Câu I:
a)
- Đảm bảo sự điều hòa hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể
- Đảm bảo sự liên lạc giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường bên ngoài bằng con đường thể dịch.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng và ôxy đến từng tế bào và mang đi các sản phẩm không cần thiết cho tế bào do qua trình hoạt động sống thải ra để đưa ra ngoài cơ thể.
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Bảo vệ cơ thể
b) Máu đi từ đầu qua tĩnh mạch chủ trên đổ về tâm nhĩ phải rồi từ tâm nhĩ phải máu được dồn xuống tâm thất phải . Sau đó từ tâm thất phải đến phổi qua động mạch phổi rồi từ phổi theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái. Máu từ tâm nhĩ trái đi xuống tâm thất trái rồi từ tâm thất trái đi qua động mạch về tay phải
c)
- Trong tĩnh mạch có các van bán nguyệt ngăn không cho máu chảy ngược lại
- Khi mạch máu phía trước bị tắc do bị băng quá chặt , máu không chảy về tim được trong khi đó tay lại nắm chặt khiến các cơ co lại ép lên thành tĩnh mạch làm cho máu từ phía dưới dồn lên làm phồng tĩnh mạch
Câu II:
a) Đặc điểm
- Các tế bào da phía ngoài hóa sừng, xếp sít nhau ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
- Da tiết ra mồ hôi có tác dụng diệt vi khuẩn
(Trong mồ hôi có chứa chất lidôzim có tác dụng diệt khuẩn)
b) Miễn dịch chủ động là chủ động đưa vi khuẩn đã được làm yếu vào cơ thể giúp kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh nhằm phòng bệnh. Khi cơ thể đã có sẵn kháng thể thì các vi khuẩn xâm nhập sẽ bị các kháng thể tiêu diệt ngay nên cơ thể không mắc bệnh
Miễn dịch thụ động được tạo bằng cách tiêm huyết thanh có chứa các chất kháng độc lấy từ động vật tiêm vào cơ thể nhằm chữa bệnh
Câu III:
Quá trình tiêu hóa lipit
- Lipit được dịch mã do gan tiết ra làm nhũ tương hóa thành các giọt nhỏ trong ruột non
- Dưới tác dụng của ezim lipaza do dịch ruột và tụy tiết ra, lipit được phân thành axit béo và glixerin
Hấp thụ lipit
- Axit béo và glixerin được hấp thụ vào Tb niêm mạc ruột và tại đây chúng kết hợp lại thành lipit và được đưa vào mạch bạch tuyết đổ vào tim rồi phân phối đi các nơi
Câu IV:
a) Vì:
- Ta có thể nhìn rõ vật thể khi hình ảnh của vật thể đi qua thủy tinh thể rôi vào đúng điểm vàng trên võng mạc
- Tùy theo khoảng cách của vật tới mắt mà thủy tinh thể phải điều tiết bằng cách phòng lên hoặc xẹp xuống để hình ảnh rơi đúng điểm vàng
b) Vì
- Khả năng điều tiết của thủy tinh ở ở người già kém , không còn khả năng căng phồng như còn trẻ . Người già muốn đọc sách thì cần phải đeo kinh lồi để đưa hình ảnh rơi đúng điểm vàng
Câu V:
a)
- Hoócmôn tham gia quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể
- Hoócmôn tham gia quá trình trao đổi chất và năng lượng
- Hoócmôn tạo sự hài hoà giữa đồng hoá và dị hoá
- Hoócmôn tham gia điều tiết sự cân bằng nội môi của các thể dịch
- Hoócmôn tham gia quá trình thích nghi của cơ thể đồi vs môi trường
- Hoócmôn tham gia quá trình sinh sản ở động vật
b) Phần tuỷ: Tiết hoocmôn adrenalin và noadrenalin, điều hoà hoạt động tim mạch và hô hấp, góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu.
Câu VI:
a) Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
b) Gen này khác gen kia ở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit
c) Hậu quả là phát sinh đột biến gen .
Câu VII:
- Lai giống để tạo biến dị tổ hợp
- Dùng các tác nhân đột biến để gây đột biến gen hoặc đột biến NST
Câu VIII:
Tác hại của phối giống cận huyết: Trong chăn nuôi, phối giống cận huyết ngoài ứng dụng để thuần chủng đàn giống, cố định một tính trạng, phát huy và bảo tồn huyết thống của các tổ tiên tốt, phát hiện và thải loại các gen lặn có hại… thì tác hại của giao phối cận huyết thường là rất lớn nhất là đàn vật nuôi cao sản như đàn bò sữa.
Tác hại được thể hiện ở các tính trạng sinh sản, sinh trưởng phát triển và tính trạng kinh tế như: Giảm khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh của bê con; giảm tốc độ sinh trưởng; gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống; giảm tác dụng tiến bộ di truyền của đực giống (mục đích của truyền giống nhân tạo); giảm sức sản xuất. Các tác hại này không riêng rẽ mà chúng cộng hưởng thì hậu quả kinh tế không thể lường mà cần thời gian dài, tốn kém mới khắc phục được.
Nguyên nhân gây ra đồng huyết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đồng huyết đàn vật nuôi như:
- Khó nhận biết hậu quả do lâu mới xuất hiện và hậu quả thường ẩn sau các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng. Lâu nay, nhiều nghiên cứu và chương trình tập trung giải quyết khả năng sinh sản và sức sản xuất kém thường chỉ nhắm vào các yếu tố sản khoa, yếu tố dinh dưỡng mà không chú ý đến yếu tố gián tiếp nhưng mang tính nguồn gốc đó là đồng huyết.
- Quần thể nhỏ, địa bàn phân bố của quần thể hẹp, bị cách biệt với quần thể xung quanh.
- Truyền giống nhân tạo thường giữ một số ít bò đực giống cao sản, do đó đời sau của các con đực này thường dễ cận huyết với nhau, nhất là khi quản lý giống không tốt.
- Do nhu cầu của công tác giống như tạo dòng thuần nhất, cố định các tính trạng tốt tạo điều kiện nâng cao ưu thế lai.
- Không rõ tổ tiên của bố mẹ của con bò cái và con đực giống, do không ghi chép lý lịch của bò cái nên khi phối bị nhầm lẫn. Đây thường là nhược điểm chủ yếu của cán bộ phối giống nhân tạo của ta hiện nay.
- Chất lượng con giống tạo ra do phối giống nhân tạo không gắn với tổ chức hoặc cá nhân tuyển chọn, nuôi đực giống để sản xuất tinh đông lạnh.
- Thiếu sự đa dạng, cạnh tranh trong sản xuất tinh đông lạnh để người chăn nuôi có cơ hội chọn lựa từ đó bắt buộc nhà sản xuất giống phải quản lý giống thì mới có thể tồn tại được.
- Người chăn nuôi chưa am hiểu tường tận tác hại của phối giống cận huyết vì tác hại này khó nhận biết và ẩn khuất sau các yếu tố sinh sản và chăm sóc nuôi dưỡng.
Phương pháp phòng tránh: Từ trước đến nay, chúng ta luân chuyển đực giống để phòng tránh đồng huyết. Đây chỉ là giải pháp tình thế, khi phẩm giống với tính trạng kinh tế chưa cao hoặc chưa thể sử dụng được phương pháp khác. Đã đến lúc, Việt Nam phải bỏ dần phương pháp này và có giải pháp tiên tiến hơn. Lâu nay, chúng ta đã có ý định hình thành bộ máy quản lý giống vật nuôi từ trung ương đến địa phương, nhưng không thành vì phải nuôi thêm một bộ máy mới. Từ kinh nghiệm của một số nước và nguyên nhân nêu trên, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, không tốn kém thêm chi phí:
- Đưa nội dung này vào trong các lớp tập huấn (thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật chăn nuôi, khuyến nông…) để cảnh báo cho người chăn nuôi biết được tác hại của phối giống cận huyết. Từ đó, người chăn nuôi tự quản lý giống đàn vật nuôi của mình.
- Giao trách nhiệm cho tổ chức hoặc cá nhân nuôi đực giống, sản xuất tinh đông lạnh phải làm công tác giống (lập lý lịch bò cái, bê cái, ghi chép, tư vấn cho người chăn nuôi…) gắn với kiểm tra chất lượng đực giống và sản phẩm tinh cọng rạ. Đương nhiên là dưới sự quản lý nhà nước trung ương và địa phương.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế nuôi đực giống, sản xuất tinh đông lạnh để đa dạng nguồn tinh từ nhiều đực giống khác nhau. Tạo ra sự thi đua và cạnh tranh về chất lượng, giá thành sản phẩm thông qua tính tiến bộ chất lượng giống do người chăn nuôi lựa chọn.\
Câu IX:
a/ Xét tỉ lệ kiểu hình của F1 ta thấy đó là tỉ lệ : 9:3:3:1
=> Phân li độc lập .
- Quy ước : A _ dài ; a_ngắn ;B _xám ; b_ trắng .
- Do F1 có tỉ lệ 9:3:3:1 => Chuột bố mẹ (P) có kiểu gen dị hợp : AaBb.
b/ Xét tỉ lệ phân li của F1 :
+ Chiều dài lông : 100% lông dài (A)
+ Màu sắc lông : xám / trắng = 3:1 => Xám (A) trội hoàn toàn so với trắng (a) .
=> Kiểu gen của P : AABb x AABb ; hoặc : AABb x AaBb.
#Đã sửa . Câu 8 hơi dài dòng .