn.
Ở dòng cuối đoạn thứ $2$ có ghi: "trước tiên cần phải tạo môi trường plasma với nhiệt độ cao ( 50 triệu đến 100 triệu độ), mật độ hạt nhân trong plasma phải đủ lớn và thời gian duy trì trạng thái plasma ở nhiệt độ cao phải đủ dài." tướng ứng với đáp án $A,B,C$
=> $D$ sai => chọn $D$.

Câu 101: So với phản ứng phân hạch, phản ứng tổng hợp hạt nhân có ưu điểm là:
A. tạo ra năng lượng lớn hơn nhiều lần với cùng một khối lượng tham gia phản ứng.
B. nguồn nhiên liệu có nhiều trong tự nhiên.
C. ít gây ô nhiễm môi trường.
D. cả $A, B$ và $C$.
Những đáp án nêu về điểm tốt thì tất cả đều đúng thường sẽ áp dụng được không chỉ trong các môn xã hội mà môn tự nhiên cũng đúng nữa.
Chọn $D$

Câu 102: Cho phản ứng hạt nhân: ${ }_{1}^{2} \mathrm{D}+{ }_{1}^{2} \mathrm{D} \rightarrow{ }_{2}^{3} \mathrm{He}+{ }_{0}^{1} \mathrm{n}$.Biết độ hụt khối của ${ }_{1}^{2} \mathrm{D}$ và ${ }_{2}^{3} \mathrm{He}$ lần lượt là $\Delta \mathrm{m}_{\mathrm{D}}=0,0024 \mathrm{u} ; \Delta \mathrm{m}_{\mathrm{He}}=0,0505 \mathrm{u}$, cho $1 \mathrm{u}=931,5 \mathrm{MeV} / \mathrm{c}^{2} ; \mathrm{N}_{\mathrm{A}}=6,022.10^{23} \mathrm{~mol}^{-1}$. Nước trong tự nhiên có chứa $0,015 \% \mathrm{D}_{2} \mathrm{O}$, nếu toàn bộ ${ }_{1}^{2} \mathrm{D}$ được tách ra từ $1 \mathrm{~kg}$ nước làm nhiên liệu dùng cho phản ứng trên thì tỏa ra năng lượng là
A. $3,46.10^{8} \mathrm{~kJ}$.
B. $1,73.10^{10} \mathrm{~kJ}$.
C. $3,46.10^{10} \mathrm{~kJ}$.
D. $30,762.10^{6} \mathrm{~kJ}$.
Độ hụt khối là : $\Delta m=\delta m_{He}-2\Delta m_D=0,0457(u)$
=> Năng lượng toả ra sau mỗi phản ứng là : $E=\Delta m c^2=42,57(Mev)$
Số phân tử $D$ là : $n=2.\dfrac{m}{M}.N_A=2\dfrac{0,015.0,01.1000}{20}.6,02.10^{23}=9,03.10^{21}$
Mà mỗi phẩn ứng cần $2$ phân tử $D$
=> Tổng năng lương toả ra là : $W=\dfrac{n}{2}.E=1,922.10^{23} (Mev)=1,922.10^{23}.1,6.10^{-13}=3,07.10^{10} (J)$
Chọn $D$
 
  • Like
Reactions: Trần Minh Ngọc

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Đề số 13

Câu 75: Một bóng đèn có ghi [imath]6 \mathrm{~V}-3 \mathrm{~W}[/imath], một điện trở [imath]\mathrm{R}[/imath] và một nguồn điện được mắc nối tiếp thành mạch kín. Biết nguồn điện có suất điện động [imath]\mathrm{E}=12 \mathrm{~V}[/imath] và điện trở trong [imath]\mathrm{r}=2 \Omega[/imath]; đèn sáng bình thường. Giá trị của [imath]\mathrm{R}[/imath] là:
A. [imath]22 \Omega[/imath]
B. [imath]12 \Omega[/imath]
C. [imath]24 \Omega[/imath]
D. [imath]10 \Omega[/imath]
upload_2022-2-4_23-12-19.png
[TBODY] [/TBODY]
Đèn sáng bình thường => [imath]I=\dfrac{P_d}{U_d}=\dfrac{3}{6}=0,5(A)[/imath]
=> [imath]E=U_d+I(R+r)=> 12=6+0,5(2+R)=>R=10(\Omega)[/imath]
Chọn [imath]D[/imath]

Câu 76: Chiếu từ trong nước tới mặt thoáng một chùm tia sáng song sóng rất hẹp gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là sát mặt nước. Các tia sáng không lọt được ra ngoài không khí là các tia sáng đơn sắc có màu:
A. đỏ, vàng, lam
B. tím, lam, đỏ
C. đỏ, vàng
D. lam, tím
Khi chiếu từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì góc lệch tăng dần theo chiều : đỏ, cam,vàng,lục,lam , chàm ,tím.
=> Tia lam và tím sẽ không lọt được ra ngoài không khí
Chọn [imath]D[/imath]

Câu 77: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng [imath]\mathrm{k}=100 \mathrm{~N} / \mathrm{m}[/imath] và vật có khối lượng [imath]\mathrm{m}=250 \mathrm{~g}[/imath]. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo giãn [imath]7,5 \mathrm{~cm}[/imath] rồi thả nhẹ. Chọn gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng lên trên, chọn gốc thời gian lúc bắt đầu thả vật. Lấy [imath]\mathrm{g}=10 \mathrm{~m} / \mathrm{s}^{2}[/imath]. Vật dao động điều hoà và có phương trình là:
A. [imath]x=7,5 \cos \left(20 t-\frac{\pi}{2}\right) \mathrm{cm}[/imath]
B. [imath]x=7,5 \cos \left(20 t+\frac{\pi}{2}\right) \mathrm{cm}[/imath]
C. [imath]x=5 \cos \left(20 t+\frac{\pi}{2}\right) \mathrm{cm}[/imath]
D. [imath]x=5 \cos (20 t-\pi) \mathrm{cm}[/imath]
Tại VTCB thì lò xo giãn : [imath]\Delta l_0=\dfrac{mg}{k}=\dfrac{0,25.10}{100}=0,025(m)=2,5(cm)[/imath]
Kéo dãn [imath]7,5(cm)[/imath] thì [imath]A=5(cm)[/imath]
[imath]\Omega=\sqrt{\dfrac{k}{m}}=20(rad/s)[/imath]
Vật đang ở biên âm => [imath]\varphi_0=-\pi[/imath]
=> [imath]x=Acos(\omega t+\varphi_0)=5cos(20t-\pi)(cm)[/imath]
Chọn [imath]D[/imath]

Câu 78: Đặt điện áp [imath]u=220 \sqrt{2} \cos 100 \pi t(V)[/imath] vào hai đầu đoạn mạch [imath]\mathrm{AB}[/imath] gồm hai đoạn mạch [imath]\mathrm{AM}[/imath] và [imath]\mathrm{MB}[/imath] mắc nối tiếp. Đoạn [imath]\mathrm{AM}[/imath] gồm điện trở thuần [imath]\mathrm{R}[/imath] mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần [imath]\mathrm{L}[/imath], đoạn [imath]\mathrm{MB}[/imath] chỉ có tụ điện [imath]\mathrm{C}[/imath]. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch [imath]\mathrm{AM}[/imath] và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch [imath]\mathrm{MB}[/imath] có giá trị hiệu dụng bằng nhau nhưng lệch pha nhau [imath]\frac{2 \pi}{3}[/imath]. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch [imath]\mathrm{AM}[/imath] bằng
A. [imath]220 \sqrt{2} V[/imath]
B. [imath]\dfrac{220}{\sqrt{3}} V[/imath]
C. [imath]220 \mathrm{~V}[/imath]
D. [imath]110 \mathrm{~V}[/imath]
Đã quá lâu rồi mới có có hội sử dụng loại giản đồ nối đuôi này,vẫn còn nhớ như in các quy tắc khi sử dụng nó.
Dễ thấy đây là tâm giác cân: [imath]U_{AM}=U=220(V)[/imath]upload_2022-2-4_23-28-30.png
[TBODY] [/TBODY]

Dựa vào thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99:

Phản ứng phân hạch được xem là phát minh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn lao nhất trong lịch sử phát triển khoa học và công nghệ hạt nhân nhân loại thế kỉ 20 . Ngày nay, năng lượng hạt nhân là một khái niệm không còn quá xa lạ với mỗi người. Nó có ứng dụng đa dạng, từ sản xuất năng lượng, chế tạo vũ khí thậm chí là phục vụ cho các nghiên cứu khoa học khác. Đây được dự đoán là một nguồn năng lượng hiệu suất cao của tương lai nhằm thay thế cho các loại nhiên liệu hóa thạch giúp hạn chế lượng khí thải nhà kính, giảm lượng khói bụi,...

Tuy nhiên, năng lượng của phản ứng phân hạch cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn. Bằng chứng là trên thế giới đã xảy ra các vụ tai nạn hạt nhân thảm khốc với hệ luy. gây hậu quả hạt nhân nghiêm trọng cho con người ở Three Mile Irland (Mỹ), Chernobyl (Ukraine) và Phukushima (Nhật bản). Phản ứng phân hạch còn là "thủ phạm" làm phát nổ khối Uranium và Plutonium trong hai quả bom nguyên tử (còn gọi là bom A), huỷ diệt hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của đất nước Nhật Bản năm 1945 . Bên cạnh đó, chất thải phóng xạ của năng lượng hạt nhân từ lâu đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi. Nếu không được bảo quản đúng cách, chất thải từ hoạt động sản xuất điện hạt nhân có thể gây ô nhiễm môi trường. Ngày nay, đáy biển đang trở thành bãi thải cho các con tàu ngầm hạt nhân và container chứa chất thải hạt nhân. Vì vậy, việc xử lý chất thải triệt để đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu nhằm cứu sống đại dương đang bị ô nhiễm từng ngày.

Nhưng, mặt khác, cũng phản ứng phân hạch, với vai trò không thể thay thế được trong hơn 440 lò phản ứng ở 30 nước trên thế giới và đóng góp trên [imath]17 \%[/imath] tổng điện năng toàn cầu, đang có cống hiến lớn lao cho hạnh phúc và phồn vinh của loài người.

Phản ứng phân hạch, hay năng lượng hạt nhân nguyên tử nói chung, quả là có cả hai mặt - lợi và hại. Trách nhiệm con người là phải hạn chế mặt tác hại và mở rộng mặt ích lợi của nó.

Câu 97: Phát biểu không đúng về năng lượng hạt nhân:
A. Giảm khí thải nhà kính
B. Khả năng rủi ro và gặp sự cố khá cao
C. Là nguồn cung cấp điện ổn định, lâu dài
D. Không thể gây ô nhiễm môi trường
Nếu không được bảo quản đúng cách, chất thải từ hoạt động sản xuất điện hạt nhân có thể gây ô nhiễm môi trường.
Chọn [imath]D[/imath]

Câu 98: Tàu ngầm hạt nhân là một loại tàu ngầm vận hành nhờ sử dụng năng lượng của phản ứng hạt nhân.
Nguyên liệu thường dùng là [imath]\mathrm{U}^{235}[/imath]. Mỗi phân hạch của hạt nhân [imath]\mathrm{U}^{235}[/imath] tỏa ra năng lượng trung bình là 200 [imath]\mathrm{MeV}[/imath]. Hiệu suất của lò phản ứng là [imath]25 \%[/imath]. Nếu công suất của lò là [imath]400 \mathrm{MW}[/imath] thì khối lượng [imath]\mathrm{U}^{235}[/imath] cần dùng trong một ngày xấp xỉ bằng:
A. [imath]1,75 \mathrm{~kg}[/imath].
B. [imath]2,59 \mathrm{~kg}[/imath].
C. [imath]1,69 \mathrm{~kg}[/imath].
D. [imath]2,67 \mathrm{~kg}[/imath].
Một câu khá quen thuộc:
Gọi khối lượng cần dùng là: [imath]m[/imath]
Ta có : [imath]A=W[/imath]
=> [imath]P.t=\dfrac{m}{M}.N_A.\Delta E.H[/imath]
=> [imath]m=\dfrac{P.t.M}{N_A.\Delta E.H}=\dfrac{400.10^3.86400.235}{6,022.10^{23}.200.1,6.10^{-13}.0,25}=1,69(kg)[/imath]
Chọn [imath]C[/imath]

Câu 99: Một tàu phá băng công suất [imath]16 \mathrm{MW}[/imath]. Tàu dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân [imath]\mathrm{U}^{235}[/imath]. Trung bình mỗi phân hạch tỏa ra 200MeV. Nhiên liệu dùng trong lò là U làm giàu đến [imath]12,5\%[/imath] (tính theo khối lượng). Hiệu suất của lò là [imath]30 \%[/imath]. Hỏi nếu tàu làm việc liên tục trong 3 tháng thì cần bao nhiêu kg nhiên liệu (coi mỗi ngày làm việc 24 giờ, 1 tháng tính 30 ngày)
A. [imath]40,47 \mathrm{~kg}[/imath]
B. [imath]80,9 \mathrm{~kg}[/imath]
C. [imath]10,11 \mathrm{~kg}[/imath]
D. [imath]24,3 \mathrm{~kg}[/imath]
Tương tự câu trên:
Gọi tổng khối lượng là [imath]m[/imath]
Ta có : [imath]A=W[/imath]
=> [imath]P.t=\dfrac{m.12,5\%}{M}.N_A.\Delta E.H[/imath]
=> [imath]m=\dfrac{P.t.M}{N_A.\Delta E.H.12,5%}=\dfrac{16.10^3.7776000.235}{6,022.10^{23}.200.1,6.10^{-13}.0,125.0,3}=40,47(kg)[/imath]
Chọn [imath]A[/imath]

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:

Laser là một trong những thành tựu lớn nhất của Vật Lí hiện đại trong thế kỉ 21. Được phát minh vào những năm thập niên 60 của thế kỷ 20 , ứng dụng của laser nhanh chóng tạo nên một cơ sốt rộng khắp trên nhiều lĩnh vực.

Laze là một nguồn ánh sáng phát ra một chùm sáng cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát [imath]x a ̣[/imath] cảm ứng. Trong [imath]y[/imath] học, lợi dụng khả năng có thể tập trung năng lượng của chùm laze vào một vùng rất nhỏ, người ta đã dùng tia laze như một dao mổ trong phẫu thuật tinh vi như mắt, mạch máu,... Sử dụng tác dụng nhiệt của tia laze để chữa một số bệnh ngoài da. Trong thông tin liên lạc, do có tính định hướng và tần số rất cao nên tia laze có ưu thế đặc biệt trong liên lạc vô tuyến (định vị, liên lạc vệ tinh, điều khiển tàu vũ trụ...). Ngoài ra do có tính kết hợp và cường độ cao nên tia laze sử dụng rất tốt trong truyền tin bằng cáp quang. Trong trắc địa, laze được dùng để đo khoảng cách, ngắm đường thẳng ... Ngoài ra, tia laze còn được dùng trong các đầu đọc đĩa [imath]\mathrm{CD}[/imath], bút chỉ bảng và trong các thí nghiệm quang học ở trường phổ thông.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa ứng dụng nhiều công nghệ laser vào cuộc sống, do nước ta chưa tự chế tạo được các loại máy laser ứng dụng và giá thành các loại máy laser nhập khẩu ở thị trường nước
ngoài khá cao. Hi vọng trong tương lai gần các kỹ sư công nghệ tại Việt Nam có thể chế tạo thành công các loại máy có ứng dụng công nghệ laser, từ đó làm giảm giá thành và tạo bước đệm cho các nghành công nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ.

Câu 100: Khi nói về tia Laze, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia laze là ánh sáng trắng
B. Tia laze có tính định hướng cao
C. Tia laze có tính kết hợp cao
D. Tia laze có cường độ lớn
Tia laze có đầy đủ tính chất như tính định hướng cao, tính kết hợp cao, cường độ lớn còn câu [imath]A[/imath] thì sai bét rồi
Chọn [imath]A[/imath]

Câu 101: Để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng người ta dùng một laze phát ra những xung ánh sáng có bước sóng [imath]0,52 \mu \mathrm{m}[/imath], chiếu về phía Mặt Trăng và đo khoảng thời gian giữa thời điểm xung được phát ra và thời điểm một máy thu đặt ở Trái Đất nhận được xung phản xạ. Thời gian kéo dài của một xung là [imath]T=[/imath] [imath]100 \mathrm{~ns}[/imath] và công suất của chùm laze là [imath]10^{5} \mathrm{MW}[/imath]. Khoảng thời gian giữa thời điểm phát và nhận xung là [imath]2,667 \mathrm{~s}[/imath]. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng lúc đó và số photon chứa trong mỗi xung ánh sáng là:
A. [imath]400000 \mathrm{~km} ; 2,62.10^{19}[/imath] (hat)
B. [imath]400000 \mathrm{~km} ; 2,62.10^{22}[/imath] (hat)
C. [imath]4000000 \mathrm{~km} ; 2,62.10^{22}[/imath] (hat)
D. [imath]4000000 \mathrm{~km} ; 2,62.10^{19}[/imath] (hat)
Khoảng cách từ mặt Trăng đến trái đất là [imath]L[/imath]
=> Ta có: [imath]2L=c.t=>L=\dfrac{c.t}{2}=\dfrac{3.10^8.\dfrac{8}{3}}{2}=4.10^8(m)=4.10^{5}(km)[/imath]
Mặt khác số photon trong mỗi xung là : [imath]n=\dfrac{W}{E}=\dfrac{P.t}{\dfrac{hc}{\lambda}}=\dfrac{10^5.10^3.100.10^{-9}}{\dfrac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{0,52.10^{-6}}}=2,62.10^{22}[/imath] (hạt photon)
Chọn [imath]B[/imath]
Câu 102: Người ta dùng một laze có công suất [imath]12 \mathrm{~W}[/imath] phát ra chùm sáng có bước sóng [imath]\lambda[/imath] để làm dao mổ. Tia laze chiếu vào chỗ mổ sẽ làm nước ở phần mô chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích [imath]6 \mathrm{~mm}^{3}[/imath] thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của [imath]45.40^{18}[/imath] phôtôn của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn [imath]1 \mathrm{~mm}^{3}[/imath] mô là [imath]2,53 \mathrm{~J} .[/imath] Lấy [imath]\mathrm{h}=6,625.10^{-34} \mathrm{~J} . \mathrm{s}[/imath]. Nhiệt dung riêng của nước là [imath]4186 \mathrm{~J} / \mathrm{kg}[/imath], nhiệt độ hóa hơi của nước là [imath]\mathrm{L}=2260 \mathrm{~kJ} / \mathrm{kg}[/imath], nhiệt độ cơ thể là [imath]37^{0} \mathrm{C}[/imath], khối lượng riêng của nước [imath]1000 \mathrm{~kg} / \mathrm{m}^{3}[/imath]. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong [imath]1 \mathrm{~s}[/imath] và giá trị của [imath]\lambda[/imath] là:
A. [imath]4,755 \mathrm{~mm}^{3} ; 589 \mathrm{~nm}[/imath]
B. [imath]4,575 \mathrm{~mm}^{3} ; 598 \mathrm{~nm}[/imath]
C. [imath]5,745 \mathrm{~mm}^{3} ; 698 \mathrm{~nm}[/imath]
D. [imath]7,545 \mathrm{~mm}^{3} ; 689 \mathrm{~nm}[/imath]
Theo định luật bảo toàn năng lượng
Ta có : [imath]A=Q[/imath]
=> [imath]P.t=m.c.\Delta t+m.L[/imath]
=> [imath]P.t=V.D_n.(c\Delta t+L)[/imath]
=> [imath]V=\dfrac{P.t}{D_n.(c\Delta t+L)}=\dfrac{12.1}{1000.(4186.(100-37)+2260.10^3)}=4,755(mm^3)[/imath]
=> Chọn [imath]A[/imath]
 

Attachments

  • upload_2022-2-4_23-27-6.png
    upload_2022-2-4_23-27-6.png
    118.8 KB · Đọc: 8
Last edited:

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,919
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Đề số 14:
Câu 75: Một nguồn điện có suất điện động [imath]E=3 V[/imath], điện trở trong [imath]r=1 \Omega[/imath] được mắc với điện trở [imath]R=14 \Omega[/imath] thành mạch kín. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là:
A. [imath]0,21 V[/imath].
B. [imath]3 V[/imath].
C. [imath]2,8 V[/imath].
D. [imath]0,2 V[/imath].
[imath]I=\dfrac{E}{R+r}=\dfrac{3}{14+1}=0,2(A)[/imath]
=> [imath]U_N=E-I.r=3-0,2.1=2,8(V)[/imath]
Chọn [imath]C[/imath]

Câu 76: Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Biết các điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu cuộn dây và hai đầu tụ điện đều bằng [imath]120V[/imath]. Hệ số công suất của mạch là:
A. 0,125 .
B. 0,87 .
C. 0,5 .
D. 0,75 .
Chuẩn hoá [imath]r=1[/imath]
Ta có : [imath]U=U_{rL}=>r^2+(Z_L-Z_C)^2=r^2+Z_L^2=>Z_C=2Z_L[/imath]
mà [imath]U_{rL}=U_C=> r^2+Z_L^2=Z_C^2=>Z_L=\dfrac{\sqrt{3}}{3}[/imath]
=> [imath]Z_C=\dfrac{2\sqrt{3}}{3}=>cos(\varphi)=\dfrac{r}{\sqrt{r^2+(Z_L-Z_C)^2}}=\dfrac{1}{\sqrt{1+(\dfrac{\sqrt{3}}{3})^2}}=0,75[/imath]
Chọn [imath]D[/imath]

Câu 77: Một người mắt cận có điểm cực viễn cách mắt [imath]50 cm[/imath]. Để nhìn rõ vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết, người đó phải đeo sát mắt một kính có độ tụ bằng
A. [imath]2 dp[/imath].
B. [imath]0,5 dp[/imath].
C. [imath]-2 dp[/imath].
D. [imath]-0,5 dp[/imath].
Đeo kính cận là thấu kính phân kì => Tiêu cự [imath]f[/imath] âm => Loại [imath]A,C[/imath]
Ta có : [imath]OC_v=0,5(m)=> f=OC_v=-0,5(m)=> D=\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{-0,5}=-2(dp)[/imath]
Chọn [imath]C[/imath]
Câu 78: Con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng [imath]100 g[/imath] gắn vào đầu một lò xo nhẹ có độ cứng [imath]400 N / m[/imath]. Hệ đặt trong một môi trường và độ lớn lực cản tỷ lệ với vận tốc với hệ số tỷ lệ [imath]h=4 kg/s[/imath]. Tác dụng vào đầu còn lại của lò xo một ngoại lực cưỡng bức hướng dọc theo trục lò xo có biểu thức [imath]F=3 \cos (50 t)[/imath] (trong đó [imath]F[/imath] tính bằng [imath]N, t[/imath] tính bằng [imath]s[/imath] ). Công suất trung bình của lực cưỡng bức là:
[imath]A.1,44(W)[/imath]
[imath]B.1,25(W)[/imath]
[imath]C.0,36(W)[/imath]
[imath]D.0,72(W)[/imath]
Có thể bỏ qua bài này nhé, bài này đi hơi xa so với kiến thức được học rồi!!

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99:

Vào ngày 26 tháng 12 năm 2004 một đoàn du lịch Thái Lan đang cưỡi voi thì bônng dưng chú Voi quay đầu và chạy vào rừng. Sau đó qua đài báo và truyền hình mọi người đã biết được có một trận động đất mạnh 9,15 độ Richter xảy ra ở Ấn Độ Dương tạo thành trận sóng thần lịch sử ập vào bờ biển Thái Lan, Indonesia, Ẩn Độ và Srilanka gây tổn thất nặng nề.
[imath]273 / 407[/imath]

Câu 97: Các chú voi cảm nhận và phát hiện sớm có động đất ngoài Ấn Độ Dương (nguyên nhân gây ra sóng thần) và chạy vào rừng để tránh là vì
A. Voi cảm nhận được siêu âm phát ra trong trận động đất.
B. Voi cảm nhận được hạ âm phát ra từ trong động đất.
C. Voi thấy các cột sóng lớn do sóng thần gây ra ở ngoài khơi Ân Độ Dương.
D. Voi luôn biết trước tất cả các thảm họa trong tự nhiên.
Voi nghe được hạ âm nhé nên
Đáp án là [imath]B[/imath]

Câu 98: Sóng âm khi truyền trong chất rắn có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang và lan truyền với tốc độ khác nhau. Tại trung tâm phòng chống thiên tai nhận được hai tín hiệu từ một vụ động đất cách nhau một khoảng thời gian [imath]240 s[/imath]. Hỏi tâm chấn động đất cách nơi nhận được tín hiệu bao xa? Biết tốc độ truyền sóng trong lòng đất với sóng ngang và sóng dọc lần lượt là [imath]5 km /s[/imath] và [imath]8 km/s[/imath].
A. [imath]570 km[/imath].
B. [imath]730 km[/imath].
C. [imath]3500 km[/imath].
D. [imath]3200 km[/imath].
Gọi quãng đường sóng cần truyền là: [imath]s[/imath]
=> Ta có: [imath]\Delta t=t_1-t_2=\dfrac{s}{v_1}-\dfrac{s}{v_2}[/imath]
=> [imath]s=\dfrac{t_1-t_2}{\dfrac{1}{v_1}-\dfrac{1}{v_2}}=3200(km)[/imath]
Chọn [imath]D[/imath]

Câu 99: Ở Califorlia (Hoa kì) gần vết nứt San-anđréas thường xuyên có xảy ra động đất. Năm 1979 , người ta lấy một mẫu thực vật đã bị hủy diệt do động đất gây ra và đo độ phóng xạ của chúng nhờ đồng vị [imath]C^{14}[/imath] (có chu kì bán rã [imath]T=5700[/imath] năm), thu được kết quả là [imath]0,233Bq[/imath]. Biết độ phóng xạ của đất không bị chôn vùi chứa thực vật còn sống luôn không đổi và bằng [imath]0,255Bq[/imath]. Năm xảy ra động đất là
A. 1327 .
B. 1237 .
C. 1271 .
D. 1371 .
Ta có: [imath]\dfrac{H}{H_0}=2^{-\dfrac{t}{T}}[/imath]
=> [imath]\dfrac{0,233}{0,255}=2^{-\dfrac{t}{5700}}=> t=742[/imath] (năm)
=> Năm xảy ra động đất là : [imath]t_0=1979-742=1237[/imath]
Chọn [imath]B[/imath]

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:

Máy bộ đàm là một thiết bị di động cầm tay và có radio hai chiều thu phát. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, Donald L. Hings, kỹ sư phát thanh Alfred J. Gross, và nhóm kỹ sư tại Motorola đã phát triển thiết bị này. Đầu tiên thiết bị được sử dụng cho bộ binh, sau đó các thiết kế tương tự được tạo ra cho các đơn vị pháo binh dã chiến và xe tăng. Ngày nay nó được sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống như: Các công ty dịch vụ bảo vệ. Công ty kinh doanh vận tải, Taxi. Các công trường xây dựng, nhà máy, cảng biển. Khu du lịch, công viên, nhà hàng, khách sạn, cao ốc. Lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ. Lực lượng vũ trang, công an, quân đội. Nhà ga, cảng hàng không, máy bay và dịch vụ mặt đất ...

Câu 100: Bộ đàm phát và thu loại sóng nào?
A. Sóng âm.
B. Sóng ánh sáng.
C. Sóng ngang.
D. Sóng vô tuyến.
Bộ đàm hay loa hay ăngten là thu phát sóng vô tuyến nhé !!
Chọn [imath]D[/imath]

Câu 101: Mạch chọn sóng của bộ phận thu sóng của một máy bộ đàm có một cuộn cảm [imath]L=1 \mu H[/imath] và một tụ điện có điện dung biến thiên từ [imath]0,115pF[/imath] đến [imath]0,158 pF[/imath]. Bộ đàm này có thể thu được các sóng điện từ có tần số trong khoảng nào?
A. [imath]100-170 MHz[/imath].
B. [imath]170-400 MHz[/imath].
C. [imath]400-470 MHz[/imath].
D. [imath]470-600 MHz[/imath].
Ta có : [imath]f=\dfrac{1}{2\pi\sqrt{LC}}[/imath]
=> [imath]f_{max}=\dfrac{1}{2\pi\sqrt{LC_{min}}}=\dfrac{1}{2\pi\sqrt{10^{-6}.0,115.10^{-12}}}=470.10^6(Hz)[/imath]
[imath]f_{min}=\dfrac{1}{2\pi\sqrt{LC_{max}}}=\dfrac{1}{2\pi\sqrt{10^{-6}.0,158.10^{-12}}}=400.10^6(Hz)[/imath]
Chọn [imath]C[/imath]

Câu 102: Điều chỉnh để hệ số tự cảm trong bộ phận thu sóng của bộ đàm có giá trị là [imath]L_1 ; L_2[/imath] và [imath]L_1+L_2[/imath] . Tần số bộ đàm thu được trong lần đầu và lần thứ hai lần lượt là [imath]110 MHz[/imath] và [imath]90MHz[/imath], tốc độ sóng truyền trong không khí là [imath]c=3.10^{8} m/s[/imath]. Bước sóng mà bộ đàm bắt được trong lần điều chỉnh thứ ba là
A. [imath]4 m[/imath].
B. [imath]5 m[/imath].
C. [imath]3 m[/imath].
D. [imath]7 m[/imath].
Với [imath]c[/imath] : Là vận tốc ánh sáng trong chân không
Ta có : [imath]\lambda=2\pi .c.\sqrt{LC}[/imath]
Ta có : [imath]\lambda_1=\dfrac{c}{f_1}=\dfrac{3.10^8}{110.10^6}=\dfrac{30}{11}(m)\\ \lambda_2=\dfrac{c}{f_2}=\dfrac{3.10^8}{90.10^6}=\dfrac{10}{3}(m)[/imath]
=> [imath]L=\dfrac{\lambda^2}{(2\pi)^2.c^2.C}=k.\lambda^2[/imath]
Với : [imath]L=L_1+L_2[/imath]
=> [imath]k \lambda^2=k\lambda_1^2+k\lambda_2^2[/imath]
=> [imath]\lambda=\sqrt{\lambda_1^2+\lambda_2^2}=\sqrt{(\dfrac{30}{11}^2+(\dfrac{10}{3})^2}=4,3(m)[/imath]
Nếu đề bài là đáp án gần nhất thì chọn [imath]A[/imath] nhé . KQ bị lệch hơi nhiều
 
Last edited:

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Đề số 15:

Câu 75: Sáng ngày 9/10/2019, Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà thấy có váng dầu tại suối Bằng, sau đó phát hiện trên đường liên xã Hợp Thịnh - Phúc Tiến - Phú Minh có đổ dầu thải. Dầu thải tràn từ mặt đường xuống khe suối, theo suối dẫn vào khu vực trữ nguồn nước đầu vào cho nhà máy, tiếp tục chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân,... của Hà Nội. Do dầu nổi trên mặt nước nên ngay sau đó Công ty này đã huy động công nhân và thuê người dân đi vớt dầu. Sự việc này đã khiến hàng loạt hộ dân Hà Nội lao đao trong cơn "khát" nước sạch. Dầu thải nổi được trên mặt nước vì:
A. Trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước
B. Trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
C. Trọng lượng của dầu lớn trọng lượng riêng của nước
D. Trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn trọng lượng của nước
Dầu tồn tại dưới dạng tự do: ở dạng này dầu sẽ nổi lên thành các váng dầu, dầu tự do sẽ nổi lên trên bề mặt nước do trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn nước.
Chọn D

Câu 76: Giới hạn quang điện của các kim loại [imath]\mathrm{K}, \mathrm{Ca}, \mathrm{Al}, \mathrm{Cu}[/imath] lần lượt là: [imath]0,55 \mu \mathrm{m} ; 0,43 \mu \mathrm{m} ; 0,42 \mu \mathrm{m} ; 0,3 \mu \mathrm{m}[/imath]. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất [imath]0,45 \mathrm{~W}[/imath]. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra [imath]5,6. 10^{19}[/imath] photon. Lấy [imath]\mathrm{h}=[/imath] [imath]6,625 . 10^{-34} \mathrm{~J} . \mathrm{S} ; \mathrm{c}=3 .10^{8} \mathrm{~m} / \mathrm{s}[/imath]. Khi chiếu sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Ta có: [imath]P=\dfrac{n .\varepsilon}{t}=\dfrac{n \frac{h c}{\lambda}}{t}[/imath]
[imath]\Rightarrow \lambda=\dfrac{n . h c}{P . t}=\dfrac{5,6 . 10^{19} .6,625 . 10^{-34} .3 . 10^{8}}{0,45.60}=4,1 .10^{-7} m[/imath]
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện: [imath]\lambda \leq \lambda_{0}[/imath]
[imath]\Rightarrow[/imath] kim loại xảy ra hiện tượng quang điện chỉ là [imath]Cu[/imath]
Chọn B

Câu 77: Bộ phận giảm xóc của xe là ứng dụng của:
A. dao động riêng.
B. dao động cưỡng bức.
C. dao động duy trì.
D. dao động tắt dần.
Bộ phận giảm xóc là ứng dụng của giao động tắt dần .
Chọn D

Câu 78: Đồ thị hình bên mô tả sự biến thiên của cường độ dòng điện xoay chiều theo thời gian. Biểu thức của cường độ dòng điện tức thời có biểu thức:
1647363411842.png
A. [imath]i=\dfrac{\sqrt{2}}{2}cos(100\pi t+\dfrac{\pi}{2}) A[/imath]
B. [imath]i=2cos(100\pi t) A[/imath]
C. [imath]i=\dfrac{\sqrt{2}}{2}cos(100\pi t) A[/imath]
D. [imath]i=1cos(100\pi t) A[/imath]




Ta có: [imath]I_0=\dfrac{\sqrt{2}}{2} (A)[/imath]
Và chu kì dòng điện: [imath]T=0,02(s) \Rightarrow \omega=100\pi(rad/s)[/imath]
Tại [imath]t=0(s)[/imath] dòng điện đang đạt giá trị cực đại [imath]\Rightarrow \varphi_0=0(rad)[/imath]
Biểu thức cđdđ là: [imath]i=\dfrac{\sqrt{2}}{2}cos(100\pi t) A[/imath]
Chọn C

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99:

Ngày nay, Internet đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, giúp mọi người ở khắp nơi trên thế giới có thể giao tiếp, trao đổi, học tập, mua sắm, giải trí dễ dàng, nhanh chóng. Các ứng dụng, dịch vụ trên Internet cũng ngày càng phát triển theo, điều này đòi hỏi tốc độ, băng thông kết nối Internet cao mà công nghệ cáp đồng (ADSL) đã không còn đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Chính vì vậy công nghệ cáp quang ra đời.

Công nghệ cáp quang đã đáp ứng các dịch vụ luôn đòi hỏi mạng kết nối tốc độ cao như IPTV, hội nghị truyền hình, video trực tuyến, giám sát từ xa IP Camera... Vậy cáp quang là gì? Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần. Sợi quang gồm hai phần chính. Phần lõi trong suốt bằng thuỷ tinh siêu sạch có chiết suất [imath]n_{1}[/imath]. Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thuỷ tinh có chiết suất [imath]n_{2}[/imath]. Phản xạ toàn phần xảy ra ở mặt phân cách giữa lõi và vỏ làm cho ánh sáng truyền đi được theo sợi quang. Ngoài cùng là một số lớp vỏ bọc bằng nhựa dẻo để tạo cho cáp độ bền và độ dai cơ học.

Không chỉ ở lĩnh vực công nghệ thông tin, cáp quang còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học và nghiên cứu. Úng dụng phổ biến nhất của công nghệ cáp quang trong y học là nội soi, cho phép người dùng nhìn thấy các thành phần bên trong thông qua các lỗ nhỏ trong cơ thể. Trong quân sự và hàng không vũ trụ, cáp quang là giải pháp lý tưởng cho việc truyền tải dữ liệu an toàn và bảo mật. Bởi sợi quang không nhiễm điện, không bị rỏ rỉ thông tin ra ngoài như khi sử dụng cáp đồng. Và chưa bao giờ các cuộc điện thoại trong nước và quốc tế được kết nối với nhau một cách dễ dàng đến vậy. Với công nghệ cáp quang như hiện nay, người dùng có thể dễ dàng kết nối nhanh hơn và cuộc hội thoại rõ ràng hơn mà vẫn đảm bảo đàm thoại trong thời gian thực.

Ngày nay, các loại cáp quang như cáp treo, cáp chôn trực tiếp hay rải cống, cáp quang ngầm dưới sông, biển... đã hình thành một mạng lưới bao phủ khắp nơi trên toàn thế giới. Tính riêng công suất nhà máy sản xuất sợi quang của ZTT tại Nantong, tỉnh Giang Tô đã lên tới 12 triệu [imath]\mathrm{km} /[/imath] năm (gấp 31,2 lần khoảng cách từ tâm Trái Đất lên Mặt Trăng). Một con số so sánh đơn giản như vậy đủ cho thấy ứng dụng của sợi quang rộng rãi đến mức nào!

Câu 97: Việc dùng dây cáp quang để truyền tín hiệu trong thông tin và trong nội soi y học là ứng dụng của hiện tượng nào sau đây?
A. khúc xạ ánh sáng
B. phản xạ ánh sáng
C. phản xạ toàn phần
D. tán sắc ánh sáng.
Dùng dây cáp quang để truyền tín hiệu trong thông tin và trong nội soi y học là ứng dụng của phản xạ toàn phần.
Chọn C

Câu 98: Sợi quang gồm hai phần chính. Phần lõi trong suốt bằng thuỷ tinh siêu sạch có chiết suất [imath]n_{1}[/imath]. Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thuỷ tinh có chiết suất [imath]n_{2}[/imath]. Khi so sánh chiết suất của chất làm lõi và vỏ bọc, kết luận nào sau đây đúng:
A. [imath]n_{1}=n_{2}[/imath]
B. [imath]n_{1}>n_{2}[/imath]
C. [imath]n_{1}<n_{2}[/imath]
D. Tuỳ thuộc vào mỗi loại cáp quang.
Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần. Sợi quang gồm hai phần chính:
- Phần lõi trong suốt bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn [imath]n_1[/imath].
- Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bẳng thủy tinh có chiết suất [imath]n_2[/imath] nhỏ hơn phần lõi.
[imath]\Rightarrow n_2<n_1[/imath]
Chọn B

Câu 99: Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất [imath]\mathrm{n}=1,54[/imath] và phần vỏ bọc có chiết suất [imath]n_{0}=1,41[/imath]. Trong không khí, một tia sáng tới mặt trước của sợi quang tại điểm [imath]\mathrm{O}[/imath] ( [imath]\mathrm{O}[/imath] nằm trên trục của sợi quang) với góc tới [imath]\alpha[/imath] rồi khúc xạ vào phần lõi (như hình vẽ). Để tia sáng chỉ truyền đi trong phần lõi thì giá trị lớn nhất của [imath]\alpha[/imath] gần nhất với giá trị nào sau đây?
1647363770743.png
A. [imath]49^o[/imath]
B. [imath]38^o[/imath]
C. [imath]45^o[/imath]
D. [imath]33^o[/imath]



1647365175036.png
Để tia sáng chỉ truyền đi trong phần lõi thì phải xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi tiếp xúc mặt phân cách [imath]n_0[/imath]
Gọi góc [imath]\beta[/imath] như hình vẽ. Ta có công thức khúc xạ: [imath]n_0sini=n_1sinr[/imath]
[imath]\Rightarrow sin\beta =sin i_{gh}=\dfrac{n_0}{n_1}=\dfrac{1,41}{1,54}\Rightarrow \beta=66,3^o[/imath]
Xét hiện tượng khúc xạ tại điểm [imath]O[/imath]: [imath]sin\alpha=n_1sin(90-\beta)\Rightarrow \alpha=38^o[/imath]
Chọn B

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:

Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngũ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Tổng cộng có đến hàng trăm loại nhạc cụ khác nhau. Trong đó đàn bầu và sáo là hai nhạc cụ tiêu biểu của người Việt.

Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Khi nghiên cứu về sóng dừng, ta đã biết với một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định, sẽ có sóng dừng khi độ dài của dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng: [imath]l=\dfrac{k \lambda}{2}[/imath]. Bước sóng lại phụ thuộc vào tốc độ truyền sóng: [imath]\lambda=\dfrac{v}{f}[/imath]. Như vậy, trên một sợi dây có độ dài [imath]l[/imath], được kéo căng bằng một lực không đổi chỉ xảy ra sóng dừng với tần số: [imath]f=\dfrac{v}{\lambda}=\dfrac{k v}{2 l}[/imath]. Với [imath]\mathrm{k}=1[/imath] âm phát ra có tần số [imath]f_{1}=\dfrac{v}{\lambda}=\dfrac{v}{2 l}[/imath] được gọi là âm cơ bản. Với [imath]k=2, f_{2}=\dfrac{v}{\lambda}=\dfrac{v}{l}[/imath], âm phát ra lúc này gọi là hoạ âm bậc 2 . Với [imath]\mathrm{k}=3[/imath] ta có hoạ âm bậc [imath]3[/imath]

Sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kì cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở Việt Nam sáo ngang rất thông dụng và có nhiều loại. Ống sáo có bộ phận chính là một ống có một đầu kín và một đầu hở. Khi ta thổi một luồng khí vào miệng sáo thì không khí ở đó sẽ dao động. Dao động này truyền đi dọc theo ống sáo, tạo thành sóng âm. Sóng âm bị phản xạ ở hai đầu ống. Sẽ xảy ra hiện tượng sóng dừng nếu độ dài của ống bằng một số lẻ lần một phần tư bước sóng: [imath]l=(2 k+1) \dfrac{\lambda}{4}[/imath] ứng với tần số là: [imath]f=\dfrac{v}{\lambda}=(2 k+1) \dfrac{v}{4 l}[/imath]. Độ dài của ống sáo càng lớn thì âm phát ra có tần số càng nhỏ, âm phát ra càng trầm.

Câu 100: Đối với âm cơ bản và họa âm bậc hai do cùng một dây đàn phát ra thì:
A. Họa âm bậc 2 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.
B. Tần số họa âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản.
C. Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2 .
D. Tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ họa âm bậc 2 .
Ta có điều kiện để là một hoạ âm: [imath]l=\dfrac{k\lambda}{2}=\dfrac{kv}{2f}\Rightarrow f=\dfrac{kv}{2l}[/imath]
[imath]\Rightarrow[/imath] Tần số hoạ âm tỉ lệ thuận với bậc của hoạ âm
[imath]\Rightarrow[/imath] Tần số họa âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản.
Chọn B

Câu 101: Một dây đàn bầu hai đầu cố định, dao động, phát ra âm cơ bản ứng với nốt nhạc la có tần số [imath]440 Hz[/imath]. Tốc độ sóng trên dây là [imath]260 m/s[/imath]. Độ dài của dây đàn là :
A. [imath]30 cm[/imath]
B. [imath]25 cm[/imath]
C. [imath]35 cm[/imath]
D. [imath]27 cm[/imath]

Ta có điều kiện để là một hoạ âm: [imath]l=\dfrac{k\lambda}{2}=\dfrac{kv}{2f}[/imath]
Cây đàn phát ra âm cơ bản, nên [imath]k=1\Rightarrow l=\dfrac{v}{2f}[/imath]
Chiều dài của dây là: [imath]l=\dfrac{v}{2f}=\dfrac{260}{2.440}=0,295(cm)[/imath]
Chọn A

Câu 102: Ở Việt Nam, phổ biến loại sáo trúc có 6 lỗ bấm, 1 lỗ thổi và một lỗ định âm (là lỗ để sáo phát ra âm cơ bản). Các lỗ bấm đánh số [imath]1,2,3,4,5,6[/imath] tính từ lỗ định âm; các lỗ này phát ra các âm có tần số cách âm cơ bản được tính bằng cung theo thứ tự: 1 cung; 2 cung; 2,5 cung; 3,5 cung; 4,5 cung; 5,5 cung. Coi rằng mỗi lỗ bấm là một ống sáo rút ngắn. Hai lỗ cách nhau một cung và nửa cung (tính từ lỗ định âm) thì có tỉ số chiều dài đến lỗ thổi tương ứng là [imath]\frac{8}{9}[/imath] và [imath]\frac{15}{16}[/imath]. Giữa chiều dài [imath]\mathrm{L}[/imath], từ lỗ thổi đến lỗ thứ [imath]i[/imath] và tần số [imath]f_{i}(i=1 \rightarrow 6)[/imath] của âm phát ra từ lỗ đó tuân theo công thức [imath]L=\frac{v}{2 . f_{i}}[/imath] ([imath]v[/imath] là tốc độ truyền âm trong khí bằng [imath]340 m/s}[/imath] ). Một ống sáo phát ra âm cơ bản có tần số [imath]f_{0}=440 H z[/imath]. Lỗ thứ 5 phát ra âm cơ bản có tần số:
A. [imath]392 Hz[/imath]
B. [imath]494 Hz[/imath]
C. [imath]257,5 Hz[/imath]
D. [imath]751,8 Hz[/imath]
Các bài tập đi sâu vào dụng cụ các bạn có thể tham khảo hẳn qua một chuyên đề nhưng anh nghĩ nó không cần thiết và có thể gây mất thời gian.
Quá ít học sinh hiểu được cơ chế hoạt động của các dụng cụ.
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Đề 16:

Câu 75: Chọn câu đúng nhất. Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt [imath]n_1[/imath] tới mặt phân cách với môi trường trong suốt [imath]n_2[/imath] (với [imath]n_2 > n_1[/imath] ), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì:
A. Tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
B. Một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
C. Tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường [imath]n_2.[/imath]
D. Tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường [imath]n_1.[/imath]
Công thức khúc xạ ánh ánh: [imath]n_1sin i_1=n_2sini_2[/imath]
[imath]\Rightarrow sin i_2=\dfrac{n_1}{n_2}sin i_1 <1[/imath]
Tại mặt phân cách thì thia sáng bị gãy khúc, hiện tượng này được gọi là khúc xạ ánh sáng.
Nhưng một phần ánh sáng phản xạ ánh sáng chứ không bị khúc xạ hoàn toàn, khi càng tăng góc tới [imath]i_1[/imath] ta sẽ càng nhận ra rõ điều này.
Chọn B

Câu 76: Đặt vào hai đầu tụ điện [imath]C=\dfrac{10^{-4}}{\pi} F[/imath] một hiệu điện thế xoay chiều [imath]u=100\sqrt{2} cos(100\pi t) V[/imath]. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua tụ điện là:
A. [imath]I = 1,00 A.[/imath]
B. [imath]I = 100 A.[/imath]
C. [imath]I = 2,00 A.[/imath]
D. [imath]I = 1,41 A.[/imath]
[imath]Z_C=\dfrac{1}{2\pi fC}=100\Omega[/imath]
[imath]\Rightarrow I=\dfrac{U}{Z_C}=\dfrac{100}{100}=1,00(A)[/imath]
Chọn A

Câu 77: Đoạn mạch [imath]AB[/imath] được mắc nối tiếp theo thứ tự: cuộn dây với hệ số tự cảm [imath]L=\dfrac{2}{5 \pi} H[/imath], biến trở [imath]R[/imath] và tụ điện có điện dung [imath]C=\dfrac{10^{-2}}{25 \pi} F[/imath]. Điểm [imath]M[/imath] là điểm nối giữa [imath]R[/imath] và [imath]C[/imath]. Nếu mắc vào hai đầu [imath]A,M[/imath] một ắc quy có suất điện động [imath]12 V[/imath] và điện trở trong [imath]4 \Omega[/imath], điều chỉnh [imath]R=R_1[/imath] thì dòng điện có cường độ [imath]0,1875 A[/imath]. Mắc vào [imath]A, B[/imath] một hiệu điện thế [imath]u=120 \sqrt{2} \cos (100 \pi t)(V)[/imath] rồi điều chỉnh [imath]R=R_2[/imath] thì công suất tiêu thụ trên biến trở đạt giá trị cực đại bằng [imath]160W[/imath]. Tỉ số [imath]\dfrac{R_{1}}{R_{2}}[/imath] là:
A. 0,125 .
B. 1,6 .
C. 0 .
D. 0,25 .
Ta có: [imath]Z_L=40\Omega, Z_C=25\Omega[/imath]
Mắc vào hai đầu [imath]AM[/imath] một ắc quy thì : [imath]I=\dfrac{U}{R_1+r+r_d}\Rightarrow R_1+r_d+4=\dfrac{12}{0,1876}[/imath]
[imath]\Rightarrow R_1+r_d=60\Omega[/imath]
Công suất tiêu thụ cực đại: [imath]P_{max}=\dfrac{U^2}{2(R_2+r)}[/imath] với [imath]R_2=\sqrt{r_d^2+(Z_L-Z_C)^2}[/imath]
Từ hệ các phương trình trên: [imath]r_d=20\Omega,R_2=25\Omega\Rightarrow R_1=40\Omega\Rightarrow \dfrac{R_1}{R_2}=1,6[/imath]
Chọn B

Câu 78: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
A. Dòng điện không đổi.
B. Dòng điện tăng nhanh.
C. Dòng điện có giá trị nhỏ.
D. Dòng điện có giá trị lớn.
Ta có: [imath]E_c=\dfrac{\Delta \theta}{\Delta t}=L\dfrac{\Delta i}{\Delta t}[/imath]
Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi dòng điện biến thiên nhanh.
Chọn B

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99:

Chất bán dẫn (tiếng Anh: Semiconductor) là chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Chất bán dẫn hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt độ thấp và có tính dẫn điện ở nhiệt độ phòng. Ứng dụng thực tế đầu tiên của chất bán dẫn là vào năm [imath]1904[/imath] với máy Cat’s-whisker detector (tạm dịch là “máy dò râu mèo”) với một diode bán dẫn tinh khiết. Sau đó nhờ việc phát triển của thuyết vật lý lượng tử người ta đã tạo ra bóng bán dẫn năm [imath]1947[/imath] và mạch tích hợp đầu tiên năm [imath]1958[/imath]. Vì chất bán dẫn không được bày bán một cách phổ thông trong các cửa hàng giống như các thiết bị điện, nên nó có thể khó hình dung với nhiều người, nhưng trong thực tế, nó được sử dụng trong rất nhiều thiết bị hiện nay. Ví dụ:

- Cảm biến nhiệt độ được trong điều hòa không khí được làm từ chất bán dẫn. Nồi cơm điện có thể nấu cơm một cách hoàn hảo là nhờ hệ thống điều khiển nhiệt độ chính xác có sử dụng chất bán dẫn. Bộ vi xử lý của máy tính CPU cũng được làm từ các nguyên liệu chất bán dẫn.
- Nhiều sản phẩm tiêu dùng kỹ thuật số như điện thoại di động, máy ảnh, TV, máy giặt, tủ lạnh và bóng đèn LED cũng sử dụng chất bán dẫn.
- Ngoài lĩnh vực điện tử tiêu dùng, chất bán dẫn cũng đóng một vai trò trung tâm trong hoạt động của các máy ATM, xe lửa, internet, truyền thông và nhiều thiết bị khác trong cơ sở hạ tầng xã hội, chẳng hạn như trong mạng lưới y tế được sử dụng để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, vv... Thêm vào đó, hệ thống hậu cần hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy việc bảo tồn môi trường toàn cầu.

Câu 97: Các thiết bị bán dẫn chủ yếu hoạt động dựa trên hiện tượng nào dưới đây?
A. Quang điện ngoài.
B. Quang – phát quang.
C. Quang điện trong.
D. Cộng hưởng.
Hiện tượng quang điện được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống như: Chế tạo pin mặt trời: "Pin mặt trời hay tấm năng lượng mặt trời hoặc tấm quang điện".
Chọn C


Câu 98: (VD) Năng lượng kích hoạt là năng lượng cần thiết để giải phóng [imath]1[/imath] electron liên kết thành [imath]1[/imath] electron dẫn, giá trị đó của [imath]Ge[/imath] là [imath]0,66 eV[/imath]. Lấy [imath]e=1,6. 10^{-19} C ; h=6,625 .10^{-34} J;c=3.10^{8} m/s[/imath]. Giới hạn quang dẫn của [imath]Ge[/imath] là:
A. [imath]1,88 \mu m[/imath].
B. [imath]1,88 nm[/imath].
C. [imath]3,01.10^{-25} m[/imath].
D. [imath]3,01.10^{-15} m[/imath].
Giới hạn quang dẫn của [imath]Ge[/imath] là: [imath]\lambda=\dfrac{hc}{A}=\dfrac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{0,66.10^{-19}}=1,88\mu m[/imath]
Chọn A

Câu 99: (VD) Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là [imath]0,78 \mu m[/imath]. Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số [imath]f_1=4,5 .10^{14} Hz ; f_2=5,0.10^{13} Hz ; f_3=6,5. 10^{13}Hz[/imath] và [imath]f_4=6,0.10^{14} Hz[/imath]. Cho [imath]c=3.10^{8}m/s[/imath]. Hiện tượng quang dẫn xảy ra với các chùm bức xạ có tần số:
A. [imath]f_1[/imath] và [imath]f_2[/imath].
B. [imath]f_2[/imath] và [imath]f_3[/imath].
C. [imath]f_3[/imath] và [imath]f_4[/imath].
D. [imath]f_1[/imath] và [imath]f_4[/imath].
Tần số bức xạ [imath]f[/imath] càng lớn thì năng lượng [imath]E=hf[/imath] càng lớn. Nên chắc chắc chùm bức xạ [imath]f_1[/imath] và [imath]f_4[/imath] sẽ gây ra hiện tượng quang dẫn.
Chọn D

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:

Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.
Máy biến áp có thể chuyển đổi hiệu điện thế (điện áp) đúng với giá trị mong muốn, ví dụ từ đường dây trung thế [imath]10 kV[/imath] sang mức hạ thế [imath]220 V[/imath] hay [imath]400 V[/imath] dùng trong sinh hoạt dân cư. Tại các nhà máy phát điện, máy biến áp thường chuyển hiệu điện thế mức trung thế từ máy phát điện ( [imath]10 kV[/imath] đến [imath]50 kV[/imath] ) sang mức cao thế ( [imath]110 kV[/imath] đến [imath]500 kV[/imath] hay cao hơn) trước khi truyền tải lên đường dây điện cao thế. Trong truyền tải điện năng với khoảng cách xa, hiệu điện thế càng cao thì hao hụt càng ít.
Ngoài ra còn có các máy biến thế có công suất nhỏ hơn, máy biến áp (ổn áp) dùng để ổn định điện áp
trong nhà, hay các cục biến thế, cục sạc,... dùng cho các thiết bị điện với hiệu điện thế nhỏ ( [imath]230 V[/imath] sang [imath]24V, 12 V, 3 V,...[/imath] ).

Câu 100: Hiệu điện thế do nhà máy phát ra [imath]10 kV[/imath] . Nếu không sử dụng máy biến thế, hao phí truyền tải là [imath]5 kW[/imath]. Nhưng trước khi truyền tải, hiệu điện thế được nâng lên [imath]40 kV[/imath] thì hao phí trên đường truyền tải là bao nhiêu?
A. 1,25 kW.
B. 25 kW.
C. 0,3125 kW.
D. 1 kW.
Công thức tính hao phi trên đường dây: [imath]P_{hp}=\dfrac{P^2R}{U^2}[/imath]
[imath]\Rightarrow \dfrac{P_{hp_2}}{P_{hp_1}}=\dfrac{U_1^2}{U_2^2}[/imath]
[imath]\Rightarrow P_{hp_2}=\dfrac{P_{hp_1}U_1^2}{U_2^2}=\dfrac{5.10^2}{40^2}=0,3125(kW)[/imath]
Chọn C

Câu 101: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có [imath]N_1 = 1000[/imath] vòng, cuộn thứ cấp có [imath]N_2 = 2000[/imath] vòng. Hiệu điện thế hiệu dụng của cuộn sơ cấp là [imath]U_1 = 110 V[/imath] và của cuộn thứ cấp khi để hở là [imath]U_2 = 216 V[/imath]. Tỷ số giữa điện trở thuần và cảm kháng của cuộn sơ cấp là
A. 0,19.
B. 0,15.
C. 0,1.
D. 1,2.
Cuộn sơ cấp có điện trở r, nên hiệu điện thế của cuộn sơ cấp được máy biến thế biến đổi là: [imath]U_1=U_L[/imath]
Công thức máy biến áp: [imath]\dfrac{U_L}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2} \Rightarrow U_L=U_2\dfrac{N_1}{N_2}=216 . \dfrac{1000}{2000}=108(V)[/imath]
Hiệu điện thế hiệu dụng được đưa vào cuộn sơ cấp là:
[imath]U=\sqrt{U_r^2+U_L^2} \Rightarrow 110=\sqrt{U_r^2+108^2} \Rightarrow U_r=20,88(V)[/imath]
Tỉ số: [imath]\dfrac{r}{Z_L}=\dfrac{U_r}{U_L}=\dfrac{20,88}{108}=0,193[/imath]
Chọn A

Câu 102: Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng [imath]0,43[/imath]. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp [imath]24[/imath] vòng dây thì tỉ số điện áp bằng [imath]0,45[/imath]. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp
A. 100 vòng dây.
B. 84 vòng dây.
C. 60 vòng dây.
D. 40 vòng dây.

Gọi số vòng cuộn thứ cấp bị thiếu là [imath]x[/imath] (vòng).
Dự định: [imath]N_{1}=2 N_{2}[/imath].
Ta có: [imath]\begin{array}{l}\left\{\begin{array}{l}\dfrac{N_{2}-x}{N_{1}}=0,43 \\\dfrac{N_{2}-x+24}{N_{1}}=0,45\end{array}\right. \\\Rightarrow \dfrac{24}{N_{1}}=0,02\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}N_{1}=1200 \\N_{2}=600 \\x=84\end{array}\right.\end{array}[/imath]
Cần quấn thêm vào cuộn thứ cấp: [imath]84-24=60[/imath] (vòng)
Chọn C
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Đề thi lần 1 HSA

Câu 1: Để xác định thề tích máu trong cơ thể, người ta tiêm vào trong máu một người [imath]10 ml[/imath] một dung dịch chứa chất phóng xạ [imath]Na24[/imath] với nồng độ [imath]10^{-3} \mathrm{~mol} /[/imath] lít. Cho biết chu kỳ bán rã của [imath]\mathrm{Na} 24[/imath] là [imath]15[/imath] giờ. Sau 6 giờ kề từ thời điểm tiêm vào cơ thể người ta lấy ra [imath]10 \mathrm{ml}[/imath] máu và tìm thấy có [imath]1,78.10^{-8} \mathrm{~mol}[/imath] chất phóng xạ [imath]\mathrm{Na} 24[/imath]. Giả thiết với thời gian trên thì chất phóng xạ phân bố đều trong cơ thể. Thể tích máu của người đó là:
A. [imath]42,6[/imath] lit
B. [imath]2,13[/imath] lit
C. [imath]4,26[/imath] lit
D. [imath]21,3[/imath] lit

Ta có: [imath]N_{t}=N_{0} .2^{\frac{-t}{T}}=N_{0} .2^{-\frac{6}{15}}[/imath]
Vì [imath]N[/imath] tỉ lệ thuận với [imath]V[/imath] nên: [imath]\frac{V}{10. 10^{-3}} \cdot 1,78 \cdot 10^{-8}=10 \cdot 10^{-3} \cdot 10^{-3} \cdot 2^{-\frac{6}{15}}[/imath] [imath]\rightarrow V=4,26 l[/imath]
Chọn C
Câu 2: Cho một phần mạch điện một chiều như hình vẽ, nguồn điện một chiều không đồi [imath]15 \mathrm{~V}[/imath],điện trở thuẩn [imath]1 \Omega[/imath] cuộn cảm thuần [imath]\mathrm{L}=5 \mathrm{H}[/imath]. Xét tại thời điểm khi dòng điện qua mạch là [imath]5 \mathrm{~A}[/imath] theo chiều từ [imath]\mathrm{A}[/imath] đến [imath]\mathrm{B}[/imath] và đang giảm với tốc độ [imath]1000 \mathrm{~A} / \mathrm{s}[/imath] thì độ chênh điện thế giữa hai điểm [imath]A[/imath] và [imath]B[/imath] là:
1650075975449.png
A. [imath]10 \mathrm{~V}[/imath]
B. [imath]5 \mathrm{~V}[/imath]
C. [imath]15 \mathrm{~V}[/imath]
D. [imath]25 \mathrm{~V}[/imath]

Ta có: [imath]u_{A B}=i R-E-L . i^{\prime}=5.1-15-5 . 10^{-3} .(-1000)=-5 V[/imath]
Chọn B

Câu 3: Một vật khối lượng [imath]0,5 kg[/imath] được treo bời lực kế lò xo và nằm ngập trong nước của một bình đựng nước. Bình đựng nườc được đặt trên một cân đĩa như hình vẽ. Nếu khổi lượng của bình nườc là [imath]0,8 \mathrm{~kg}[/imath] và số chỉ của lực kế lò xo là [imath]3,0 \mathrm{~N}[/imath] Lấy gia tốc trọng trường là [imath]10 \mathrm{~m} / \mathrm{s}^{2}[/imath].Số chi của cân đĩa là:
1650076040493.png
A. [imath]0,8 \mathrm{~kg}[/imath]
B. [imath]1,6 \mathrm{~kg}[/imath]
C. [imath]1,3 \mathrm{~kg}[/imath]
D. [imath]1.0 \mathrm{~kg}[/imath]

Xét hệ bình nước và vật, các lực tác dụng lên hệ là:
-Lực căng dây [imath]T[/imath].
-Trọng lực [imath]P[/imath].
-Phản lực của cân đĩa [imath]N[/imath].
Hệ cân bằng nên: [imath]N+T=P \rightarrow N=P-T=10(0,5+0,8)-3,0=10(N)[/imath] Theo định luật III Newton thì áp lực [imath]Q[/imath] tác dụng lên cân là: [imath]Q=N[/imath]
Số chỉ của cân là: [imath]k=\frac{Q}{g}=1(\mathrm{~kg}[/imath] )
Chọn D

Câu 4: Mặt Trời có khói lượng [imath]2 \times 10^{30} \mathrm{~kg}[/imath] và công suất bửc xạ toàn phần [imath]3,9 \times 10^{26} \mathrm{~W}[/imath]. Nếu công suất bức xạ không đổi thì sau bao lâu khổi lượng giảm đi [imath]0,005 \%[/imath] ? Xem [imath]1[/imath] năm có [imath]365,25[/imath] ngày.
A. [imath]1,46[/imath] tỉ năm.
B. [imath]0,85[/imath] tỉ năm.
C. [imath]0,73[/imath] tỉ năm.
D. [imath]0,37[/imath] tỉ năm.

Khối lượng giàm đi: [imath]\Delta m=0,005 \% \cdot 2 \cdot 10^{30}=10^{26} \mathrm{~kg}[/imath]
Công thức anh-xtanh: [imath]\Delta E=\Delta m c^{2}[/imath]
Thời gian cần thiết: [imath]t=\frac{\Delta E}{P}=0,73[/imath] tỉ năm
Chọn C

Câu 5: Thanh kim loại [imath]\mathrm{OA}[/imath] dài [imath]1 \mathrm{~m}[/imath] quay đều trong mặt phẳng hình vẽ xung quanh trục quay đi qua điểm [imath]\mathrm{O}[/imath], thanh [imath]\mathrm{OA}[/imath] cắt các đường sức từ của một tử trường đều [imath]\mathrm{B}=0,04 \mathrm{~T}[/imath]. Cho biết thời gian quay một vòng hết là [imath]0,5 \mathrm{~s}[/imath].Véc tơ cám ứng từ có phương song song vời trục quay. Suất điện động cảm ừng xuất hiện trong thanh [imath]\mathrm{OA}[/imath] có độ lớn gần giá trị nào nhất sau đây?
A. [imath]63 \mathrm{mV}[/imath]
B. [imath]45 \mathrm{mV}[/imath]
C. [imath]453 \mathrm{mV}[/imath]
D. [imath]251 \mathrm{mV}[/imath]

Khi thanh quay đều trong từ trường , thay quét được một đoạn diện tích [imath]\mathrm{S}[/imath] xuyên qua từ thông nên xảy ra hiện tượng cảm ứng điện từ sao cho lực từ sinh ra chống lại sư chuyền động này.
Xét trong thời gian [imath]\Delta t[/imath] thanh quay được một góc [imath]\alpha=\omega \Delta t=4 \pi \Delta \mathrm{t}[/imath]
Ta có: [imath]\Delta \phi=\Delta S . B=\frac{\alpha R^{2}}{2} .0 .04=2 \pi \Delta[/imath] t.0.04
Suất điện động tự cảm là: [imath]E=\frac{\Delta \phi}{\Delta t}=0,251 \mathrm{~V}[/imath]
Chon D

Câu 6: Một học sinh dùng thí nghiệm giao thoa khe Young để đo bước sóng của một bức xạ đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là [imath]a=2 \mathrm{~mm} \pm 1 \%[/imath], khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng [imath]D=1 m \pm 2 \%[/imath] và độ rộng [imath]30[/imath] vân sảng liên tiếp là [imath]L=8,7 \mathrm{~mm} \pm 2 \%[/imath]. Chọn kết quả đúng khi đo bước sóng là:
A. [imath]\lambda=0,5 \mu m \pm 5 \%[/imath]
B. [imath]\lambda=0,6 \mu \mathrm{m} \pm 6 \%[/imath]
C. [imath]\lambda=0,60 \mu m \pm 0,03 \mu m[/imath]
D. [imath]\lambda=0,60 \mu m \pm 0,05 \mu m[/imath]

Độ rộng 30 vân sáng liên tiếp [imath]\rightarrow L=29 i=29 \frac{\lambda D}{a} \rightarrow \lambda=\frac{L a}{29 D}[/imath] [imath]\rightarrow \bar{\lambda}=0,6 \mu \mathrm{m}[/imath]
[imath]\rightarrow \Delta \lambda=\bar{\lambda}\left(\frac{\Delta a}{\bar{a}}+\frac{\Delta L}{\bar{L}}+\frac{\Delta D}{\bar{D}}\right)=0,03 \mu m[/imath]
Chọn D
Câu 7: Ành thật của nguồn sáng điểm [imath]S[/imath]qua một thấu kính hội tụ là [imath]S’.[/imath] Kết luận nào sau đây về thời gian truyền sáng của cảc tia xuất phát từ vật đến ảnh của nó qua thấu kính là ĐÚNG nhất.

1650076173823.png

A. Không xác định tuỳ thuộc vào vị trí [imath]S[/imath] và [imath]S'.[/imath]
B. Thời gian truyền sóng của tia [imath](2)[/imath] là ngắn nhất.
C. Thời gian truyền của các tia là bằng nhau.
D. Thời gian tăng dần theo thứ tự tia [imath](2), (1)[/imath] và [imath](3)[/imath].

Thời gian: [imath]t=\frac{S}{c}[/imath]
Nên thời gian dài ngắn phụ thuộc vào quãng đường truyền của mỗi tia sáng.
Quãng đường xuyên qua quang tâm [imath]\mathrm{O}[/imath] là ngắn nhất nên thời gian truyền của tia sáng (2) là ngắn nhất.
Chọn B

Câu 8: Hệ vân giao thoa thu được trên màn khi chiếu ánh sáng đơn sác màu xanh da trời qua khe Young là quá xít nhau để có thể đo được khoảng cách giữa các vân. Nhằm tăng khoảng cách giữa các vân, các biện pháp sau được sử dụng:

[imath](1)[/imath] Giảm khoảng cách giữa hai khe và tăng khoảng cách từ mặt phẳng khe đến màn.
[imath](2)[/imath] Thay bằng nguồn sáng đơn sắc có bước sóng màu đỏ.
[imath](3)[/imath] Tăng khoảng cách giữa hai khe.
Kết luận nào sau đây là Đúng:

A. Chi có biện pháp [imath](1)[/imath].
B. Cả [imath]3[/imath] biện pháp [imath](1), (2), (3)[/imath] đều được.
C. Chỉ biện pháp [imath](1)[/imath] và 4(2).$
D. Chỉ biện pháp [imath](2)[/imath] và [imath](3).[/imath]

Công thức khoảng vân: [imath]i=\frac{\lambda . D}{a}[/imath]
(1).Giảm khoảng cách giữa hai khe (a) và tăng khoảng cách từ khe đến màn [imath](\mathrm{D}) \rightarrow i[/imath] tăng.
(2). Thay nguồn có bước sóng đơn sắc màu đỏ. Vì [imath]\lambda_{d}>\lambda_{x} \rightarrow i[/imath] tăng.
(3).Tăng khoảng cách giữa hai khe (a) [imath]\rightarrow i[/imath] giảm.
Chọn C.

Câu 9: Phát biểu nào là SAI khi nói về quang điện trở?

A. Hiện tượng quang điện xảy ra trong quang trở khi được chiếu ánh sáng thích hợp là hiện tượng quang điện trong.
B. Bộ phận quan trọng của quang điện trở là một lớp chất bán dẫn có gắn hai điện cực.
C. Quang điện trở là một điện trở làm bằng chất quang dẫn.
D. Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vài chục ôm khi không được chiếu sáng đến vài mêgaôm khi được chiếu ánh sáng thich hơp.

[imath]\rightarrow A, B, C[/imath] đúng
Khi chiếu ánh sáng thích hợp vào thì điện trở của quang điện trở sẽ bị giảm xuống.
[imath]\rightarrow[/imath] Nhận định [imath]\mathrm{D}[/imath] là sai.
Chọn D
Câu 10: Khi đo hiệu điện thế và dòng điện qua điện trở, một học sinh đã mắc sai mạch như hình vẽ. Hỏi, với cách mắc đó, phát biểu nào sau đây là đúng về giá trị hiển thị trên ampe kế hoặc vôn kế:

A. Ampe kế chỉ giá trị [imath]2mA[/imath]
B. Vôn kế chỉ giá trị [imath]0V[/imath]
C. Ampe kế chỉ giá trị [imath]20A[/imath]
D. Vôn kế chỉ giá trị [imath]2V[/imath]

[imath]\begin{aligned}&\text { Ta có: } R_{/ /}=\frac{R \cdot R_{A}}{R+R_{A}}=\frac{0,1.1000}{0,1+1000} \\&\rightarrow R_{t d}=R_{V}+R_{/ /}=10^{6}+R_{/ /} \\&\rightarrow I=\frac{E}{R_{t d}} \rightarrow U_{v}=I \cdot R_{v} \approx 2 V\end{aligned}[/imath]
Chọn D
Câu 11: Vận tốc ánh sáng trong chân không có liên hệ với hai hằng số vật lý cơ bản là độ từ thẩm tuyệt đối [imath]\mu_{0}[/imath] của chân không và hằng số điện [imath]\varepsilon_{0}[/imath] theo biểu thức sau: [imath]c=\frac{1}{\sqrt{\mu_{0} \varepsilon_{0}}}[/imath]
Cho đơn vị của hằng số điện [imath]\varepsilon_{0}[/imath] là [imath]N^{-1} . C^{2} . m^{-2}[/imath] ( [imath]\mathrm{N}[/imath] là Newton, đơn vị của lực). Đơn vị độ từ thẩm tuyệt đối [imath]\mu_{0}[/imath] của chân không (hằng số từ) là:

A. [imath]\mathrm{kg}^{-1}. \mathrm{m}^{-1} . \mathrm{C}^{2}[/imath]
B. [imath]\mathrm{kg}[/imath].m. [imath]\mathrm{C}^{-2}[/imath]
C. [imath]kg.m.s^{-4} C^{-2}[/imath]
D. [imath]kg^{-1}.s^{-3}.C^{-1}[/imath]

Biểu thức: [imath]c=\frac{1}{\sqrt{\mu_{0} \varepsilon_{0}}} \rightarrow \mu_{0}=\frac{1}{c^{2} \varepsilon_{0}}=\mathrm{kg}. \mathrm{m} . \mathrm{c}^{-2}[/imath]
Chọn B

Câu 12: Hai gương phẳng hợp với nhau một góc và có mặt gương quay vào nhau. Một vật nhỏ nằm cách đều hai gương A và B.Số ảnh của O có thể nhìn thấy khi em quan sát (tính cả ảnh em nhìn thấy vật O ban đầu).
1650076452816.png
A.24
B.36
C.48
D.12

Xem đoạn thẳng [imath]\mathrm{OO}^{\prime}[/imath] là đường trực chuẩn.
Cứ [imath]15^{\circ}[/imath] từ trực chuẩn đi ra hai phía sẽ cho 1 ảnh và tất cả các ảnh cùng nằm trên một đường tròn tâm [imath]\mathrm{O}[/imath] '.
Số ảnh có thể nhìn thấy khi quan sát tính cả [imath]\mathrm{O}[/imath] ban đầu là: [imath]n=\frac{360^{\circ}}{15^{\circ}}=24[/imath]
Chọn A


Câu 13:
Một ô tô tải kéo một ô tô con có khối lượng [imath]2[/imath] tấn và cùng chạy nhanh dần đều, theo đường thẳng với vận tốc ban đầu [imath]v_{0}=0 \mathrm{~m} / \mathrm{s}[/imath]. Sau thời gian [imath]50 \mathrm{~s}[/imath] hai ô tô đỉ được [imath]400 \mathrm{m}[/imath]. Bỏ qua lực cán tác dụng lên ô tô con. Độ cứng của dây cáp nối hai ô tô là [imath]k=2 , 10^{6}[/imath] thì khi đó dây cáp giãn ra thêm một đoạn là:
A. [imath]\Delta x=0,32 \mathrm{~mm}[/imath]
B. [imath]\Delta x=0,16 \mathrm{~mm}[/imath]
C. [imath]\Delta x=0,32 \mathrm{~cm}[/imath]
D. [imath]\Delta x=0,16 \mathrm{~cm}[/imath]

Công thức tính quãng đường: [imath]S=\frac{a t^{2}}{2} \rightarrow a=\sqrt{\frac{2 S}{t^{2}}}=0,32 \mathrm{~m} / \mathrm{s}^{2}[/imath]
Định luật II Newton: [imath]a=\frac{F_{cap}}{m_{oto}} \rightarrow F_{cap}=m_{oto} . a[/imath]
Mà [imath]F_{cap}=k. \Delta l \rightarrow \Delta l=\frac{m_{oto}. a}{k}=0,032 \mathrm{~cm}=0,32 \mathrm{~mm}[/imath]
Chọn A

Câu 14: Cho mạch điện như hình vẽ: [imath]\mathrm{X}, \mathrm{Y}[/imath] là hai hộp kín, mỗi hộp chi chứa hai trong ba phần từ sau: điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện, hai phần từ được mắc nối tiếp. Các vôn kế và ampe lý tưởng có thể đo được dòng một chiều và dòng xoay chiều. Ban đầu, mẳc hai điểm [imath]\mathrm{N}, \mathrm{D}[/imath] vào hai cực của nguồn điện một chiều không đổi thì [imath]V_{2}[/imath] chì [imath]45 \mathrm{~V}[/imath], ampe kế chì [imath]1,5 \mathrm{~A}[/imath].Sau đó, ngắt ND khỏi nguồn, mắc [imath]M, D[/imath] vào hai cực của nguồn điện xoay chiều có điện áp [imath]u=120 \cos (100 \pi \mathrm{t}) \quad V[/imath] thì ampe kế chi [imath]1,0 \mathrm{~A}[/imath], số chị hai vôn kế bằng nhau nhưng điện áp tức thời hai đầu các vôn kế lệch pha nhau [imath]\frac{\pi}{2}[/imath].Kết luận nào sau đây là Sai:
1650076524628.png

A. Độ tự cảm của cuộn dây trong mạch là [imath]\frac{0,3}{\pi} H[/imath]
B.Trong hộp [imath]\mathrm{Y}[/imath] có cuộn cảm và điện trở, trong hộp [imath]\mathrm{X}[/imath] là tụ điện và điện trở.
C. Điện dung của tụ điện trong mạch là [imath]\frac{10^{-3}}{3 \pi}(F)[/imath]
D. Mạch có hai điện trở và các điện trở này có giá trị khác nhau.

Nối hai cực vào [imath]\mathrm{ND}[/imath] có dòng điện [imath]\rightarrow Y[/imath] chứa [imath]\mathrm{R}[/imath] và [imath]\mathrm{L}: R_{Y}=\frac{U}{I}=30 \Omega[/imath]
Ta có: [imath]u_{x} \perp u_{y} \rightarrow \mathrm{X}[/imath] chứa [imath]\mathrm{R}[/imath] và [imath]\mathrm{C}[/imath].
Và [imath]Z_{L} \cdot Z_{C}=R_{X} . R_{Y}[/imath]
Số chì vôn kế bằng nhau nên: [imath]R_{X}{ }^{2}+Z_{C}{ }^{2}=30^{2}+Z_{L}{ }^{2}[/imath]
Ta có tổng trở: [imath]Z=\frac{U}{I}=60 \sqrt{2} \Omega \rightarrow\left(30+R_{X}\right)^{2}+\left(Z_{L}-Z_{C}\right)^{2}=7200[/imath]
Hệ ba phương trình ba ẩn số : [imath]Z_{L}=30 \sqrt{3}, Z_{C}=30, R_{X}=30 \sqrt{3}[/imath]
[imath]\rightarrow L=\frac{0,3 \sqrt{3}}{\pi} H \rightarrow A[/imath] sai
Chọn A

Câu 15: Năm người đo khoảng cách giữa hai điểm cho trước bởi cùng một thước và nhận được các kết quả như sau: (1) [imath]5 \mathrm{~cm}[/imath]; (2) [imath]5,2 \mathrm{~cm}[/imath]; (3) [imath]4,9 \mathrm{~cm}[/imath]; (4) [imath]5,0 \mathrm{~cm}[/imath]; (5) [imath]5,5 \mathrm{~cm}[/imath]. Kết luận nào sau đây là Đúng:

A. Khoảng cách giữa hai điểm nằm trong khoảng từ [imath]4,9 \mathrm{~cm}[/imath] đến [imath]5,5 \mathrm{~cm}[/imath].
B. Thước có vạch chia nhỏ nhất là [imath]0,1 \mathrm{~cm}[/imath].
C. Khoảng cách hai điểm chính xác là [imath]5,12 \mathrm{~cm}[/imath].
D. Khoảng cách giữa hai điểm nằm trong khoảng từ [imath]4,92 \mathrm{~cm}[/imath] đến [imath]5,34 \mathrm{~cm}[/imath].

Đo trung bình là: [imath]\bar{d}=\frac{\sum_{i=1}^{5} d_{i}}{5}=5,12 \mathrm{~cm}[/imath]
Giá trị đo trung bình là: [imath]\bar{d}=\frac{\sum_{i=1}}{5}=5,12[/imath] Sai số tuyệt đối mỗi lần đo: [imath]\Delta d_{i}=\left|d_{i}-\bar{d}\right|[/imath] [imath]\rightarrow d=\bar{d} \pm \Delta d=5,12 \pm 0,19 \mathrm{~cm}[/imath]
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Elishuchi

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Đề Tham Khảo Tuyển Sinh ĐH Công An ND 2022
Câu 1: Vận tốc rơi tự do phụ thuộc vào thời gian được biểu diễn theo dạng đồ thị nào sau đây:
A.1653070003652.pngC.1653069787094.png
B.1653070017028.pngD.1653069798394.png

Ta có vận tộc rơi tự do theo thời gian có phương trình: Đồ thị của [imath]v[/imath] theo [imath]t[/imath] là hàm bậc nhất đi qua gốc tọa độ.
Đáp án A

Câu 2: Kính lúp là dụng cụ quang học thường được sử dụng trong công tác khám nghiệm hiện trường. Khi thu thập dấu vết hiện trường bằng kính lúp, tính chất của ảnh thu được là:
A. Ảnh ngược chiều, lớn hơn vật.
B. Ảnh cùng chiều, lớn hơn vật.
C. Ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ngược chiều, nhỏ hơn vật.

Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
Đáp án B

Câu 3: Laze không được sử dụng trong thiết bị nào sau đây:
A. Máy ngắm đường thẳng trong trắc địa.
B. Máy bắn tốc độ cao giao thông.
C. Máy soi hành lý ở sân bay.
D. Đầu lọc đĩa CD/DVD

Máy soi hành lý ở sân bay là ứng dụng của tia X
Đáp án C

Câu 4: Trong khoảng thời gian 6 giờ có 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng xạ bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị đó là
A. [imath]8[/imath] giờ.
B. [imath]4[/imath] giờ.
C. [imath]3[/imath] giờ.
D. [imath]12[/imath] giờ.

Số hạt nhân bị phân rã sau thời gian [imath]t[/imath] là: [imath]N=N_{0}\left(1-2^{-\dfrac{t}{T}}\right)[/imath]
Thay số ta có: [imath]0,75=1-2^{-\dfrac{6}{T}} \Rightarrow T=3 h[/imath]
Vậy chu kì bán rã của đồng vị đó là [imath]3 h[/imath]
Đáp án C

Câu 5: Một mạch dao động [imath]LC[/imath] lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm [imath]20 mH[/imath] và tụ điện có điện dung [imath]C[/imath]. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện [imath]i=0,2 \cos(2.10^3t)[/imath] ([imath]i[/imath] tính bằng [imath]A, t[/imath] tính bằng [imath]s[/imath]). Ở thời điểm cường độ dòng điện trong mạch bằng một nửa cường độ dòng điện cực đại thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có độ lớn bằng:

A. [imath]3\sqrt{3}[/imath] V
B. [imath]2\sqrt{3}[/imath] V
C. [imath]6\sqrt{3}[/imath] V
D. [imath]4\sqrt{3}[/imath] V

Ta có: [imath]\omega=2.10^{3} rad/s[/imath] mà [imath]\omega=\dfrac{1}{\sqrt{LC}} \Rightarrow C=\dfrac{1}{L. \omega^{2}}[/imath]
Lại có: [imath]U_{0}=I_{0} \sqrt{\dfrac{L}{C}}=I_{0}. L . \omega=0,2 .2 .10^{3} . 20.10^{-3}=8V[/imath]
Tại thời điểm: [imath]|i|=\dfrac{I_{0}}{2} \Rightarrow |u|=\dfrac{U_{0} \sqrt{3}}{2}=4 \sqrt{3} V[/imath]
Đáp án D

Câu 6: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng sử dụng là nguồn đơn sắc có bước sóng [imath]\lambda[/imath]. Tại điểm [imath]M[/imath] trên màn quan sát, ta thu được vân sáng bậc [imath]k[/imath]. Khi tăng hoặc giảm khoảng cách từ hai khe tới màn quan sát một đoạn [imath]\Delta D[/imath] (sao cho màn quan sát vẫn song song với màn chứa hai khe và vị trí vân sáng trung tâm không thay đổi) thì tại [imath]M[/imath] có vân sáng tương ứng với bậc [imath]k_{1}[/imath] và bậc [imath]k_{2}[/imath]. Mối liên hệ giữa [imath]k, k_{1}, k_{2}[/imath] là:
A. [imath]k=\dfrac{k_{1}+k_{2}}{2}[/imath]
B. [imath]k=\dfrac{\left|k_{1}-k_{2}\right|}{2}[/imath]
C. [imath]\dfrac{1}{k}=\dfrac{1}{2} .\left|\dfrac{1}{k_{1}}-\dfrac{1}{k_{2}}\right|[/imath]
D. [imath]\dfrac{1}{k}=\dfrac{1}{2}.\left|\dfrac{1}{k_{1}}+\dfrac{1}{k_{2}}\right|[/imath]

Ta có ban đầu: [imath]k=\dfrac{x}{i}=\dfrac{x . a}{\lambda .D}[/imath]
Tăng hoặc giảm một lượng [imath]\Delta D[/imath].Ta được: [imath]\left\{\begin{array}{l}k_{1}=\dfrac{x . a}{\lambda .(D+\Delta D)} \\ k_{2}=\dfrac{x. a}{\lambda .(D-\Delta D)}\end{array}\right.[/imath]
Mối liện hệ giữa [imath]k, k_{1}, k_{2}[/imath] là: [imath]\dfrac{1}{k}=\dfrac{1}{2}.\left|\dfrac{1}{k_{1}}+\dfrac{1}{k_{2}}\right|[/imath]
Đáp án D

Câu 7: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha được đặt tại [imath]A[/imath] và [imath]B[/imath]. Điểm [imath]M[/imath] trên mặt nước dao động với biên độ cực đại và [imath]MB – MA = 8 cm[/imath]. Biết tốc độ truyền sóng là [imath]40 cm/s[/imath] và tần số sóng nằm trong khoảng từ [imath]18 Hz[/imath] đến [imath]21 Hz[/imath]. Điểm [imath]M[/imath] nằm trên đường cực đại bậc?

Bậc [imath]k[/imath] của điểm [imath]M[/imath] là: [imath]k=\dfrac{MB-MA}{\lambda}=\dfrac{(MB-MA) . f}{v}=\dfrac{8 . f}{40}[/imath]
Vì [imath]18<f<21 \Rightarrow 3,6<k<4,2[/imath]
Do [imath]M[/imath] là một cực đại nên [imath]k=4[/imath].
Vậy [imath]M[/imath] nằm trên đường cực đại bậc [imath]4[/imath] .
Đáp án D

Câu 8:
Trong một thí nghiệm về dao động, ta treo một vật nặng vào đầu dưới của lò xo nhẹ và kích thích cho hệ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào điểm treo biến đổi theo thời gian như hình vẽ bên. Lấy [imath]g = 10m/s^2[/imath] . Khối lượng [imath]m[/imath] của quả nặng là:

A. [imath]0,2 kg.[/imath]
B. [imath]0,1 kg.[/imath]
C. [imath]0,3 kg.[B] [/B][/imath]
D. [imath]0,4 kg.[/imath]
1653070894571.png

Dựa vào đồ thị, nhận xét [imath]A>\Delta l_{0}[/imath]. Và đỉnh cao nhất, và thấp hơn của hai parabol tương ứng vị trí biên dưới và biên trên.
Ta có: [imath]\dfrac{F_{duoi}}{F_{tren}}=\dfrac{A+\Delta l}{A-\Delta l}=\dfrac{6}{2}=3[/imath]
Lại có: [imath]\dfrac{k.\Delta l}{k .(\Delta l+A)}=\dfrac{1}{3} \Rightarrow k. \Delta l=\dfrac{F_{duoi}}{3}=2(N)[/imath]
Tại VTCB của lò xo, ta có: [imath]mg=k . \Delta l \Rightarrow m=\dfrac{k .\Delta l}{g}=\dfrac{2}{10}=0,2(k g)[/imath]
Đáp án A

Câu 9: Đặt điện áp [imath]u=U \sqrt{2} \cos (\omega t) V[/imath]. (U và [imath]\omega[/imath] không đồi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp điện trở [imath]R[/imath] và cuộn cảm thuần có độ tự cảm [imath]L[/imath] thay đồi được. Dùng vôn kế lý tưởng mắc vào hai đầu [imath]\mathrm{L}[/imath]. Khi [imath]L=L_{1}[/imath] thì số chì vôn kế là [imath]U_{1}[/imath], độ lệch pha của [imath]u[/imath] và [imath]i[/imath] là [imath]\varphi_{1}[/imath] và mạch [imath]AB[/imath] tiêu thụ công suất [imath]P_{1}[/imath]. Khi [imath]L=L_{2}[/imath] thì số chì vôn kế là [imath]U_{2}[/imath], độ lệch pha của [imath]u[/imath] và [imath]i[/imath] là [imath]\varphi_{2}[/imath] và mạch [imath]AB[/imath] tiêu thụ công suất là [imath]P_{2}[/imath]. Nếu [imath]\varphi_{1}+\varphi_{2}=\dfrac{\pi}{2}[/imath] và [imath]U_{1}=3 U_{2}[/imath] thì tì số [imath]\dfrac{P_{2}}{P_{1}}[/imath] là:
A. [imath]\dfrac{1}{9}[/imath]
B. [imath]9[/imath]
C. [imath]3[/imath]
D. [imath]\dfrac{1}{3}[/imath]

Sử dụng giản đồ NAV. Chuẩn hóa [imath]U_{2}=1, U_{1}=3 \Rightarrow U=\sqrt{U_{1}^{2}+U_{2}^{2}}=\sqrt{10}[/imath]
[imath]\left\{\begin{array}{l}\cos \varphi_{1}=\dfrac{U_{2}}{U}=\dfrac{1}{\sqrt{10}} \\\cos \varphi_{2}=\dfrac{U_{1}}{U}=\dfrac{3}{\sqrt{10}}\end{array}\right.[/imath]
Mặt khác công suất [imath]P[/imath] được tính theo công thức: [imath]P=\frac{U^{2}}{R} \cos ^{2} \varphi[/imath] Vậy tỉ số: [imath]\dfrac{P_{2}}{P_{1}}=\dfrac{\cos ^{2} \varphi_{2}}{\cos ^{2} \varphi_{1}}=9[/imath]
Đáp án B
1653071238034.png
 

Attachments

  • 1653069807023.png
    1653069807023.png
    14.5 KB · Đọc: 1
Top Bottom