Hỏi một số tính chất vật lí, hóa học của MnO2, và KMnO4?

L

longtony

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hỏi một số tính chất vật lí, hóa học của Mn

Mình có làm một bài tập có liên quan về MnO2, nhưng mình chả biết gì về chất này cả:( . Các bạn có thể cho mình biết một số tính chất lí, hóa của chất này được hok?
Luôn tiện cả chất KMnO4, vì mình thấy các đề thi ĐH thường có chất này, mà trong SGK lại đề cập khá ít.
Cám ơn các bạn nhiều nha >:D<
 
H

hocmai.hoahoc3

MnO2: là chất rắn màu đen, không tan trong nước, có tính oxi hóa mạnh
KMnO4 : tinh thể rắn màu đen tím, tan tốt trong nước tạo dung dịch màu tím (nên còn được gọi là thuốc tím), có tính oxi hóa mạnh
 
C

conangbuongbinh1990

hocmai.hoahoc3 said:
MnO2: là chất rắn màu đen, không tan trong nước, có tính oxi hóa mạnh
KMnO4 : tinh thể rắn màu đen tím, tan tốt trong nước tạo dung dịch màu tím (nên còn được gọi là thuốc tím), có tính oxi hóa mạnh
post thêm đi ạ, phần này nhiều người còn mơ hồ lắm ạ
 
1

1421900

nhung phai de lam gi chu
phan ne lien quan đến nhìu thư nữa nen hoi mù mờ thế thì giời bít
 
P

phanhuuduy90

KMnO4 chất oxi hóa mạnh, chất tạo thành sau phản ứng tuân theo quy luật
môi trường axit(H2SO4) ----->Mn2+(MnSO4)
môi trường trung tính(H2O)--->MnO2
môi trường bazo(NaOH)--->KMnO4
dựa vào đây ta có thể xác định sản phẩm dễ dàng :
ví dụ viết phương trình phản ứng
KMNO4 + H2SO4 + NaCL--->?
do môi trường axit nên tạo MnSO4
KMnO4 +H2SO4 +NaCl--->Cl2 +MnSO4 +KCl+Na2SO4
ví dụ trong môi trường trung tính
KMnO4 + H2O + HCHO---->HCOOH +MnO2 +KOH
chừng đó là đủ thi đại học đấy bạn
 
B

boa6pdp

trong môi trường bazor thì KMnO4 sẽ thành K2MnO4 bạn ah, chắc là bạn đánh nhầm thôi; nói chung các thí nghiệm trên để cm rằng môi trường ( ở đây là độ pH của môi trường) cũng ảnh hưởng đến sản phẩm của phản ứng OXHK hay nói một cách khác đó là môi trường sẽ ảnh hưởng tới số oxi hóa của các hợp chất mà ở đây là Mn
Quy tắc chung là:
- trong môi trường acid: Mn+7 ----> Mn+2 + 5e ( thường là tạo thành muối măng gan )
- trong môi trường trung tính: Mn+7 ----> Mn+4 ( thường là MnO2)
- trong môi trường bazor: Mn+7 -----> Mn+6 ( thường là trong muối K2MnO4 - đọc là đikalipenmanganat - SGK lớp 8 cải cách ý)
Chúc các bạn thi đại học tốt nhé; mình là Đức học viên học viện quân y.
 
  • Like
Reactions: Bùi Sỹ An
Top Bottom