Hỏi - Đáp kinh nghiệm thi Đại học môn Ngữ văn

M

muaanhdaono

Chào chị,chị ơi chị có thể giải thích giùm em giữa một đề văn phân tích và cảm nhận thì nó khác nhau như thế nào được không ạ?Có phải là nếu làm đề văn cảm nhận thì phải đi từ nghệ thuật rồi mới đến nội dung không chị? Em còn một câu nữa muốn hỏi chị là khi làm bài văn nghị luận xã hội thì có nên đưa dẫn chứng văn học vào bài viết không
Em cảm ơn chị nhiều :)
 
T

thuyhoa17

Em chào chị. Em có một vài théc méc nhỏ này mong chị và các bạn giải đáp giúp :D
1. Em có đọc một số tài liệu thì người ta nói viết văn NLXH mình nên đưa cả dẫn chứng trong cuộc sống lẫn dẫn chứng trong văn học vào cho bài viết phong phú. Nhưng giáo viên dạy văn của e thì lại bảo văn NLXH chỉ được đưa d/c trong cuộc sống vào, lấy d/c trong văn học là sai. Theo chị và các bạn thì ntn? ^^
2. Đề thi ĐH phần chung và phần tự chọn bao giờ cũng có một phần ra thơ, một phần ra truyện phải k chị? Có khi nào người ra đề chỉ ra một mảng thơ ( hoặc truyện ) cả 2 phần không ạ. Song song với câu hỏi này, em muốn hỏi mình học tủ phần truyện còn phần thơ chỉ học sơ qua những gì có liên quan đến câu 2 điểm thì có được cho là mạo hiểm k ạ?
3. Câu 2 điểm liên quan đến thơ thì thường ra những đề kiểu như thế nào ạ ?
4. Bạn bè em nói đi thi văn phải viết 4 hoặc trên 4 tờ giấy thi thì mới mong được 8, 9 điểm. Kỳ thi thử vừa rồi em viết được 2 tờ giấy thi nhưng được 8 điểm văn, trong khi có bạn viết 4 tờ cũng được chừng ấy điểm ( trường em thi thử cũng là 1 trường chuyên nổi tiếng về thi thử có chất lượng ^^). Em phân vân quá, thi ĐH môn văn thì khác với thi hsg, thi ĐH chỉ những ý nào đúng với biểu điểm thì mới có điểm, những luận điểm khác dù mình liên hệ hay đến mấy mà k đúng với đáp án biểu điểm thì cũng không có điểm. Vậy có phải đi thi cứ phải viết dài khoảng 4 tờ mới được điểm cao như bạn e nói k ạ?
Hi hi ^^ e thắc mắc nhiều quá. Nếu được thì chị chia nhỏ và trả lời từng câu một cho đỡ rối nhé. Em cảm ơn chị nhiều nhiều :D

^^ Chào em! ^^ Chị có thể giúp chị hocmai.nguvan trả lời một số câu hỏi của em nhé!

1. - Việc đưa dẫn chứng từ tác phẩm văn học là không sai, nhưng sẽ không sai nếu với một người chắc tay viết văn, biết kiềm chế bản thân khi viết văn (mà văn thì hay dạt dào lắm), còn nó sẽ trở nên tai hại khi đưa dẫn chứng từ tác phẩm văn học (TPVH) vào nếu đó là người viết không chắc, dễ lan man.

Bởi vì: chúng ta khi đưa dẫn chứng từ TPVH vào thì sẽ dễ đưa qua Nghị Luận văn học trong khi chúng ta nghị luận xã hội (có thể có người sẽ nghĩ làm sao mà có thể như thế được, nhưng cứ thử làm vào mà xem, chúng ta sẽ hối hận lắm "Tại sao lúc đó ta lại đưa cái dẫn chứng đó vào làm gì cơ chứ?", mà Thi Đại học thì sai 1 li, đi một dặm).
Và, dẫn chứng từ ngoài xã hội nhiều như thế, tại sao cứ phải bấu víu, bám lấy mấy TPVH mà đưa dẫn chứng. Trong khi NLXH là viết cho ngưòi ta biết rằng cái xã hội này nó nhưu thế nào, ta cần sống ra sao trong xã hội, từ xã hội ta nghĩ như thế nào,...Thực tế, NLXH là cách mà người ra để kiểm tra xem ta nghĩ sao về thực tế, ta có quan tâm đến những gì thuôc về cuộc sống quanh ta không hay chỉ là lởn vởn quanh mớ sách vở mà thiếu thực tế.
Và, tại sao dẫn chứng trong TPVH không để dành cho câu 3 NLVH đi, câu 2 cũng dẫn chứng từ TPVH, câu 3 cũng dẫn chứng từ NLVH, người chấm họ chán lắm. ^^

=> Hồi ôn thi Đại học, cô giáo chị đã nói rồi, ta có thể đưa dẫn chứng từ TPVH vào, nhưng nó rất nguy hiểm, ta có thể sa vào nó lúc nào không hay, Văn mà. Vậy, tại sao có một con đường an toàn và một con đường dễ chết cho ta chọn ta lại không chọn con đường an toàn mà đi, với một kỳ thi cả năm chỉ có một như Thi Đại học.

Vậy nên, sách nói nên đưa dẫn chứng từ TPVH vào chị nghĩ là không hay, cô giáo em bảo đưa dẫn chứng từ TPVH vào là sai cũng sai nốt.

Thêm một lưu ý nữa cho câu này: Nếu đưa dẫn chứng từ ngoài thực tế, hãy cố gắng chọn những dẫn chứng có tính chất điển hình, mình có thể đưa ra tình huống giả định, nhưng đừng có xa rời thực tế quá; chọn 1 nhân vật dẫn chứng, hãy chọn những người điển hình;... cố gắng dành một chút ít thời gian đọc báo, xem tin tức và các chương trình có tính chính luận (báo, chương trình có uy tín nha) để thêm kiến thức xã hội cho mình. Năm trước chị đi thi, nhờ coi cái chương trình "Câu chuyện văn hóa" trước kì thi hình như 1 tháng gì đó mà biết thêm nhiều điều về cái tình trạng "fan cuồng" trong âm nhạc rồi mới có thứ mà "chém" trong bài ấy ^^!

(câu này như trả lời được một phần câu hỏi của bạn muaanhdaono rồi nhỉ! :)




2. Ôi! Thi Đại học mà học tủ à! Hên xui thế là chết! :(
Hồi trước cũng có một số người bạn của chị kêu là học 1 trong 2 phần thơ và truyện thôi cho đỡ, rồi vô chọn cái đề có thơ/truyện (câu 3) mà làm.
Em đã nghĩ tới việc, lỡ cái đề SO SÁNH THƠ VÀ TRUYỆN thì làm thế nào. Mà bữa nay Bộ thích ra để So sánh lắm nhá, cẩn thận ấy.

Còn đề thi của Bộ thì biến hóa, chị cũng không nghiên cứu kỹ được là cái khung ra đề của họ là sao nữa. Nhưng mà vẫn không nên học tủ em ạ, tính nguy hiểm của ĐH rất cao. Đừng bao giờ để mình phải hối hận khi học cái này mà đề nó ra cái kia, cảm giác sẽ không tiếc nhiều khi ta học tất mà chưa được tốt, còn cái cảm giác "lật ra cái đề đó rồi mà thôi, chắc nó không ra đâu" rồi không học ấy, nó cực kỳ đáng sợ!




4. Thi HSG khác với thi Đại học. Thi HSG là thi giữa những bạn giỏi Văn với nhau, còn thi Đai học là thi trên mặt bằng chung. Với thi HSG, ngắn mà hay thì càng tốt ấy chứ! Còn thi Đại học, ngưòi ta nhìn vô thấy 2 tờ là tâm lý người ta nghĩ đầu tiên đến là không đủ ý rồi >> dẫn đến người chấm ko có thiện cảm đầu tiên với em >> nguy hiểm.
3 tiếng đồng hồ, thi Đại học, 2 tờ giấy, là chưa đạt yêu cầu. Cố gắng khai thác ý, chị ko hiểu là với câu 3, cả câu 2 nữa, em làm sao mà có thể chỉ viết được có 2 tờ giấy, trong khi với một luận điểm, vừa phải phân tích, vừa so sánh, vừa dẫn chứng (mà đôi khi có 1 dẫn chứng dài đã chiếm hết 1/5 tờ giấy rồi), trong khi một bài văn có đến 3, 4...5 cái luận điểm?
Và cũng vậy, thi thử ở trường khác với thi Đại học, đừng đánh đồng các kỳ thi với nhau. Thi thử là để cho học sinh thấy được sức của mình đến đâu mà cố gắng, mà chọn trường cho đúng, còn thi Đại học là kỳ thi quyết định, em có được vào học trường mà em đã chọn hay không.



Chị xin lỗi, chị đã cố gắng chọn cái font chứ rõ ràng nhất có thể để em tiện theo dõi.

Chúc em ôn tốt và thi tốt nhé! :)
 
Last edited by a moderator:
F

forgetmenot3195

Em cám ơn chị thuyhoa17 nhiều ạ ^^ Đọc những chia sẻ của chị em ngộ ra rất nhiều điều, mong chị giúp đỡ chúng em nhiều hơn nữa trong quá trình ôn thi ĐH. Em có một vài câu hỏi mong chị giải đáp giúp em :D
Việc học nhanh quên là tình trạng chung của rất nhiều người học văn, vậy làm thế nào để thuộc nhanh và nhớ lâu dẫn chứng ? Chị có bí quyết nào muốn chia sẻ với chúng em k ? :D
Theo chị, vào thời điểm bây giờ, khi mà chúng em đã hoàn thành xong chương trình ( có thể nói là kiến thức đã "hòm hòm" rồi ^^ ) chúng em nên sắp xếp lịch ôn văn thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Vào thời điểm này năm ngoái chị đã sắp xếp thời gian biểu ôn thi ntn ? ( nếu c thi kD thì hay quá :D )
Chị Thúy Hoa đang học trường ĐH gì vậy ạ. Cho em hỏi tí không phải là chị làm bài thi văn mấy tờ giấy thi? Chị được mấy điểm văn ạ. Em hỏi để cố gắng phấn đấu được như chị, em thấy chị là 1 người rất yêu văn và tâm huyết với môn học này :D
Em cảm ơn chị rất nhiều. Thân !
 
T

thuyhoa17

Em cám ơn chị thuyhoa17 nhiều ạ ^^ Đọc những chia sẻ của chị em ngộ ra rất nhiều điều, mong chị giúp đỡ chúng em nhiều hơn nữa trong quá trình ôn thi ĐH. Em có một vài câu hỏi mong chị giải đáp giúp em :D
Việc học nhanh quên là tình trạng chung của rất nhiều người học văn, vậy làm thế nào để thuộc nhanh và nhớ lâu dẫn chứng ? Chị có bí quyết nào muốn chia sẻ với chúng em k ? :D
Theo chị, vào thời điểm bây giờ, khi mà chúng em đã hoàn thành xong chương trình ( có thể nói là kiến thức đã "hòm hòm" rồi ^^ ) chúng em nên sắp xếp lịch ôn văn thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Vào thời điểm này năm ngoái chị đã sắp xếp thời gian biểu ôn thi ntn ? ( nếu c thi kD thì hay quá :D )
Chị Thúy Hoa đang học trường ĐH gì vậy ạ. Cho em hỏi tí không phải là chị làm bài thi văn mấy tờ giấy thi? Chị được mấy điểm văn ạ. Em hỏi để cố gắng phấn đấu được như chị, em thấy chị là 1 người rất yêu văn và tâm huyết với môn học này :D
Em cảm ơn chị rất nhiều. Thân !
Có mấy câu hỏi riêng tư nhưng thôi, kệ, trả lời đây luôn cũng được :">.

(^^ Chị không phải dân chuyên Văn, đồng thời không như em nghĩ là đam mê hay yêu cái gì đâu, yêu văn thì đã không đến nỗi giờ chị quên sạch hết kiến thức đã học như thế này :( ).

- Học thuộc nhanh và nhớ lâu, không chỉ dẫn chứng mà bất cứ một cái gì khác, kể cả thi Tốt nghiệp hay làm bài kiểm tra với tất cả các môn, chị nghĩ là nên vận dụng kỹ năng để học nhớ, cải thiện trí nhớ không chỉ trong học để thi ĐH mà cả sau này, khi được vào học Đại học nữa. Nhớ nhanh mà không cần lâu thì chỉ cần ngồi cầm sách đọc lui đọc tới, đọc cả ngày cả đêm thì không muốn nhỡ cũng phải nhớ, còn nếu muốn nhớ lâu nữa thì chị nghĩ là nên có phương pháp. (chỉ nói đến dẫn chứng trong truyện chứ thơ thì phải học thuộc rồi).
+ Có thể là viết nó ra, viết thật nhiều (đây là phương pháp thủ công).
+ Hình dung hình ảnh ở trong câu dẫn chứng đó, từ đó liên hệ, tưởng tượng đến những thứ bình thường liên quan đến học tập mà em có thể mang vào phòng thi như bút, thước,... hay những thứ có trong phòng thi, để khi vào phòng, nhìn vật đó là em có thể nhớ lại câu đã dẫn chứng, những hình ảnh, những dữ kiện có trong dẫn chứng đó. Nó khá là rắc rối và đòi hỏi sáng tạo, nhưng sẽ giúp em nhớ rất lâu.
+ Hoặc có thể dùng phương pháp như học mấy cái dãy hoạt động hóa học (KHi nào cần....)
+ Chị nhớ lại cái thời chị học: đọc kỹ, liên tưởng hình ảnh, đọc lại, cố gắng nhớ những hình ảnh đã ấn tượng trong đầu về dẫn chứng đó, thêm tí sáng tạo (^^), viết ra giấy, kiểm tra lại, chưa đúng thì lại viết cho đến khi đúng.

Mà nhé, dẫn chứng không cần phải học đúng từng chữ một, chỉ cần đúng đắn cái ý chính, không sai ý khi mình "sáng tạo" là được rồi, học không yêu cầu mình phải đúng từng chữ đâu, giáo viên chấm sẽ thông cảm cho mình nếu sai một vài chữ phụ nhưng ý của nó thì vẫn đúng.

Trong dẫn chứng, nếu em không nhớ đúng được, không chắc thì em có thể dẫn chững gián tiếp (ko bỏ dấu ngoặc kép). VÀ NHỚ dẫn chứng trực tiếp thì nhớ dấu ngoặc kép, trong bài thi của em (câu 3) phải có ít nhất một câu trích dẫn trực tiếp (có dấu ngoặc kép) thì bài của em điểm mới cao, còn không thì dù có hay đến mấy cũng chỉ trung bình mà thôi.

- Chị chỉ nhớ là hứng lên, muốn học cái gì là chị học cái đó à :D.
(Chị thi khối D, mà điểm ko cao lắm :"> ).
+ Với Văn: học văn xuôi theo văn xuôi, thơ theo thơ. Giờ là thời điểm ta ôn lại những kiến thức đã được học ôn trong 1 năm vừa rồi.
Cố gắng kiếm đề bài phù hợp, lập dàn ý, những luận điểm cần có rồi khai thác triệt để luận điểm đó, sâu đến mức có thể nghĩ ra, đồng thời với đó là nghĩ ra những từ, những câu thật hay mà mình có thể viết với ý đó.
+ Với Ngoại ngữ (Tiếng Anh) + Toán: giải đề, giải đề và giải đề. ^^

Phân bổ thời gian học cho một môn, cố gắng đừng nản lòng khi thấy Toán khó quá thôi đem Văn ra học. Văn lập cái dàn ý mãi chả ra cái luận điểm thôi ta giải đề Anh cho nó có hứng tí. Không nên học như vậy, dần dà nó thành quen rồi ta vẫn không thể giải quyết được gì cho nó trọn vẹn. Nếu em gặp một bài toán khó, giải mãi chưa có kết quả, hãy đứng dậy, đi đâu đó cho thông thả cái đầu, nghĩ vài thứ vui vui,...(những thứ giải trí có thể quên đi cái khó đã có đó), rồi trở lại bàn học, cố gắng, nỗ lực, nghĩ về tương lai đậu Đại học và những điều "tươi đẹp" sẽ tới mà cố gắng! Lúc đó tinh thần tốt hơn, em sẽ suy nghĩ ra được nhiều thứ hơn, Văn hay Ngoại ngữ cũng vậy.

Ở thời điểm này, áp lực đè nặng hơn, khi thấy căng thẳng, đừng làm cho nó căng thẳng hơn, không giải quyết đc gì cả, thay vì thế hãy cho nó thư giãn một tí, trở lại học sẽ có hiệu quả hơn :).

- Câu hỏi riêng tư này :">. Chị đang học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM. Năm ngoái chị thi Văn, ôi, đại loại là mình cũng đã cố gắng, thi ra thì cũng có phần chưa mãn nguyện, nhưng khi biết điểm được 7,5 thì cũng rất là mừng. Chị nhớ là làm 3 tờ giấy thi (ôi, viết bại tay mà được có chừng đó, cũng tạm được).

^^!
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

Chào chị,chị ơi chị có thể giải thích giùm em giữa một đề văn phân tích và cảm nhận thì nó khác nhau như thế nào được không ạ?Có phải là nếu làm đề văn cảm nhận thì phải đi từ nghệ thuật rồi mới đến nội dung không chị? Em còn một câu nữa muốn hỏi chị là khi làm bài văn nghị luận xã hội thì có nên đưa dẫn chứng văn học vào bài viết không
Em cảm ơn chị nhiều :)
Chào em!
Điểm khác biệt lớn nhất giữa một đề văn phân tích và 1 đề văn cảm nhận đó chính là về tính chủ quan của bài viết.
Không phải là đề cảm nhận là phân tích từ NT rồi mới đến nội dung như em nói ở trên đâu nhé. PT nghệ thuật trước hay nội dung trước đó là do cách viết, cách tiếp cận tác phẩm của mỗi người thôi em à.
Với một đề phân tích: đòi hỏi tính khách quan nhiều hơn, tức là em phải đi mổ xẻ các tín hiệu về nghệ thuật cũng như nội dung để làm nổi bật giá trị của tác phẩm. (Thường thì khi nói đến phân tích người ta đăt ngang tầm quan trọng của việc phân tích nội dung và phân tích nghệ thuật.)
Còn đề cảm nhận: cho phép có tính chủ quan của người viết. Tức là trong quá trình viết bài phương thức biểu cảm sẽ được sử dụng nhiều hơn so với việc làm ở đề phân tích.
Dù là một bài nêu cảm nhận thì em vẫn phải đi phân tích, không thể bỏ qua thao tác này được. Chỉ có điều, ở đề cảm nhận em có quyền được lựa chọn phần nội dung mà em thích nhất để phân tích kỹ hơn. (Ở đề cảm nhận thường thì nội dung sẽ được nhấn mạnh nhiều hơn là nghệ thuật)
Với câu hỏi thứ 2 của em:
Có nên đưa dẫn chứng văn học vào trong bài NLXH hay không?
Theo chị là nên hạn chế em à.
Bởi so với dẫn chứng văn học thì dẫn chứng ngoài xã hội có tính thuyết phục hơn rất nhiều. Mà đặc điểm của bài NLXH đòi hỏi rất cao về tính thuyết phục.
Em có thể sử dụng dẫn chứng trong văn học, điều này không sai, nhưng chỉ nên dẫn ra 1-2 dẫn chứng tiêu biểu nhất và khái quát ngắn gọn, không nên đi phân tích sâu, dài dòng em nhé.
Vài lời gợi ý, hi vọng có thể giải đáp giúp em!
Chúc em học tốt!
Thân ái!
 
Top Bottom