Hỏi - Đáp kinh nghiệm thi Đại học môn Ngữ văn

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các em thân mến!
Thể theo yêu cầu và nguyện vọng của một số bạn đồng thời cũng là ý muốn của cá nhân, chị lập topic này để các em có thể trao đổi và hỏi - đáp những vướng mắc trước kỳ thi Đại học môn Ngữ văn.
Trong topic này các em có thể đưa ra những vướng mắc hay những điều còn băn khoăn về môn Ngữ văn.
Hiii, với cương vị là tổ trưởng đồng thời là người đã từng thi ĐH khối D, chị cũng sẽ chia sẻ 1 vài kinh nghiệm của mình trong việc ôn và thi môn Ngữ văn. Các em có điều gì muốn hỏi, chị sẽ giải đáp trong khả năng của mình.
Nào, chúng ta cùng làm sôi nổi topic nhé!
 
V

viloetautumn

Em chưa có kinh nghiệm gì nhiều cả ạ, hay là chị có thể chia sẻ sơ lược cấu trúc đề và cách làm từng câu được không ạ, tại vì em thi học kì vừa rồi không biết chia thời gian nên câu 3đ lại làm ngắn hơn câu 2đ và không biết NLXH thì làm thế nào cho vừa phải ạ ^^
 
D

duy2507

Năm nay em cũng thi đại học khối D và môn Văn là môn em…ớn nhất:D! Em viết văn “tùy hứng” và cô giáo bảo như thế là không nên. Có những lúc em viết không kịp tay còn những lúc thì…bí, đặc biệt là với nghị luận xã hội. Em nghe nhiều bạn nói việc chấm văn còn tùy thuộc vào giám khảo (có người thấy được, cho điểm cao, có người thấy chưa được, cho điểm thấp) mặc dù đã có đáp án-thang điểm chi tiết, nên em cũng khá lo lắng (làm văn theo kiểu hên xui:D!). Khi thi có nhất thiết phải lập dàn ý không (hay chỉ cần ghi ra giấy nháp những ý chính) và thao tác này nên dành bao nhiêu phút thì hợp lí?
Còn một điều nữa cũng khiến em băn khoăn là câu tái hiện kiến thức có cần phải viết dài không chị (2đ so với câu NLXH thì mình viết khoảng 400 từ)? Em nghĩ ở câu 2đ viết theo cấu trúc mở-thân-kết sẽ hay hơn nhưng gạch đầu dòng từng ý có được không? Em xin cám ơn:).
 
M

minhhvq

Năm nay em cũng thi đại học khối D và môn Văn là môn em…ớn nhất:D! Em viết văn “tùy hứng” và cô giáo bảo như thế là không nên. Có những lúc em viết không kịp tay còn những lúc thì…bí, đặc biệt là với nghị luận xã hội. Em nghe nhiều bạn nói việc chấm văn còn tùy thuộc vào giám khảo (có người thấy được, cho điểm cao, có người thấy chưa được, cho điểm thấp) mặc dù đã có đáp án-thang điểm chi tiết, nên em cũng khá lo lắng (làm văn theo kiểu hên xui:D!). Khi thi có nhất thiết phải lập dàn ý không (hay chỉ cần ghi ra giấy nháp những ý chính) và thao tác này nên dành bao nhiêu phút thì hợp lí?
Còn một điều nữa cũng khiến em băn khoăn là câu tái hiện kiến thức có cần phải viết dài không chị (2đ so với câu NLXH thì mình viết khoảng 400 từ)? Em nghĩ ở câu 2đ viết theo cấu trúc mở-thân-kết sẽ hay hơn nhưng gạch đầu dòng từng ý có được không? Em xin cám ơn:).

Chào em, đúng là khi chấm văn thì có yếu tố về giáo viên chấm, nếu giọng văn của em hợp với giọng văn cuả người chấm thì sẽ có điểm khả quan hơn. Nếu không thì ngược lại. Trong chấm điểm môn xã hội, điểm của 2 giáo viên chấm thi có thể chênh nhau tới 2 điểm, mà 0.25 điểm cũng đã là 1 vấn đề lớn trong thi ĐH.
Tuy nhiên, dù ai chấm, giọng văn thế nào nhưng đủ ý thì em vẫn được điểm theo parem, chí ít là có điểm :)
Làm văn cần thiết phải có dàn ý, không cần chi tiết hẳn, chỉ cần vạch ý. Ví như đề là phân tích nhân vật, cần vạch ra các ý như hình dáng, tâm lý, hành động, giá trị nhân văn, nghệ thuật.... mỗi ý thế sẽ triển khai thành 1 đoạn văn, trong khi làm bài có thể nhớ ra ý nào đó thì bổ sung vào dàn ý để tránh quên. Thời gian lập dàn ý chỉ khoảng 5p nên không có gì mà bảo mất thời gian để không làm rồi phải hối hận là sót ý hoặc trùng ý.
Làm văn phải có mở bài, thân bài, kết luận. Phải có đoạn văn rõ ràng, nhất là các bài văn 5 điểm, 3 điểm. Đoạn văn thì như trong ngữ pháp các bạn cũng đã học về các dạng đoạn văn, mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn...
Do đó trong làm văn các bạn nên có mở - thân - kết đoàng hoàng, nhưng tránh lan man, liên miên vô lối.
Chúc em học tốt
 
H

hocmai.nguvan

Chào em duy2507!
Chị xin chia sẻ với em về vấn đề câu 2 điểm, còn các vấn đề khác bạn minhhvq đã làm rõ giúp em rồi.
Với câu 2 điểm, thường đây là câu dễ ăn điểm nhất, vì nó đơn thuần là những kiến thức đại trà, không đòi hỏi yêu cầu cao ở thí sinh. Về mặt hình thức, câu hỏi này thí sinh được phép trả lời theo các ý gạch đầu dòng.
Tuy nhiên, tuỳ theo loại câu hỏi cụ thể từng đề mà thí sinh chọn hình thức trả lời cho phù hợp.
Nhưng, theo chị, em nên viết thành những đoạn văn rõ ràng, tức là có phân đoạn tách ý, mỗi đoạn mình trình bày một ý, như thế vừa có sự liền mạch của 1 văn bản lại vừa rõ ràng, người chấm bài đọc sẽ thấy bài làm của thí sinh khoa học. Trong thời tiết nóng bức của mùa thi thì so với việc chấm 1 bài thi dày di dày dít chữ thì chấm một bài thi trình bày khoa học sẽ dễ chịu hơn nhiều!

Chào em viloetautumn!
ĐỨng trước bất kỳ một đề thi nào việc đầu tiên chúng ta phải luôn xác định đó là thang điểm cho từng câu hỏi. Những câu nào chiếm tỷ trọng điểm cao nhất thì chúng ta sẽ dành nhiều thời gian cho câu đó nhất. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta làm câu đó trước, vì ăn chắc mặc bền, khi đi thi cứ bài dễ thì ta làm trước.
Với cấu trúc đề thi ĐH môn Văn của BỘ, thông thường có 3 câu: câu 1(2đ), câu 2 (3d), câu 3(6d)
Các em thấy câu nào mình chắc kiến thức nhất thì làm, tuy nhiên cần lưu ý về mặt thời gian và cân đối dung lượng về mặt điểm số. Không được thấy bài đó là tủ của mình mà tha hồ viết, viết hết bút lực, trong khi câu này chỉ có 2,3 điểm. Như thế các em sẽ bị thiếu thời gian, ảnh hưởng đến tâm lý làm bài không chỉ có môn đó mà còn các môn sau đó.
Đối với phần nghị luận văn học:
Đề nào cũng được, nghĩ luận về 1 hiện tg xã hội hay nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí, nếu các em có thể trình bày theo các luận điểm sau đây thì chị tin chắc, các em sẽ không bị thiếu và sót ý:
Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng hoặc tư tưởng, đạo lí ( phần này thường là câu nói của ai đó nên các em phải trích dẫn được lời nói đó)
Thân bài:
1. Giải thích/ trình bày cách hiểu
- Giải thích/trình bày cách hiểu về tất cả các khái niệm, các phạm trù có trong yêu cầu đề bài (tư tưởng, đạo lý hay hiện tượng)
- Khái quát chung ý của vấn đề mà đề bài đặt ra
Phần này, các em có thể nêu những cách hiểu khác nhau, và cuối cùng nêu cách hiểu của mình
2. Bàn luận
Trong phần này: nếu trong đề bài có chứa nhiều phạm trù các em phải nêu được mối quan hệ giữa các phạm trù đó và những pham trù đó thể hiện trong cuộc sống như thế nào.
Chị lấy ví dụ:
Nghị luận về thành công và thất bại trong cuộc sống:
- Thành công thể hiện trong cuộc sống qua những khía cạnh gì? Lấy ví dụ
- Thất bại thể hiện trong cuộc sống như thế nào? Lấy ví dụ
- Nêu được mối quan hệ giữa thành công và thất bại
Lưu ý:
Về dẫn chứng trong phần thân bài: dẫn chứng phải tiêu biểu và có độ khái quát, độ "nổi tiếng" cao. Tại sao chị lại nói là "nổi tiếng" như thế để các em dễ hình dung.
Có nghĩa là: những dẫn chứng mà các em đưa ra phải mang tính chọn lọc, tính đại chúng, tiêu biểu.
Tránh: lấy dẫn chứng về những người bạn, người thân, những dẫn chứng chỉ có mình em mới biết.
Dẫn chứng là luận cứ để thuyết phục người đọc nếu như em lấy dẫn chứng mà chỉ mình em biết, mang tính chủ quan thì người đọc sẽ ko có căn cứ để tin, cho rằng em bịa. Nhưng nếu những dẫn chứng đó được dư luận thừa nhận thì nó lại khác.
Đó là điểm mà chị muốn lưu ý cho các em về dẫn chứng
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động
- Phần này chính là các em liên hệ tới bản thân (thế hệ mình, nhân loại...) với vấn đề đặt ra trong đề bài
Kết bài: Khái quát lại vấn đề hoặc có thể trình bày cảm nghĩ
Nhìn chung phần kết bài khá linh hoạt.
Trên đây là 1 vài chia sẻ của chị, mỗi ngày tích thêm 1 ít, hi vọng 1 vài ngày sau chị có thể nảy ra những ý tưởng hay để chia sẻ tiếp với các em.
Bạn nào có kinh nghiệm gì hoàn toàn có thể chia sẻ ở chủ đề này.
Chúng ta cùng giúp đỡ nhau để đạt mục đích cao cả vào ĐH nào!
Chúc các em học tốt và thành công nhé!
Thân ái!
 
Last edited by a moderator:
L

louisyun

Chào chị năm nay em cũng thi khối D với môn Văn thì em không cảm thấy lo vì em cũng có năng khiếu khi viết về nghị luận xã hội.Ở trên trường thương làm bài thi thì lúc nào em cũng chiếm được 2,5đ câu này nhưng đối với câu 3 phân tích một tác phẩm văn học thì em thường không chiếm điểm cao chỉ tầm 2-2.5 điểm mà thui mặc dù em đã học và nắm chắc các tác phẩm.Chị có thể giúp em bí quyết nào để chiếm được điểm cao trong câu số 3 không chị
Em chân thành cảm ơn :)
 
H

hocmai.nguvan

Chào em louisyun!
Đối với câu 3, thường các dạng đề là phân tích một khía cạnh nào đó của 1 tác phẩm (có thể để làm rõ một nội dung gì đó)
Thực chất với đề này, có thể hỏi nhiều dạng câu hỏi khác nhau, nhưng về cơ bản em không thể bỏ qua thao tác nghị luận xã hội (phân tích, bình giảng, chứng minh).
Một số điểm cần chú ý đó là:
Trong quá trình ôn tập chuẩn bị thi Tốt nghiệp/ Đại học:
+ Những tác phẩm nằm trong chương trình thi TN/ĐH các em cần nắm chắc được hoàn cảnh ra đời, vì nó có mối quan hệ rất lớn tới nội dung của tác phẩm đó.
+ Một điều hiển nhiên là các em phải nắm rất chắc về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Điều này chị sẽ ko nói thêm nữa.
+ Thứ 3 : em cần có một vốn dẫn chứng ngoài có liên quan đến tác phẩm đó: về mặt nội dung hay về mặt nghệ thuật.
Chị lấy ví dụ nhé: phân tích nhân vật Chí Phèo thì em phải liên hệ đến các tác phẩm viết về ng nd trước CM của Nam Cao, của Ngô Tất Tố, của Nguyễn Công Hoan...
Thực chất của việc liên hệ này là thấy điểm chung trong cảm hứng sáng tác của các nhà văn và đặc biệt là cách thể hiện riêng của từng nhà văn/nhà thơ, đồng thời sẽ làm cho bài viết của các em sâu sắc và chặt chẽ hơn.
Hay về mặt nghệ thuật: ví dụ: câu thơ của Huy Cận trong bài Tràng giang với câu thơ trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu: ko có khói sóng và có khói sóng...
Các thao tác khi làm bài thi:
- Đọc kỹ đề và xác định đúng yêu cầu đề
- Đối với câu 3: gạch đầu dòng những ý chính định triển khai ra giấy nháp: điều này sẽ giúp em tránh lặp ý, thiếu ý và bài viết sẽ có logic chặt chẽ.
- Khi viết thân bài, ở cuối phần thân bài, hãy vận dụng những kiến thức ngoài tác phẩm (nếu như những vấn đề trong tác phẩm có liên hệ với cuộc sống hiện đại thì phải liên hệ: ví dụ: tp Chiếc thuyền ngoài xa...); hoặc những đoạn so sánh về tư tưởng của tác giả với những tác giả khác có gì tiến bộ hơn...
Chị có 1 mẹo nhỏ khi làm văn đó là: phần mở bài và kết bài trong các bài làm của chị thường có trích vài câu thơ hoặc trích câu nói nổi tiếng của ai đó. Tất nhiên là phải có nội dung liên quan tới vấn đề của đề bài rồi. Ấn tượng ban đầu và kết thúc quan trọng lắm đó. Nhưng các em cũng đừng đầu tư quá 2 phần này rồi lại thiếu tg nhé!
Theo chị, với mỗi một tác phẩm, các em nên định sẵn cho mình từ 1 đến 3 cái mở bài. Sau đó vào phòng thi, cứ thế mà viết thôi. Trước đây chị cũng thế. Hi.
Còn gì nữa không ta?
Nói chung là khi đọc đề mà thấy yêu cầu quá phức tạp thì các em đừng có hoang mang, giống như Toán ấy mà, dù có khó nhưng mình cứ biến đổi thành về dạng cơ bản thôi. Văn cũng vậy, dù yêu cầu đề thế nào nhưng cốt lõi vẫn là cái cơ bản của tác phẩm đó, rồi yêu cầu thêm gì ta phân tích, làm rõ thêm điều đó.
Một số chia sẻ kinh nghiệm của bản thân chị, hi vọng có thể giúp được các em phần nào.
Còn điều gì băn khoăn các em cứ hỏi nhé!
Chúc các em học tốt!
 
V

viloetautumn

Mặc dù đã nhấn nút cảm ơn nhưng em vẫn thấy chưa đủ nên viết cmt này để Cảm ơn chị rất nhiều ạ, hôm trước em quá đầu tư vào câu 2 đ mà hụt mất thời gian ^^
Em muốn hỏi chị một xíu ạ, khi phân tích tác phẩm truyện với yêu cầu phân tích nhân vật, em thấy từ việc đọc tác phẩm và phân tích các ý nghĩa thể hiện tính cách nhân vật cách xa nhau quá, nhiều khi em thấy 1 chi tiết hay và thử phân tích theo ý mình thì chỉ đúng khoảng 50% thôi, có cách nào mà nhận ra ý nghĩa của chi tiết đó cho chuẩn xác không ạ, vì ghi nhớ chỉ 1 tg là em quên thôi, hjhj, ngoài ra khi trích dẫn câu văn mình làm sao nhớ chính xác đk ạ? ^^ câu hỏi ngố quá
 
H

hocmai.nguvan

Hi em, viloetautumn!
Chị rất vui vì có thể giúp được các em phần nào.
Về câu hỏi của em ở trên, chị có thể chia sẻ ít kinh nghiệm học văn của mình như sau: thực ra không phải tác phẩm và việc phân tích nhân vật cách xa nhau quá đâu mà là có thể em chưa hiểu rõ được dụng ý nghệ thuật của tác giả khi xây dựng nhân vật ấy.
Một điều mà chị luôn tâm niệm khi học văn và làm văn đó là chị luôn đặt mình vào địa vị của nhân vật.
Chẳng hạn nhé: khi phân tích Chí Phèo trong bi kịch bị cự tuyệt làm người. Em hãy thử hình dung xem, nếu em nói chuyện với mọi ng à ko ai trả lời em thì e sẽ thấy ntn? Rồi khi không thể chịu được, em cố gắng biến nó thành tiếng chửi để mong người ta tức giận, mắng mình một câu thôi mà cũng không nhận được, đáp lại chỉ là những tiếng chó sủa. Thử hỏi, nếu em trong hoàn cảnh đó, em sẽ thế nào? Làm văn muốn hay, muốn sâu sắc thì ta phải cảm được tác phẩm đó, cảm được nhân vật đó. Nhà văn viết tác phẩm, xây dựng các nhân vật để thể hiện tư tưởng tc của mình thì ng đọc muốn cảm nhận được hết cái hay đó thì phải sống với nhân vật, phải sống với tác phẩm.
Em hãy quan sát nhé: ngoài việc xây dựng nhân vật và 1 cốt truyện ấy mà, nhà văn ko viết truyện chỉ để kể đâu mà còn thể hiện cái tài của mình: cái này thể hiện ở biện pháp ngth mà nvan sử dụng. Nếu không có những đoạn văn miêu tả tâm lý bậc thầy của Nam Cao trong đoạn Chí Phèo tỉnh dậy sau buổi sang ăn nằm với Thị Nở thì liệu chúng ta có thể thấy, có thể hiểu được tâm trạng biến đổi trong Chí không?
Chị nói điều này có vẻ hơi buồn cười nhưng đây là cách chị ghi nhớ rất tốt ý nghĩa của các chi tiết.
Đầu tiên, đối với các tác phẩm văn xuôi. Em hãy thể hiện khả năng vẽ sơ đồ của mình. Viết nhiều chữ có lẽ là hơi khó nhớ nên hãy vẽ 1 cái sơ đồ tóm tắt tp nhé. Sau khi vẽ xong, em hãy cho mình cái quyền được bước đi trên cái sơ đồ đó.
Chị lấy ví dụ: tác phẩm Chí Phèo: em vẽ 1 sơ đồ về cuộc đời Chí, rồi sau đó hãy tưởng tượng mình bước vào trong cái sơ đồ đó, đến những nơi mà Chí Phèo đến, xem những việc mà Chí Phèo làm...và cảm nhận thái độ xung quanh của mọi người đối với Chí. Cách này sẽ giúp em nhớ rất lâu các chi tiết và ý nghĩa của chúng.
Hì, chị tin, đến đây em đã hiểu phần nào mối quan hệ giữa nhân vật, tác phẩm và tác giả. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, Và tác phẩm lại là con đẻ của nhà văn. Em hãy ghi nhớ 2 điều này nhé!
Chú ý: phải tỉnh táo: đừng có mải mê đặt mình vào địa vị nhân vật rồi viết toàn những suy nghĩ của mình. Chị chia sẻ cách này là để em vận dụng cho dễ nhớ các chi tiết, ý nghĩa của chúng và là cách để phân tích nhân vật cho đầy đủ ý.
Em chú ý nhé!
Còn về câu hỏi thứ 2: thực ra ko ngố đâu em, hi, cũng có nhiều bạn hỏi chị điều này rồi mà.
Về việc trích dẫn dẫn chứng văn học: thơ thì ko phải nói rồi, phài học thuộc. Còn văn thì thế này:
+ Với những câu nào là xương sống: em phải học thuộc cả câu: ví dụ: quan điểm sáng tác của Nam Cao: "Nghệ thuật không phải là ánh trăng.....kiếp lầm than" câu này em phải học thuộc lòng.
Vậy học thuộc như thế nào? Đọc nhiều sẽ thuộc.
Thông thường những câu như thế rất dễ học thôi, em hãy phân nó làm thành từng vế rồi học; cứ đọc đi đọc lại rồi thành quen, tự bộ não sẽ ghi nhớ câu đó.
+ Với những câu dẫn chứng khó học: em hãy nhớ những từ trung tâm (từ chìa khoá) của câu đó, cụm này khoảng 3-4 từ gì đó, sau đó khi đưa vào bài làm, hãy diễn đạt ý của những từ khác theo giọng văn của mình, và đưa cái từ trung tâm đó, vào trong ngoặc kép.
Hi, không biết những chia sẻ bên trên có giúp em được gì không, nhưng nếu có thắc mắc gì thì cmt lại em nhé!
Thân ái!
 
N

nhocvn95

Chị ơi ! Đối với câu 2 điểm thì nên viết chiếm khoảng bao nhiêu trang giấy là vừa ạ?
 
H

hocmai.nguvan

Chào em nhocvn95!
Ở phần trả lời truớc chị cũng đã nói qua rồi.
Đối với câu 2 điểm, phần này các em chỉ cần trình bày trong khoảng từ 1,5 - 2 trang giấy thi là được em à.
Không nên viết quá dài sẽ làm bài viết của các em lan man.
Các em chỉ cần trình bày đủ ý thôi. Thường câu này đa phần hỏi về vấn đề về tác giả hoặc hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
 
L

louisyun

Em cũng tham gia khóa Ltđh của Trịnh Thu Tuyết về môn Văn kiến thức em rất vững nhưng em vẫn chưa tự tin khi làm đề và ngành em thi thì lại lấy điểm cao nữa >.< .Vậy theo chị Hocmai em có nên tham gia khóa luyện đề không và làm sao rèn luyện sự tự tin khi vào phòng thi? Chị tư vấn giúp em
 
H

hocmai.nguvan

Ừ, chào em!
Tại sao kiến thức vững lại chưa tự tin vậy em? Em đang lo về vấn đề gì thế? Tâm lý vào phòng thi hay sợ đứng trước một đề thi lạ mà mình không biết khai triển, trình bày ý thế nào mặc dù kiến thức mình có đủ?
Hi, thực ra ngày trước chị đi thi thì việc nắm vững kiến thức chiếm 70% tự tin rồi, còn vấn đề vào phòng thi thế nào thì cái này em phải chuẩn bị tâm thế thật tốt. Hãy chuẩn bị chu đáo từ đồ dùng vào phòng thi (bút, các giấy tờ cần có..., cả kể là trang phục, mặc thế nào mình thấy thoải mái khi làm bài ấy, và đặc biệt là ăn uống nữa...Những cái này tuy là nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn tới tâm lý làm bài thi đấy...)
Thứ hai là: em hãy luôn tâm niệm 1 điều: dù là đề bài ra kiểu gì đi chăng nữa thì cũng chỉ là những bài học và những kiến thức trong SGK thôi, nếu em nắm vững kiến thức thì không sợ gì cả. Hãy đơn giản hoá đề bài và phân tích kỹ, mục đích đề bài hướng đến cuối cùng là để làm gì?
Trong đề bài có thể xuất hiện những từ ngữ, yêu cầu khiến em hoang mang vì cảm giác ban đầu hơi rối, chưa biết phải làm ntn nhưng hãy bình tĩnh vì mình đã có đủ kiến thức rồi, điều quan trọng là trình bày, sắp xếp triển khai thế nào thôi. Hãy thật bình tĩnh em nhé!
Khoá luyện giải đề cũng tương đối hay, khoá này sẽ giúp em rèn luyện các đề bài, cung cấp phương pháp làm các dạng đề cho các em, chị nghĩ em có thể tham gia.
Ngoài ra Chuyên đề NLXH của thầy Cường, chị thấy khá hay đấy, em có thể học cả khoá hoặc 1 vài bài để tăng thêm kỹ năng làm văn nghị luận.
Không biết vài dòng chia sẻ trên giúp em được gì không nhưng nếu có khó khăn gì em cứ hồi âm nhé, chị sẽ tư vấn giúp em!
Thân ái!
 
L

louisyun

Cảm ơn chị thường làm vào phòng thi em có cảm giác hay run lắm chữ nghĩa thì quên hết trên hix hix :(
Còn vấn đề này em muốn hỏi chị : Hồi đó chị cũng thi khối D đúng không ạ
Bản thân em thì vững Toán với Văn thì học tốt còn Anh văn thì tàm tạm ak.Vậy em có thể coi 2 môn Toán vs Văn là 2 môn chủ lực không chị ơi? Và nên chú trọng học 2 môn và dành ít thời gian cho Anh :(.Chị tư vấn giúp em, em sắp điền vào hồ sơ ĐH rồi T_T
 
H

hocmai.nguvan

Tự tin vào phòng thi là một điều mà chỉ có tự bản thân em tạo ra được thôi. Nếu em nghĩ mình sẽ sợ, sẽ run thì chắc chắn em sẽ bị tâm lý và khi đó em sẽ rất dễ quên kiến thức.
Em đừng tự tạo áp lực cho mình, giả dụ như vào phòng thi em có run thật thì hãy tạm cho mình bình tĩnh trong 2 phút, hít sâu và thở nhẹ một cái, hãy tự tin rằng không có gì có thể khuất phục được mình, thi ĐH thì cũng chỉ là kiểm tra như bt thôi, chẳng qua là đòi hỏi mình cẩn thận hơn, chăm chỉ hơn và phân bố thời gian hợp lí hơn thôi.
Em hãy đơn giản hoá vấn đề này nhé!
Ừ, ngày trước chị cũng thi khối D, trong 3 môn thì chị học Văn chắc nhất, Toán Anh thì cũng chỉ khá thôi.
Nếu như em học Văn và Toán ổn rồi thì cũng đã chiếm được 70% cơ hội rồi. Chăm chút cho 2 môn khá nhất của mình để dành điểm cao thì cũng hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, với môn Anh, em cũng không được quá lơ là, hãy phân bố thời gian ôn tập sao cho hợp lý.
Chẳng hạn 1 ngày em dành cho Văn và Toán mỗi môn 4 tiếng thì Anh cũng phải được 2-3 tiếng em nhé!
 
H

huyhien12a9

chị ơi cho e hỏi nhé? năm nay e cũng thi đại học khối d môn văn cũng là môn e lo nhất? vì văn quá nhiều kiến thức nên nhiều khi không nhớ hết cộng lời văn cũng không hay nữa hic,e đọc các bài văn của các bạn giỏi văn có rất nhiều dẫn chứng hay? theo c làm thế nào để nhớ được hết nhưng kiến thức đó ạ?
 
H

hocmai.nguvan

Ừ, chào em huyhien12a9!
Kiến thức Văn tuy nhiều nhưng đều có hệ thống cả em à.
Hiện nay, để học thuộc và ghi nhớ được các kiến thức em có thể sử dụng các công cụ học chẳng hạn như sơ đồ tư duy.
Các em không nên học thuộc 1 cách máy mọc được mà theo chị các em nên học những ý chính. Một bài làm đúng và đầy đủ ý sẽ không bị trừ điểm nhiều đâu em.
Chị lấy ví dụ nhé. Chẳng hạn như bài Người lái đò sông Đà: các em phải nhớ được các ý: hình tượng con sông Đà, hình tượng ông lái đò; phong cách Nguyễn Tuân. Đó là 3 ý chính, sau đó em có thể tách ra thành từng ý nhỏ.
Chẳng hạn: Sông Đà hiện lên như tn? qua những hình ảnh nào...các em lập sơ đồ và ghi những từ khoá thôi.
cách học thuộc dẫn chứng thì các em nên đọc đi đọc lại nhiều lần dẫn chứng đó, đọc nhiều lần tự não các em sẽ ghi nhớ thôi.
Ngày trước chị cũng hay "học mót" cách lấy dẫn chứng trong những bài văn mẫu lắm. Dẫn chứng nào hay chị hay chép là ra 1 quyển sổ nhỏ rồi đọc và học. Mỗi ngày đọc mấy lần rồi thành nhớ em à.
Nhiều khi đọc những bài văn hay mình thấy cách diễn đạt rồi lối hành văn của họ rất hay mình cũng nên học em à. Những bài văn nào hay em hãy đọc nhiều lần, cố gắng nhập tâm thì em sẽ ghi nhớ được lâu.
Nói gì thì nói, nếu em không có thành ý muốn học, không thực sự thích học và không hiểu được bản chất vấn đề thì rất khó nhớ.
Khi học văn đừng có nghĩ đến vấn đề khác em nhé, sẽ mất tập trung gây khó nhớ, đôi khi còn nhớ sai nữa.
hi, vài lời chia sẻ, chúc em học tốt!
 
D

dohuyen123

Chị ơi, chị cho em hỏi mấy bài thơ dài dài có cần phải học thuộc hết không ạ?
 
H

hocmai.nguvan

Hi, em!
Thực ra có 1 mẹo học đối với những bài thơ dài thế này.
Thông thường, khổ nào có thể học và bắt buộc học thì không còn cách nào khác, em phải học thuộc.
BẮT BUỘC PHẢI HỌC NHỮNG KHỔ THƠ QUAN TRỌNG CỦA BÀI THƠ
Đối với những khổ thơ khác, không quan trọng thì chúng ta có thể ko cần phải học thuộc y nguyên mà có thể nhớ các hình ảnh chính của khổ đó, các biện pháp nt chính mà nhà thơ sử dụng trong khổ đó. Sau đó các em có thể trích dẫn trong ngoặc kép các hình ảnh, từ ngữ đó và diễn đạt theo cách hiểu của mình (đây gọi là trích dẫn gián tiếp)
Một vài chia sẻ, hi vọng có thể giúp được em!
 
F

forgetmenot3195

Em chào chị. Em có một vài théc méc nhỏ này mong chị và các bạn giải đáp giúp :D
1. Em có đọc một số tài liệu thì người ta nói viết văn NLXH mình nên đưa cả dẫn chứng trong cuộc sống lẫn dẫn chứng trong văn học vào cho bài viết phong phú. Nhưng giáo viên dạy văn của e thì lại bảo văn NLXH chỉ được đưa d/c trong cuộc sống vào, lấy d/c trong văn học là sai. Theo chị và các bạn thì ntn? ^^
2. Đề thi ĐH phần chung và phần tự chọn bao giờ cũng có một phần ra thơ, một phần ra truyện phải k chị? Có khi nào người ra đề chỉ ra một mảng thơ ( hoặc truyện ) cả 2 phần không ạ. Song song với câu hỏi này, em muốn hỏi mình học tủ phần truyện còn phần thơ chỉ học sơ qua những gì có liên quan đến câu 2 điểm thì có được cho là mạo hiểm k ạ?
3. Câu 2 điểm liên quan đến thơ thì thường ra những đề kiểu như thế nào ạ ?
4. Bạn bè em nói đi thi văn phải viết 4 hoặc trên 4 tờ giấy thi thì mới mong được 8, 9 điểm. Kỳ thi thử vừa rồi em viết được 2 tờ giấy thi nhưng được 8 điểm văn, trong khi có bạn viết 4 tờ cũng được chừng ấy điểm ( trường em thi thử cũng là 1 trường chuyên nổi tiếng về thi thử có chất lượng ^^). Em phân vân quá, thi ĐH môn văn thì khác với thi hsg, thi ĐH chỉ những ý nào đúng với biểu điểm thì mới có điểm, những luận điểm khác dù mình liên hệ hay đến mấy mà k đúng với đáp án biểu điểm thì cũng không có điểm. Vậy có phải đi thi cứ phải viết dài khoảng 4 tờ mới được điểm cao như bạn e nói k ạ?
Hi hi ^^ e thắc mắc nhiều quá. Nếu được thì chị chia nhỏ và trả lời từng câu một cho đỡ rối nhé. Em cảm ơn chị nhiều nhiều :D
 
Top Bottom