Sinh Hội quán Sinh học

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Cấu trúc "phòng gương" trên NST giới tính Y
----
NST Y có tất cả 78 gen, nhưng trong đó có rất nhiều các đoạn gen lặp lại đối xứng nhau. Các gen này rất ngắn và không đủ mã hóa cho một protein nào, vậy rút cục vai trò của các phòng gương này là gì? Sự tồn tại của chúng có thể gây ra sự bắt cặp bổ sung trên 1 NST, điều đó sẽ khiến NST Y bị mất gen hay chỉ gây ra trao đổi đoạn tăng tính đa dạng trong di truyền thôi?
----
Em/ Chị đang rất đau đầu về vấn đề này :v Mọi người cùng tìm hiểu và thảo luận được không nào @yuper @Shmily Karry's @Ng.Klinh
 

Nguyễn Bảo Ngọc 34

Học sinh
Thành viên
16 Tháng bảy 2017
25
17
21
23
Yên Bái
các " big boos" cho minh hỏi
tại sao khi chúng ta bị mệt hay cảm lấy một chiếc vòng bạc cho vào 1 lòng trắng trứng gà (đã luộc) để đánh cảm thì sẽ đỡ mệt và vòng bạc lại đồng thời đen đi!o_O
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
các " big boos" cho minh hỏi
tại sao khi chúng ta bị mệt hay cảm lấy một chiếc vòng bạc cho vào 1 lòng trắng trứng gà (đã luộc) để đánh cảm thì sẽ đỡ mệt và vòng bạc lại đồng thời đen đi!o_O
Cảm là trạng thái con người nhiễm các khí độc qua "da". Gió độc thấm vào cơ thể qua da tại các "lỗ chân lông". Các khí đó hầu hết là hợp chất của lưu huỳnh. Khi đánh bằng Ag có 2 tác dụng:

- Ag tác dụng với các khí của S tạo thành hợp chất Ag2S có màu đen. Ag và Hg là 2 kim loại phản ứng dễ dàng với S (do tạo thành hợp chất rất rất khó tan - đặc biệt là Hg). Khi lượng khí độc được loại bỏ (bằng cách dùng Ag) thì cơ thể phục hồi trở lại.

- Ag có tác dụng diệt khuẩn. Chẳng thế mà từ thời thượng cổ người ta đã biết dùng các đồ bằng Ag như bát, đũa ... để đựng thức ăn.

- Dùng lòng trắng trứng có tác dụng: Khi đánh cảm, các lỗ chân lông giãn ra (do cọ sát). Khi đó cơ thể dễ bị khí độc xâm nhập hơn. Do đó dùng lòng trắng trứng để bịt các lỗ chân lông lại, ngăn không cho khí tiếp tục vào cơ thể kim loại.
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
@yuper em có chút vấn đề về thực vật :v
Thực vật thường được chia thành 2 nhóm là cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. Thầy dạy em đã từng nói là thực vật 1 lá mầm tiến hóa hơn là thực vật 2 lá mầm :v Nhưng tại sao lại vậy chứ? Em thấy thực vật 2 lá mầm xuất hiện nhiều hơn, sống khắp nơi trên Trái Đất, thời gian sống dài hơn (hầu hết là cây lâu năm), khả năng chống chịu lớn hơn,... Vậy thì bằng chứng nào lại cho thấy là thực vật 2 lá mầm kém tiến hóa hơn 1 lá mầm được?
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
@yuper em có chút vấn đề về thực vật :v
Thực vật thường được chia thành 2 nhóm là cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. Thầy dạy em đã từng nói là thực vật 1 lá mầm tiến hóa hơn là thực vật 2 lá mầm :v Nhưng tại sao lại vậy chứ? Em thấy thực vật 2 lá mầm xuất hiện nhiều hơn, sống khắp nơi trên Trái Đất, thời gian sống dài hơn (hầu hết là cây lâu năm), khả năng chống chịu lớn hơn,... Vậy thì bằng chứng nào lại cho thấy là thực vật 2 lá mầm kém tiến hóa hơn 1 lá mầm được?
Theo thông tin em tìm trên mạng thì có vẻ câu trả lời vẫn còn là 1 ẩn số rồi, tuy nhiên có 1 số thông tin em nhặt góp được, hi vọng nó sẽ có chút gì đó gọi là lợi ích * 1 xíu cũng được ^^ *


* Thực vật một lá mầm là một nhóm các thực vật có hoa có tầm quan trọng bậc nhất, chiếm phần lớn trên Trái Đất ( ước tính .có khoảng 50.000-60.000 loài trong nhóm này )
- Họ lớn nhất trong nhóm này cũng là họ lớn nhất trong thực vật có hoa là họa Phong lan (Orchidaceae)
- Họ có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong nhóm này (và trong thực vật có hoa) là họ Hòa thảo (hay họ Cỏ, họ Lúa), với danh pháp khoa học là Gramineae hay Poaceae. Họ này bao gồm các loại ngũ cốc (lúa, lúa mì, ngô v.v.), các loài cỏ trên các bãi chăn thả gia súc cũng như các loại tre, nứa, trúc, giang, luồng v.v. Họ cỏ (thật sự) này đã tiến hóa theo hướng khác và trở thành đặc biệt thích nghi với phương thức thụ phấn nhờ gió. Các loài cỏ sinh ra nhiều hoa nhỏ và các hoa này tập hợp lại với nhau thành bông rất dễ thấy (cụm hoa). Một họ khác cũng đáng chú ý về mặt kinh tế là họ Cau (hay Cọ) với danh pháp khoa học là Palmae hay Arecaceae.

* Các sách giáo khoa liệt kê các khác biệt giữa thực vật một lá mầm và thực vật hai lá mầm như sau. Nói chung thì điều này chỉ là mô hình tổng quát mà thôi chứ không phải lúc nào cũng luôn đúng và có rất nhiều ngoại lệ. Các khác biệt này là đúng nhiều hơn cho thực vật một lá mầm chứ không phải là dành cho thực vật hai lá mầm và nó dựa trên APG:
• Hoa: Ở thực vật một lá mầm, hoa là mẫu 3 (số lượng các bộ phận của hoa trên một vòng là 3) trong khi ở thực vật hai lá mầm thì hoa là mẫu 4 hay 5 (các bộ phận của hoa là 4 hay 5 trên một vòng). • Phấn hoa: Ở thực vật một lá mầm, phấn hoa có một rãnh cắt hay một lỗ trong khi ở thực vật hai lá mầm là ba. • Hạt: Ở thực vật một lá mầm, phôi có một lá mầm trong khi phôi của thực vật hai lá mầm có hai lá mầm. Một lát cắt của củ hành, chỉ rõ các gân song song • Thân cây: Ở thực vật một lá mầm, các bó mạch trong thân cây là phân tán, trong khi ở thực vật hai lá mầm thì chúng phân bổ thành vòng. • Rễ: Ở thực vật một lá mầm là rễ chùm trong khi ở thực vật hai lá mầm các rễ phát triển từ rễ mầm. • Lá: Ở thực vật một lá mầm, Các gân lá chính là song song, trong khi ở thực vật hai lá mầm thì chúng có dạng mắt lưới.
- Tuy nhiên, các khác biệt này không phải là chính xác và không đổi: Ở một số loài thực vật một lá mầm vẫn có những đặc trưng điển hình của thực vật hai lá mầm hay ngược lại. Có điều này là do "thực vật hai lá mầm" là một nhóm đa ngành đối với thực vật một lá mầm, và một số loài thực vật hai lá mầm có thể có quan hệ họ hàng gần với thực vật một lá mầm hơn là với các loài thực vật hai lá mầm khác. Cụ thể, một vài dòng dõi phân nhánh sớm của "thực vật hai lá mầm" chia sẻ các đặc trưng của "thực vật một lá mầm", cho thấy các đặc điểm đó không phải là đặc điểm chỉ của thực vật một lá mầm. Khi thực vật một lá mầm được so sánh với thực vật hai lá mầm thật sự thì các khác biệt sẽ cụ thể hơn.
Thực vật một lá mầm được coi là tạo ra một nhóm đơn ngành phát sinh sớm trong lịch sử tiến hóa của thực vật có hoa. Các mẫu hóa thạch sớm nhất cho thấy các tàn tích của thực vật một lá mầm có niên đại từ đầu kỷ Phấn Trắng (Cretaceous). Về danh pháp khoa học, các nhà phân loại học có sự lựa chọn rộng rãi trong việc đặt tên cho nhóm này, do thực vật một lá mầm là nhóm có bậc cao hơn mức họ. Điều 16 của ICBN cho phép hoặc là đặt tên theo kiểu tên gọi miêu tả hoặc là theo kiểu tên gọi được tạo ra từ tên gọi của họ được đưa vào trong đó (tên phát sinh loài). Trong lịch sử, thực vật một lá mầm đã từng có các danh pháp khoa học như: • Monocotyledoneae trong hệ thống de Candolle và hệ thống Engler • Monocotyledones trong hệ thống Bentham & Hooker và hệ thống Wettstein • Lớp Liliopsida trong hệ thống Takhtajan và hệ thống Cronquist (và trong hệ thống Reveal) • Phân lớp Liliidae trong hệ thống Dahlgren và hệ thống Thorne (1992) • Nhánh đơn ngành monocots trong hệ thống APG và hệ thống APG II Mọi hệ thống nói trên đều sử dụng nguyên tắc phân loại nội bộ của chính mình cho nhóm này. Thực vật một lá mầm đáng chú ý như là một nhóm có ranh giới ngoài cực kỳ ổn định (nó là một nhóm chặt chẽ và được định nghĩa tốt), trong khi các nguyên tắc phân loại nội bộ lại cực kỳ thiếu ổn định (theo dòng lịch sử, chưa khi nào có hai hệ thống chính thức phù hợp với nhau về việc các thực vật một lá mầm có quan hệ với nhau như thế nào).


*** dựa vào việc tìm tính ra em học cũng không ít mà hiểu thì cũng không có nhiều :p, nói chung là cứ đọc cho biết thêm được rồi :) ***
@yuper đại thần, anh vào xem thử luôn nha ^^
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

hardyboywwe

Học sinh gương mẫu
Thành viên
25 Tháng hai 2011
5,626
89
476
31
Đà Nẵng
Tran Phu High School
@yuper em có chút vấn đề về thực vật :v
Thực vật thường được chia thành 2 nhóm là cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. Thầy dạy em đã từng nói là thực vật 1 lá mầm tiến hóa hơn là thực vật 2 lá mầm :v Nhưng tại sao lại vậy chứ? Em thấy thực vật 2 lá mầm xuất hiện nhiều hơn, sống khắp nơi trên Trái Đất, thời gian sống dài hơn (hầu hết là cây lâu năm), khả năng chống chịu lớn hơn,... Vậy thì bằng chứng nào lại cho thấy là thực vật 2 lá mầm kém tiến hóa hơn 1 lá mầm được?

Thực ra thì trước đây cũng có quan niệm cho rằng thực vật một lá mầm tiến hóa hơn thực vật 2 lá mầm, nhất là trong các SGK tiếng Việt. Tuy nhiên, khi người ta sử dụng công nghệ di truyền để nghiên cứu ở mức DNA, thì khi đó họ đã nhận thấy rằng sự phân biệt một lá mầm - 2 lá mầm, không phản ánh một cách chính xác quan hệ tiến hóa đâu em. Hiện tại giả thiết cho rằng cây một lá mầm vốn là nguyên thủy, còn 2 lá mầm là 1 nhánh đa phát sinh từ một lá mầm nếu chiếu theo mối quan hệ tiến hóa. Tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn được xác thực đâu.

p/s: Các em vẫn làm việc tốt chứ? Có khó khăn gì không?
 
Last edited:

yuper

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT quản lý tốt nhất 2016
TV ấn tượng nhất 2017
19 Tháng bảy 2011
2,687
1,924
539
Thực ra thì trước đây cũng có quan niệm cho rằng thực vật một lá mầm tiến hóa hơn thực vật 2 lá mầm, nhất là trong các SGK tiếng Việt. Tuy nhiên, khi người ta sử dụng công nghệ di truyền để nghiên cứu ở mức DNA, thì khi đó họ đã nhận thấy rằng sự phân biệt một lá mầm - 2 lá mầm, không phản ánh một cách chính xác quan hệ tiến hóa đâu em. Hiện tại giả thiết cho rằng cây một lá mầm vốn là nguyên thủy, còn 2 lá mầm là 1 nhánh đa phát sinh từ một lá mầm nếu chiếu theo mối quan hệ tiến hóa. Tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn được xác thực đâu.

p/s: Các em vẫn làm việc tốt chứ? Có khó khăn gì không?
lâu lâu an vô góp mặt thảo luận lafok rồi anh :v, còn cái hall of miror trên kia nữa kìa a
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
vấn đề thỉnh thoảng mình gặp khi ngủ: gần sáng tỉnh giấc và bị chuột rút ở bắp chân (chân trái và phải) đều bị. Sau đó kéo dài 5 - 7p rồi hết
Nguyên nhân từ đâu?
Sinh học 8 giải thích hiện tượng chuột rút do cơ bắp mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca...
Khi mình ngủ đâu hề vận động nặng:eek::eek::eek:
 

Haru Bảo Trâm

Á quân The English S1
Thành viên
27 Tháng tám 2017
581
1,169
219
TP Hồ Chí Minh
THCS Thị trấn 2

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Câu của em muốn hỏi như sau:
Theo bà ngoại em kể, ở quê bà khoảng năm 2000 có 1 ông bị bệnh thận , ống ấy cao 1m60 nhưng sau khi mổ sỏi thận xong, ông ấy không những khỏe , hết bệnh mà lại còn cao lên tới 2m30 , mọi đồ đạc trong nhà tử quần áo, cánh cửa, cái giường đều phải thay mới, có kích cỡ lớn hơn. Vậy, tại sao lại có sự "phát triển" chiều cao "kì lạ" như vậy ạ?
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
vấn đề thỉnh thoảng mình gặp khi ngủ: gần sáng tỉnh giấc và bị chuột rút ở bắp chân (chân trái và phải) đều bị. Sau đó kéo dài 5 - 7p rồi hết
Nguyên nhân từ đâu?
Sinh học 8 giải thích hiện tượng chuột rút do cơ bắp mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca...
Khi mình ngủ đâu hề vận động nặng:eek::eek::eek:
Hì, nguyên nhân trong sgk viết chỉ là các tác động bên ngoài thôi e à =)) Còn lý do chính gây ra chuột rút là do sự thiếu máu hoặc tắc nghẽn mạch máu khiến cho một vài cơ không được máu cung cấp đủ dinh dưỡng và khoáng chất, gây ra hiện tượng cơ co cứng một cách thái quá. Đó chính là chuột rút đấy :D
Chị không thấy được nhiều tài liệu hay về nguyên nhân gây ra chuột rút này trên mạng lắm :v Một vài trang còn nói chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân của chuột rút này. Nhưng chị cũng nghĩ được vài giả thuyết như sau:
Thứ nhất là vào ban đêm, cơ thể ngủ liên tục trong 8 tiếng mà không được cung cấp nước, cộng với việc thận hoạt động mạnh đào thải nhiều nước và các chất thải ra ngoài máu khiến cho lượng máu bị giảm và thiếu các ion như Na+, Mg+, K+ [tex]\rightarrow[/tex] chuột rút.
Thứ hai là do nằm ngủ sai tư thế quá lâu, các mạch máu ở cơ chân bị đè lên và làm tắc mạch, lượng máu đi qua đó ít và không đỉ cung cấp cho các cơ [tex]\rightarrow[/tex] chuột rút.
Và còn 1 lý do nữa do mẹ chị nói mà không biết có đúng không :D, là do thiếu calcium. Thời gian ngủ đối với tuổi này của các e là lúc phát triển chiều cao tốt nhất, chị nghĩ lúc này xương sẽ tăng cường hấp thu Ca2+, rút từ máu khiến hàm lượng khoáng trong máu giảm [tex]\rightarrow[/tex] chuột rút nốt :D. Chị cũng hay bị chuột rút vào ban đêm thế là trước khi ngủ mẹ tống cho chị một đống thuốc canxi, và có vẻ hiệu quả phết nên chắc là đúng nhỉ :D
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Hì, nguyên nhân trong sgk viết chỉ là các tác động bên ngoài thôi e à =)) Còn lý do chính gây ra chuột rút là do sự thiếu máu hoặc tắc nghẽn mạch máu khiến cho một vài cơ không được máu cung cấp đủ dinh dưỡng và khoáng chất, gây ra hiện tượng cơ co cứng một cách thái quá. Đó chính là chuột rút đấy :D
Chị không thấy được nhiều tài liệu hay về nguyên nhân gây ra chuột rút này trên mạng lắm :v Một vài trang còn nói chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân của chuột rút này. Nhưng chị cũng nghĩ được vài giả thuyết như sau:
Thứ nhất là vào ban đêm, cơ thể ngủ liên tục trong 8 tiếng mà không được cung cấp nước, cộng với việc thận hoạt động mạnh đào thải nhiều nước và các chất thải ra ngoài máu khiến cho lượng máu bị giảm và thiếu các ion như Na+, Mg+, K+ [tex]\rightarrow[/tex] chuột rút.
Thứ hai là do nằm ngủ sai tư thế quá lâu, các mạch máu ở cơ chân bị đè lên và làm tắc mạch, lượng máu đi qua đó ít và không đỉ cung cấp cho các cơ [tex]\rightarrow[/tex] chuột rút.
Và còn 1 lý do nữa do mẹ chị nói mà không biết có đúng không :D, là do thiếu calcium. Thời gian ngủ đối với tuổi này của các e là lúc phát triển chiều cao tốt nhất, chị nghĩ lúc này xương sẽ tăng cường hấp thu Ca2+, rút từ máu khiến hàm lượng khoáng trong máu giảm [tex]\rightarrow[/tex] chuột rút nốt :D. Chị cũng hay bị chuột rút vào ban đêm thế là trước khi ngủ mẹ tống cho chị một đống thuốc canxi, và có vẻ hiệu quả phết nên chắc là đúng nhỉ :D
:)
Hiện tượng này em thấy mẹ em cũng bị sau khi sinh em bé (lâu rồi:D)
người già
em thỉnh thoảng mới dính, thường khoảng trước đến tháng,... cũng có lúc dở người tự nhiên bị chuột rút buổi tối đâu điếng chân:oops:
Hihi, Chắc lát nữa em cũng phải ra hiệu thuốc mua sẵn thuốc bổ sung canxi;)r13
 
  • Like
Reactions: Oahahaha

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Câu của em muốn hỏi như sau:
Theo bà ngoại em kể, ở quê bà khoảng năm 2000 có 1 ông bị bệnh thận , ống ấy cao 1m60 nhưng sau khi mổ sỏi thận xong, ông ấy không những khỏe , hết bệnh mà lại còn cao lên tới 2m30 , mọi đồ đạc trong nhà tử quần áo, cánh cửa, cái giường đều phải thay mới, có kích cỡ lớn hơn. Vậy, tại sao lại có sự "phát triển" chiều cao "kì lạ" như vậy ạ?
chị tìm được 1 số thông tin trên gg

''Được biết, trên thế giới đã có nhiều người đàn ông mắc chứng bệnh người khổng lồ do liên quan đến tuyến yên, nhờ đó họ đã lập kỷ lục về chiều cao. Đó là anh Sultan Kosen, sinh năm 1982, người Thổ Nhĩ Kỳ có chiều cao 2,51m, trở thành người cao nhất thế giới. Tại Việt Nam người mắc “bệnh khổng lồ” đầu tiên được ghi nhận vào năm 1960 với bệnh nhân Đ.X.Y cao 2,03m, được ghi vào sách Nội tiết học đại cương của PGS – BS Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khê. Người cao nhất Việt Nam cho đến thời điểm này vẫn là ông Trần Thành Phố (SN 1947) cao 2,3m đã qua đời năm 2010''
Trường hợp ông bị bệnh thận của em còn sống không? tên gì?
để chị thử search gg phát:D
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Em nghe nói sau này việc sinh con sẽ có thể xảy ra giữa những người đồng giới? Vậy , không có trứng thì làm sao có thể có con được ạ!
Đây là 1 thông tin em từng đọc qua vào năm 2016. Giờ em muốn hỏi về việc này!
 

damdamty

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng năm 2017
1,909
1,637
291
Nghệ An
Trường Tâm
Em nghe nói sau này việc sinh con sẽ có thể xảy ra giữa những người đồng giới? Vậy , không có trứng thì làm sao có thể có con được ạ!
Đây là 1 thông tin em từng đọc qua vào năm 2016. Giờ em muốn hỏi về việc này!
Em nhớ là sử dụng tế bào thì phải ạ
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Em nghe nói sau này việc sinh con sẽ có thể xảy ra giữa những người đồng giới? Vậy , không có trứng thì làm sao có thể có con được ạ!
Đây là 1 thông tin em từng đọc qua vào năm 2016. Giờ em muốn hỏi về việc này!
Về cơ bản, cặp đồng tính nữ hoặc đồng tính nam có thể có con dựa theo giới tính sinh lý vốn dĩ trước khi họ chuyển giới. Nếu không, các cặp đôi đồng tính có thể có con theo bốn cách dưới đây:
1. Người hiến tặng tinh trùng


Một người đàn ông bất kỳ nào đó có thể hiến tặng tinh trùng cho một người phụ nữ để thụ tinh. Và việc họ cần làm là đến với một trung tâm sinh sản uy tín để cấy ghép hoặc trước khi cấy ghép đảm bảo tinh trùng được hiến tặng an toàn và khỏe mạnh bình thường. Ngoài ra là các thủ tục pháp lý để đảm bảo mọi việc được cấp phép và được pháp luật bảo vệ.

2. Cùng làm cha mẹ

Thông thường đây là cách đối với cặp đồng tính nam. Họ có thể gửi tinh trùng ở một người phụ nữ khác, và họ sẽ cùng nhau nuôi dưỡng đứa trẻ như chính con đẻ của mình. Và chắc chắn trước khi quyết định điều này, những cặp đôi này cần tìm hiểu rõ về các vấn đề pháp lý liên quan và đặc biệt là trách nhiệm lâu dài của họ đối với đứa trẻ được sinh ra bằng tinh trùng của một trong hai người này.
4. Đẻ thuê

Đó là cách thức cặp đôi đồng tính đi nhờ một người phụ nữ hoàn toàn không có mối quan hệ đặc biệt gì với một trong hai người để thuê họ mang thai và sinh đẻ giúp. Điều này xảy ra với một người đồng tính nam mà có thể thụ tinh từ tinh trùng của họ với trứng của người đẻ thuê. Ở Anh, đẻ thuê cũng là hợp pháp, và người đẻ thuê hoàn toàn có quyền ra giá và được chi trả cho việc họ đã đẻ ra một đứa trẻ cho người khác nhận nuôi.
(trích: Google) Em sưu tầm được
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Về cơ bản, cặp đồng tính nữ hoặc đồng tính nam có thể có con dựa theo giới tính sinh lý vốn dĩ trước khi họ chuyển giới. Nếu không, các cặp đôi đồng tính có thể có con theo bốn cách dưới đây:
1. Người hiến tặng tinh trùng


Một người đàn ông bất kỳ nào đó có thể hiến tặng tinh trùng cho một người phụ nữ để thụ tinh. Và việc họ cần làm là đến với một trung tâm sinh sản uy tín để cấy ghép hoặc trước khi cấy ghép đảm bảo tinh trùng được hiến tặng an toàn và khỏe mạnh bình thường. Ngoài ra là các thủ tục pháp lý để đảm bảo mọi việc được cấp phép và được pháp luật bảo vệ.

2. Cùng làm cha mẹ

Thông thường đây là cách đối với cặp đồng tính nam. Họ có thể gửi tinh trùng ở một người phụ nữ khác, và họ sẽ cùng nhau nuôi dưỡng đứa trẻ như chính con đẻ của mình. Và chắc chắn trước khi quyết định điều này, những cặp đôi này cần tìm hiểu rõ về các vấn đề pháp lý liên quan và đặc biệt là trách nhiệm lâu dài của họ đối với đứa trẻ được sinh ra bằng tinh trùng của một trong hai người này.
4. Đẻ thuê

Đó là cách thức cặp đôi đồng tính đi nhờ một người phụ nữ hoàn toàn không có mối quan hệ đặc biệt gì với một trong hai người để thuê họ mang thai và sinh đẻ giúp. Điều này xảy ra với một người đồng tính nam mà có thể thụ tinh từ tinh trùng của họ với trứng của người đẻ thuê. Ở Anh, đẻ thuê cũng là hợp pháp, và người đẻ thuê hoàn toàn có quyền ra giá và được chi trả cho việc họ đã đẻ ra một đứa trẻ cho người khác nhận nuôi.
(trích: Google) Em sưu tầm được
Anh nghe nói bằng cấy da gì đó mà không chắc lắm á!
--------------
Mong 2 chị Linh, chị Như sớm giải quyết cho em, thỏa mãn thú tò mò ạ!
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Anh nghe nói bằng cấy da gì đó mà không chắc lắm á!
--------------
Mong 2 chị Linh, chị Như sớm giải quyết cho em, thỏa mãn thú tò mò ạ!
hey bé =)), giờ chị mới nhớ ra nên vào tìm hiểu đc, sorry nhiều nha :3
Em nghe nói sau này việc sinh con sẽ có thể xảy ra giữa những người đồng giới? Vậy , không có trứng thì làm sao có thể có con được ạ!
Đây là 1 thông tin em từng đọc qua vào năm 2016. Giờ em muốn hỏi về việc này!
Đây là những gì chị tìm hiểu được nè :v
Đầu tiên là như @Kyanhdo nói thì đúng là những cách đó có thể giúp 2 người đồng tính có con, và những phương pháp đó đã được ứng dụng ngày nay rồi :) Nhưng cách đó không thể tạo ra đứa con mang gen của cả 2 người được, nên giờ chị sẽ giới thiệu về phương pháp mà e muốn biết nhé :v
Một giả thuyết đầu tiên mà người ta đặt ra chính là việc cấy hệ gen vào như trong cừu Dolly. Phương pháp này sẽ là họ lấy gen từ trong 1 tinh trùng của người đàn ông ra, cấy vào trong một tế bào trứng đã rút nhân và cho tế bào đó thụ tinh với tinh trùng của người còn lại, hợp tử tạo ra sẽ được nuôi thành phôi thai và sau được nhờ người phụ nữ mang thai hộ cho đến khi đứa bé chào đời. Phương pháp này nghe có vẻ khả quan và hợp lý nhưng đã gặp phải rất nhiều phản đối do tỉ lệ cấy ghép thành công quá thấp (1-2%), con sinh ra sẽ phát triển không bình thường, dễ bị quái thai và sức khỏe rất kém (như cừu Dolly thì cũng dễ bị mắc bệnh và có tuổi thọ ngắn mà).
Một phương pháp khác các nhà khoa học đặt ra là đánh lừa tinh trùng hay các tế bào da đơn bội khiến nó phát triển thành tế bào trứng. Em có biết là sự phát triển của 1 tế bào sẽ dựa vào các yếu tố sinh trưởng mà cơ thể tiết ra không? Sự phân hóa giới tính đã được xác định là do gen SRY tác động chủ yếu, và gen được điều hòa do một chất gọi là SOX17. Vì vậy, các nhà khoa học có thể lấy những tế bào mầm nguyên sinh của 1 người nam, dùng SOX17 tác động để tế bào đó sẽ phát triển thành trứng thay vì là tinh trùng, tương tự với tế bào da cũng vậy. Sau đó thì cũng nuôi cấy tế bào đó như phương pháp trên thôi. Cách này được cho là khả quan hơn vì khả năng thành công cao (tầm 24%), hợp tử tạo ra sẽ ko phải chịu nhiều tác động nhân tạo nên sẽ có ít đột biến và hạn chế khả năng con sinh ra dị tật.
Nhưng dù gì thì cả 2 cách trên đều gặp phải sự phản đối rất lớn từ phần lớn cộng đồng và chưa có kết quả nào thành công hoàn toàn nên... giả thuyết vẫn chỉ là giả thuyết thôi em :) Những phương pháp này vẫn chỉ đang nằm trên giấy và chỉ đc thực hành với chuột, và chắc nó sẽ phải vượt qua rất nhiều rào cản nữa thì mới có thể được đưa ứng dụng vào thực tế vào 1 ngày xa lắm :D
----
Nguồn: Iflscience và abcnews.
 

Attachments

  • upload_2017-8-17_19-57-3.png
    upload_2017-8-17_19-57-3.png
    1.6 MB · Đọc: 168
  • upload_2017-8-17_19-57-56.png
    upload_2017-8-17_19-57-56.png
    1.6 MB · Đọc: 166
  • 1505298703406-1560493211.jpg
    1505298703406-1560493211.jpg
    1.2 MB · Đọc: 159
  • 1505298781290-1352936193.jpg
    1505298781290-1352936193.jpg
    1.1 MB · Đọc: 175
  • IMG_1890.jpg
    IMG_1890.jpg
    208.1 KB · Đọc: 161
  • image.jpg
    image.jpg
    1.9 MB · Đọc: 158
  • image.jpg
    image.jpg
    2 MB · Đọc: 170
Top Bottom