Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thứ 7 lại đến, chúng ta lại gặp nhau rùi. :meohong1

Bài mới luôn nhé.​

Câu 1: Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng?
240597198_1260082347772586_8659522760728318623_n.png
A.
Gen bình thường đã bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
B. Gen đột biến không tạo ra chuỗi polipeptit tương ứng
C. Đột biến đã xảy ra ở bộ ba mã hóa thứ 2 trên gen
D. Dạng đột biến gen này được gọi là đột biến vô nghĩa
Câu 2: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì điều gì sau đây?
A.
Mã di truyền có tính thoái hóa.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu
C. DNA của vi khuẩn có dạng vòng
D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon
Câu 3: Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi polipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 70. Dạng đột biến của gen là dạng nào?
A.
Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 70
B. Mất 1 cặp nucleotit ở vị trí thứ 70
C. Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 71
D. Thêm 1 cặp nucleotit vào vị trí thứ 70
Câu 4: Cơ chế gây đột biến của 5-brom uraxin (5BU) trên DNA làm biến đổi cặp A – T thành cặp G -X là do:
A.
5BU có cấu tạo gần giống T gần giống X
B. 5BU có cấu tạo gần giống A gần giống G
C. 5BU có cấu tạo gần giống T gần giống G
D. 5BU có cấu tạo gần giống A gần giống X
Câu 5: Loại đột biến nào có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể?
A.
Đột biến giao tử hoặc đột biến xoma
B. Đột biến tiền phôi hoặc đột biến xoma
C. Đột biến tiền phôi, đột biến xoma hoặc thường biến
D. Đột biến xoma, đột biến giao tử hoặc đột biến tiền phôi
Câu 6: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. vi khuẩn B. động vật nguyên sinh
C. 5BU D. virut hecpet
Câu 7: Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit G - X bằng một cặp nuclêôtit A - T.
B. mất một cặp nuclêôtit.
C. thay thế một cặp nuclêôtit A - T bằng một cặp nuclêôtit G - X.
D. thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 8: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U
Câu 9: Hậu quả dạng đột biến thay thế 1 cặp nu gọi là đột biến sai nghĩa xảy ra khi nào?
A. Không làm thay đổi axit amin nào
B. Thể đột biến xuất hiện ở thế hệ sau
C. Có sự thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi polipeptit
D. Có sự thay đổi axit amin tương ứng trong chuỗi polipeptit
Câu 10: Đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? Số nội yếu tố phù hợp là bao nhiêu?
(1) Giới tính
(2) Cấu trúc của gen
(3) Loại tác nhân đột biến
(4) Cường độ tác nhân đột biến
(5) Liều lượng tác nhân đột biến
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Đột biến gen có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng
1.
Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
2. Đột biến điểm thường là dạng đột biến gen và liên quan đến một cặp nucleotit
3. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp chủ yếu của tiến hóa
4. Hóa chất conxisin gây đột biến thay thế một cặp G - X thành cặp A - T
5. Mức độ gây hại của Alen đột biến không phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
6. Nucleotit hiếm có thể dẫn đến cặp sai trong quá trình nhân đôi DNA, gây đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
A. 3 B.4 C.5 D.6
Hãy kêu gọi bạn bè tham gia ủng hộ để chúng mình có thêm động lực làm những chủ đề khác nha :Rabbit32

Xem thêm các bài viết tương tự tại: Hướng tới kì thi THPTQG 2022 môn Sinh
 

The key of love

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng hai 2019
722
3,337
326
Bình Phước
Trường THPT Chuyên Bình Long
Câu 1: Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng?
240597198_1260082347772586_8659522760728318623_n-png.184466

A. Gen bình thường đã bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit

B. Gen đột biến không tạo ra chuỗi polipeptit tương ứng
C. Đột biến đã xảy ra ở bộ ba mã hóa thứ 2 trên gen
D. Dạng đột biến gen này được gọi là đột biến vô nghĩa

Câu 2: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì điều gì sau đây?
A. Mã di truyền có tính thoái hóa.

B. Mã di truyền có tính đặc hiệu
C. DNA của vi khuẩn có dạng vòng
D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon

Câu 3: Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi polipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 70. Dạng đột biến của gen là dạng nào?
A.
Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 70
B. Mất 1 cặp nucleotit ở vị trí thứ 70
C. Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 71
D. Thêm 1 cặp nucleotit vào vị trí thứ 70

Câu 4: Cơ chế gây đột biến của 5-brom uraxin (5BU) trên DNA làm biến đổi cặp A – T thành cặp G -X là do:
A. 5BU có cấu tạo gần giống T gần giống X

B. 5BU có cấu tạo gần giống A gần giống G
C. 5BU có cấu tạo gần giống T gần giống G
D. 5BU có cấu tạo gần giống A gần giống X

Câu 5: Loại đột biến nào có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể?
A.
Đột biến giao tử hoặc đột biến xoma
B. Đột biến tiền phôi hoặc đột biến xoma
C. Đột biến tiền phôi, đột biến xoma hoặc thường biến
D. Đột biến xoma, đột biến giao tử hoặc đột biến tiền phôi

Câu 6: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. vi khuẩn B. động vật nguyên sinh
C. 5BU D. virut hecpet

Câu 7: Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit G - X bằng một cặp nuclêôtit A - T.
B. mất một cặp nuclêôtit.
C. thay thế một cặp nuclêôtit A - T bằng một cặp nuclêôtit G - X.
D. thêm một cặp nuclêôtit.

Câu 8: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U

Câu 9: Hậu quả dạng đột biến thay thế 1 cặp nu gọi là đột biến sai nghĩa xảy ra khi nào?
A. Không làm thay đổi axit amin nào
B. Thể đột biến xuất hiện ở thế hệ sau
C. Có sự thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi polipeptit
D. Có sự thay đổi axit amin tương ứng trong chuỗi polipeptit

Câu 10: Đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? Số nội yếu tố phù hợp là bao nhiêu?
(1) Giới tính
(2) Cấu trúc của gen
(3) Loại tác nhân đột biến
(4) Cường độ tác nhân đột biến
(5) Liều lượng tác nhân đột biến
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 11: Đột biến gen có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng
1.
Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể Đ
2. Đột biến điểm thường là dạng đột biến gen và liên quan đến một cặp nucleotit Đ
3. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp chủ yếu của tiến hóa S (nguyên liệu sơ cấp)
4. Hóa chất conxisin gây đột biến thay thế một cặp G - X thành cặp A - T S (Guamin dạng hiếm)
5. Mức độ gây hại của Alen đột biến không phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường S (phụ thuộc)
6. Nucleotit hiếm có thể dẫn đến cặp sai trong quá trình nhân đôi DNA, gây đột biến thay thế 1 cặp nucleotit Đ
A. 3 B.4 C.5 D.6
 

mchanh.1509

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng chín 2021
4
7
6
19
Nghệ An
Trường THPT Đặng Thai Mai
Câu 1: Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng?
240597198_1260082347772586_8659522760728318623_n-png.184466

A.
Gen bình thường đã bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
B. Gen đột biến không tạo ra chuỗi polipeptit tương ứng
C. Đột biến đã xảy ra ở bộ ba mã hóa thứ 2 trên gen
D. Dạng đột biến gen này được gọi là đột biến vô nghĩa
Câu 2: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì điều gì sau đây?
A. Mã di truyền có tính thoái hóa.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu
C. DNA của vi khuẩn có dạng vòng
D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon
Câu 3: Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi polipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 70. Dạng đột biến của gen là dạng nào?
A. Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 70
B. Mất 1 cặp nucleotit ở vị trí thứ 70
C. Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 71
D. Thêm 1 cặp nucleotit vào vị trí thứ 70
Câu 4: Cơ chế gây đột biến của 5-brom uraxin (5BU) trên DNA làm biến đổi cặp A – T thành cặp G -X là do:
A.
5BU có cấu tạo gần giống T gần giống X
B. 5BU có cấu tạo gần giống A gần giống G
C. 5BU có cấu tạo gần giống T gần giống G
D. 5BU có cấu tạo gần giống A gần giống X
Câu 5: Loại đột biến nào có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể?
A.
Đột biến giao tử hoặc đột biến xoma
B. Đột biến tiền phôi hoặc đột biến xoma
C. Đột biến tiền phôi, đột biến xoma hoặc thường biến
D. Đột biến xoma, đột biến giao tử hoặc đột biến tiền phôi
Câu 6: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. vi khuẩn B. động vật nguyên sinh
C. 5BU D. virut hecpet
Câu 7: Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit G - X bằng một cặp nuclêôtit A - T.
B. mất một cặp nuclêôtit.
C. thay thế một cặp nuclêôtit A - T bằng một cặp nuclêôtit G - X.
D. thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 8: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U
Câu 9: Hậu quả dạng đột biến thay thế 1 cặp nu gọi là đột biến sai nghĩa xảy ra khi nào?
A. Không làm thay đổi axit amin nào
B. Thể đột biến xuất hiện ở thế hệ sau
C. Có sự thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi polipeptit
D. Có sự thay đổi axit amin tương ứng trong chuỗi polipeptit
Câu 10: Đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? Số nội yếu tố phù hợp là bao nhiêu?
(1) Giới tính
(2) Cấu trúc của gen
(3) Loại tác nhân đột biến
(4) Cường độ tác nhân đột biến
(5) Liều lượng tác nhân đột
biến
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Đột biến gen có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng
1. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
2. Đột biến điểm thường là dạng đột biến gen và liên quan đến một cặp nucleotit
3. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp chủ yếu của tiến hóa
4. Hóa chất conxisin gây đột biến thay thế một cặp G - X thành cặp A - T
5. Mức độ gây hại của Alen đột biến không phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
6. Nucleotit hiếm có thể dẫn đến cặp sai trong quá trình nhân đôi DNA, gây đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
A. 3 B.4 C.5 D.6
 
  • Like
Reactions: Vũ Linh Chii

Kiều Anh.

Cựu TMod Địa
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
1,208
5,411
511
Hà Nội❤️
Hà Nội
..................
Câu 1: Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng?
240597198_1260082347772586_8659522760728318623_n-png.184466

A. Gen bình thường đã bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
B. Gen đột biến không tạo ra chuỗi polipeptit tương ứng
C. Đột biến đã xảy ra ở bộ ba mã hóa thứ 2 trên gen
D. Dạng đột biến gen này được gọi là đột biến vô nghĩa

Câu 2: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì điều gì sau đây?
A. Mã di truyền có tính thoái hóa.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu
C. DNA của vi khuẩn có dạng vòng
D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon

Câu 3: Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi polipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 70. Dạng đột biến của gen là dạng nào?
A.
Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 70
B. Mất 1 cặp nucleotit ở vị trí thứ 70
C. Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 71
D. Thêm 1 cặp nucleotit vào vị trí thứ 70

Câu 4: Cơ chế gây đột biến của 5-brom uraxin (5BU) trên DNA làm biến đổi cặp A – T thành cặp G -X là do:
A. 5BU có cấu tạo gần giống T gần giống X
B. 5BU có cấu tạo gần giống A gần giống G
C. 5BU có cấu tạo gần giống T gần giống G
D. 5BU có cấu tạo gần giống A gần giống X

Câu 5: Loại đột biến nào có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể?
A.
Đột biến giao tử hoặc đột biến xoma
B. Đột biến tiền phôi hoặc đột biến xoma
C. Đột biến tiền phôi, đột biến xoma hoặc thường biến
D. Đột biến xoma, đột biến giao tử hoặc đột biến tiền phôi

Câu 6: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. vi khuẩn B. động vật nguyên sinh
C. 5BU D. virut hecpet

Câu 7: Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit G - X bằng một cặp nuclêôtit A - T.
B. mất một cặp nuclêôtit.
C. thay thế một cặp nuclêôtit A - T bằng một cặp nuclêôtit G - X.
D. thêm một cặp nuclêôtit.

Câu 8: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U

Câu 9: Hậu quả dạng đột biến thay thế 1 cặp nu gọi là đột biến sai nghĩa xảy ra khi nào?
A. Không làm thay đổi axit amin nào
B. Thể đột biến xuất hiện ở thế hệ sau
C. Có sự thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi polipeptit
D. Có sự thay đổi axit amin tương ứng trong chuỗi polipeptit

Câu 10: Đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? Số nội yếu tố phù hợp là bao nhiêu?
(1) Giới tính
(2) Cấu trúc của gen
(3) Loại tác nhân đột biến
(4) Cường độ tác nhân đột biến
(5) Liều lượng tác nhân đột biến
Phụ thuộc vào :
(2)Cấu trúc của gen
(3) Loại tác nhân đột biến
(4) Cường độ tác nhân đột biến
(5) Liều lượng tác nhân đột biến

=> chọn D. 4

Câu 11: Đột biến gen có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng
1. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
2. Đột biến điểm thường là dạng đột biến gen và liên quan đến một cặp nucleotit
3. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp chủ yếu của tiến hóa
4. Hóa chất conxisin gây đột biến thay thế một cặp G - X thành cặp A - T
5. Mức độ gây hại của Alen đột biến không phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
6. Nucleotit hiếm có thể dẫn đến cặp sai trong quá trình nhân đôi DNA, gây đột biến thay thế 1 cặp nucleotit

1. Đ
2. Đ
3.
S
4.
S
5. S
6.
Đ
=> chọn A. 3
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Câu 1: Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng?
240597198_1260082347772586_8659522760728318623_n-png.184466

A. Gen bình thường đã bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
B.
Gen đột biến không tạo ra chuỗi polipeptit tương ứng
C. Đột biến đã xảy ra ở bộ ba mã hóa thứ 2 trên gen
D. Dạng đột biến gen này được gọi là đột biến vô nghĩa
Giải thích:
Gen bình thường đã bị đột biến thêm một nu loại U vào vị trí nu thứ 4

Câu 2: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì điều gì sau đây?
A. Mã di truyền có tính thoái hóa.
B.
Mã di truyền có tính đặc hiệu
C. DNA của vi khuẩn có dạng vòng
D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon
Giải thích:
Gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit không có gì thay đổi là do mã di truyền có tính thoái hóa (Nhiều loại bộ ba cùng mã hóa cho một loại axit amin)

Câu 3: Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi polipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 70. Dạng đột biến của gen là dạng nào?
A.
Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 70
B. Mất 1 cặp nucleotit ở vị trí thứ 70
C. Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 71
D.
Thêm 1 cặp nucleotit vào vị trí thứ 70
Giải thích:
Chuỗi polipeptit HOÀN CHỈNH khác nhau ở axit amin thứ 70, nghĩa là đã có đột biến thay thế 1 cặp nu ở bộ ba thứ 71 (Do polipeptit hoàn chỉnh đã cắt đi axit amin mở đầu)

Câu 4: Cơ chế gây đột biến của 5-brom uraxin (5BU) trên DNA làm biến đổi cặp A – T thành cặp G -X là do:
A. 5BU có cấu tạo gần giống T gần giống X

B. 5BU có cấu tạo gần giống A gần giống G
C. 5BU có cấu tạo gần giống T gần giống G
D. 5BU có cấu tạo gần giống A gần giống X
Giải thích:
5BU có cấu tạo gần giống T và X

Câu 5: Loại đột biến nào có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể?
A.
Đột biến giao tử hoặc đột biến xoma
B. Đột biến tiền phôi hoặc đột biến xoma
C.
Đột biến tiền phôi, đột biến xoma hoặc thường biến
D. Đột biến xoma, đột biến giao tử hoặc đột biến tiền phôi
Giải thích:
Đột biến có thể xuất hiện ngay trong đời sống cá thể là đột biến tiền phôi hoặc đột biến xoma

Câu 6: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. vi khuẩn B. động vật nguyên sinh
C. 5BU D. virut hecpet
Giải thích:
Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là virut hecpet

Câu 7: Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit G - X bằng một cặp nuclêôtit A - T.
B. mất một cặp nuclêôtit.
C. thay thế một cặp nuclêôtit A - T bằng một cặp nuclêôtit G - X.
D. thêm một cặp nuclêôtit.
Giải thích:
Đột biến khiến chiều dài gen không đổi nhưng tăng một liên kết hidro, gen này bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit A - T bằng một cặp nuclêôtit G - X.

Câu 8: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T
B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A
D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U
Giải thích:
[tex]G^* - X \rightarrow G^* - T \rightarrow A - T[/tex]

Câu 9: Hậu quả dạng đột biến thay thế 1 cặp nu gọi là đột biến sai nghĩa xảy ra khi nào?
A. Không làm thay đổi axit amin nào
B. Thể đột biến xuất hiện ở thế hệ sau
C. Có sự thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi polipeptit
D. Có sự thay đổi axit amin tương ứng trong chuỗi polipeptit
Giải thích:
Hậu quả của đột biến sai nghĩa là làm thay đổi axit amin tương ứng trong chuỗi polipeptit.

Câu 10: Đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? Số nội yếu tố phù hợp là bao nhiêu?
(1) Giới tính
(2) Cấu trúc của gen
(3) Loại tác nhân đột biến
(4) Cường độ tác nhân đột biến
(5) Liều lượng tác nhân đột biến
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Giải thích:
Đột biến gen phụ thuộc vào: Cấu trúc của gen, loại tác nhân, cường độ và liều lượng của tác nhân gây đột biến.

Câu 11: Đột biến gen có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng
1.
Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
2. Đột biến điểm thường là dạng đột biến gen và liên quan đến một cặp nucleotit
3. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp chủ yếu của tiến hóa
4. Hóa chất conxisin gây đột biến thay thế một cặp G - X thành cặp A - T
5. Mức độ gây hại của Alen đột biến không phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
6. Nucleotit hiếm có thể dẫn đến cặp sai trong quá trình nhân đôi DNA, gây đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
A. 3 B.4 C.5 D.6
Giải thích:
1. Đúng. Đột biến gen làm thay đổi trình tự nu sẽ tạo alen mới khác alen ban đầu
2. Đúng. Đột biến điểm là đột biến gen liên quan đến 1 cặp nu.
3. Sai. Đột biến gen tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
4. Sai. Conxisin gây đột biến đa bội
5. Sai. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
6. Đúng. Nucleotit dạng hiếm có thể dẫn tới bắt cặp sai trong quá trình nhân đôi DNA, gây đột biến thay thế 1 cặp nu.
 
  • Like
Reactions: The key of love
Top Bottom