Hóa 9 [HSG 9] Nêu và giải thích hiện tượng Hóa học

Maltose mạch nha

Cựu TMod Hóa
Thành viên
24 Tháng bảy 2021
667
1,613
176
19
Bình Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NÊU VÀ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC

I. Phương pháp giải:

- Nắm vững: Tính chất hóa học, vật lý, cấu tạo,... của các hợp chất hóa học;
- Mô tả các hiện tượng: kết tủa, thoát khí, màu sắc,... theo đúng trình tự quan sát;
- Giải thích hiện tượng và viết PTHH.

II. Ví dụ:

VD 1: Nêu hiện tượng xảy ra khi:
a) Cho mẫu Na vào cốc nước, sau đó nhỏ dung dịch phenolphtalein vào
b) Sục từ từ đến dư khí CO2CO_2 vào nước vôi trong
Giải:
a) Natri nóng chảy thành giọt tròn chuyển động nhanh trên mặt nước. Mẩu Na tan dần, có khí không màu thoát ra, phản ứng toả nhiều nhiệt. Dung dịch chuyển sang màu hồng.
2Na+2H2O2NaOH+H22Na + 2H_2O \to 2NaOH + H_2
b) Ban đầu tạo kết tủa trắng, lượng kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan dần đến hết
CO2+Ca(OH)2CaCO3+H2OCO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3 + H_2O
CaCO3+CO2+H2OCa(HCO3)2CaCO_3 + CO_2 + H_2O \to Ca(HCO_3)_2

VD2: Tại sao chậu bằng nhôm không được dùng để đựng vôi?
Giải:
Vì vôi có chứa Ca(OH)2Ca(OH)_2 sẽ phá hủy dần các đồ vật bằng nhôm do có xảy ra các phản ứng:
Al2O3+Ca(OH)2Ca(AlO2)2+H2OAl_2O_3 + Ca(OH)_2 \to Ca(AlO_2)_2 + H_2O
2Al+Ca(OH)2+2H2OCa(AlO2)2+3H22Al + Ca(OH)_2 + 2H_2O \to Ca(AlO_2)_2 + 3H_2

III. Bài tập áp dụng:

Bài 1: Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi:
a) Dẫn dòng H2SH_2S đi qua dung dịch FeCl3FeCl_3
b) Cho vài giọt HCl đặc vào cốc đựng thuốc tím
c) Cho kim loại Na vào dung dịch AgNO3AgNO_3
Bài 2: Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?
Bài 3: Vì sao chuột ăn phải bã thường chết gần nơi có nước ?
__________________________________________________
Mình sẽ cập nhật đáp án sau. Bạn nào có đáp án cứ trả lời bên dưới để mọi người cùng tham khảo nhé ^^
Chúc mọi người buổi tối vui vẻ.
 

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,749
4,798
531
Hà Nội
THCS Quang Minh
1/
a/ Khi cho dòng H2SH_2S vào dung dịch FeCl3FeCl_3 thì thấy xuất hiện kết tủa vàng (S)(S)
H2S+2FeCl32FeCl2+2HCl+SH_2S+2 FeCl_3 \to 2FeCl_2 + 2HCl + Sb/ Khi cho vài giọt HCl dặc vào cốc đựng thuốc tím thì thấy giải phóng khí Cl2Cl_2
2KMnO4+16HCl2KCl+2MnCl2+5Cl2+8H2O2KMnO_4 +16HCl \to 2KCl + 2MnCl_2 +5Cl_2 +8H_2Oc/ Em không biết giải thích như nào?
Na+H2ONaOH+12H2Na +H_2O \to NaOH +\dfrac{1}{2}H_2NaOH+AgNO3NaNO3+Ag2O+H2ONaOH +AgNO3 \to NaNO3 + Ag_2O +H_2O2/
Tịt
3/
Vì người ta đặt ở bẫy gần chỗ có nước :D
Em mong chờ topic này lâu lắm rồi
 

Maltose mạch nha

Cựu TMod Hóa
Thành viên
24 Tháng bảy 2021
667
1,613
176
19
Bình Định
Gửi các bạn đáp án nhé:
Bài 1:
a) Dung dịch màu vàng nâu bị nhạt màu dần, xuất hiện kết tủa vàng
H2S+2FeCl32FeCl2+2HCl+SH_2S+2FeCl_3 \to 2FeCl_2+2HCl+S \downarrow
b) Màu tím của dung dịch bị nhạt dần, có khí màu vàng lục mùi hắc thoát ra
2KMnO4+16HCl2KCl+2MnCl2+5Cl2+8H2O2KMnO_4+16HCl \to 2KCl+2MnCl_2+5Cl_2 \uparrow+8H_2O
c) Mẫu Na tan dần, nóng chảy thành giọt tròn chuyển động nhanh trên mặt nước, có khí không màu thoát ra, Có kết tủa màu đen xuất hiện
2Na+2H2O2NaOH+H22Na+2H_2O \to 2NaOH+H_2
2NaOH+2AgNO32NaNO3+Ag2O+H2O2NaOH + 2AgNO_3 \to 2NaNO_3 + Ag_2O \downarrow +H_2O
Bài 2:
Do bạc tác dụng với khí O2O_2 và khí H2SH_2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu xám đen.
4Ag+O2+2H2S2Ag2S+2H2O4Ag + O_2 + 2H_2S \to 2Ag_2S + 2H_2O
Bài 3:

Chuột ăn phải bả thường chết ở gần nơi có nước vì thành phần của thuốc diệt chuột có chứa Zn3P2Zn_3P_2, sau khi chuột ăn phải sẽ bị khát nước (do tính thủy phân mãnh liệt của Zn3P2Zn_3P_2) từ đó chuột đi tìm nguồn nước. Khi chuột uống nước thì Zn3P2Zn_3P_2 sẽ tác dụng với nước tạo ra chất khí rất độc PH3PH_3 giết chết chuột.
Zn3P2+6H2O3Zn(OH)2+2PH3Zn_3P_2 + 6H_2O \to 3Zn(OH)_2 + 2PH_3
Thêm 1 số bài tập nữa nha mọi người:
Bài 1: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau:
a) Cho Ba vào dung dịch CuSO4CuSO_4
b) Cho 1 cái đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4CuSO_4
c) Sục khí SO2SO_2 dư vào nước Brom
Bài 2: Giải thích tại sao khi bón phân urê cho cây trồng thì không nên bón cùng với vôi?
Bài 3: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm?
P/s: Cảm ơn @Only Normal đã ủng hộ topic nhée, hy vọng những bài tập này sẽ giúp đỡ được em trong quá trình ôn tập <3
________________________________________________________________
Mình sẽ cập nhật đáp án sau. Bạn nào có đáp án cứ trả lời bên dưới để mọi người cùng tham khảo nhé ^^
Chúc mọi người buổi tối vui vẻ.
 

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,749
4,798
531
Hà Nội
THCS Quang Minh
Bài 1 :
a/
Ba+CuSO4BaSO4+CuBa +CuSO_4 \to BaSO_4 +Cu
Khi cho BaBa vào dung dịch CuSO4CuSO_4 thì thấy xuất hiện kết tủa trắng
b/
Fe+CuSO4FeSO4+CuFe+CuSO_4 \to FeSO_4 +Cu
Khi cho FeFe vào CuSO4CuSO_4 , sau phản ứng thấy xuất hiện đồng bám vào trên thánh sắt
c/
SO2SO_2 làm mất màu dung dịch BrBr
SO2+Br2+2H2OH2SO4+2HBrSO_2 +Br_2 +2H_2O \to H_2SO_4+2HBr
Bài 2 :
CO(NH2)2+2H2O(NH4)2CO3CO(NH_2)_2 +2H_2O \to (NH_4)_2CO_3
Ca+H2OCa(OH)2+H2Ca +H_2O \to Ca(OH)_2 +H_2
(NH4)2CO3+Ca(OH)2NH3+H2O+CaCO3(NH_4)_2CO_3 + Ca(OH)_2 \to NH_3 + H_2O +CaCO_3
Khi bón phân urê cho cây trồng thì không nên bón cùng với vôi vì khi bón 2 chất trên cùng với nhau , chúng sẽ tác dụng với nhau sinh ra khí có mùi khai bay lên , và kết tủa CaCO3CaCO_3 không mang lại lợi ích cho thực vật.
Bài 3 :
Em khum biết
 

Maltose mạch nha

Cựu TMod Hóa
Thành viên
24 Tháng bảy 2021
667
1,613
176
19
Bình Định
@Only Normal - Khi em cho KL Kiềm, kiềm thổ vào dd muối thì KL sẽ pư với nước trước rồi mới pư với dd muối nha em.
- Với cả khi em nêu hiện tượng thì phải bám vào cơ sở màu sắc hay mùi,... để nêu hiện tượng nha. Ví dụ em không nên viết "xuất hiện đồng bám vào trên thanh sắt" mà cần nêu rõ là kim loại màu gì nhé.
Gửi các bạn đáp án nhé:
Bài 1:
a) Có khí không màu, không mùi thoát ra. Xuất hiện kết tủa màu xanh và màu trắng.
Ba+2H2OBa(OH)2+H2Ba + 2H_2O \to Ba(OH)_2 + H_2
Ba(OH)2+CuSO4BaSO4+Cu(OH)2Ba(OH)_2 + CuSO_4 \to BaSO_4 + Cu(OH)_2
b) Đinh sắt tan dần, màu xanh lam của CuSO4CuSO_4 nhạt dần, có kim loại màu đỏ gạch bám trên đinh sắt
Fe+CuSO4FeSO4+CuFe+CuSO_4 \to FeSO_4+Cu
c) Màu da cam của nước Brom nhạt dần rồi mất màu
SO2+Br2+2H2OH2SO4+2HBrSO_2+Br_2+2H_2O \to H_2SO_4+2HBr
Bài 2:
Khi bón phân urê với với vôi sẽ xảy ra các phản ứng:
CO(NH2)2+2H2O(NH4)2CO3CO(NH_2)_2+2H_2O \to (NH_4)_2CO_3
(NH4)2CO3+Ca(OH)2NH3+CaCO3+H2O(NH_4)_2CO_3+Ca(OH)_2 \to NH_3+CaCO_3+H_2O
=> Lượng đạm sẽ thoát ra ngoài dưới dạng NH3NH_3 làm mất tác dụng của phân urê. Do đó, không nên bón phân urê cùng với vôi.
Bài 3:
Vì nước giếng ở một số vùng là nước cứng tạm thời, có chứa Ca(HCO3)2Ca(HCO_3)_2Mg(HCO3)2Mg(HCO_3)_2. Khi nấu xảy ra phản ứng:
Ca(HCO3)2t0CaCO3+CO2+H2OCa(HCO_3)_2 \xrightarrow{t^0} CaCO_3 + CO_2 + H_2O
Mg(HCO3)2t0MgCO3+CO2+H2OMg(HCO_3)_2 \xrightarrow{t^0} MgCO_3 + CO_2 + H_2O
CaCO3CaCO_3MgCO3MgCO_3 kết tủa sẽ đóng cặn ở đáy ấm.
Bài tập mới nha mọi người:
Bài 1: Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ ?
Bài 2: Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
Bài 3: Giải thích câu "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ - Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" bằng kiến thức Hóa học.
________________________________________________________________
Mình sẽ cập nhật đáp án sau. Bạn nào có đáp án cứ trả lời bên dưới để mọi người cùng tham khảo nhé ^^
Chúc mọi người buổi tối vui vẻ.
 

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,749
4,798
531
Hà Nội
THCS Quang Minh
Câu 1 :
Trong rau muống có chất chỉ thị màu ( làm cho màu dung dịch thay đổi khi độ pH của dung dịch th ay đổi). Trong chanh thì có chứa axit xitric. Khi nhỏ nước chanh vào làm dung dịch có tính axit -> Đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh vào nước rau muống thì thấy màu xanh là chứa chất kiềm.
Câu 3 :
Câu này nhắc nhở người làm đồng , ruộng ; Vụ chiêm khi lúc đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào , kem theo sấm chớp sẽ rất tốt cho năng suất sau này .
Do trong không khí có 80% N2 ; 20% O2 :
N2+O22NON_2 +O_2 \to 2NO ( Tia lửa điện trong sấm)
Sau đó :
2NO+O22NO22NO+O_2 \to 2NO_2
Khí NO2NO_2 tan vào nước mưa tạo thành : NO2+O2+H2OHNO3NO_2 +O_2 +H_2O \to HNO_3
Khi đó : axit HNO3 sẽ tác dụng với các KL ngoài đồng -> phân đạm tốt cho cây trồng.
 

Maltose mạch nha

Cựu TMod Hóa
Thành viên
24 Tháng bảy 2021
667
1,613
176
19
Bình Định
Đáp án cho bài tập tuần trước nha mọi người:
Bài 1:
Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu. Mặt khác, trong chanh có 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làmthay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu của nước rau thành màu đỏ. Khi chưa vắt chanh nước rau muống màu xanh là do chứa chất kiềm.
Bài 2:
Nước vôi là Ca(OH)2Ca(OH)_2. Khi tô vôi lên tường thì Ca(OH)2Ca(OH)_2 tác dụng với khí CO2CO_2 có trong không khí tạo CaCO3CaCO_3 kết tủa trắng nên mới có hiện tượng sau khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại:
Ca(OH)2+CO2CaCO3+H2OCa(OH)_2 + CO_2 \to CaCO_3 + H_2O
Bài 3:
Thành phần chính của không khí là N2N_2O2O_2. Sấm sét sinh ra nhiệt độ cao xúc tác phản ứng diễn ra trong bầu khí quyển trên Trái Đất. Sản phẩm theo nước mưa rơi xuống đất. Lúc này nó dườngđã hoà tan vào đất tồn tại ở dạng NO3NO_3^- là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa. Phương trình phản ứng hóa học của hiện tượng là:
N2+O23000C,tialađin2NON_2+O_2 \xrightarrow{3000^C, tia lửa điện} 2NO
2NO+O22NO22NO + O_2 \to 2NO_2
4NO2+O2+2H2O4HNO34NO_2+ O_2+ 2H_2O \to 4HNO3
HNO3H++NO3HNO3 \to H^+ + NO_3^-
Bài tập mới nhé các bạn:
Bài 1: Tại sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại: K, Na, Mg bằng khí CO2CO_2 ?
Bài 2: Vì sao kim loại Nhôm hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Sắt, nhưng tại sao những đồ dùng bằng Sắt thường bị gỉ, còn những đồ dùng bằng Nhôm lại bền hơn ?
Bài 3: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
 
Last edited:
  • Love
Reactions: Only Normal

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,479
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
1. Các kim loại K,Na,MgK,Na, Mg là các kim loại có tính oxi hóa mạnh nên khi tiếp xúc CO2CO_2 ở nhiệt độ cao thì sẽ xảy ra phản ứng:
2X+nCO2X2On+nCO2X+nCO_2 \to X_2O_n+nCO.
Phản ứng sinh ra khí COCO là chất dễ cháy nên đám cháy không bị dập mà còn cháy mạnh hơn nữa.
2. Đồ dùng bằng nhôm bền hơn là bởi vì quá trình oxi hóa nhôm xảy ra nhanh, sinh ra Al2O3Al_2O_3 bền ngăn chặn không khí tiếp xúc với các phân tử AlAl tiếp, nên quá trình oxi hóa dừng lại.
Còn quá trình oxi hóa sắt diễn ra chậm, và oxit sắt Fe3O4Fe_3O_4 giòn, dễ bong nên quá trình oxi hóa tiếp tục diễn ra.
3. Hiện tượng "ma trơi" thường xảy ra ở khu vực gần nghĩa địa. Ở nghĩa địa, dưới hoạt động của các vi khuẩn, xác của các sinh vật sinh ra các hợp chất của photpho (chủ yếu là PH3PH_3). Hợp chất này sẽ tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí, tạo ra ngọn lửa xanh giống "ma trơi".
 
Top Bottom