Vật lí [HOT] Ôn thi THPTQG năm 2022 môn Vật Lí - Phần bài tập

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Okay, tối này mình qua phần tiếp theo nha các em ơi:
GIAO THOA SÓNG
I/ Cơ bản
Bài 1:
Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình [tex]u = Acos\omega t[/tex]. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
A. một số lẻ lần nửa bước sóng
B. một số nguyên lần bước sóng
C. một số nguyên lần nửa bước sóng
D. một số lẻ lần bước sóng

Bài 2: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp giống nhau dao động với tần số 80Hz, tốc độ truyền là 0,8 m/s. Tính từ đường trung trực của hai nguồn, điểm M cách hai nguồn lần lượt là 20,25cm và 26,75 cm trên
A. đường cực tiểu thứ 6
B. đường cực tiểu thứ 7
C. đường cực đại bậc 6
D. đường cực đại bậc 7

II/ Nâng cao
Bài 1:
Trên mặt nước, tại hai điểm $S_1$ và $S_2$, có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. M, N là hai điểm trên mặt nước và $S_1S_2MN$ là một hình vuông. Biết M,N là các cực tiểu giao thoa và trên $S_1M$ có 19 cực đại giao thoa. Trên đoạn MN có
A. 12 cực tiểu. B. 13 cực đại. C. 10 cực tiểu. D. 9 cực đại.

Bài 2: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn sóng A, B dao động cùng pha. Biết
AB=10cm, bước sóng bằng 4cm.M và N là hai điểm kề nhau trên đường trung trực của AB thuộc mặt nước dao động cùng pha với các nguồn. Khoảng cách lớn nhất giữa M và N gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 4,5 cm. B. 6,5cm. C. 5,0 cm D. 13,0cm.

Vào làm thui nè @hoàng ánh sơn @Hoàng Long AZ @Tư Âm Diệp Ẩn @Nhạc Nhạc @Minh Dora @No Name :D
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Okay, tối này mình qua phần tiếp theo nha các em ơi:
GIAO THOA SÓNG
I/ Cơ bản
Bài 1:
Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình [tex]u = Acos\omega t[/tex]. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
A. một số lẻ lần nửa bước sóng
B. một số nguyên lần bước sóng
C. một số nguyên lần nửa bước sóng
D. một số lẻ lần bước sóng

Bài 2: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp giống nhau dao động với tần số 80Hz, tốc độ truyền là 0,8 m/s. Tính từ đường trung trực của hai nguồn, điểm M cách hai nguồn lần lượt là 20,25cm và 26,75 cm trên
A. đường cực tiểu thứ 6
B. đường cực tiểu thứ 7
C. đường cực đại bậc 6
D. đường cực đại bậc 7

II/ Nâng cao
Bài 1:
Trên mặt nước, tại hai điểm $S_1$ và $S_2$, có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. M, N là hai điểm trên mặt nước và $S_1S_2MN$ là một hình vuông. Biết M,N là các cực tiểu giao thoa và trên $S_1M$ có 19 cực đại giao thoa. Trên đoạn MN có
A. 12 cực tiểu. B. 13 cực đại. C. 10 cực tiểu. D. 9 cực đại.

Bài 2: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn sóng A, B dao động cùng pha. Biết
AB=10cm, bước sóng bằng 4cm.M và N là hai điểm kề nhau trên đường trung trực của AB thuộc mặt nước dao động cùng pha với các nguồn. Khoảng cách lớn nhất giữa M và N gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 4,5 cm. B. 6,5cm. C. 5,0 cm D. 13,0cm.

Vào làm thui nè @hoàng ánh sơn @Hoàng Long AZ @Tư Âm Diệp Ẩn @Nhạc Nhạc @Minh Dora @No Name :D
Bài 1:
Chuẩn hoá $\lambda=1$
gọi $S_1S_2=x$
=>$k_{S_1}=-x$
=>$k_M=(\sqrt{2}-1)x$
số cực đại sẽ là sô các số nguyên giữa $(-x;(\sqrt{2}-1)x]$
ước lượng : sẽ có khoảng $\sqrt{2}x$ =>x có thể bằng: $\sqrt{19}{\sqrt{2}}=13,435$
thử lại: số cực đại (-13,435;5,56) tổng có 19 cực đại TM
=>$k_M=(\sqrt{2}-1)x=5,56$
số cực đại trên đoạn MN là: 5.2+1=11
số cực tiểu trên đoạn MN là : 5,5.2+1=12
Bài 2:
quá quen thuộc nên anh làm nhanh:
$k \lambda \geq 5=>k_{min}=2=>d=4.2=8cm$
$L_{max}=2\sqrt{d^2-(\frac{AB}{2})^2}=12,48cm$
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Đầu tuần mọi người cùng học tập chăm chỉ nhó :33

I/ Cơ bản
Bài 1: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp được đặt tại A và B dao động theo phương trình [tex]u_{A} = u_{B} = a.cos25\pi t[/tex] (a không đổi, t tính bằng s). Trên đoạn thẳng AB, hai điểm có phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách nhau một khoảng ngắn nhất là 2cm. Tốc độ truyền sóng là
A. 25 cm/s
B. 100 cm/s
C. 75 cm/s
D. 50 cm/s

Bài 2: Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 dao động theo phương vuông góc với mặt chất lỏng có cùng phương trình u = 2cos40πt (trong đó u tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Gọi M là điểm trên mặt chất lỏng cách S1,S2 lần lượt là 12 cm và 9 cm. Coi biên độ của sóng truyền từ hai nguồn trên đến điểm M là không đổi. Phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ là
A.[tex]\sqrt{2}[/tex] cm
B. 2[tex]\sqrt{2}[/tex] cm
C. 4cm
D. 2cm

II/ Nâng cao
Giao thoa sóng cơ với hai nguồn có phương trình $u_1 =u_2 = Acos\omega t(cm)$. Biết AB=24cm. Xét các điểm M,N nằm trên đường trung trực của AB và đồng pha với 2 nguồn. Hai điểm M,N cách trung điểm 0 của AB lần lượt là $8\sqrt{10}cm$ và $4\sqrt{91} cm$ và trong khoảng M,N còn có 5 điểm dao động đồng pha với nguồn. Số điểm cực đại đồng pha với nguồn trong khoảng AB (không xét hai điểm A và B) là:
A. 10 B. 11. C. 12 D. 13
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
$d_M=\sqrt{(\frac{AB}{2})^2+OM^2}=28cm\\
d_N=\sqrt{(\frac{AB}{2})^2+ON^2}=40cm$
do giữa MN có thêm 5 điểm dao động cùng pha với nguồn nên $d_N-d_M=6\lambda$
=>$\lambda =2cm$
=> xét $ k=\frac{AB}{\lambda}=12$
=>số cực đại trên AB cùng pha với AB là các cực đại có bậc là số chẵn: {-10;-8;-6;...;10}=>11 điểm
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Tiếp tục làm bài phần giao thoa cho vững nhá!

I/ Cơ bản
Bài 1
: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn thẳng AB là:
A.9cm
B.12cm
C. 6cm
D. 3cm

Bài 2: Ba điểm A,B,C trên mặt nước là 3 đỉnh của một tam giác vuông ở A, trong đó A và B là 2 nguồn sóng nước giống nhau, cách nhau 8cm, cùng phát sóng có bước sóng là 3,2cm. Khoảng cách AC = 8,4cm thì số điểm dao động với biên đô cực đại trên đoạn AC là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2

II/ Nâng cao
Giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha A và B dao động điều hòa với tần Số 20Hz theo phương vuông góc với mặt nước. Biết AB=20cm, gọi O là trung điểm của đoạn AB. Tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 60cm/s. Ở mặt nước có hai tia Ox, Oy vuông góc với nhau, ở về một phía của đường thẳng AB, tia Ox hợp với đường thẳng AB một góc 30°. Điểm M thuộc Ox là cực đại giao thoa xa O nhất, điểm N thuộc Oy là cực tiểu giao thoa xa O nhất. Khoảng cách giữa M và N gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 12,5cm . B. 16,5cm C. 11,5cm . D. 15,5cm

Vào làm lấy 9+ Lý nè các em ơi @hoàng ánh sơn @Hoàng Long AZ @Tư Âm Diệp Ẩn @Minh Dora
 

Tư Âm Diệp Ẩn

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
1,872
2,037
326
19
Vĩnh Phúc
THPT Nguyễn Viết Xuân
Tiếp tục làm bài phần giao thoa cho vững nhá!

I/ Cơ bản
Bài 1
: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn thẳng AB là:
A.9cm
B.12cm
C. 6cm
D. 3cm

Bài 2: Ba điểm A,B,C trên mặt nước là 3 đỉnh của một tam giác vuông ở A, trong đó A và B là 2 nguồn sóng nước giống nhau, cách nhau 8cm, cùng phát sóng có bước sóng là 3,2cm. Khoảng cách AC = 8,4cm thì số điểm dao động với biên đô cực đại trên đoạn AC là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2

II/ Nâng cao
Giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha A và B dao động điều hòa với tần Số 20Hz theo phương vuông góc với mặt nước. Biết AB=20cm, gọi O là trung điểm của đoạn AB. Tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 60cm/s. Ở mặt nước có hai tia Ox, Oy vuông góc với nhau, ở về một phía của đường thẳng AB, tia Ox hợp với đường thẳng AB một góc 30°. Điểm M thuộc Ox là cực đại giao thoa xa O nhất, điểm N thuộc Oy là cực tiểu giao thoa xa O nhất. Khoảng cách giữa M và N gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 12,5cm . B. 16,5cm C. 11,5cm . D. 15,5cm

Vào làm lấy 9+ Lý nè các em ơi @hoàng ánh sơn @Hoàng Long AZ @Tư Âm Diệp Ẩn @Minh Dora

248374090_181072874235286_1874034552545736822_n.jpg

Không giao thoa nổi với bài nâng cao =(((((
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
1232.png
$\lambda =(3cm)$
$AO=OB=10(cm)$
Xét điểm M trên Ox là cực đại xa O nhất
có: $ AM-MB=k\lambda$
=>$\sqrt{AO^2+OM^2-2AO.OM.cos(150)}-\sqrt{OB^2+OM^2-2OB.OM.cos(30)}=k\lambda$
cho OM tiến ra vô cùng (casio gán $OM=10^9$) => tìm được $K_{max}=5,77$
=>$K_M=5$ thay ngược lại tìm được $OM=11,45(cm)$
tương tự với điểm N
=>$K_N=2,5=>ON=10,55(cm)$
=>$MN=\sqrt{OM^2+ON^2}=15,55(cm)$
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Ôn bài cuối tuần nha các em ^^ Tuần sau chúng ta sẽ chuyển sang phần sóng dừng và sóng âm rồi kết thúc chương nhé!

I/ Cơ bản
Bài 1:
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình [tex]u_{A} = u_{B} = 2.cos(40\pi t)[/tex] ( tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên chu vi hình vuông AMNB là
A. 56
B. 58
C. 54
D. 62

Bài 2: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A,B dao động với tần số 20Hz, tại một điểm M cách A và B lần lượt là 16cm và 20cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
A. 20cm/s
B. 30cm/s
C. 40cm/s
D. 50cm/s

II/ Nâng cao
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn sóng A,B dao động cùng pha. Biết AB=10cm, bước sóng bằng 4cm. M và N là hai điểm kề nhau trên đường trung trực của AB thuộc mặt nước dao động cùng pha với các nguồn. Khoảng cách lớn nhất giữa M và N gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,5cm. B. 6,5cm. C. 5,0 cm D. 13,0cm.



Các em vào ôn luyện nhé, có thắc mắc thì cho anh chị biết ngay nè ~ @Hoàng Long AZ @hoàng ánh sơn @Tư Âm Diệp Ẩn @Minh Dora @No Name :D
 

Tư Âm Diệp Ẩn

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
1,872
2,037
326
19
Vĩnh Phúc
THPT Nguyễn Viết Xuân
Ôn bài cuối tuần nha các em ^^ Tuần sau chúng ta sẽ chuyển sang phần sóng dừng và sóng âm rồi kết thúc chương nhé!

I/ Cơ bản
Bài 1:
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình [tex]u_{A} = u_{B} = 2.cos(40\pi t)[/tex] ( tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên chu vi hình vuông AMNB là
A. 56
B. 58
C. 54
D. 62

Bài 2: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A,B dao động với tần số 20Hz, tại một điểm M cách A và B lần lượt là 16cm và 20cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
A. 20cm/s
B. 30cm/s
C. 40cm/s
D. 50cm/s

II/ Nâng cao
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn sóng A,B dao động cùng pha. Biết AB=10cm, bước sóng bằng 4cm. M và N là hai điểm kề nhau trên đường trung trực của AB thuộc mặt nước dao động cùng pha với các nguồn. Khoảng cách lớn nhất giữa M và N gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,5cm. B. 6,5cm. C. 5,0 cm D. 13,0cm.



Các em vào ôn luyện nhé, có thắc mắc thì cho anh chị biết ngay nè ~ @Hoàng Long AZ @hoàng ánh sơn @Tư Âm Diệp Ẩn @Minh Dora @No Name :D
258216631_570651154037422_3310037748291007721_n.jpg
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Các điểm càng xa O dao động cùng pha với nguồn sẽ càng gần nhau, vì vậy 2 điểm xa nhau nhất sẽ lần lượt là 2 điểm gần O nhất đối xứng với O như hình vẽ:
Ta có: $d=k\lambda$
Mà $d>\frac{AB}{2}$
$=>k.4>5=>k_{min}=2$
$=>d_{min}=2.4=8$
$=> MN=2OM=2\sqrt{d^2-(\frac{AB}{2})^2}=2\sqrt{8^2-5^2}=12,5(cm)$​
Ảnh chụp Màn hình 2021-11-20 lúc 15.51.07.png
[TBODY] [/TBODY]
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, xin gửi đến thầy cô trên mọi miền tổ quốc lời chúc thật nhiều sức khoẻ, tràn ngập niềm vui. Chúc các thầy cô có một ngày lễ thật ý nghĩa!! Em xin cảm ơn.
 

Tư Âm Diệp Ẩn

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
1,872
2,037
326
19
Vĩnh Phúc
THPT Nguyễn Viết Xuân
Các điểm càng xa O dao động cùng pha với nguồn sẽ càng gần nhau, vì vậy 2 điểm xa nhau nhất sẽ lần lượt là 2 điểm gần O nhất đối xứng với O như hình vẽ:
Ta có: $d=k\lambda$
Mà $d>\frac{AB}{2}$
$=>k.4>5=>k_{min}=2$
$=>d_{min}=2.4=8$
$=> MN=2OM=2\sqrt{d^2-(\frac{AB}{2})^2}=2\sqrt{8^2-5^2}=12,5(cm)$​
View attachment 193699
[TBODY] [/TBODY]
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, xin gửi đến thầy cô trên mọi miền tổ quốc lời chúc thật nhiều sức khoẻ, tràn ngập niềm vui. Chúc các thầy cô có một ngày lễ thật ý nghĩa!! Em xin cảm ơn.
Anh tính giúp em câu 1 phần cơ bản được không ạ, phần đó em tính không ra đáp án :(
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Anh tính giúp em câu 1 phần cơ bản được không ạ, phần đó em tính không ra đáp án :(
Lần sau có gì em ghi ra nha, do em gửi bài làm thui ấy nên tụi chị không biết em thắc mắc gì nè ^^
Câu 1 ý 2 em tính ra 27 đúng rồi nha. Hai cái còn lại em chưa xét đúng lắm nên chị giải cho nha
Xét trên AM,NB:
AA - AB < k.[tex]lambda\[/tex] < MA - MB
=> k = 8
Mà trên AM và NB giống nhau => 16

Xét trên MN thì chị thấy em làm cũng đúng rồi nhưng phần vế sau em nhớ chia bước sóng nhé thì sẽ được -5,5 < k < 5,5
=> 11 điểm
=> Tổng: 27 + 11 + 16 = 54 điểm cực đại
 
  • Like
Reactions: Tư Âm Diệp Ẩn

Tư Âm Diệp Ẩn

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
1,872
2,037
326
19
Vĩnh Phúc
THPT Nguyễn Viết Xuân
Lần sau có gì em ghi ra nha, do em gửi bài làm thui ấy nên tụi chị không biết em thắc mắc gì nè ^^
Câu 1 ý 2 em tính ra 27 đúng rồi nha. Hai cái còn lại em chưa xét đúng lắm nên chị giải cho nha
Xét trên AM,NB:
AA - AB < k.[tex]lambda\[/tex] < MA - MB
=> k = 8
Mà trên AM và NB giống nhau => 16

Xét trên MN thì chị thấy em làm cũng đúng rồi nhưng phần vế sau em nhớ chia bước sóng nhé thì sẽ được -5,5 < k < 5,5
=> 11 điểm
=> Tổng: 27 + 11 + 16 = 54 điểm cực đại
Em cảm ơn chị ạ. Nhưng mà em hơi thắc mắc đoạn lấy với không lấy dấu bằng các khoảng ấy ạ. Chị cho em hỏi ngu khi nào thì mới để dấu bằng vậy ạ?
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Hôm nay đầu tuần lên phần mới luôn cho tươi nhaa
SÓNG DỪNG
I/ Cơ bản
Bài 1
. Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào đúng?
A. tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới
B. sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
C. tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới
D. sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ

Bài 2. Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 100Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 60m/s
B. 80m/s
C. 40m/s
D. 100 m/s

Bài 3. Sóng dừng trên AB có chiều dài 22cm với đầu B tự do. Tần số dao động của dây là 50Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Trên dây có:
A. 6 nút và 6 bụng
B. 4 nút và 4 bụng
C. 8 nút và 8 bụng
D. 6 nút và 4 bụng

II/ Nâng cao
Trên một sợ dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định.Xét 3 phần tử A,B,C trên sợi dây: A là một nút sóng, B là bụng sóng gần A nhất, C ở giữa A và B. Khi sợi dây duỗi thẳng thì khoảng AB = 21,0cm và AB = 3AC. Khi sợi dây biến dạng nhiều nhất thì khoảng cách giữa A và C là 9,0cm. Tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của phần tử B và tốc độ truyền sóng trên dây xấp xỉ bằng:
A. 0,56 B. 0,42 C. 0,85 D. 0,60

Vào khởi động đầu tuần nè @hoàng ánh sơn @Hoàng Long AZ @Chris Master Harry @Tư Âm Diệp Ẩn @Minh Dora @No Name :D
 
  • Like
Reactions: Rau muống xào

Tư Âm Diệp Ẩn

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
1,872
2,037
326
19
Vĩnh Phúc
THPT Nguyễn Viết Xuân
Hôm nay đầu tuần lên phần mới luôn cho tươi nhaa
SÓNG DỪNG
I/ Cơ bản
Bài 1
. Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào đúng?
A. tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới
B. sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
C. tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới
D. sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ

Bài 2. Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 100Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 60m/s
B. 80m/s
C. 40m/s
D. 100 m/s

Bài 3. Sóng dừng trên AB có chiều dài 22cm với đầu B tự do. Tần số dao động của dây là 50Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Trên dây có:
A. 6 nút và 6 bụng
B. 4 nút và 4 bụng
C. 8 nút và 8 bụng
D. 6 nút và 4 bụng

II/ Nâng cao
Trên một sợ dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định.Xét 3 phần tử A,B,C trên sợi dây: A là một nút sóng, B là bụng sóng gần A nhất, C ở giữa A và B. Khi sợi dây duỗi thẳng thì khoảng AB = 21,0cm và AB = 3AC. Khi sợi dây biến dạng nhiều nhất thì khoảng cách giữa A và C là 9,0cm. Tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của phần tử B và tốc độ truyền sóng trên dây xấp xỉ bằng:
A. 0,56 B. 0,42 C. 0,85 D. 0,60

Vào khởi động đầu tuần nè @hoàng ánh sơn @Hoàng Long AZ @Chris Master Harry @Tư Âm Diệp Ẩn @Minh Dora @No Name :D




Bài 1. Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào đúng?
A. tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới
B. sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
C. tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới
D. sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ

Bài 2. Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 100Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 60m/s
B. 80m/s
C. 40m/s
D. 100 m/s

Bài 3. Sóng dừng trên AB có chiều dài 22cm với đầu B tự do. Tần số dao động của dây là 50Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Trên dây có:
A. 6 nút và 6 bụng
B. 4 nút và 4 bụng
C. 8 nút và 8 bụng
D. 6 nút và 4 bụng
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Bài 1. Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào đúng?
A. tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới
B. sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
C. tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới
D. sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ

Bài 2. Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 100Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 60m/s
B. 80m/s
C. 40m/s
D. 100 m/s

Bài 3. Sóng dừng trên AB có chiều dài 22cm với đầu B tự do. Tần số dao động của dây là 50Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Trên dây có:
A. 6 nút và 6 bụng
B. 4 nút và 4 bụng
C. 8 nút và 8 bụng
D. 6 nút và 4 bụng
Bài nâng cao đâu, làm thử đi em
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Hôm nay đầu tuần lên phần mới luôn cho tươi nhaa
SÓNG DỪNG
I/ Cơ bản
Bài 1
. Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào đúng?
A. tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới
B. sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
C. tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới
D. sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ

Bài 2. Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 100Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 60m/s
B. 80m/s
C. 40m/s
D. 100 m/s

Bài 3. Sóng dừng trên AB có chiều dài 22cm với đầu B tự do. Tần số dao động của dây là 50Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Trên dây có:
A. 6 nút và 6 bụng
B. 4 nút và 4 bụng
C. 8 nút và 8 bụng
D. 6 nút và 4 bụng

II/ Nâng cao
Trên một sợ dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định.Xét 3 phần tử A,B,C trên sợi dây: A là một nút sóng, B là bụng sóng gần A nhất, C ở giữa A và B. Khi sợi dây duỗi thẳng thì khoảng AB = 21,0cm và AB = 3AC. Khi sợi dây biến dạng nhiều nhất thì khoảng cách giữa A và C là 9,0cm. Tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của phần tử B và tốc độ truyền sóng trên dây xấp xỉ bằng:
A. 0,56 B. 0,42 C. 0,85 D. 0,60

Vào khởi động đầu tuần nè @hoàng ánh sơn @Hoàng Long AZ @Chris Master Harry @Tư Âm Diệp Ẩn @Minh Dora @No Name :D

Đáp án nâng cao:

Ta có: $AB=\frac{\lambda}{4}$
$=>\lambda = 82(cm)$
Mặt khác $AC=\frac{AB}{3}=\frac{\lambda}{12}$
=> Biên độ điểm C sẽ là: $A_C=\frac{A_b}{2}$
Khi sợi dây biến dạng nhiều nhất thì k/c AC là:
$AC'=\sqrt{AC^2+
(\frac{A_b}{2})^2}=9$
=>$A_b=8\sqrt{2}(cm)$
=>Tỉ số cần tìm là :
$ k=\frac{2\pi A_b}{\lambda}=0,8669$
Ảnh chụp Màn hình 2021-11-23 lúc 21.40.12.png
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Tiếp tục buổi cuối của sóng dừng nha ^^

I/ Cơ bản
Bài 1.
Một sợi dây đàn hồi căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng, tốc độ truyền sóng không đổi. Khi tần số sóng trên dây là 42 Hz thì trên dây có 4 điểm bụng. Nếu trên dây có 6 điểm bụng thì tần số sóng trên dây là
A. 252Hz B. 126Hz C. 28Hz D. 63Hz

Bài 2. Một sợi dây dài 60cm được treo lơ lửng một đầu gắn vào cần rung. Tốc độ truyền sóng trên dây không đổi và bằng 8 m/s. Thay đổi tần số cần rung từ 40Hz đến 60Hz thì có bao nhiều tần số cho sóng dừng trên dây?
A. 2 B.4 C. 3 D. 5

Bài 3. Sóng dừng trên dây dài một đầu cố định, một đầu tự do. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 175Hz và 225Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó à
A. 50Hz B. 25Hz C. 75Hz D. 100Hz

II/ Nâng cao
Bài 1:

Trên một sợi dây có hai đầu cố định, đang có sóng dừng với biên độ dao động của bụng sóng là 4cm. Khoảng cách giữa hai đầu dây là 75cm, sóng truyền trên dây có bước sóng là 30cm. Gọi M và N
là hai điểm trên dây mà phần tử tại đó luôn dao động ngược pha với biên độ lần lượt là 2cm và $2\sqrt{3}$cm .Khoảng cách lớn nhất giữa M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52cm B. 53cm. C. 60cm. D. 68cm

Bài 2:

Trên sợi dây đàn hồi dài 100cm với hai đầu M, N cố định đang có sóng dừng. Ngoài các điểm
bụng và điểm nút, trên dây còn có những điểm khác có cùng biên độ dao động là $4\sqrt{2}$mm
và cách đều nhau. P và Q là hai trong số các điểm đó và có vị trí cân bằng cách xa nhau nhất một
đoạn 95cm. Tính tỉ số giữa tốc độ truyền sóng trên dây và giá trị tốc độ dao động lớn nhất của các phần tử trên dây?
A.$\frac{25\sqrt{2}}{\pi}$
B.$\frac{25}{2\pi}$
C.$\frac{25\sqrt{2}}{4\pi}$
D.$\frac{25}{\pi}$

Vào làm ôn phần này nhé, đề thi chắc chắn có đấy @hoàng ánh sơn @Hoàng Long AZ @Tư Âm Diệp Ẩn @Minh Dora @No Name :D
 
  • Like
Reactions: Rau muống xào

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Bài giải phần nâng cao::)

Những điểm cách đều nhau dao động cùng biên độ mà không phải là bụng và nút là những trung điểm giữa nút và bụng liền kề, biên độ những điểm đó là: $\frac{\sqrt{2}}{2}A_b=4\sqrt{2}$
$=>A_b=8(mm)=0,8(cm)$​
Hai điểm như vậy cách xa nhau nhất , chúng cách 2 đầu A,B là một đoạn $\frac{\lambda}{8}$
$=>2\frac{\lambda}{8}=100-95=>\lambda =20(cm)$​
=> Tỉ lệ cần tìm là : $ n=\frac{\lambda}{2\pi A}=\frac{20}{2\pi 0,8}=\frac{25}{2\pi}$:confused:
 
Last edited:

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
Tiếp tục buổi cuối của sóng dừng nha ^^

I/ Cơ bản
Bài 1.
Một sợi dây đàn hồi căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng, tốc độ truyền sóng không đổi. Khi tần số sóng trên dây là 42 Hz thì trên dây có 4 điểm bụng. Nếu trên dây có 6 điểm bụng thì tần số sóng trên dây là
A. 252Hz B. 126Hz C. 28Hz D. 63Hz

Bài 2. Một sợi dây dài 60cm được treo lơ lửng một đầu gắn vào cần rung. Tốc độ truyền sóng trên dây không đổi và bằng 8 m/s. Thay đổi tần số cần rung từ 40Hz đến 60Hz thì có bao nhiều tần số cho sóng dừng trên dây?
A. 2 B.4 C. 3 D. 5

Bài 3. Sóng dừng trên dây dài một đầu cố định, một đầu tự do. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 175Hz và 225Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó à
A. 50Hz B. 25Hz C. 75Hz D. 100Hz

II/ Nâng cao
Bài 1:

Trên một sợi dây có hai đầu cố định, đang có sóng dừng với biên độ dao động của bụng sóng là 4cm. Khoảng cách giữa hai đầu dây là 75cm, sóng truyền trên dây có bước sóng là 30cm. Gọi M và N
là hai điểm trên dây mà phần tử tại đó luôn dao động ngược pha với biên độ lần lượt là 2cm và $2\sqrt{3}$cm .Khoảng cách lớn nhất giữa M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52cm B. 53cm. C. 60cm. D. 68cm

Bài 2:

Trên sợi dây đàn hồi dài 100cm với hai đầu M, N cố định đang có sóng dừng. Ngoài các điểmD
bụng và điểm nút, trên dây còn có những điểm khác có cùng biên độ dao động là $4\sqrt{2}$mm
và cách đều nhau. P và Q là hai trong số các điểm đó và có vị trí cân bằng cách xa nhau nhất một
đoạn 95cm. Tính tỉ số giữa tốc độ truyền sóng trên dây và giá trị tốc độ dao động lớn nhất của các phần tử trên dây?
A.$\frac{25\sqrt{2}}{\pi}$
B.$\frac{25}{2\pi}$
C.$\frac{25\sqrt{2}}{4\pi}$
D.$\frac{25}{\pi}$

Vào làm ôn phần này nhé, đề thi chắc chắn có đấy @hoàng ánh sơn @Hoàng Long AZ @Tư Âm Diệp Ẩn @Minh Dora @No Name :D
I,
1D
2B
3B
II,
1.
Số bụng sóng trên dây:5
2 điểm M, N ngược pha và có khoảng cách lớn nhất khi M ở nửa trái bó 1, N ở nửa phải bó 4(hoặc M ở nửa trái bó 2 và N ở nửa phải bó 5)
Điểm M có A(M)=Ab/2 =>M cách nút gần nhất λ/12
Điểm N có A(N)=Ab.can(3)/2 =>N cách nút gần nhất λ/6
=>vtcb M, N cách nhau: dMN=75-15-λ/12-λ/6=52,5(cm)
Do M,N ngược pha=>MN max= căn(dMN^2+(A(M)+A(N))^2)=52,78(cm) =>B
2.B
Bài giải phần nâng cao::)

Những điểm cách đều nhau dao động cùng biên độ mà không phải là bụng và nút là những trung điểm giữa nút và bụng liền kề, biên độ những điểm đó là: $\frac{\sqrt{2}}{2}A_b=4\sqrt{2}$
$=>A_b=8(mm)=0,8(cm)$​
Hai điểm như vậy cách xa nhau nhất , chúng cách 2 đầu A,B là một đoạn $\frac{\lambda}{4}$
$=>2\frac{\lambda}{4}=100-95=>\lambda =10(cm)$​
=> Tỉ lệ cần tìm là : $ n=\frac{\lambda}{2\pi A}=\frac{10}{2\pi 0,8}=\frac{25}{4\pi}$:confused:
"$=>2\frac{\lambda}{4}=100-95=>\lambda =10(cm)$ 2λ/8 chứ nhỉ
 
Top Bottom