Vật lí Hướng tới kì thi đánh giá năng lực BCA

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hướng tới kì thi đánh giá năng lực Bộ Công An


"NẾU ĐƯỢC CHO THÊM MỘT CƠ HỘI NỮA... THÌ BẠN CÓ TIẾP TỤC CHỌN THI CÔNG AN KHÔNG?"
Gửi tới các anh/chị, trở thành một người khoác trên vai mình đồng phục xanh là một ước mơ biết bao nhiêu người. Đã có bao nhiêu khoảnh khắc gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường, chúng ta vẫn không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục chọn con đường đó.
Kì thi đánh giá năng lực BCA là một cơ hội nữa giúp ta một tay chạm tới ước mơ này. Box vật lý sẽ giúp anh/chị tổng hợp lại kiến thức về môn vật lý để có thể đạt được số điểm cao nhất. Việc của mọi người là tin tưởng chúng mình, box lý sẽ không phụ lòng các bạn
Sau đây là một số chi tiết về kì thi này mình lượm nhặt trong group mình hỗ trợ. Mình xin phép chia sẻ ở đây:

Tổng quan về kỳ thi đánh giá năng lực bộ công an 2022

❤️
1.Cơ cấu
⭕
Đề thi sẽ có [imath]4[/imath] mã , thí sinh chọn [imath]1[/imath] trong [imath]4[/imath] mã đề . Đề thi minh họa có [imath]4[/imath] mã đề để tham khảo gồm:
⚪
[imath]CA1[/imath] với phần trắc nghiệm bao gồm lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh ([imath]90[/imath] phút); phần tự luận là toán (90 phút).
⚪
[imath]CA2[/imath] với phần trắc nghiệm bao gồm lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh ([imath]90[/imath] phút); phần tự luận là ngữ văn (90 phút).
⚪
[imath]CA3[/imath] với phần trắc nghiệm bao gồm lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc ([imath]90[/imath] phút); phần tự luận là toán (90 phút).
⚪
[imath]CA4[/imath] với phần trắc nghiệm bao gồm lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc ([imath]90[/imath] phút); phần tự luận là ngữ văn (90 phút).
Tổng điểm của bài thi là [imath]100[/imath] điểm, tro xeng đó phần trắc nghiệm tối đa [imath]60[/imath] điểm và phần tự luận tối đa [imath]40[/imath] điểm.
Tổng thời gian làm bài thi đánh giá năng lực vào các trường công an là [imath]180[/imath] phút, trong đó phần trắc nghiệm chiếm [imath]90[/imath] phút, phần tự luận [imath]90[/imath] phút.
⭕
Đề thi gồm [imath]2[/imath] phần:
Phần thi trắc nghiệm đánh giá kiến thức của thí sinh ở cả [imath]3[/imath] lĩnh vực:
⚪
Lĩnh vực khoa học tự nhiên gồm [imath]25[/imath] câu (mỗi câu [imath]1[/imath] điểm) tương ứng với [imath]25[/imath] điểm; kiến thức cốt lõi gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học. Trong đó, [imath]80%[/imath] kiến thức lớp [imath]12; 20%[/imath] kiến thức lớp [imath]10, 11[/imath], được đánh giá theo [imath]4[/imath] cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.
⚪
Lĩnh vực khoa học xã hội gồm [imath]25[/imath] câu (mỗi câu [imath]1[/imath] điểm) tương ứng với [imath]25[/imath] điểm; kiến thức cốt lõi gồm Lịch sử, Địa lý, Văn hóa kinh tế xã hội. Trong đó [imath]80%[/imath] kiến thức lớp [imath]12; 20%[/imath] kiến thức lớp [imath]10, 11,[/imath] được đánh giá theo [imath]4[/imath] cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.
⚪
Lĩnh vực ngôn ngữ (thí sinh được lựa chọn một trong hai ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc theo nguyện vọng thí sinh đăng ký khi sơ tuyển) gồm [imath]20[/imath] câu (mỗi câu [imath]0,5[/imath] điểm) tương ứng với [imath]10[/imath] điểm, được đánh giá theo [imath]4[/imath] cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.
⚪
Phần tự luận, thí sinh được lựa chọn một trong hai lĩnh vực là Toán học hoặc Ngữ văn theo nguyện vọng.
⚪
Môn Toán học có từ [imath]3 - 5[/imath] câu với [imath]40[/imath] điểm, trong đó 80% kiến thức lớp [imath]12; 20%[/imath] kiến thức lớp [imath]10, 11[/imath], được đánh giá theo [imath]4[/imath] cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.
⚪
Môn Ngữ văn gồm [imath]2[/imath] câu với [imath]40[/imath] điểm thuộc kiến thức lớp [imath]12[/imath], trong đó câu [imath]1[/imath] là đọc hiểu với [imath]10[/imath] điểm; câu [imath]2[/imath] làm văn với [imath]30[/imath] điểm.
❤️
2.Thời gian và địa điểm
Năm [imath]2022[/imath], bộ công an thi vào giữa tháng [imath]7[/imath] chính xác là ngày [imath]17/7[/imath], và chỉ diễn ra duy nhất [imath]1[/imath] lần trong năm. Trước đó các thí dinh đều phải kiểm tra cả thể lực sức khỏe và lí lịch cực kì kĩ càng. Nếu nguyện vọng của chúng ta ở đâu thì sẽ được các trường sắp xếp để xếp phòng thi tại trường. Tại đó sẽ có nơi ăn ngủ nghỉ trước hôm thi [imath]1[/imath] ngày để các thí sinh chuẩn bị cho hôm sau thi chính thức.
Thí sinh sẽ thi tại các học viện, trường đại học công an nhân dân theo nguyện vọng thí sinh đã đăng ký khi sơ tuyển. Riêng các thí sinh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các học viện, trường đại học công an nhân dân ở phía Bắc sẽ thi tại các trường đại học công an nhân dân ở phía Nam.
❤️
3.Cách tính điểm
Kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an sẽ chiếm [imath]60%[/imath] tổng điểm xét tuyển, điểm thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT chiếm [imath]40%[/imath] tổng điểm xét tuyển.
❤️
4.Đề thi
[imath]4[/imath] mã đề thi minh họa năm [imath]2022[/imath] đều đã có trên các trang web và cổng thông tin điện tử của bộ
Đề thi năm nay môn toán và văn tự luận.

"Biển cạn đá mòn không hề sợ
Chỉ sợ tỉnh giấc hết đam mê"
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An

Ôn tập lớp 10:

Chủ đề: Chuyển động thằng biến đổi đều, rơi tự do

Kiến thức tổng quát:

+ Các định nghĩa:


* Phân biệt tốc độ và vận tốc:
- Tốc độ là độ lớn. Là một đại lượng vô hướng và luôn dương. Khi nói đến tốc độ, ta chỉ quan tâm đến sự nhanh chậm mà thôi.
- Vận tốc là một vector, là đại lượng có hướng, có thể âm hoặc dương tuỳ vào cách chọn chiều dương. Khi nói đến vận tốc ngoài tốc độ ta còn quan tâm đến hướng nữa.
- Chuyển động đều là chuyển động có vector vận tốc không đổi theo thời gian.
Chú ý: vector vận tốc [imath]\overrightarrow{v}[/imath] là đại lượng có hướng, tức vận tốc không đổi theo cả chiều hướng lẫn độ lớn.
- Chuyển động biến đổi đều là chuyển động có vector gia tốc không đổi theo thời gian
Tương ứng sẽ có hai khái niệm chuyển động nhanh dần đều, và chuyển động chậm dần đều.
Hiểu một cách đơn giản, chuyển động nhanh dần đều là chuyển động biến đổi đều có gia tốc và vận tốc cùng dấu nhau. Đối với chậm dần đều thì ngược lại
Chú ý: Ở định nghĩa này rất nhiều bạn nhầm, chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc mang dấu dương [imath](a>0)[/imath] còn chậm dận đều thì [imath](a<0)[/imath]. Nhưng đây hoàn toàn là quan điểm sai, bởi vì trong trường hợp vận tốc của mình đang âm thì việc gia tốc dương sẽ làm tốc độ giảm đi, vật chuyển động chậm lại.

* Phân biệt toạ độ và khoảng cách.
- Khoảng cách là một đại lượng ko âm, ko có hướng. Vd: khoảng cách từ [imath]A\to B[/imath]
- Toạ độ là độ dài đại số, có thể âm hoặc dương . Vd: vật đang có toạ độ [imath]x=-5cm[/imath]
1671200136018.png
* Hệ quy chiếu:
Hiểu là nó sẽ giúp chúng ta xác định được vị trí của một thứ bất kì trong không gian và theo thời gian. Vì vậy nó bao gồm một cái đồng hồ và một hệ trục toạ độ để xác định vị trí. (Tức là toạ độ so với điểm được chọn làm gốc [imath]O[/imath])

+ Các công thức cơ bản:


- Phương trình chuyển động: [imath]x=x_0+v_o.t+\dfrac{at^2}{2}[/imath]
- Quãng đường đi được: [imath]S=v_o.t+\dfrac{at^2}{2}[/imath]
- Phương trình vận tốc: [imath]v=v_0+at[/imath]
- Công thức độc lập thời gian: [imath]v^2-v_0^2=2aS[/imath]

Trong đó các đại lương trên lần lượt là: (để thống nhất chúng ta sẽ luôn đưa về đơn vị chuẩn của từng đại lượng)
- [imath]x:[/imath] Toạ độ tại thời điểm [imath]t[/imath] [imath](m)[/imath]
- [imath]x_0:[/imath] Toạ độ tại thời điểm chọn làm mốc [imath](t=0)[/imath] [imath](m)[/imath]
- [imath]v_0:[/imath] Vận tốc ban đầu [imath](m/s)[/imath]
- [imath]a:[/imath] Gia tốc của vật [imath](m/s^2)[/imath]

Đặc biệt cho một chuyển động biến đổi đều là rơi tự do
- Chúng ta sẽ thả rơi một vật không vận tốc đầu từ một độ cao nhất định. Đó là rơi tự do
Các đại lượng tương ứng lúc này so với công thức bên trên là:
+ [imath]v_0=0[/imath]
+ [imath]a=g[/imath] (gọi là gia tốc trọng trường) (trong đề bài sẽ được cho)
Thay vào một vài công thức ta được:
- [imath]h=\dfrac{gt^2}{2}[/imath]
- [imath]S=\dfrac{gt^2}{2}[/imath]
- [imath]v^2=2gh[/imath]

Bài tập rèn luyện kĩ năng:

Câu 1: Một chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều khi:
A. Gia tốc [imath]< 0.[/imath]
B. Vận tốc giảm dần.
C. Vận tốc và gia tốc trái dấu.
D. Vận tốc [imath]< 0.[/imath]

Theo định nghĩa: vận tốc và gia tốc trái dấu
Chọn [imath]C[/imath]

Câu 2: Chỉ ra câu sai. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A. Véctơ gia tốc ngược chiều với véctơ vận tốc.
B. Gia tốc là đại lượng không đổi.
C. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.

Khi vật chuyển động nhanh dần đều thì vector gia tốc cùng chiều vector vân tốc
Chọn [imath]A[/imath]

Câu 3: Số chỉ của tốc kế trên xe máy cho biết
A. Tốc độ trung bình của xe.
B. Tốc độ tức thời của xe.
C. Tốc độ lớn nhất của xe.
D. Sự thay đổi tốc độ của xe.

Số chỉ của tốc kế trên xe mấy là tốc độ tức thời của xe tại thời điểm đấy
Chọn [imath]B[/imath]

Câu 4: Phương trình nào dưới đây là phương trình vận tốc của một chuyển động nhanh dần đều
A. [imath]v=10-5t[/imath]
B. [imath]v=-10+5t[/imath]
C. [imath]v=10t[/imath]
D. [imath]v=-10-5t[/imath]

Để vật chuyển động nhanh dần đều thì vận tốc và gia tốc cùng dấu
Chỉ có đáp án [imath]D[/imath] thoả mãn [imath]v[/imath] và [imath]a[/imath] cùng bé hơn [imath]0[/imath]
Chọn [imath]D[/imath]

Câu 5: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục [imath]Ox[/imath], với sự phụ thuộc của tọa độ theo thời gian được biểu diễn bởi phương trình: [imath]x=\dfrac{-2}{3}t^2+16t+2[/imath] , với [imath]t[/imath] tính theo giây. Từ thời điểm vật bắt đầu chuyển động, vật sẽ dừng lại sau khoảng thời gian
A. 8s
B.
10s
C. 12s
D. 14s

Dựa vào phương trình toạ độ: [imath]x=x_0+v_o.t+\dfrac{at^2}{2}[/imath]
Đồng nhất với phương trình [imath]x=\dfrac{-2}{3}t^2+16t+2[/imath]
[imath]\Rightarrow \begin{cases} v_0=16\\ a=\dfrac{-4}{3}\end{cases}\Rightarrow v=v_0+at=16-\dfrac{4}{3}t[/imath]
Vật dừng lại khi [imath]v=0\Rightarrow 16-\dfrac{4}{3}t=0\Rightarrow t=12s[/imath]
Chọn [imath]C[/imath]

Câu 6: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái nghỉ, vận tốc của vật thay đổi theo thời gian theo quy luật [imath]v=4t(m/s)[/imath], với [imath]t[/imath] tính theo giây. Quãng đường vật đi được trong [imath]3s[/imath] đầu là:
A. [imath]6m[/imath]
B. [imath]12m[/imath]
C. [imath]18m[/imath]
D. [imath]36m[/imath]

Ta có: [imath]v=4t\Rightarrow a=4m/s^2[/imath]
[imath]\Righarrow S_{t=3}=\dfrac{at^2}{2}=\dfrac{4.3^2}{2}=18m[/imath]
Chọn [imath]C[/imath]

Câu 7: Một ô tô chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, đạt vận tốc [imath]20m/s[/imath] sau [imath]10s[/imath]. Gia tốc của xe là:
A. [imath]2 m/s^2[/imath]
B. [imath]4 m/s^2[/imath]
C. [imath]0,5 m/s^2[/imath]
D. [imath]0,2 m/s^2[/imath]

Ta có: [imath]v=v_0+at\Rightarrow a=\dfrac{v-v_0}{t}=\dfrac{20-0}{10}=2m/s^2[/imath]
Chọn [imath]A[/imath]

Câu 8: Một vật chuyển động chậm dần đều, trong [imath]3s[/imath] cuối trước khi dừng hẳn vật đi được [imath]9m[/imath]. Gia tốc của vật là
A. [imath]– 1 m/s^2[/imath]
B. [imath]– 2 m/s^2[/imath]
C. [imath]– 0,5 m/s^2[/imath]
D. [imath]– 1,5 m/s^2[/imath]

Ta có: [imath]v=v_0+at\Rightarrow a=\dfrac{v-v_0}{t}=\dfrac{20-0}{10}=2m/s^2[/imath]
Chọn [imath]A[/imath]

Câu 9: Một vật rơi tự do từ độ cao [imath]h[/imath] xuống đất. Nếu thời gian để vật rơi được nửa quãng đường đầu là [imath]t_1[/imath] , thời gian vât rơi được nửa quãng đường sau là [imath]t_2[/imath] thì mối quan hệ giữa [imath]t_1[/imath] và [imath]t_2[/imath] là:
A. [imath]t_1=t_2[/imath]
B. [imath]t_1>t_2[/imath]
C. [imath]t_1<t_2[/imath]
D. phụ thuộc khối lượng của vật

Gọi cả quãng đường là [imath]S[/imath]
Ta có phương trình:
+ [imath]\dfrac{S}{2}=\dfrac{gt_1^2}{2}\Rightarrow t_1=\sqrt{\dfrac{S}{g}}[/imath]
+ [imath]S=\dfrac{gt^2}{2}\Rightarrow t_2=\sqrt{\dfrac{2S}{g}}[/imath]
[imath]\Rightarrow t_2=t-t_1=\sqrt{\dfrac{2S}{g}}-\sqrt{\dfrac{S}{g}}=(\sqrt{2}-1)\sqrt{\dfrac{S}{g}} <t_1[/imath]
Chọn [imath]B[/imath]

Câu 10: Một hòn đá rơi tự do từ một điểm cách mặt đất [imath]45m[/imath], tại nơi có gia tốc trọng trường [imath]g[/imath]. Vận tốc của hoà đá ngay trước khi chạm đất là
A. [imath]20m/s[/imath]
B. [imath]30m/s[/imath]
C. [imath]45m/s[/imath]
D. [imath]90m/s[/imath]

Áp dụng công thức độc lập thời gian: [imath]v^2=2gh\Rightarrow v=\sqrt{2gh}=30m/s[/imath]
Chọn [imath]B[/imath]


Bài tập tự luyện​

Câu 11: Vật thứ nhất thả rơi tự do từ độ cao [imath]h_1[/imath] , vật chạm đất trong thờ gian [imath]t_1[/imath] , vật thứ hai thả rơi tự do từ độ cao [imath]h_2[/imath] , vật chạm đất trong thời gian [imath]t_2[/imath] . Tỉ số [imath]t_1:t_2[/imath] bằng
A. [imath]h_1:h_2[/imath]
B. [imath]h_2:h_1[/imath]
C. [imath]\sqrt{h_1}:\sqrt{h_2}[/imath]
D. [imath]h_1^2:h_2^2[/imath]

Câu 12: Một vật rơi tự do từ đỉnh một toà nhà cao [imath]80m[/imath], tại nơi có gia tốc trọng trường . Quãng đường vật rơi được trong giây thứ [imath]3[/imath] là
A. [imath]15m[/imath]
B. [imath]25m[/imath]
C. [imath]35m[/imath]
D. [imath]45m[/imath]
Câu 13: Dạng đồ thị vận tốc – thời gian nào dưới đây mô tả chuyển động rơi tự do của vật ở gần mặt đất.
1671200154800.png

A. Đồ thị [imath](1)[/imath]
B. Đồ thị [imath](2)[/imath]
C. Đồ thị [imath](3)[/imath]
D. Đồ thị [imath](4)[/imath]

Câu 14: Trường hợp nào dưới đây được xem là sự rơi tự do
A. Ném một hòn sỏi theo phương xiên gốc.
B. Ném một hòn sỏi theo phương án nằm ngang
C. Ném một hòn sỏi lên cao
D. Thả một hòn sỏi rơi xuống

Câu 15: Một vật rơi tự do thì chuyển động của vật
A. là chuyển động thẳng đều.
B. là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. là chuyển động thẳng chậm dần đều.
D. là chuyển động thẳng có gia tốc thay đổi theo thời gian.

Câu 16: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về chuyển động rơi tự do?
A. Sự rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
B. Các vật rơi tự do ở cùng một nơi trên Trái Đất và ở gần mặt đất đều có cùng một gia tốc.
C. Trong quá trình rơi tự do, gia tốc của vật không đổi cả về hướng và độ lớn.
D. Trong quá trình rơi tự do, gia tốc của vật không đổi cả về hướng và độ lớn.

Câu 17: Một vật được thả rơi tự do từ đỉnh tháp, nó chạm đất trong thời gian [imath]4s[/imath]. Lấy [imath]g=10m/s^2[/imath] . Chiều cao của tháp là
A. [imath]80m[/imath]
B. [imath]40m[/imath]
C. [imath]20m[/imath]
D. [imath]160m[/imath]

Câu 18: Một vật rơi tự do từ độ cao [imath]20m[/imath] với đất. Lấy . Thời gian để vật chạm đất là:
A. [imath]1 s[/imath]
B. [imath]\sqrt{2} s[/imath]
C. [imath]2 s[/imath]
D. [imath]4 s[/imath]

Câu 19: Một vật rơi tự do từ độ cao [imath]h[/imath] xuống đất ở nơi có gia tốc trọng trường [imath]g[/imath]. Vận tốc của vật khi đi được nửa quãng đường là
A. [imath]2gh[/imath]
B. [imath]\sqrt{2gh}[/imath]
C. [imath]\sqrt{gh}[/imath]
D. [imath]gh[/imath]

Câu 20. Đồ thị toạ độ - thời gian của hai xe ô tô [imath]A[/imath] và [imath]B[/imath] chuyển động thẳng cùng hướng như ở hình bên. Nhận xét đúng là


A. Tốc độ của [imath]A[/imath] là lớn hơn tốc độ của [imath]B.[/imath]
B. Tốc độ của xe [imath]B[/imath] lớn hơn tốc độ của [imath]A.[/imath]
C. Hai xe chuyển động cùng tốc độ.
D. Ở thời điểm ban đầu hai xe ở cùng vị trí.
1671200166700.png

11121314151617181920
CBCDBCABCC

"Biển cạn đá mòn không hề sợ
Chỉ sợ tỉnh giấc hết đam mê"


Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu ĐGNL 2022
 
  • Love
Reactions: Hoàng Long AZ
Top Bottom