[Học nhóm] Thảo luận môn toán lớp 12.

G

greenstar131

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là tupic dành riêng cho nhóm học online, mọi người cứ theo như kế hoạch đã bàn rồi cùng nhau học tập.
Thay mặt nhóm mình lập ra topic này, có gì thiếu sót mọi người thông cảm.
Greenstar131
Sau đây là một số nội quy các thành viên trong nhóm cần tuân theo:
- Không dùng ngôn ngữ phi văn hóa
- Khi tham gia nhóm bắt buộc phải viết tiếng việt có dấu.
- Có các nhóm trưởng, nhóm phó của từng môn học.
- Học theo chuyên đề, tránh gây tranh cãi không hợp lí trong nhóm học
- Nhóm sẽ hoạt động tại yahoo và những pic do trưởng nhóm tạo.
-Các thành viên của nhóm khi post đáp án cần có lời giải cụ thể.
*Lịch học:
- Học từ thứ hai đến chủ nhật vào lúc 21h30' hàng ngày, với lịch củ thể các môn và thông tin của trưởng nhóm như sau:
+ Toán: Thứ 2, thứ 5
~Trưởng nhóm:Hoàng Viết Sơn
Nick 4rum:saske_9x
Chức Vụ: Trưởng nhóm Toán
Tuổi:17
Giới tính:Nam
~Phó nhóm: Yumi Ta
Nick 4rum:traimuopdang_268
Chức vụ: phó
Tuổi :17
Giới tính:Nữ
~Phó nhóm: Nguyễn Công Việt
Nick 4rum: Vit719
Chức vụ: phó
Tuổi: 17
Giới tính : Nam

+Lý: Thứ 3, thứ 6
~Nhóm trưởng: Lại Hồng Yến
Nick 4rum: 08021994
Chức Vụ:
Trưởng nhóm Lý
Tuổi: 17
Giới tính:
Nữ
+Hóa: Thứ 4, thứ 7
Nhóm trưởng: Tạ Đức Quí
Nick 4rum: ducqui
Chức Vụ: Trưởng nhóm hóa
Tuổi:17
Giới tính:Nam

+Anh: Chủ nhật.
~Trưởng nhóm:Nguyễn Thành Đạt
Nick 4rum: thanhdat93
Chức Vụ: Trưởng nhóm Anh
Tuổi:17
Giới tính:Nam
~Phó nhóm: Thanh Nhàn
Nick 4rum:Nhim_Ano3
Chức Vụ: Phó
Tuổi:17
Giới tính:Nữ

 
Last edited by a moderator:
P

pokco

bóc tem cho nhóm cún điên nào !!!! :D
Cho m g NaOH vào 2l dung dịch NaHCO3 a mol/l , thu đc 2 l dung dịch X. Lấy 1l dung dịch X tác dụng với BaCl2 dư thu đc 11.82g kết tủa .Mặt # cho 1 l dung dịch X vào dung dịch CaCL2 dư rồi nung nóng, sau khi pư sảy ra hoàn toàn thu đc 7,0 g kết tủa .Giá trị của a, m tương ứng là
 
N

nicenight94

nice giải rồi mà k biết có đúng k nè (mà sao thảo luận toán lại đi làm hoá nhỉ?)
NaOH +NaHCO3 (sẽ có 1 cái dư) => Na2CO3 + H2O
PƯ 1:Na2CO3+BaCl2 tạo thành 0,06 mol BaCO3 kết tủa
=>PƯ2: Na2CO3+CaCl2 tao thanh 0,06 mol CaCO3 kết tủa
nhưng số mol kết tủa ở pư 2 là 0,07 mol
tức là trong dd X còn có NaHCO3 dư td với CaCl2 tạo thành Ca(HCO3)2
khi đun nóng thì Ca[(HCO)3]2 => CaCO3 + CO2 + H2O
=>m=0,12*40; a=(0,12+0,02)/2
hic, nice định phân tích rồi sẽ giải cụ thể nhưng có việc bận mất rồi, k ghi rõ ràng đc, mong các bạn thông cảm (ai có lòng tốt thì trình bày lại giùm nice với)
 
N

nicenight94

hj, nice nhầm rồi, xin lỗi mọi ng, k phải là NaHCO3 dư td với CaCl2 mà là trong dd xảy ra các quá trình điện li:
NaHC03 => [Na]+ + [HCO3]-
CaCl2 => [Ca]2+ + 2[Cl]-
2[HCO3]- => [CO3]2- + CO2 + H2O (khi đun nóng)
và ngay sau đó thì [Ca]2+ + [CO3]2- => CaCO3
=> Số mol NaHCO3 dư trong 1l dd phải là 0,02 mol, vậy a= (0,12+0.04)/2
(hic, lần này hi vọng là k sai nữa)
 
V

vit719

bóc tem cho nhóm cún điên nào !!!! :D
Cho m g NaOH vào 2l dung dịch NaHCO3 a mol/l , thu đc 2 l dung dịch X. Lấy 1l dung dịch X tác dụng với BaCl2 dư thu đc 11.82g kết tủa .Mặt # cho 1 l dung dịch X vào dung dịch CaCL2 dư rồi nung nóng, sau khi pư sảy ra hoàn toàn thu đc 7,0 g kết tủa .Giá trị của a, m tương ứng là
đây box ¿ Toán mờ!!, sao lại có hóa ở đây:cool:
post tum lum we' hiz
 
Last edited by a moderator:
S

saske_9x

Nhóm mình sẽ bắt đầu vs các câu khảo sát hàm số nha

Câu 1: Cho hàm số: [TEX]y = \frac{1}{3}(m -1)x^3 +mx^2 + (3m -2)x[/TEX] (1)
1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (1) khi m = 2
2. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số (1) đồng biến trên tập xác định của nó.

Câu 2: Cho hàm số: [TEX]y = \frac{mx + 4}{x + m} (C_m)[/TEX]
1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (1) khi m = 1
2. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số (1) nghịch biến trên khoảng (-\infty : 1).

Câu 3: Cho hàm số: [TEX]y = \frac{2x + 1}{x - 1}[/TEX] (C)
1. Khảo sát và vẽ đồ thị (C) của hàm số
2. Tìm k để đường thẳng d: y = kx + 3 cắt (C) tại 2 điểm M, N sao cho tam giác OMN vuông góc tại O ( O là gốc toạ độ )

Câu 4: Cho hàm số: [TEX]y = \frac{x - 2}{x -1}[/TEX] (H)
1. Khảo sát và vẽ đồ thị (H) của hàm số
2. CMR: với mọi [TEX]m \neq 2[/TEX], đường thẳng y = mx - 3m cắt (H) tại 2 điểm phân biệt, trong đó có ít nhât 1 giao điểm có hoành độ lớn hơn 2

Câu 5: Cho hàm số: [TEX]y = f(x) = 2x^3 - x^2[/TEX] (C)
1. Khảo sát và vẽ đồ thị (C) của hàm số
2. Giả sử đường thẳng y = a cắt (C) tại 3 điểm phân biệt có hoành độ lần lượt là [TEX]x_1, x_2, x_3[/TEX]. Tính [TEX]S = x_1^2 + x_2^2 + x_3^2[/TEX]
 
S

saske_9x

Đây là các câu về nhị thức Niu - tơn mọi ng` cùng làm thử xem sao nha

Câu 1: CMR: [TEX]C_n^1 + 2C_n^2 +...+ nC_n^n = n.2^{n -1}[/TEX]

Câu 2: Với n là số tự nhiên, CMR:
[TEX]C_n^0 + 2C_n^1 + 3C_n^2 + 4C_n^3 +...+ nC_n^{n - 1} + (n + 1)C_n^n = (n + 2)2^{n - 1}[/TEX]

Câu 3: Với n là số tự nhiên, CMR:
[TEX]C_{2n}^0 - 2C_{2n}^1 + 3C_{2n}^2 - 4C_{2n}^3 +...+ (2n + 1)C_{2n}^{2n} = 0[/TEX]
 
N

nicenight94

sao vậy nice night pó tay vs cậu rùi
lại còn nói là tớ nhầm nữa chứ
hic, sao lại bó tay với nice, nice nhầm thật mà (nói nặng hơn là sai ak)
hj, xl mọi ng, biết là topic thảo luận toán rồi nhưng có cái đề đó nên làm luôn
 
Last edited by a moderator:
N

nicenight94

Nhóm mình sẽ bắt đầu vs các câu khảo sát hàm số nha

Câu 1: Cho hàm số: [TEX]y = \frac{1}{3}(m -1)x^3 +mx^2 + (3m -2)x[/TEX] (1)
1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (1) khi m = 2
2. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số (1) đồng biến trên tập xác định của nó.

Câu 2: Cho hàm số: [TEX]y = \frac{mx + 4}{x + m} (C_m)[/TEX]
1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (1) khi m = 1
2. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số (1) nghịch biến trên khoảng (-\infty : 1).

Câu 3: Cho hàm số: [TEX]y = \frac{2x + 1}{x - 1}[/TEX] (C)
1. Khảo sát và vẽ đồ thị (C) của hàm số
2. Tìm k để đường thẳng d: y = kx + 3 cắt (C) tại 2 điểm M, N sao cho tam giác OMN vuông góc tại O ( O là gốc toạ độ )

Câu 4: Cho hàm số: [TEX]y = \frac{x - 2}{x -1}[/TEX] (H)
1. Khảo sát và vẽ đồ thị (H) của hàm số
2. CMR: với mọi [TEX]m \neq 2[/TEX], đường thẳng y = mx - 3m cắt (H) tại 2 điểm phân biệt, trong đó có ít nhât 1 giao điểm có hoành độ lớn hơn 2

Câu 5: Cho hàm số: [TEX]y = f(x) = 2x^3 - x^2[/TEX] (C)
1. Khảo sát và vẽ đồ thị (C) của hàm số
2. Giả sử đường thẳng y = a cắt (C) tại 3 điểm phân biệt có hoành độ lần lượt là [TEX]x_1, x_2, x_3[/TEX]. Tính [TEX]S = x_1^2 + x_2^2 + x_3^2[/TEX]
hic, trưởng nhóm cho nhiều bài quá, nhìn sơ đã thấy nản rồi (gặp mình lại lười học toán nữa chứ), nice giải từng bài 1 rồi bổ sung sau nhé (giải 1 lúc đau đầu lắm):
Câu 1: (câu này chắc ai cũng làm đc rồi)
1. khi m= 2, y= (1/3)x^3 + 2x^2 + 4x
TXD: D=R
Sự biến thiên:
Chiều biến thiên:
Ta có: y'= x^2 + 4x + 4
y'=0 \Leftrightarrow x=-2 (nghiệm kép)
=> hs đồng biến trên R
Cực trị: hs k có cực trị
Giới hạn: lim y(x-> +-\infty) = +-\infty (làm gộp luôn cho nó nhanh)
Điểm uốn:
Ta có: y''= 2x + 4
y''=0 \Leftrightarrow x=-2
\Rightarrow u(-2;-8/3)
Bảng biến thiên: (hic, cái này nice k biết lập ở trên này)
Đồ thị: A(-4;-16/3); B(-3;-3); u(-2;-8/3); C(-1;-7/3); D(0;0)
Nối các điểm trên để đc đồ thị của hs, đồ thị nhận điểm uốn u(-2;-8/3) làm tâm đối xứng (nice k vẽ ra đc)
2. TXD: D=R
y'= (m-1)x^2 + 2mx + 3m -2
hàm số (1) đồng biến trên tập xác định của nó khi và chỉ khi y'\geq 0 với mọi x thuộc R
\Leftrightarrow m-1>0 và m^2 - (m-1)(3m-2) \leq 0 \Leftrightarrow m\geq2
rồi, xong 1 bài rồi, nice đi học hoá đã, khi nào rảnh lên làm tiếp, hj
 
P

puu

Đây là các câu về nhị thức Niu - tơn mọi ng` cùng làm thử xem sao nha

Câu 1: CMR: [TEX]C_n^1 + 2C_n^2 +...+ nC_n^n = n.2^{n -1}[/TEX]

Câu 2: Với n là số tự nhiên, CMR:
[TEX]C_n^0 + 2C_n^1 + 3C_n^2 + 4C_n^3 +...+ nC_n^{n - 1} + (n + 1)C_n^n = (n + 2)2^{n - 1}[/TEX]

Câu 3: Với n là số tự nhiên, CMR:
[TEX]C_{2n}^0 - 2C_{2n}^1 + 3C_{2n}^2 - 4C_{2n}^3 +...+ (2n + 1)C_{2n}^ {2n} = 0[/TEX]
chém gió con 1 trước
ta có [TEX](1+a)^n=C_n^0+C_n^1.a^1+C_n^2.a^2+...+C_n^n.a^n[/TEX]
đạo hàm 2 vế ta có
[TEX]((1+a)^n)^{\prime}=C_n^1+2.C_n^2.a+...+nC_n^n.a^{n-1}[/TEX]
thay a=1 vào ta có đpcm
 
P

puu

Đây là các câu về nhị thức Niu - tơn mọi ng` cùng làm thử xem sao nha

Câu 1: CMR: [TEX]C_n^1 + 2C_n^2 +...+ nC_n^n = n.2^{n -1}[/TEX]

Câu 2: Với n là số tự nhiên, CMR:
[TEX]C_n^0 + 2C_n^1 + 3C_n^2 + 4C_n^3 +...+ nC_n^{n - 1} + (n + 1)C_n^n = (n + 2)2^{n - 1}[/TEX]

Câu 3: Với n là số tự nhiên, CMR:
[TEX]C_{2n}^0 - 2C_{2n}^1 + 3C_{2n}^2 - 4C_{2n}^3 +...+ (2n + 1)C_{2n}^{2n} = 0[/TEX]

chém tiếp con 2
2. bước đầu tương tự như con 1
[TEX](1+a)^n=C_n^0+C_N^1.a+C_n^2.a^2+...+C_n^n.a^n[/TEX]
\Rightarrow[TEX]a(1+a)^n=a.C_n^0+C_n^1.a^2+C_n^2.a^3+...+C_n^n.a^{n+1}[/TEX]
đạo hàm 2 vế được
[TEX](a(1+a)^n)^{\prime}=C_n^0+2C_n^1.a+3C_n^2.a^2+...+(n+1)C_n^n.a^n[/TEX]
thay a=1 vào ta có
[TEX](a.2^n)^{\prime}=(a)^{\prime}.2^n+a.(2^n)^{\prime}=2^n+a.n.2^{n-1}=(n+2).2^{n-1}=VP[/TEX] \Rightarrow đpcm


con 3 tương tự như con 2 chỉ khác là thay a=-1 vào
 
Last edited by a moderator:
P

puu

sau đây là một bài tương tự
mong các bạn áp dụng

CM đẳng thức :
[TEX]C_{2010}^0-2^2.C_{2010}^1+3^2C_{2010}^2-...+2011^2.C_{2010}^{2010}=0[/TEX]
 
S

saske_9x


chém tiếp con 2
2. bước đầu tương tự như con 1
[TEX](1+a)^n=C_n^0+C_N^1.a+C_n^2.a^2+...+C_n^n.a^n[/TEX]
\Rightarrow[TEX]a(1+a)^n=a.C_n^0+C_n^1.a^2+C_n^2.a^3+...+C_n^n.a^{n+1}[/TEX]
đạo hàm 2 vế được
[TEX](a(1+a)^n)^{\prime}=C_n^0+2C_n^1.a+3C_n^2.a^2+...+(n+1)C_n^n.a^n[/TEX]
thay a=1 vào ta có
[TEX](a.2^n)^{\prime}=(a)^{\prime}.2^n+a.(2^n)^{\prime}=2^n+a.n.2^{n-1}=(n+2).2^{n-1}=VP[/TEX] \Rightarrow đpcm


con 3 tương tự như con 2 chỉ khác là thay a=-1 vào
con 3 tương tự nhưng phải làm khéo 1 chút. Thay a = -1 vào như câu 2 ko ra đc đâu
phải xét [TEX]f(a) = a(1 + a)^{2n}[/TEX] sau đó đạo hàm lên rùi thay a = -1 vào thì mới ra đc đpcm
 
T

thanhdat93

bóc tem cho nhóm cún điên nào !!!! :D
Cho m g NaOH vào 2l dung dịch NaHCO3 a mol/l , thu đc 2 l dung dịch X. Lấy 1l dung dịch X tác dụng với BaCl2 dư thu đc 11.82g kết tủa .Mặt # cho 1 l dung dịch X vào dung dịch CaCL2 dư rồi nung nóng, sau khi pư sảy ra hoàn toàn thu đc 7,0 g kết tủa .Giá trị của a, m tương ứng là
Cái này post qua pic hóa chứ bạn! Lần sau để ý nha! Ngốc thiệt :D
 
S

saske_9x

hic, trưởng nhóm cho nhiều bài quá, nhìn sơ đã thấy nản rồi (gặp mình lại lười học toán nữa chứ), nice giải từng bài 1 rồi bổ sung sau nhé (giải 1 lúc đau đầu lắm):
Câu 1: (câu này chắc ai cũng làm đc rồi)
1. khi m= 2, y= (1/3)x^3 + 2x^2 + 4x
TXD: D=R
Sự biến thiên:
Chiều biến thiên:
Ta có: y'= x^2 + 4x + 4
y'=0 \Leftrightarrow x=-2 (nghiệm kép)
=> hs đồng biến trên R
Cực trị: hs k có cực trị
Giới hạn: lim y(x-> +-\infty) = +-\infty (làm gộp luôn cho nó nhanh)
Điểm uốn:
Ta có: y''= 2x + 4
y''=0 \Leftrightarrow x=-2
\Rightarrow u(-2;-8/3)
Bảng biến thiên: (hic, cái này nice k biết lập ở trên này)
Đồ thị: A(-4;-16/3); B(-3;-3); u(-2;-8/3); C(-1;-7/3); D(0;0)
Nối các điểm trên để đc đồ thị của hs, đồ thị nhận điểm uốn u(-2;-8/3) làm tâm đối xứng (nice k vẽ ra đc)
2. TXD: D=R
y'= (m-1)x^2 + 2mx + 3m -2
hàm số (1) đồng biến trên tập xác định của nó khi và chỉ khi y'\geq 0 với mọi x thuộc R
\Leftrightarrow m-1>0 và m^2 - (m-1)(3m-2) \leq 0 \Leftrightarrow m\geq2
rồi, xong 1 bài rồi, nice đi học hoá đã, khi nào rảnh lên làm tiếp, hj
ý 2 cần phải xét 2 TH m = 1 và [TEX]m \neq 1[/TEX] nha
mặc dù TH m = 1 không thoả mãn nhưng vẫn phải làm đầy đủ thì mới đc điểm tối đa
lần sau nhớ chú ý nhé ko thì dễ mất điểm oan lắm đấy
 
S

saske_9x

mèo mới cho 1 số bài ban đầu để làm quen vs phần khảo sát hàm số thui
sau còn nhiều bài nữa
mèo sẽ cố gắng chọn lọc những bài điển hình để cả nhóm đỡ tốn time làm quá nhiều bài giống nhau
chủ yếu các câu này mèo muốn xem cả nhóm làm câu hỏi phụ ntn đã rùi sẽ theo vậy mà đưa thêm đề cho phù hợp
 
S

saske_9x

vì phần khảo sát hàm số ở khối A thì cứ năm chẵn ra hàm đa thức (bậc 3 or trùng phương) và năm lẻ ra hàm phân thức bậc 1/bậc 1 còn khối B thì ngược lại cho nên chúng ta sẽ chỉ làm các bài tập về 3 hàm trên thôi
quan trọng là chúng ta phải làm đc câu hỏi phụ mà đề ra nên các bạn nhớ tìm tài liệu về phần cực trị của hàn số (đối với các hàm đa thức nhưng năm sau khối A ko ra phần đó nên ai thi khối A thì đọc sơ qua cũng đc) và cả tài liệu về phần tiếp tuyến, đường tiệm cận, giao điểm của đồ thị với đường thẳng, đường cong ...
 
S

saske_9x

cho cả nhóm xem bài toán vui này nha. Ai thấy thik thì làm thử xem sao nha hj`

Có 1 nhà mất trộm gạo. Nhà đó có 3 thùng gạo đầy và bằng nhau nhưng ko rõ là bao nhiêu. Sau khi mất thì thấy thùng bên trái còn 1 hộc, thùng giữa còn 1 thăng 4 hộc, thùng bên phải còn 1 hộc. về sau bắt đc 3 tên trộm là Giáp, Ất, Bính. Giáp khai rằng ban đêm sờ đc cái gáo cho vào đong gạo thùng bên trái đổ vào túi, Ất khai rằng đá phải chiếc giầy cho vào thùng giữa đong gạo, Bính khai rằng sờ đc cái bát cho vào thùng bên phải đong gạo: lấy về ăn lâu ngày quên mất là lấy bao nhiêu. Tìm tang vật thì thấy: cái gáo đựng đc 1 thăng 9 hộc, giầy đựng đc 1 thăng 7 hộc, cái bát đựng đc 1 thăng 2 hộc. Tìm xem mỗi tên trộm đã lấy bao nhiêu? (Biết 1 thăng = 10 hộc)
 
G

greenstar131

Thông báo:
Nhóm trưởng nhóm hóa vì một số lí do cả khách quan và chủ quan nên không thể tiếp tục làm nhóm trưởng, vì vậy môn hóa hiện giờ đang cần một nhóm trưởng có tâm huyết, hiểu biết và có trách nhiệm với công việc.
Bạn nào cảm thấy mình có năng lực thì pm riêng cho mình qua yahoo hoặc tin nhắn khách. Nhóm học sẽ vẫn hoạt động bình thường như thời gian đã định.
Chú ý:
Những ai tham gia học nhóm, mình đề nghị các bạn tìm mua các quyển sách sau:
-Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Toán
-Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn
-Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hóa
-Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Anh
Có thể hỏi mượn các anh chị khối 12 vừa rồi hoặc tìm mua ở đâu có thể, vì học nhóm rất cần những sách này và yêu cầu rằng ai cũng phải có.


Trưởng nhóm-MaMa Tổng Quản;)
Greenstar131
 
Top Bottom