[Hội - Nhóm] GIA ĐÌNH KHOA HỌC

B

baochauhn1999

Tên (không họ cũng được):Việt. Giới tính :Nam
Tuổi:14
Nơi sống:Hà Nội
Muốn làm : giáo sư toán học:D:D:D
Công việc bạn sẽ làm sau khi gia nhập : Vua toán học:p:p:p
 
T

thaonguyen25

Xin lỗi,mình không có ý gì,nhưng liệu chúng ta có đang động chạm vào vấn đề chính trị không ?
Trong quy định của diễn đàn có ghi:''Nghiêm cấm thảo luận, tuyên truyền về chính trị''
Mong mọi người xem xét lại.
 
S

scientists

Xin lỗi,mình không có ý gì,nhưng liệu chúng ta có đang động chạm vào vấn đề chính trị không ?
Trong quy định của diễn đàn có ghi:''Nghiêm cấm thảo luận, tuyên truyền về chính trị''
Mong mọi người xem xét lại.

Có lẽ là vậy rồi ! He he he !

Cảm ơn bạn đã nhắc nhở !

Mình quên mất ! Haizzz!
 
Q

quynh2002ht

Trưởg nhóm mún mình tố gíac với BQT không
tội chứng rõ ràng thảo luận về chính trị cấm quyền truy cập vĩnh viễn
đùa tý thui< à mọi người giúp mình tìm hiểu một ít thông tinh về con trăn đá châu phi nha
thank nhiều
 
S

scientists

Trưởg nhóm mún mình tố gíac với BQT không
tội chứng rõ ràng thảo luận về chính trị cấm quyền truy cập vĩnh viễn
đùa tý thui< à mọi người giúp mình tìm hiểu một ít thông tinh về con trăn đá châu phi nha
thank nhiều

272px-Albertus_Seba_Python_sebae.jpg

Trăn đá châu Phi


Trăn đá châu Phi là một loài trăn thuộc chi python. Loài trăn này pha7n bố tạii châu Phi, phía Nam sa mạc Sahara từ Senegal tới Ethiopia và Somalia, bao hàm Guinea-Bissau, Mali, Guinea, Sierra Leone, Liberia, Bờ Biển Ngà, Thượng Volta, Ghana, Togo, Niger, Nigeria, Cameroon, Guinea Xích đạo, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Angola, Rwanda, Burundi, Sudan, Uganda, Kenya, Tanzania, Zambia, Malawi, Mozambique, Zimbabwe tới phía Nam tới Namibia, Botswana và Đông Bắc Nam Phi (tới Natal). Loài này có hai phân loài.
(Wikipedia)
 
R

riverflowsinyou1

Ép luyện chữ sẽ làm chậm tư duy của trẻ
Ép luyện chữ sẽ làm chậm tư duy của trẻ

Việc bố mẹ, giáo viên ép các em nhỏ luyện chữ quá sức sẽ khiến trẻ chậm tư duy, khi viết các em chỉ chăm chăm vào nét bút chứ không tập trung vào nội dung. Mặt khác, việc luyện chữ đẹp quá lâu sẽ làm trẻ mỏi tay, thậm chí ảnh hưởng tới hệ thần kinh của các em.

Phụ huynh “kêu trời” khi trẻ học chữ

Chị Nguyễn Thị Linh (32 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) có con đang theo học lớp 1 ở trường tiểu học trên địa bàn. Chị Linh cho biết, con gái chị mới làm quen với việc học chữ nên nét chữ còn chưa đẹp. Đi đón con, chị thường xuyên bị cô giáo phàn nàn vì con mình viết chậm, chữ xấu. Để giúp con theo kịp các bạn trong lớp, mỗi tối chị phải ngồi hàng giờ kèm con luyện chữ.

“Tuy nhiên, lúc ngồi luyện chữ cùng con, tôi mới thấy bé gặp nhiều khó khăn, thử thách. Bé phải viết làm sao để căn đúng ô ly, rồi uốn lượn sao cho chữ đẹp mà vẫn nhìn rõ chữ. Điều đó đúng là phức tạp, quá sức đối với một đứa trẻ đang học lớp 1. Thương, xót con nhưng tôi cũng không còn cách nào khác”, chị Linh kể.

Theo chị Linh, con cái viết chữ đẹp là điều cha mẹ ai cũng mong muốn. Thế nhưng việc cô giáo, phụ huynh ép trẻ luyện chữ quá sức khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi, chán học. Chị không ủng hộ quan niệm “nét chữ nết người” bởi chị nghĩ rằng nét chữ nói lên tính cách con người chỉ là một phần nhỏ.

“Tôi đề xuất nên bỏ luyện chữ đối với học sinh tiểu học để giảm áp lực học tập, gánh nặng cho trẻ. Học sinh bây giờ đến trường viết chữ sao cho đủ nét, dễ đọc, trình bày sạch sẽ xem được là đủ. Đặc biệt, khi không phải dành thời gian cho việc luyện chữ, các em nhỏ có nhiều thời gian để vui chơi, học tập các kỹ năng khác hữu ích trong cuộc sống”, chị Linh bày tỏ.

Ép luyện chữ sẽ làm chậm tư duy của trẻ

Việc ép các em nhỏ quá sức dễ gây tâm lý căng thẳng, chán nản ở trẻ (Ảnh minh họa: Đức Nguyễn)

Cùng quan điểm, anh Nguyễn Hải Hà (34 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) có con đang theo học lớp 2 cho rằng luyện chữ viết đúng, viết rõ ràng cho trẻ là cần thiết, nhưng không vì thế mà bắt trẻ luyện chữ từ lớp 1. Anh kể, cậu con trai của anh ngày nào cũng được cô giáo giao nhiều bài tập về nhà. Những lúc như vậy, anh lại phải ngồi kèm cặp con vừa phải chú ý viết đúng ô ly, căn độ rộng, độ cao, khoảng cách chữ… đến toát cả mồ hôi.

“Vợ chồng tôi cả ngày vật lộn với công việc ở cơ quan, tối về lại phải kèm con tập viết. Nhiều khi hai cha con ngồi cả tiếng đồng hồ luyện chữ nhưng con viết mãi vẫn sai, nét chữ nguệch ngoạc. Nghĩ lại thì tôi thấy việc giao cho trẻ bài tập luyện chữ khi về nhà đúng là gánh nặng, mệt mỏi cho cả trẻ và gia đình”, anh Hà nói.

Theo anh Hà, giờ là thời buổi của công nghệ, máy tính, máy in phát triển rất mạnh mẽ, cha mẹ, thầy cô cũng không nên quan trọng quá nhiều vào nét chữ của các con. Nếu trẻ bị áp lực quá lớn về học tập thì chỉ khiến các em thêm ức chế, chán học. Đặc biệt, ở nhiều trường, thầy cô còn đưa các em nhỏ vào đội luyện chữ đẹp để đi dự thi. Điều này chỉ làm mất thời gian của các con, khiến các em vất vả hơn, mệt mỏi, thậm chí còn có nguy cơ ảnh hưởng tới thị lực.

“Lợi ít, hậu quả lớn”

Phó giáo sư Nguyễn Hữu Hợp, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, hiện nay các trường có các tiết tập viết dành cho trẻ, phong trào viết chữ đẹp, thậm chí còn coi vở sạch chữ đẹp như một tiêu chí để đánh giá học sinh. Những quy định, yêu cầu khắt khe đó đã dẫn tới việc học sinh quá tải trong việc luyện chữ, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các em.

Ép luyện chữ sẽ làm chậm tư duy của trẻ

Phó giáo sư Nguyễn Hữu Hợp, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khi cha mẹ, giáo viên ép học sinh luyện chữ quá sức sẽ làm cho trẻ chậm tư duy, khi viết các em tập trung vào nét bút chứ không tập trung vào nội dung.

“Như vậy, khi cô giáo cho học sinh viết một câu văn mà học sinh quá chú trọng vào nét chữ mà không hiểu nội dung, ý nghĩa của câu văn đó thì lại thành dở. Mặt khác, tư duy của các em chậm phát triển, không linh hoạt chỉ vì dành quá nhiều thời gian nghĩ đến việc viết chữ sao cho đẹp”, ông Hợp nói.

Ở độ tuổi lớp 1, 2, hệ cơ xương của trẻ chưa hoàn thiện, do vậy việc luyện chữ quá lâu sẽ làm mỏi tay, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Đặc biệt, khi đứa trẻ luyện chữ đẹp không thành công dễ khiến các em phản ứng lại giáo viên, bố mẹ. Có thể những phản ứng của em nhỏ bộc lộ ra ngoài, cũng có thể không. Nhưng từ cái đó sẽ gây ra một tâm lý căng thẳng, sợ học ở trẻ.

Hệ lụy của việc ép trẻ luyện chữ đẹp cũng ảnh hưởng xấu đến nền giáo dục toàn diện, bởi ở những thời điểm “gay cấn” của phong trào thi đua trong lớp học, các cô giáo phải cắt bỏ môn học khác và dành thời gian cho việc luyện chữ đẹp. Như vậy, khi có một sức ép từ trên xuống thì các em học sinh cũng phải chịu sức ép theo trong việc luyện chữ, tạo ra tâm lý mệt mỏi, chán nản.

PGS Hợp kể, các chuyên gia nước Úc, Đức sang làm việc tại Việt Nam nói rằng ở bên họ không có ép học sinh phải viết chữ đẹp mà chỉ yêu cầu các em phải viết đủ nét, sạch sẽ, bản thân họ đọc được và người khác cũng đọc được. Hay như một số người Việt Nam làm việc một thời gian dài ở nước Canada, sau khi về Việt Nam kể lại rằng bên đó cũng không yêu cầu học sinh phải viết chữ đẹp, chỉ yêu cầu viết rõ ràng, đủ nét, đúng chính tả, dễ đọc.

Ông Hợp cho hay, nguyên nhân của việc ép học sinh viết chữ đẹp xuất phát từ quan niệm, truyền thống của ông cha ta là chữ phải đẹp. Hơn nữa, bản chất của cái đẹp là phạm trù vĩnh cửu mà ai cũng mong muốn vươn tới. Đôi khi họ muốn thể hiện mình hoặc khoe khoang với thiên hạ là ta viết chữ đẹp. Đến các cấp quản lý và phụ huynh không nhận thức được hậu quả, ép học sinh viết chữ đẹp cũng là một biểu hiện của bệnh thành tích.
 
C

congratulation11

ÔI, NẢN QUÁ ! Vắng quá !

Các thành viên của nhóm đâu hết rồi !?

Chẳng lẽ chỉ biết đăng kí tham gia rồi bỏ giữa chừng như vậy ?

*************
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC CÁC THÀNH VIÊN ÍT HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM

Từ ngày hôm nay, ai còn muốn gắn bó với nhóm lâu dài thì cứ hoạt động như cũ, còn
nếu không muốn tham gia nữa, hãy Leave Group và trước khi Leave Group phải viết 1 lá đơn theo mẫu sau :

*Tên đăng nhập :............................................
*Lí do rời khỏi nhóm:......................................


Sau khi rời khỏi nhóm :
- Tuyệt đối cấm post bài tại topic này hoặc Thảo luận của nhóm
- Không cho phép quay trở lại nhóm
- Bị gạt bỏ khỏi bảng vàng và đưa vào danh sách đen
- Bị nêu tên và có quyết định xử lí riêng


Ai không viết đơn xin rời khỏi nhóm mà tự động Leave Group sẽ :
- Bị phê bình và nhận được nhiều comment chỉ trích và ném đá
- Nhận được sự coi thường, thể hiện một con người vô kỉ luật
- Đưa vào danh sách Tội phạm nguy hiểm
của nhóm

Trên đây là thông báo, mọi người cứ vậy mà thực hiện !


Tên đăng nhập: Congratulation11
Lí do rời khỏi nhóm:
*Cảm thấy bản thân không giúp gì được cho nhóm và không thể hoàn thành kế hoạch do trưởng nhóm giao.
*Không có nhiều thời gian online nên không thể qua nhóm thường xuyên, không thể tham gia ý kiến...

P/s: Có gì Sientist báo qua tin nhắn cho chị nhé! Chị không qua đây được. Làm phiền và xin lỗi em! :)
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

Tên đăng nhập: Congratulation11
Lí do rời khỏi nhóm:
*Cảm thấy bản thân không giúp gì được cho nhóm và không thể hoàn thành kế hoạch do trưởng nhóm giao.
*Không có nhiều thời gian online nên không thể qua nhóm thường xuyên, không thể tham gia ý kiến...

P/s: Có gì Sientist báo qua tin nhắn cho chị nhé! Chị không qua đây được. Làm phiền và xin lỗi em! :)

THÔNG BÁO



Thành viên Congratulation 11 đã rời khỏi nhóm.
Sau khi rời khỏi nhóm :
- Tuyệt đối cấm post bài tại topic này hoặc Thảo luận của nhóm
- Không cho phép quay trở lại nhóm
- Bị gạt bỏ khỏi bảng vàng và đưa vào danh sách đen
- Bị nêu tên và có quyết định xử lí riêng


 
T

thaonguyen25

Giật mình những vụ máy bay mất tích bí ẩn không lời giải​

Vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích ngày 8/3, đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Thế nhưng, lịch sử ghi nhận nhiều vụ máy bay mất tích còn ly kỳ không kém.
Kế hoạch tìm kiếm máy bay mất tích ngày 11/3
Vụ tìm kiếm máy bay mất tích: Việt Nam nỗ lực, tình báo Đài Loan từng cảnh báo Malaysia
Tiết lộ mới nhất của Interpol về 2 hộ chiếu ăn cắp trong vụ máy bay mất tích
Nhà ngoại cảm tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích
Mỹ điều tàu khu trục thứ 2 tới Biển Đông tìm máy bay mất tích
5 kịch bản khiến máy bay Malaysia mất tích
5 khách ký gửi hành lý nhưng không lên máy bay mất tích

Cho đến nay, rất nhiều nước đã cử tàu và máy bay để tìm kiếm tung tích chiếc máy bay Boeing 777-200 số hiệu MH370 bị mất tích nhưng vẫn bạt vô âm tín. Trước đó, thế giới cũng đã ghi nhận những vụ việc bí ẩn tương tự từng xảy ra.

Máy bay mất tích 45 năm vẫn như mới

Năm 1985, tại vùng đầm lầy trong khu rừng rậm New Zealand, người ta phát hiện thấy một máy bay chở khách hai động cơ đã mất tích trước đó gần nửa thế kỷ. Điều khiến những người tìm kiếm không hiểu nổi là chiếc máy bay đó trông còn mới y như trước khi bị mất tích, không hề cũ đi hoặc biến dạng. Số hiệu trên máy bay vẫn rõ ràng, dễ đọc. Chiếc máy bay lấp lánh ánh bạc này mất tích trước đó 45 năm trên đường bay từ Manila - Philippines đến đảo Mindanao. Trong khoang máy bay vẫn tìm thấy những tờ báo tuần thứ ba tháng 1/1937, ngày Chủ nhật.

Một nhóm chuyên gia hàng không của quân đội Indonesia được cử đến hiện trường. Sau khi xem xét nghiên cứu chiếc máy bay "như còn mới" đó, khi trở ra, ai cũng tái mặt và kinh ngạc. Ngành chủ quản phụ trách nghiên cứu lập tức ra lệnh phong tỏa khu vực mới phát hiện ra chiếc máy bay đó.



Các điều tra viên lúc đầu khi mới trông thấy chiếc máy bay đó, không ai dám tim ở mắt mình nữa. Vỏ ngoài của nó trông vẫn mới, thân máy bay hoàn toàn không có một vết tỳ nào, những cánh cửa của nó vừa mở là được ngay, không hề có tiếng cót két hay răng rắc gì cả.

Vào trong khoang máy bay không thấy người nào dù là sống hay chết. Nhưng trong máy bay cốc giấy, mẩu thuốc lá và mấy tờ báo năm 1937 vẫn chưa ngả mầu vàng, dường như mới đó vẫn đang có người ngồi trong máy bay. Trong một chiếc gạt tàn, có để một vỏ bao thuốc lá thơm, loại thuốc lá mác ấy lưu hành vào những năm 1930, nhưng vào thời Chiến tranh thế giới thứ II đã ngừng sản xuất. Còn những trang phục và kiểu đầu tóc trên tờ báo đều thuộc thời kỳ kinh tế khủng hoảng và suy thoái ở Mỹ. Trong phích nóng vẫn còn cafe nóng hổi, và mùi vị của nó vẫn thơm ngon, chưa hề bị biến mất.

Điều khiến cho các nhân viên điều tra ngạc nhiên nhất là tình trạng máy bay. Trong bình ắc quy của máy bay vẫn nạp đầy điện, chỉ vặn công tắc là đèn trong máy bay bật sáng. Thùng chứa nhiên liệu của máy bay hầu như vẫn đầy nguyên. Tất cả những điều đó khiến cho nhân viên điều ra sởn tóc gáy.

Chiếc máy bay đó trông như được hạ cánh khẩn cấp nhờ các bánh xe của nó, vừa may nó đỗ xuống được chỗ đất mềm trong vùng đầm lầy, nên hoàn toàn không bị hư hại gì, vẫn có thể bay trở lại như 50 năm trước đây. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục điều tra về bí mật của việc máy bay đã mất tích từ lâu nay bỗng xuất hiện trở lại.

Mất tích 17 năm bỗng xuất hiện gần sân bay

Ngày 04/04/1946, một máy bay của Mỹ bất ngờ bị mất tích. Không quân Mỹ đã huy động lực lượng tìm kiếm suốt 500km vùng trời nơi nó mất tích, nhưng không kết quả gì. Bất ngờ, vào năm 1962 chiếc máy bay đó lại xuất hiện tại nơi cách sân bay mấy trăm mét. Thiết bị vô tuyến điện trên máy bay vẫn nguyên vẹn. Căn cứ theo phân tích máy móc thiết bị, dường như nó mới đõ xuống ngay chiều hôm đó, không ai nghĩ chiếc máy bay đã mất tích 17 năm.

Vào một ngày trời quang mây tạnh của năm 1984, tại bãi cát miền Bắc Mexico bỗng xuất hiện 05 máy bay quân sự Mỹ. Thân máy bay vẫn sáng bóng, thùng nhiên liệu vẫn chứa đầy xăng, nhưng trong máy bay thì trống rỗng chẳng có một người. Các chuyên gia Mỹ cho rằng: Cả 05 máy bay đó điều mất tích từ hồi năm 1945 lại vùng biển tam giác Bermunda. Nhưng việc đó vãn đang tranh luận, bởi có người nói rằng, phiên hiệu của máy bay đã mất tích nhiều năm lại xuất hiện trở lại là một sự thực không thể phủ nhận được.

Mã Morse bí ẩn

Ngày 2/8/1947, chiếc máy bay Star Dust của Hãng BSAA chở 11 người từ Buenos Aires (Argentina) tới Santiago (Chile) biến mất khi bay qua dãy núi Andes. Đài kiểm soát không lưu nhận được một tín hiệu bằng mã Morse đầy kỳ lạ từ máy bay: “STENDEC”. Không ai hiểu thông điệp này nghĩa là gì. Trong suốt 50 năm, nhiều giả thuyết đã được đặt ra như máy bay bị đặt bom, bị phá hoại, thậm chí bị người ngoài hành tinh bắt cóc.

Mãi đến cuối thập niên 1990, một số vận động viên leo núi mới phát hiện các mảnh vỡ của chiếc máy bay Star Dust chìm trong băng tuyết. Các chuyên gia đặt giả thuyết phi công không xác định được độ cao, cho hạ cánh khi vẫn đang bay trên đỉnh núi bị mây phủ kín rồi đâm vào núi. Nhưng thông điệp “STENDEC” vẫn là bí ẩn chưa ai giải thích được.

Huyền thoại “tam giác quỷ” Bermuda

Ngày 5/12/1945, năm máy bay của hải quân Mỹ rời Florida bay tập. Sau 1 giờ 30 phút, các phi công thông báo họ hoàn toàn mất phương hướng, la bàn bị hỏng. Cả năm chiếc đều rơi xuống biển. Điều kỳ lạ là một máy bay khác chở 13 người được cử đi tìm kiếm năm máy bay trên cũng mất tích nốt. Từ đó, câu chuyện về nỗi kinh hoàng ở “tam giác quỷ” Bermuda bắt đầu. Ngày 30/1/1948, một máy bay của Hãng hàng không Anh BSAA mang tên Star Tiger chở 25 hành khách cũng mất tích kỳ bí khi bay qua tam giác Bermuda.

Một năm sau, ngày 17/1/1949, thêm một máy bay nữa của Hãng BSAA “bốc hơi” khi bay từ Bermuda tới Jamaica. Chiếc máy bay Star Ariel chở 20 hành khách cất cánh khi bầu trời quang đãng, không có gió mạnh. Mọi cuộc điều tra đều đưa ra kết luận là không thể xác định được nguyên nhân vụ tai nạn máy bay Star Tiger cũng như Star Ariel.
 
T

tiasangmangtenss

Tên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Giới tính :Nữ
Tuổi:13
Nơi sống: Thanh Hóa
Muốn làm :Thành viên
Công việc bạn sẽ làm sau khi gia nhập : Thương xuyên theo dõi và post bài cho nhóm.
 
B

boy8xkute

Tên: Nguyễn Ngọc Khánh
Giới tính : Nam
Tuổi: 17
Nơi sống: Ninh Thuận
Muốn làm : Thành viên nhóm
Công việc bạn sẽ làm sau khi gia nhập: Tuy có lẽ sẽ không onl thường xuyên, nhưng sẽ cố gắng xây dựng, phát triển nhóm, tham gia thảo luận các vấn đề.
 
T

thaonguyen25

Một số lưu ý!

:Mloa_loa:Loa loa loa loa(hơi rùm beng tí):Mloa_loa:

Hiện tại hội nhóm Gia đình khoa học đang có thêm nhiều thành viên mới nên mình xin được nhắc nhở các bạn một chút trước khi bắt tay vào việc trao đổi,thảo luận và post bài tại đây:


1.Viết đủ 3 dòng (lưu ý là 3 dòng này không tính P/S nhé)
2.Nghiêm cấm thảo luận, tuyên truyền về chính trị, tôn giáo; nói xấu lãnh đạo, Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
3.Không dùng ngôn ngữ trái với thuần phong mỹ tục.
 
S

scientists

Tên: Nguyễn Ngọc Khánh
Giới tính : Nam
Tuổi: 17
Nơi sống: Ninh Thuận
Muốn làm : Thành viên nhóm
Công việc bạn sẽ làm sau khi gia nhập: Tuy có lẽ sẽ không onl thường xuyên, nhưng sẽ cố gắng xây dựng, phát triển nhóm, tham gia thảo luận các vấn đề.

Ok ! Duyệt cho bạn nhé ! Nhớ thực hiện những gì đã hứa !
************************************************** *****************
 
T

trieupy123

Tên: Võ Hoàng Triệu
Giới tính : Nam
Tuổi: 12
Nơi sống: Phú Yên
Muốn làm : Thành viên nhóm
Công việc bạn sẽ làm sau khi gia nhập: Thảo luận nhóm, làm bang sôm
 
S

scientists

Tên: Võ Hoàng Triệu
Giới tính : Nam
Tuổi: 12
Nơi sống: Phú Yên
Muốn làm : Thành viên nhóm
Công việc bạn sẽ làm sau khi gia nhập: Thảo luận nhóm, làm bang sôm

Ok ! Duyệt cho bạn ! Nhớ thực hiện những gì đã hứa !
************************************************** *****************
 
S

scientists

>>>Pháp luật


Nguyên lý của việc bỏ hay giữ hình phạt tử hình

Theo luathinhsu.wordpress.com

63440-tuvanphapluat.incip.jpg


Gần đây, vấn đề sửa đổi Bộ luật Hình sự đang thu hút sự quan tâm của các học giả. Một trong những ý kiến được nhiều người quan tâm là hình phạt tử hình. Tuy nhiên, các ý kiến chỉ tập trung nêu ra vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội nọ, giữ lại đối với tội kia mà chưa đưa ra một nguyên lý của việc bỏ hay giữ hình phạt tử hình.


Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam, hình phạt tử hình được áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 35). Nguyên lý bỏ/giữ hình phạt tử hình xuất phát từ bản chất của hình phạt tử hình. Thực chất, hình phạt tử hình là sự tước đoạt sinh mạng của người phạm tội một cách hợp pháp. Đối tượng bị áp dụng loại hình phạt này là người phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng theo hình luật. Chủ thể áp dụng là Nhà nước. Nói cách khác, hình phạt từ hình là việc Nhà nước có quyền chấm dứt sự sống của một người phạm tội một cách hợp pháp.

Tính chính đáng của việc tử hình
Những nước chủ trương xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình có viện dẫn đến một quyền căn bản được tuyên bố long trọng trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người là quyền sống (Điều 3). Người ta cho rằng, hình phạt tử hình xâm phạm đến quyền sống của con người.
Tuy nhiên, trong một Nhà nước dân chủ văn minh, tính hợp pháp trong hành vi của Nhà nước phải đi liền với tính chính đáng. Đặt ra pháp luật một cách độc tài rồi thi hành một cách độc tài pháp luật đó, thì hợp pháp nhưng không chính đáng. Tính chính đáng phải là cơ sở cho tính hợp pháp. Tính chính đáng được hiểu là tính phù hợp với chính nghĩa chung của loài người, hợp với luật tự nhiên, xu hướng chung, ước vọng chung của cộng đồng nhân loại. Hình phạt tử hình cũng phải có tính chính đáng chứ không giản đơn chỉ là hợp pháp. Việc Nhà nước có quyền tử hình một người phạm tội không chỉ có nghĩa là phù hợp với Bộ luật hình sự do Nhà nước ban hành, mà còn phải được lý giải phù hợp với chính nghĩa chung của loài người. Việc Nhà nước tử hình một phạm nhân chỉ có thể chính đáng khi Nhà nước hướng đến một gia trị cao hơn cả mạng sống con người.
Các học giả Mireille Delmas và Marty đã giải thích quyền sống không phải là một quyền thượng đỉnh của hệ thống các quyền con người vì lẽ: “Hết thảy các văn bản đều chấp nhận hành vi giết người trong cuộc chiến hay trong trường hợp phòng vệ chính đáng, lại có một số văn bản lại còn thừa nhận cả án tử hình nữa.” Các học giả này cho rằng, có một thứ quyền tuyệt đối mà Nhà nước không thể xâm phạm ngay cả trong trường hợp chiến tranh và nguy cơ đe dọa hiểm nghèo: “Đó là thứ quyền mà người ta xác lập bằng sự nghiêm cấm: nghiêm cấm nhục hình, hành hạ và mọi hành vi vô nhân đạo hay ngược đãi tổn thương phẩm giá, nghiêm cấm chiếm hữu nô lệ. Nói cách khác, chỉ có một quyền được tuyệt đối bảo vệ, đó là quyền được tôn trọng phẩm giá hiểu theo nghĩa mạnh nhất của chữ này: phẩm giá của đại gia đình nhân loại. Có thể giết nhau trong tình thế chiến tranh, song quyết không được sử dụng nhục hình. Lý do có lẽ là cái chết chỉ gây tổn thất cho cá nhân và đương nhiên cho thân nhân đương sự, còn nhục hình thì xúc phạm toàn thể loài người không kể những đương sự trực tiếp gánh chịu sự hành hạ.” [1]

Như vậy, phẩm giá con người còn cao hơn cả mạng sống con người. Quyền được tôn trọng phẩm giá ở một hệ cấp cao hơn cả quyền sống. Ngay Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người cũng có khuynh hướng thể hiện điều này. Quyền tự do và bình đẳng về nhân phẩm được đề cập ngay điều 1, trong khi quyền sống ở điều 3. Việc Nhà nước tử hình một phạm nhân chỉ có thể chính đáng khi hành vi này hướng tới một giá trị cao hơn quyền sống đó là phẩm giá con người. Tính chính đáng của Nhà nước trong việc thực thi hình phạt tử hình nằm ở chỗ, Nhà nước hướng đến việc bảo vệ phẩm giá con người – một giá trị được thừa nhận chung của nhân loại. Điều này cũng có nghĩa sẽ là không chính đáng nếu Nhà nước tử hình một người không hướng đến mục tiêu bảo vệ nhân phẩm, phẩm giá, hay tư cách loài người của con người.


Nguyên lý của việc giữ/bỏ hình phạt tử hình
Tử hình là tước đoạt khả năng làm người của một con người. Điều này chỉ nên xảy ra khi người đó không còn có khả năng làm người. Cơ sở để đánh giá con người đó có thể đánh mất khả năng làm người là anh ta đã chà đạp lên nhân phẩm của một người khác. Và nhân phẩm không chỉ được hiểu là phẩm giá của một con người cụ thể, mà còn là phẩm giá của nhân loại nói chung. Một người có hai thứ nhân phẩm: nhân phẩm của riêng mình, giá trị con người của riêng anh ta; và vì anh ta là hiện thân của nhân loại, nên anh ta cũng mang phẩm giá chung của loài người. Nếu một người tước đoạt sinh mạng người khác một cách man rợ, thì anh ta đã không thừa nhận giá trị con người và tư cách nhân loại của người khác. Do vậy, bản thân anh ta không còn khả năng đứng trong cộng đồng nhân loại. Khi Nhà nước tử hình một người vì lý do anh ta đã không tôn trọng tư cách nhân loại của người khác, Nhà nước đang hướng tới bảo vệ phẩm giá, tư cách nhân loại của người bị anh ta không thừa nhận phẩm giá, tư cách nhân loại. Nhà nước tử hình anh ta trong trường hợp này là hợp pháp, chính đáng, bởi lẽ Nhà nước đang hướng tới bảo vệ một giá trị cao hơn mạng sống của con người: phẩm giá của con người.
Trên cơ sở nguyên lý này, người ta có thể xác định được những loại tội phạm nào có thể phải chịu hình phạt tử hình. Đó là những tội phạm xâm phạm tính mạng của con người đến độ không thừa nhận phẩm giá con người, tư cách nhân loại của con người. Nhiệm vụ của nhà lập pháp là phải chỉ ra những loại tội phạm, đồng thời những dấu hiệu mang tính chất tổng quát để nhận biết một người không thừa nhận phẩm giá của một người, tư cách nhân loại của một người và quy định hình phạt tử hình đối với loại tội phạm đó. Ví dụ, những loại tội phạm liên quan trực tiếp đến tính mạng, nhân phẩm của con người như giết người, tội chống loài người. Những loại tội phạm khác có thể nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nhưng không liên quan một cách trực tiếp đến phẩm giá con người, tư cách nhân loại của con người như các tội phạm kinh tế, các tội phạm tham nhũng thì không nên áp dụng hình phạt tử hình.

Những hệ luận
Từ nguyên lý trên, một số hệ luận có thể phát sinh. Hệ luận thứ nhất liên quan đến lĩnh vực lập pháp. Lấy phẩm giá con người là nguyên lý để giữ/bỏ hình phạt tử hình dẫn đến việc cân nhắc lại tính chất của loại tội phạm bị tử hình. Điều 35 của Bộ luật Hình sự hiện hành quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.” Điều này dễ dẫn đến nhận thức rằng, tội phạm càng nghiêm trọng thì rủi ro chịu hình phạt tử hình càng cao. Thực ra, mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng của hành vi phạm tội không phải là tiêu chí để xác định tội phạm có khả năng bị tử hình hay không. Vấn đề là ở chỗ, hành vi đó có thể hiện sự không thừa nhận nhân phẩm, tư cách nhân loại của con người hay không. Một tội phạm bị tử hình có thể gây hậu quả không nghiêm trọng bằng một tội phạm không bị tử hình. Giết một người một cách man rợ có thể không gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội bằng một hành vi tham nhũng hàng triệu đô la. Nhưng hành vi giết người có khả năng gánh chịu hình phạt tử hình vì có khả năng thể hiện sự không tôn trọng nhân phẩm của con người; trong khi hành vi tham nhũng thì có khả năng không phải gánh chịu hình phạt tử hình, vì hành vì này không chứng tỏ người phạm tội mất khả năng làm người, qua việc không thừa nhận tư cách nhân loại, phẩm giá của người khác.
Hệ luận thứ hai liên quan đến lĩnh vực hành pháp. Xem xét hình phạt tử hình dưới góc độ phẩm giá con người sẽ có những lưu ý đặc biệt cho việc thi hành hình phạt tử hình. Khi tử hình một phạm nhân, Nhà nước hướng tới bảo vệ tư cách nhân loại của một người đã bị thiệt thòi. Đây không phải là một hình thức trả thủ, nên không phải thi hành một cách tương xứng đối với hành vi tội phạm đã gây ra. Do đó, khi thi hành hình phạt tử hình, Nhà nước chấm dứt khả năng làm người của người phạm tội, nhưng việc anh ta là đại diện của nhân loại thì Nhà nước vẫn phải tôn trọng. Ví dụ của triết gia Trần Đức Thảo gợi những suy nghĩ về vấn đề liên quan: “…một người bị quy oan, coi như không còn trong hàng ngũ nhân dân. …người ấy không còn chỗ nào đứng trong xã hội, do đó thì cũng không thể nào thanh minh… Trong tình cảnh như thế, thì chỉ còn danh nghĩa con người là có thể bảo đảm cho người bị quy oan một chỗ đứng tối thiểu, để tự thanh minh. Bất kỳ người nào cũng là một con người. Và không ai có thể tước đoạt cái danh nghĩa ấy của bất kỳ ai. » [2] Nhà nước có thể tước đoạt khả năng làm người của một tội phạm, nhưng danh nghĩa là một con người của anh ta thì không thể bị tước đoạt. Chính vì vậy, không thể thi hành hình phạt tử hình một cách man rợ theo kiểu chế độ phong kiến như «tứ mã phân thây», «tùng xẻo»,… Nói cách khác, việc thi hành hình phạt tử hình phải thể hiện sự tôn trọng tư cách nhân loại của phạm nhân: anh ta không còn giữ được phẩm giá riêng của anh ta, nhưng vẫn còn là hiện thân của nhân loại. Điều này gợi mở cho ý tưởng cân nhắc lại việc tử hình bằng hình thức bắn mà nước ta đang áp dụng.
Chú thích:
[1] Mireille Delmas- Marty. Vươn tới loài người bằng phương hướng pháp chế. In trong “Thách đố của thể kỷ XXI- Liên kết tri thức” do Morin chủ biên, bản dịch của Chu Tiến Ánh và Vương Toàn. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, H, 2005, tr.324,325.
[2] Giáo sư Trần Đức Thảo. Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người.” In lần thứ hai. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.33-34.


ThS. Bùi Ngọc Sơn
Theo: Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử
 
S

scientists

Cần tiếp tục duy trì hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam

moj.gov.vn

1. Cần tiếp tục duy trì hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam

Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời thay thế Bộ luật Hình sự năm 1985 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là một tất yếu khách quan trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, thể hiện những đổi mới trong đường lối, chính sách phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm của Đảng và Nhà nước ta. Đáng chú ý là đã giảm dần các tội phạm có thể áp dụng hình phạt tử hình, tập trung quy định áp dụng hình phạt tử hình vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm ma túy, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, các tội phạm quốc tế. Theo Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa được sửa đổi, bổ sung thì trong tổng số 267 điều luật có 30 điều có quy định hình phạt tử hình, chính sách hình sự về hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên, phụ nữ có thai phạm tội tiếp tục được kế thừa. Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng hủy bỏ quy định về thi hành án tử hình ngay sau khi xét xử trong trường hợp đặc biệt. Sau 10 năm thực hiện Bộ luật Hình sự năm 1999, Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2009 được ban hành có hiệu lực 1/1/2010 tiếp tục có những bước tiến về quy định hình phạt tử hình, đó là giảm dần các điều luật có quy định hình phạt tử hình từ 30 điều luật xuống còn 22 điều luật có quy định hình phạt tử hình, bỏ hình phạt tử hình ở 8 điều luật (Điều 111, 139, 153, 180, 197, 221, 289, 334). Việc giảm dần các điều luật có quy định hình phạt tử hình đối với các tội trên là hợp lý, thể hiện sự tương xứng giữa chế tài áp dụng với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta, phù hợp xu hướng chung trên thế giới thu hẹp dần, tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về hình phạt tử hình thì thấy còn một số quy định còn bộ lộ những điểm hạn chế cần được hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn.
Xu thế hội nhập, hợp tác về mọi mặt giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đã trở thành yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Để hòa nhập với tiến trình phát triển chung đó, một trong những yêu cầu đặt ra là phải có sự điều chỉnh về chính sách, pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng cho phù hợp, trong đó có sự tương thích các quy định về hình phạt tử hình.

Trong xã hội ngày nay khi mà nhân loại càng tiến bộ, xã hội càng phát triển thì phạm vi áp dụng hình phạt tử hình càng có xu hướng thu hẹp, tiến tới xỏa bỏ hình phạt tử hình. Theo pháp luật các quốc gia còn lưu giữ hình phạt tử hình, thì hình phạt này chỉ thường áp dụng cho các tội phạm có tính nguy hiểm đặc biệt cao, xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng hòa bình thế giới, các tội phạm ma túy, giết người…Vậy ở Việt Nam, hình phạt tử hình, có nên tiếp tục duy trì hay không? Nếu duy trì hình phạt tử hình có vi phạm nguyên tắc nhân đạo không? Vi phạm chuẩn mực quốc tế không? Nếu có duy trì thì có giảm bớt điều luật áp dụng tử hình hay là giữ nguyên? Xoay quanh vấn đề này trong khoa học pháp lý hình sự của Việt Nam cũng đã ghi nhận và theo đuổi những quan điểm khác nhau trên thế giới về vấn đề bỏ hay duy trì hình phạt tử hình trong luật hình sự. Những lập luận không ủng hộ hình phạt tử hình cho rằng: Tác dụng của hình phạt tử hình đối ngăn chặn tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cũng giống như các loại hình phạt khác. Điểm khác biệt có chăng chỉ là tính tàn khốc và không thể sửa sai được khi có sai sót trong việc áp dụng hình phạt tử hình. Trong tất cả các hệ thống tư pháp hình sự đều tồn tại những vấn đề, những khả năng có thể sai sót luôn tồn tại một nguy cơ là có những người không có tội bị kết án tử hình, mà sai lầm đó thì không bao giờ khắc phục được. Do đó cần thiết phải xóa bỏ hình phạt tử hình để không bao giờ mắc phải sai sót đó. Đồng thời việc áp dụng hình phạt tử hình như là một sự tra tấn, vi phạm nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần con người, thể hiện sự phi nhân đạo. Hình phạt tử hình mang tính chất là một sự trả thù và lặp lại hành động của người phạm tội là sử dụng bạo lực để làm tổn hại người khác mà không thể làm cho người bị hại sống lại. Và thực tế còn cho thấy việc xóa bỏ hình phạt tử hình không có ảnh hưởng gì đến sự gia tăng của tội phạm, thậm chí còn góp phần gia tăng tỷ lệ tội phạm. Nếu người phạm tội biết được tội danh mình phạm mà luật quy định áp dụng hình phạt tử hình thì họ sẽ chống trả lại đến cùng bởi vì họ nghĩ rằng đằng nào cũng chết vì vậy thiệt hại gây ra sẽ càng nghiêm trọng, tội nọ tiếp nối tội kia. Trong khi đó xu thế xóa bỏ hình phạt tử hình là xu thế chung của các nước trong thời đại ngày nay, các nước khác không nên đi ngược lại xu hướng đó. Ngoài ra việc duy trì hình phạt tử hình còn là sự vi phạm quyền được sống của con người được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, việc không áp dụng hình phạt tử hình không có nghĩa bỏ qua tội ác của những người phạm tội và coi nhẹ nỗi đau của người bị hại và gia đình họ, mà có thể áp dụng hình phạt khác như tù chung thân.

Đối lập với quan điểm không ủng hộ hình phạt tử hình, thì tư tưởng ủng hộ hình phạt tử hình lập luận rằng:
Hình phạt tử hình là biện pháp có hiệu quả răn đe đặc biệt, không thể thay thế trong việc ngăn ngừa tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như giết người, khủng bố, ma túy… Giết một người để răn đe nhiều người. Tử hình một người phạm tội giết người hoặc gây ra những tội ác nghiêm trọng khác là phù hợp với công lý, đền bù thích đáng nhất cho sự mất mát, khổ đau của những nạn nhân và gia đình họ. Nếu việc áp dụng hình phạt tử hình bị coi là làm tổn hại phẩm giá, phi nhân đạo đối với người người phạm tội thì việc không áp dụng hình phạt tử hình cũng có thể coi làm tổn hại phẩm giá của người bị hại và phi nhân đạo đối với toàn xã hội. Hình phạt tử hình mang lại cho tất cả chúng ta, đặc biết với nạn nhân của tội phạm sự yên bình và không còn bị tội phạm tái xâm phạm. Chúng ta phải đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân của người phạm tội. Pháp luật quốc tế cũng không cấm hình phạt tử hình, mà chỉ khuyến khích các nước nên giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình. Việc áp dụng hình phạt tử hình cần nên duy trì, mọi người đều được pháp luật bảo vệ và đều bình đẳng trước pháp luật, những sai sót trong tố tụng thường không có và nếu có thì cũng rất nhỏ, không thể viện dẫn nguy cơ oan sai để xóa bỏ hình phạt tử hình. Việc áp dụng hình phạt tử hình là một biện pháp phòng chống tội phạm hữu hiệu. Như vậy trên những lập luận khác nhau đã tạo hai luồng quan điểm khác nhau liên quan việc có hay không duy trì hình phạt tử hình.


Theo chúng tôi, thì việc tiếp tục duy trì hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam phải trên cơ sở hai yêu cầu đó là phải tương thích với chuẩn mực quốc tế, thứ hai là phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, đấu chống tội phạm tại Việt Nam, trong đó yêu cầu thứ hai là quan trọng hàng đầu, điều này lý giải tại sao có quốc gia sau khi xóa bỏ hình phạt từ hình trong một thời gian phải khôi phục lại hình phạt này do tình hình tội phạm gia tăng đột biến. Thực tế cho thấy nước ta đang phát triển nến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những thành tựu đáng kể mà đất nước ta đạt được kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh những yếu tố tiêu cực, tác động đến mọi mặt của xã hội, trong đó có tội phạm. Đặc biệt thời gian gần đây các tội phạm về an ninh quốc gia vẫn diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng nước ta; các tội phạm về ma túy, tội phạm tình dục, các tội phạm tham nhũng, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe đang có chiều hướng gia tăng cả về quy mô và tính chất, các băng, nhóm tội phạm có tổ chức, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia, gây ra nhiều tội phạm đặc biệt nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội. Đơn cử như vụ án ma túy, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào về Việt Nam đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, xảy ra vào ngày 4/7/2012 tại Sơn La được cho là lớn nhất từ trước đến nay. Trong vụ án này, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy của Bộ Công an đã thu giữ 89 bánh hêrôin và 33.800 viên ma túy tổng hợp, 1 kg ma túy tổng hợp dạng tinh thể. Đối với những vụ án này để phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả thì không thể không duy trì hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt.

Về cơ sở pháp lý, theo tôi thì việc duy trì hình phạt tử hình cũng không trái pháp luật quốc tế và không vi phạm nhân quyền. Quyền được sống là quyền của mọi con người, mang tính phổ biến không ai có quyền tước đi. Những người ủng hộ quan điểm bỏ hình phạt tử hình dựa vào đó mà cho rằng hình phạt tử hình đã vi phạm quyền này của con người và dựa vào Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966, Nghị định thư không bắt buộc thứ hai của công ước này về việc xóa bỏ hình phạt tử hình (1989) để thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế cho việc xóa bỏ hình phạt tử hình. Điều 3 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền nêu “Mọi người đều có quyền sống, tự do và được bảo vệ an toàn”. Ngoài ra Điều 5 quy định: “Không ai có thể phải gánh chịu một hình phạt tàn khốc hoặc làm giảm phẩm giá của con người”. Theo đó các quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình giải thích rằng việc áp dụng hình phạt tử hình là vi phạm các nội dung nêu trên của tuyên ngôn, đồng nghĩa với việc vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, thực tế không có một đoạn văn nào của tuyên ngôn cụ thể hóa việc làm như thế nào là vi phạm nhân quyền. Do đó nếu dựa vào Điều 3 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, theo các quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình, để khẳng định rằng việc sử dụng hình phạt tử hình là vi phạm nhân quyền thì thật vô lý. Bởi vì, nếu tử hình một ai đó tức là vi phạm nhân quyền thì chúng ta cũng phải xóa bỏ các trại giam, nhà tạm giữ, trại tạm giam vì khi giam một ai đó cũng vi phạm quyền tự do. Bên cạnh đó dựa theo Điều 5 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, các quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình cho rằng hình phạt tử hình nên được xóa bỏ vì đó là một hình phạt tàn khốc nhất, vô nhân đạo, hạ thấp phẩm giá con người. Đây là sự đánh giá mang tính phiến diện, vì Điều 5 của Tuyên ngôn không có sự giải thích và áp dụng trong những trường hợp cụ thể nào được coi là vô nhân đạo, hạ thấp phẩm giá con người. Do đó không thể giải thích là hình phạt tử hình hoàn toàn có nội dung tàn khốc và hạ thấp phẩm giá con người.


(Còn nữa)
 
S

scientists

Việt Nam là thành viên của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1966. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 6 của công ước quy định: “Ở những quốc gia chưa xóa bỏ hình phạt tử hình thì chỉ được phép áp dụng đối với những tội nghiêm trọng nhất…”. Điều này cho thấy, công ước thừa nhận ở những quốc gia khác nhau, tùy theo điều kiện cụ thể của mình có thể duy trì hình phạt tử hình. Nhưng hình phạt tử hình phải được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng nhất. Việt Nam đã thực hiện đúng cam kết này. Đối với nghị định thư thứ hai về việc xóa bỏ hình phạt tử hình, thì cũng chỉ mang tính khuyến nghị mà không có tính bắt buộc cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Như vậy việc tiếp tục duy trì hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay là cần thiết và không trái pháp luật quốc tế.

Về mặt lý luận, theo chúng tôi thì hình phạt tử hình không trái với nguyên tắc nhân đạo. Hình phạt tử hình là nghiêm khắc nhất, tước đi quyền sống của người phạm tội. Đây là hình phạt chỉ có tác dụng trừng trị mà không có ý nghĩa cải tạo, giáo dục người phạm tội. Cũng vì thế các quan điểm chống lại hình phạt tử hình thường chỉ trích rằng nó vô nhân đạo đối với người phạm tội. Chúng ta cần phải hiểu rằng tính nhân đạo của pháp luật biểu hiện ở sự dung hòa lợi ích của xã hội và lợi ích của người phạm tội. Việc đề cao lợi ích của người phạm tội mà quên đi lợi ích của toàn xã hội không thể xem là thỏa mãn nguyên tắc nhân đạo của pháp luật. Một người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại đặc biệt cho xã hội và còn tiếp tục đe dọa đến sự an toàn của xã hội thì việc nhân đạo đối với họ chính là vô nhân đạo đối với toàn thể cộng đồng xã hội. Đứng ở góc độ xã hội, cần phải có một hình phạt nghiêm khắc hơn đó là hình phạt tử hình để đảm bảo mục đích phòng ngừa của hình phạt. Như vậy, hình phạt tử hình đã thể hiện tính nhân đạo một cách tương đối thông qua khía cạnh xã hội là loại bỏ mối đe dọa nguy hiểm cho xã hội, răn đe và giáo dục người khác không phạm tội hay từ bỏ ý định phạm tội. Ngoài ra hình phạt tử hình góp phần nâng cáo phẩm giá con người, đảm bảo chất lượng cuộc sống và đảm bảo an toàn xã hội. Nâng cao phẩm giá của con người cũng chính là lý do được quan điểm chống lại hình phạt tử hình viện dẫn cho việc xóa bỏ hình phạt này. Quan điểm này cho rằng việc áp dụng hình phạt tử hình là sự không tôn trọng phẩm giá con người khi đã tước đi quyền sống của một con người, là một hình phạt mang tính chất nhục hình. Chúng ta phải xác định rằng bảo vệ phẩm giá của con người ở đây là của người bị hại và của cả cộng đồng, tội phạm đang diễn ra hết sức phức nghiêm trọng, nhất là đối với tội phạm về tham nhũng, ma túy, hiếp dâm, giết người, cướp tài sản. Trong những vụ phạm tội này, người phạm tội đã gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng cho Nhà nước từ các vụ tham nhũng, nhiều gia đình tan nát vì vướng phải ma túy, nhiều trẻ em bị khủng hoảng suốt đời vì bị hiếp dâm... Trong trường hợp đó, vai trò của pháp luật là bảo vệ và nâng cao phẩm giá của người bị hại và của cả cộng đồng chứ không phải giữ gìn và nâng cao phẩm giá của người phạm tội và hình phạt tử hình sẽ làm tốt được điều này. Mặt khác trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay, khi mà tội phạm còn tồn tại và tỏ ra đặc biệt nguy hiểm, đe dọa đến cuộc sống yên bình của bất kỳ thành viên nào trong xã hội thì hình phạt tử hình tồn tại là rất hiệu quả. Chúng ta hãy hình dung đối với một người phạm tội đặc biệt nguy hiểm nhưng không bị áp dụng hình phạt tử hình. Ở trong trại giam, người này có thể đe dọa về tính mạng cho những phạm nhân khác. Đó là chưa kể người này thoát khỏi sự kiểm soát của trại giam, cả cộng đồng đặt trong một tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Kể cả khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt (tù chung thân mà được giảm án), và một ngày họ sẽ được trở về. Khi đó những người từng làm chứng chống lại họ, những đối thủ của họ, thậm chí cả những người đã từng xét xử họ… sẽ không có được cuộc sống yên ổn vì lo âu, sợ hãi, sợ một ngày nào đó bị trả thù. Do đó, hình phạt tử hình được xem là điều kiện tốt để mang lại một cuộc sống có chất lượng và an ninh cho toàn xã hội. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới cho thấy, khi các điều kiện chưa cho phép thì không nên nghĩ đến việc xóa bỏ hình phạt tử hình. Bởi vì, sau khi xoá bỏ hình phạt tử hình, họ phải khôi phục lại hình phạt tử hình nhằm trấn áp, răn đe tội phạm vốn chưa được kiểm soát nay có điều kiện phát triển bởi không còn sợ nguy cơ bị xử phạt tử hình. Ngoài ra hình phạt tử hình đảm bảo mục đích răn đe và phòng ngừa tội phạm của hệ thống hình phạt. Hiện nay quan điểm bỏ hình phạt tử hình cho rằng việc duy trì hình phạt tử hình không có tác dụng răn đe và phòng ngừa tội phạm mà thậm chí còn làm tăng tội phạm. Chúng ta đều biết, tác dụng răn đe và phòng ngừa tội phạm của hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia như: Kinh tế, văn hóa, trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân…Ở những quốc gia cho rằng hình phạt tử hình không làm giảm tội phạm đa số các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, ý thức pháp luật cao. Trước khi xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật, đã có một thời gian dài họ không hề áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế. Do đó, việc họ còn duy trì hay xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật đã không còn ý nghĩa đến sự tăng hay giảm tội phạm. Trong khi ở Việt Nam, nền kinh tế vẫn còn đang phát triển, trình độ văn hóa chưa cao, ý thức pháp luật vẫn còn rất kém. Việc chạy theo xu thế của nước các nước phát triển để xóa bỏ hình phạt tử hình là chưa thể làm ngay được. Dựa trên số liệu thống kê về tình hình tội phạm qua các năm để kết luận rằng dù có duy trì hình phạt tử hình thì tội phạm vẫn tăng và do đó hình phạt tử hình là không cần thiết là sai. Chúng ta phải đặt câu hỏi rằng, trong khi luật còn duy trì hình phạt tử hình mà tội phạm vẫn càng tăng như thế, nếu hình phạt tử hình được xóa bỏ thì tội phạm sẽ tăng như thế nào? Phải thừa nhận rằng, hiện nay ở nước ta, nhiều người phạm tội vẫn có biểu hiện hết sức nghiêm trọng, ngoan cố, bất chấp tất cả hậu quả, dù đó là cái chết. Đối với những người đó, nếu không loại khỏi xã hội thì khả năng nguy hiểm là rấtcao. Như thế mục đích phòng ngừa của hình phạt sẽ không đạt được. Người phạm tội dù tàn ác, ngoan cố đến đâu vẫn còn có lý trí để suy nghĩ và cân nhắc trước khi phạm tội về những vấn đề khi phạm tội mình được gì, cái giá phải trả cho việc phạm tội, khả năng thành công trong việc thực hiện tội phạm, khả năng trốn tránh pháp luật... Nếu cái giá phải trả càng thấp so với việc phạm tội đạt được thì khả năng thực hiện ý định phạm tội càng cao. Nhiều người phạm tội thổ lộ do nghĩ đến việc bị tử hình nên hành vi phạm tội được dừng lại và không tiếp diễn nghiêm trọng hơn.

Trên cơ sở phân tích như trên thì việc tiếp tục duy trì hình phạt tử hình ở Việt Nam là cần thiết khách quan và không trái với chuẩn mực quốc tế.
 
Top Bottom