Sinh Hội quán Sinh học

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
21
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Tại sao con gái đến tháng lại có 1 số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đau lưng,... ạ
đây là bài viết mình sưu tầm trên mạng:
1. Đau bụng kinh do đặc điểm cấu tạo tử cung của người phụ nữ

Chính vì vậy mà bạn cũng đừng cuống cuồng lên tìm câu trả lời tại sao con gái đến tháng lại đau bụng để rồi lo lắng nhé.

Tử cung (hay dạ con) là bộ phận sinh đẻ của người phụ nữ, được hình thành ở bụng dưới và hoàn chỉnh về cấu trúc ngay khi thai còn trong bụng mẹ. Tử cung lớn dần lên và thay đổi về độ lớn cũng như hình dáng và kích thước theo sự phát triển của người con gái.

Vào những ngày này chị em thường hay cáu giận vô cớ…
Khi trưởng thành, tử cung có kích thước trung bình 7,5cm trong đó thân tử cung dài 5cm còn lại eo và cổ tử cung 2,5cm. Tuy nhiên, đối với một số người, do cấu tạo về mặt thể chất, tử cung có kích thích quá nhỏ nên cơ tử cung phải co bóp mạnh.

Đến kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra, chèn ép lên tử cung. Đồng thời, cơ thể nữ giới cũng giải phóng hormone prostaglandin – tác nhân chính gây đau bụng kinh, để thúc đẩy các cơ của cổ tử cung co bóp, nhằm đưa máu ra ngoài. Vì vậy, bạn sẽ cảm nhận được sự đau bụng khi đang hành kinh.

2. Đau bụng kinh nguyệt do tâm lý bạn không ổn định

Tại sao con gái đến tháng lại đau bụng dù đã cố gắng sống lành mạnh? đó chính là tâm lý “đón đợi” những gì đã xảy ra từ những chu kỳ trước đó. Kinh nguyệt là một hiện tượng kinh nguyệt tự nhiên trong cơ thể nữ giới. Bạn không thể điều khiển nó theo ý mình.

Tuy nhiên, nếu tâm trạng bạn không tốt, không những ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần mà còn ảnh hưởng đến chu trình kinh nguyệt của bạn. Bạn buồn phiền, nóng tức, bạn áp lực, stress,.. tất cả sẽ làm kinh nguyệt của bạn gặp những thay đổi, dù là rất nhỏ và nó cũng khiến bạn đau bụng kinh.

3. Do bệnh lạc nội mạc tử cung

Do bệnh lạc nội mạc tử cung cũng là lí giải cho vấn đề giải thích tại sao con gái đến tháng lại đau bụng. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc bên trong buồng tử cung. Khi đến kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc này dày lên, bong ra và thoát ra ngoài.

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc bên trong buồng tử cung
Kinh nguyệt của chính ta chính là từ niêm mạc tử cung. Thông thường, niêm mạc tử cung sẽ nằm trong buồng tử cung để từ đó thoát ra ngoài. Tuy nhiên, cũng có trường hợp lớp niêm mạc này ngụ cư ở các bộ phận khác tử cung.

Niêm mạc vẫn dày lên như khi ở trong buồng tử cung, chúng va chạm và không thích ứng với các bộ phân khác tử cung nên dẫn đến đau bụng kinh. Lưu ý rằng, bệnh lý này là nghiêm trọng, vì có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

4. Do các bệnh phụ khoa khác

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, đau bụng kinh còn có thể do bản thân người phũ nữ đang mắc một số bệnh phụ khoa như: u xơ eo tử cung, u nang buồng trứng, đa nang buồn trứng, bệnh phụ khoa cho viêm nhiễm,…

Giờ đây có lẽ bạn sẽ không còn thắc mác rằng tại sao con gái đên tháng lại đau bụng nữ đúng không? Đau bụng kinh là phổ biến nhưng không có nghĩa là không nghiêm trọng.
 

Nguyễn Thiên Nam

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng mười 2017
302
368
109
24
Hà Nội
Trường Đại học Trùng Khánh
Nguyên nhân gây đau bụng kinh.
Đau bụng kinh là một hiện tượng thường thấy ở các bạn gái khi đến tháng. Có trường hợp bạn gái chỉ bị đau nhẹ và thoáng qua, nhưng có những trường hợp bị đau bụng dữ dội kèm theo buồn nôn, thậm chí có thể dẫn đến ngất. Vậy bạn gái có bao giờ tự hỏi: Tại sao lại bị đau bụng khi có kinh? Và tại sao mỗi người phụ nữ khác nhau lại xuất hiện những cơn đau bụng kinh khác nhau? Dưới đây là một số lí giải của các chuyên gia về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh ở bạn gái.
Hiện tượng đau bụng kinh trong chu kì kinh nguyệt.
Chu kì kinh nguyệt xuất hiện lần đầu ở những bạn gái trong độ tuổi từ mười hai cho đến mười bảy, báo hiệu sự hoàn thiện về chức năng sinh sản trong cơ thể nữ giới. Đôi khi, chúng có thể diễn ra sớm hơn từ lúc bé gái mới được tám tuổi có điều kiện sống tốt và cơ thể phát triển.

Chu kì kinh nguyệt bình thường của một cơ thể khỏe mạnh có thể kéo dài từ 21 đến 35 ngày, được tính từ ngày đầu tiên hành kinh đến ngày cuối cùng trước khi đến ngày hành kinh kế tiếp. Mỗi lần hành kinh thường diễn ra trong khoảng 3 đến 5 ngày với tổng lượng máu kinh mất đi từ 20- 80ml.

Bạn gái khi đến tháng thường xuất hiện những triệu chứng như: Chướng bụng, buồn nôn, bị tiêu chảy hoặc ói mửa, mồ hôi ra nhiều, căng vú, đau đầu, đau thắt lưng… Trong số đó thì đau bụng kinh là một hiện tượng đặc trưng và không thể thiếu trong mỗi lần hành kinh.

Tại sao khi có kinh lại bị đau bụng?
Đau bụng kinh là một hiện tượng hết sức bình thường diễn ra trong chu kì kinh nguyệt ở người phụ nữ, có thể xảy ra trước, trong và sau khi hành kinh. Ở mỗi người phụ nữ khác nhau, mức độ đau bụng kinh cũng khác nhau: Có người đau bụng kinh dữ dội, nhưng có người chỉ đau âm ỉ. Chị em bị đau bụng kinh thường là đau vùng bụng dưới, có khi lan lên xương ức hoặc xuống đùi, hoặc đau lan sang cả hai bên thắt lưng.

Nói về nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh, bác sĩ chuyên phụ khoa lí giải: Đau bụng kinh ở nữ giới có thể xuất phát từ hai nguyên nhân chính: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

1. Nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát.
Đến kì kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung của bạn gái dầy lên và bong ra. Đồng thời, cơ thể nữ giới cũng giải phóng hormone prostaglandin để thúc đẩy các cơ của cổ tử cung co bóp, nhằm tống máu ra ngoài. Đây là lí do chính dẫn đến đau bụng kinh nguyên phát ở nữ giới: Đau bụng kinh nguyên phát thường chỉ do hormone prostaglandin chứ không có nguyên nhân nào đặc biệt. Nếu hormone prostaglandin tiết ra càng nhiều, các cơ tử cung co bóp càng mạnh và nhanh thì hiện tượng đau bụng kinh ở bạn gái càng dữ dội.

2. Nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh thứ phát thường xuất hiện trước kỳ kinh, với thời gian đau thường kéo dài và mức độ đau thường nặng hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh thứ phát ở phụ nữ. Các nguyên nhân này bao gồm: Đau bụng kinh do các bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ, đau bụng kinh do cấu tạo đặc biệt của ống cổ tử cung, và đau bụng kinh do một số nguyên nhân khác….

Đau bụng kinh do cơ địa của nữ giới:

Do yếu tố di truyền, ở một số chị em có cơ địa đặc biệt: Vị trí của tử cung không bình thường (quá lùi về sau hoặc quá ngả về trước), tử cung quá co thắt hoặc co thắt không bình thường, ống cổ tử cung quá hẹp… sẽ làm cản trở sự lưu thông của máu kinh. Điều này làm cho các cơ trơn của cổ tử cung phải co bóp nhiều hơn, tạo ra áp lực lớn hơn để đẩy máu ra ngoài.

Đau bụng kinh do các bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn trong cơ thể nữ giới:

Một số bệnh lý phụ khoa ở nữ giới có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội, bao gồm: Viêm dính tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, … mà tiêu biểu nhất trong số đó phải kể đến bệnh lạc nội mạc tử cung.

Chị em bị bệnh lạc nội mạc tử cung có những mảnh nội mạc tử cung bị bong tróc, không theo máu kinh trôi ra ngoài như bình thường, mà chúng bị đẩy ngược vào trong, khiến cho lượng máu mà chúng “sản xuất” không thoát ra được, bị ứ đọng tại vị trí mà nó “đi lạc”. Gây ra hiện tượng đau bụng kinh dữ dội ở phụ nữ.

* Một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh ở nữ giới.
Các nguyên nhân này thường xuất phát từ những hành động mang tính chủ quan của nữ giới như:

- Ăn quá nhiều đồ lạnh trước khi đến ngày hành kinh: Ăn đồ lạnh làm cho tuần hoàn máu kém, máu kinh không lưu thông là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng kinh.

- Tâm sinh lý của các chị em: Ở những chị em quá mẫn cảm với những cơn đau hoặc sức chịu đựng thấp thì có chu kì hành kinh diễn ra khó khăn hơn so với bình thường.

- Vận động mạnh trước và trong khi hành kinh.

Tất cả những điều trên đây đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh ở nữ giới. Chuyên gia phụ khoa cho biết, bất kì các tác động nào đến từ bên ngoài, làm cản trở sự lưu thông của máu kinh, khiến cho các cơ của cổ tử cung phải co bóp mạnh hơn, đều có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội cho nữ giới.

Trên đây là một số những chia sẻ về nguyên nhân tại sao khi có kinh lại bị đau bụng. Các chuyên gia phụ khoa cũng cho biết, đau bụng kinh nguyên phát rất khó để chữa trị, nhưng chị em hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng đau bụng kinh thứ phát bằng cách giảm thiểu những yếu tố nguy cơ gây ra đau bụng.
mink sưu tầm trên internet.
 

Narumi04

Học sinh gương mẫu
Thành viên
23 Tháng tư 2017
1,595
2,069
394
20
Vĩnh Long
THPT Lưu Văn Liệt
Hội Quán Sinh Học
Bạn muốn nâng cao kiến thức Sinh học của mình :r5
Muốn nâng cao kĩ năng tìm kiếm tài liệu, đọc tài liệu tiếng anh về Sinh học r70
r66Hãy cùng nhau trao đổi thảo luận tại nơi đây - HỘI QUÁN SINH HỌC. Nơi trao đổi, thảo luận theo hướng học thuật về một vấn đề, hiện tượng, thí nghiệm, papers, journals...v..v.
r76Học thuật là phương pháp học đòi hỏi ta phải tìm hiểu, nghiên cứu suy nghĩ về một vấn đề nào đó, nghe kinh chưa :v, khác hẳn với cách học thụ động trên trường nhé.

.
..
...
Cách tham gia:
Là nơi Mod. và Mem. bình đẳng, mọi người đưa ra 1 hiện tượng, 1 vấn đề thắc mắc, 1 thí nghiệm trong chương trình phổ thông hoặc cao hơn mang tính khoa học, 1 vấn đề hoặc toàn bộ một bài báo khoa học, công trình nghiên cứu khoa học,..v..v để thảo luận.

Câu trả lời dựa vào cơ sở khoa học, có dẫn chứng khoa học (bài báo khoa học, công trình nghiên cứu,..v..v) để làm rõ vấn đề, nội dung thảo luận.

Hãy tag bạn bè cùng sở thích để cùng thảo luận nhé.
.
..
...
CHÚ Ý CHÚ Ý!!!
Các câu hỏi phải phù hợp với mục đích hoạt động của HỘI QUÁN SINH HỌC, do đó những câu hỏi không phù hợp như mang tính dân gian, truyền miệng, không có tính trao đổi, dễ dàng tìm thấy trên mạng,..v..v.. đều sẽ bị xóa.r99
Đây là một topic học thuật nên nếu các bạn muốn cùng tham gia, hãy suy nghĩ và bàn luận một cách thật nghiêm túc. Những bài viết nào chỉ đăng để spam hay không phù hợp với topic sẽ bị BQT xóa ngay lập tức!r24

Oahahaha
yuper
Tại sao tất cả bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có thể cảm nhận (đau, mượt, ấm, lạnh, nhột), nhưng trừ tóc?
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
21
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Tại sao tất cả bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có thể cảm nhận (đau, mượt, ấm, lạnh, nhột), nhưng trừ tóc?
Tóc là gì?
Tóc là cấu trúc sừng hình sợi dài, dẫn xuất của Biểu bì da, bao phủ da đầu của người. Tóc có thành phần chủ yếu là chất sừng, giàu biotin, kẽm, lưu huỳnh và nitơ.
Vì tóc là cấu trúc sừng =>Không phải tế bào sống=> không cảm nhận được
Ngoài tóc ra thì móng tay, móng chân cũng là chất sừng, cũng không thể cảm nhận đc các yếu tố từ mt trong và mt ngoài
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Everybody in box Sinh vào chỉ em cái này nì..
22656401_1972451869706865_1294861520_n.jpg

Lúc làm thí nghiệm tách chiết diệp lục, tất cả các tổ khác thì ống nghiệm nó chỉ có lớp lá và lớp màu xanh cây nhạt.. cơ mà tổ e thì lớp lá nó lại nằm giữa rồi phân 2 lớp màu xanh khác nhau.. vì sao vậy ạ??
@yuper @Oahahaha @Ng.Klinh
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Em muốn hỏi câu này, em mong là câu hỏi lần này là 1 đề tài thảo luận tốt! Không bị xóa!
Câu hỏi: Tại sao cùng đi tắm sông suối, cùng hụp đầu xuống mà có người lại bị viêm da, có người lại không viêm da, có người có chấy, có người lại không có chấy ạ?
 

Vy Mity

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
744
597
126
21
Đắk Lắk
THPT Krông Ana
Cho em hỏi một câu được không ạ '' Tại sao tim lại không ngừng đập và não làm ntn để phân tích các hoạt động của con người''
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Em muốn hỏi câu này, em mong là câu hỏi lần này là 1 đề tài thảo luận tốt! Không bị xóa!
Câu hỏi: Tại sao cùng đi tắm sông suối, cùng hụp đầu xuống mà có người lại bị viêm da, có người lại không viêm da, có người có chấy, có người lại không có chấy ạ?
Theo mình nghĩ cái này là do cơ chế trong cơ thể của từng người. Ví dụ nhé : trong nước sống, suối đó có chưa 1 chất hay 1 số chất khiến cho người tắm bị dị ứng / viêm da .
Cái này là đối với tùy từng người thôi bạn. Câu trả lời của mình có thể sai ạ. ^^
 
  • Like
Reactions: Thiên Thuận

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Cho em hỏi một câu được không ạ '' Tại sao tim lại không ngừng đập và não làm ntn để phân tích các hoạt động của con người''
  • Thực tế khoa học chứng minh rằng tim có ngừng đập. nhưng nó chỉ nghỉ ngơi. Nếu mình nhớ không nhầm thì tim cứ hoạt động 0,3 s thì nghỉ 0,4 s. Nếu tim ngừng đập quá lâu cơ thể chúng ta sẽ bị đầu độc khiến chúng ta chết. Chính vì tim co nên các chất thải trong cơ thể có thể thoát ra và chất dinh dưỡng mới có thể di chuyển đi nuôi cơ thể.
  • Hệ thần kinh bao gồm não, tủy sống( bộ phận tw), các dây thần kinh và hạch thần kinh ( bộ phận ngoại biên). Phần tủy gồm chất xám và chất trắng. Chất xám chính là căn cứ ( trung khu) của những phản xạ không điều kiện và chất trắng là đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ. Nhờ các rãnh và khe do sự gấp nếp của vỏ não, một mặt làm cho diện tích bề mặt của vỏ não tăng lên, mặt khác chia não thành các thùy và các hồi não, trong đó có vùng cảm giác và vùng vận động, đặc biệt là vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết
Đây là ý kiến của mình thôi. Mình không chắc lắm! ^^
 
  • Like
Reactions: Vy Mity and Kyanhdo

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
  • Thực tế khoa học chứng minh rằng tim có ngừng đập. nhưng nó chỉ nghỉ ngơi. Nếu mình nhớ không nhầm thì tim cứ hoạt động 0,3 s thì nghỉ 0,4 s. Nếu tim ngừng đập quá lâu cơ thể chúng ta sẽ bị đầu độc khiến chúng ta chết. Chính vì tim co nên các chất thải trong cơ thể có thể thoát ra và chất dinh dưỡng mới có thể di chuyển đi nuôi cơ thể.
  • Hệ thần kinh bao gồm não, tủy sống( bộ phận tw), các dây thần kinh và hạch thần kinh ( bộ phận ngoại biên). Phần tủy gồm chất xám và chất trắng. Chất xám chính là căn cứ ( trung khu) của những phản xạ không điều kiện và chất trắng là đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ. Nhờ các rãnh và khe do sự gấp nếp của vỏ não, một mặt làm cho diện tích bề mặt của vỏ não tăng lên, mặt khác chia não thành các thùy và các hồi não, trong đó có vùng cảm giác và vùng vận động, đặc biệt là vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết
Đây là ý kiến của mình thôi. Mình không chắc lắm! ^^
Cho em hỏi một câu được không ạ '' Tại sao tim lại không ngừng đập và não làm ntn để phân tích các hoạt động của con người''
tim có tính tự động nên nó hoạt động theo cơ chế để đập ý bạn :)))
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
tim có tính tự động nên nó hoạt động theo cơ chế để đập ý bạn :)))
chị trả lời vậy có vi phạm quy tắc hội quán không ạ ?
vì đây là hội quán nên câu trả lời của mn cố gắng trau chuốt về nội dung chút nhé :)
Cho em hỏi một câu được không ạ '' Tại sao tim lại không ngừng đập và não làm ntn để phân tích các hoạt động của con người''
câu hỏi của em rất hay đó, phần này giải thích kỹ ở sinh 11,...nếu em yêu thích, có đam mê tìm hiểu mấy cái auto đúng như thế này thì nên theo đội tuyển :D. Chị trả lời gợi ý cơ bản thoy nhé, kỹ quá đọc xong hoang mang luôn
TIm không ngừng đập vì có các cơ chế điều hòa
- Ðiều hòa ngay tại tim - định luật Frank-Starling
- Điều hòa bên ngoài tim
+ cơ chế thần kinh
+ cơ chế thể dịch

+ Hormon: hormon tủy thượng thận (adrenalin) làm tim đập nhanh. Hormon giáp (thyroxin) làm tim đập nhanh, tăng sức co, tăng sự tiêu thụ 02 của cơ tim, tăng thụ thể β trong mô cơ tim.
+ Ảnh hưởng của khí hô hấp trong máu: PCO2 tăng và PO2 giảm làm tim đập
nhanh, ngược lại thì tim đập chậm, nhưng sự giảm PO2 quá thấp hoặc PCO2 quá tăng cao, có thể làm rối loạn hoạt động tim và có thể ngưng tim.
+ Ảnh hưởng của các ion: nồng độ Ca++ cao trong máu làm tăng trương lực tim, sự thiếu hụt Ca++ có tác dụng ngược lại. Mặc dù vậy, trong lâm sàng, hiếm khi những tác dụng lên tim xảy ra do sự bất thường nồng độ Ca++, vì mức Ca++ máu được điều hòa trong một phạm vi chặt chẽ. Nồng độ K+ máu cao làm giảm trương lực tim, tăng cao hơn gây rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, sự tăng K+ gấp 2 - 3 lần so với bình thường có thể gây suy tim, rối loạn nhịp và tử vong.
TIm điều hòa các hoạt động của con người
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
chị trả lời vậy có vi phạm quy tắc hội quán không ạ ?
vì đây là hội quán nên câu trả lời của mn cố gắng trau chuốt về nội dung chút nhé :)

câu hỏi của em rất hay đó, phần này giải thích kỹ ở sinh 11,...nếu em yêu thích, có đam mê tìm hiểu mấy cái auto đúng như thế này thì nên theo đội tuyển :D. Chị trả lời gợi ý cơ bản thoy nhé, kỹ quá đọc xong hoang mang luôn
TIm không ngừng đập vì có các cơ chế điều hòa
- Ðiều hòa ngay tại tim - định luật Frank-Starling
- Điều hòa bên ngoài tim
+ cơ chế thần kinh
+ cơ chế thể dịch

+ Hormon: hormon tủy thượng thận (adrenalin) làm tim đập nhanh. Hormon giáp (thyroxin) làm tim đập nhanh, tăng sức co, tăng sự tiêu thụ 02 của cơ tim, tăng thụ thể β trong mô cơ tim.
+ Ảnh hưởng của khí hô hấp trong máu: PCO2 tăng và PO2 giảm làm tim đập
nhanh, ngược lại thì tim đập chậm, nhưng sự giảm PO2 quá thấp hoặc PCO2 quá tăng cao, có thể làm rối loạn hoạt động tim và có thể ngưng tim.
+ Ảnh hưởng của các ion: nồng độ Ca++ cao trong máu làm tăng trương lực tim, sự thiếu hụt Ca++ có tác dụng ngược lại. Mặc dù vậy, trong lâm sàng, hiếm khi những tác dụng lên tim xảy ra do sự bất thường nồng độ Ca++, vì mức Ca++ máu được điều hòa trong một phạm vi chặt chẽ. Nồng độ K+ máu cao làm giảm trương lực tim, tăng cao hơn gây rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, sự tăng K+ gấp 2 - 3 lần so với bình thường có thể gây suy tim, rối loạn nhịp và tử vong.
TIm điều hòa các hoạt động của con người
Cách giải thích của mình sai phải không ạ? bạn xem giúp mình phần trả lời não làm thế nào để phân tích hoạt động của con người đi ạ
  • Thực tế khoa học chứng minh rằng tim có ngừng đập. nhưng nó chỉ nghỉ ngơi. Nếu mình nhớ không nhầm thì tim cứ hoạt động 0,3 s thì nghỉ 0,4 s. Nếu tim ngừng đập quá lâu cơ thể chúng ta sẽ bị đầu độc khiến chúng ta chết. Chính vì tim co nên các chất thải trong cơ thể có thể thoát ra và chất dinh dưỡng mới có thể di chuyển đi nuôi cơ thể.
  • Hệ thần kinh bao gồm não, tủy sống( bộ phận tw), các dây thần kinh và hạch thần kinh ( bộ phận ngoại biên). Phần tủy gồm chất xám và chất trắng. Chất xám chính là căn cứ ( trung khu) của những phản xạ không điều kiện và chất trắng là đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ. Nhờ các rãnh và khe do sự gấp nếp của vỏ não, một mặt làm cho diện tích bề mặt của vỏ não tăng lên, mặt khác chia não thành các thùy và các hồi não, trong đó có vùng cảm giác và vùng vận động, đặc biệt là vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết
Đây là ý kiến của mình thôi. Mình không chắc lắm! ^^
 

Đắc Tầm

Học sinh
Thành viên
28 Tháng tư 2018
170
112
36
Hà Tĩnh
THCS Hà Huy Tập
- Cho em hỏi một chút ạ: Em có một đứa bạn, nó bị tróc da ở vùng khuỷu tay. Dạng vảy vảy ấy ạ! Vậy nguyên nhân gì vậy ạ?
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

Minh lầy :3

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tư 2019
220
432
66
19
Hà Nội
Trường THCS Phú Kim
Mọi người ơi cho em hỏi cái này với ạ!! Tại sao đường dẫn truyền xuống ở não bộ con người lại phải vắt chéo cho nhau? :)

#Ng.Klinh: câu hỏi của em cực kỳ thú dzị, chị sẽ dành thời gian để nghiên cứu và trả lời em rõ ràng :)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Trong lúc tìm kiếm các bài viết về não bộ, đường chuyền thần kinh trong não bộ mình thấy video này cực thú vị
Nó đưa ra các ảo giác về hình ảnh tĩnh, động,... các chuyển động mà bộ não nhận thấy
Cực kỳ magic, video dài khoảng 15' và có sub
Mình ngồi xem mà cứ ngạc nhiên há hốc mồm ra ý :D

Đây là link trực tiếp từ TED: https://www.ted.com/talks/al_seckel...ad&utm_medium=referral&utm_source=tedcomshare
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
21
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
- Cho em hỏi một chút ạ: Em có một đứa bạn, nó bị tróc da ở vùng khuỷu tay. Dạng vảy vảy ấy ạ! Vậy nguyên nhân gì vậy ạ?
Bạn ấy có hay bị như vậy không nhỉ?
Nếu không thường xuyên và chỉ xuất hiện vào mùa lạnh thì không đáng lo
Nhưng nếu thường xuyên bị thì nên đi khám bác sĩ da liễu để khám nhé :v Có thể em ấy bị bệnh gì đó ?
Theo chị tìm hiểu thì lí do khiến khuỷu tay bị tróc da nguyên nhân chính là do thời tiết lạnh và độ ẩm không khí thấp. Da khuỷu tay sẽ căng khi các khớp hoạt động khiến lớp da trở nên thâm và khô hơn so với vùng da khác. Mặt khác, khuỷu tay chúng ta hay tiếp xúc với bề mặt vật cứng làm cho vùng da này cứng hơn, thâm hơn. Khi thời tiết lạnh và khô làm cho vùng da đó bị khô, cứ để nó khô mà không dưỡng ẩm thì nó sẽ tróc ra.
 

Vũ Lan Anh

Học sinh gương mẫu
Thành viên
9 Tháng sáu 2018
1,330
2,521
331
Thái Nguyên
FBI-CIA
Chị ơi cho em hỏi!
em có 1 đứa bạn mà tay nó thỉnh thoảng (5-6 lần trong ngày) là bàn tay nó đang hoạt động tự nhiên bị cứng lại không cử động hoặc khó cử động trong 1-2 giây là sao ạ?
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Cho em hỏi
Tại sao khi em ở một mình lại thường suy nghĩ linh tinh rồi chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết?
Em có thường suy nghĩ linh tình không? Hay chỉ là mới đây
Nếu em đang stress và thiếu ngủ thì đó là một biểu hiện cho thấy cơ thể em chưa được khoẻ và cần được ngủ và phục hồi nhiều hơn
Nếu em bình thường cũng hay nghĩ linh tình, hay suy nghĩ liên tưởng tưởng tượng thì chị nghĩ đây là một dấu hiện cho thấy em là một người khá thông minh và khả năng tư duy hình ảnh rất tốt
 
  • Like
Reactions: Trang Vũ 2k5

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Chị ơi cho em hỏi!
em có 1 đứa bạn mà tay nó thỉnh thoảng (5-6 lần trong ngày) là bàn tay nó đang hoạt động tự nhiên bị cứng lại không cử động hoặc khó cử động trong 1-2 giây là sao ạ?
Cho chị hỏi là bạn em bị lâu chưa?
Nguyên nhân thứ 1 có thể do dây thần kinh, hoạt động của não truyền qua đến dây thần kinh nhưng tốc độ truyền trên dây thần kinh bị chậm hoặc gián đoạn
Nguyên nhân thứ 2 có thể do hoạt động đáp ứng cơ xương, hệ cơ xương đáp ứng ở tay không kịp thời
Về giải pháp hãy thử bảo bạn ngâm tay trong nước ấm và thường xuyên vận động các ngón tay, cử động bàn tay xem có đỡ không nhé. Nếu nặng nề quá thì nên đi chụp để tìm hiểu nguyên nhân chắc chắn nhất
 
  • Like
Reactions: Vũ Lan Anh
Top Bottom