Học cách học! vào thì sẽ thấy

L

lanhdiamanh

rat bo it cho toi co the hoc hoi o ban be va moi nguoi xung quang cua minh giup ngay can cai thien hon nua trong cuoc song cua minh va se co nhieu thanh cong trong cuoc song cua minh
 
M

mummumkeo

Bí quyết của...bí quyết​

Nằm dài trên bàn học, lăn lê bò toài trên sàn nhà, ngù gà ngủ gật bất cứ đâu, càu nhàu, nhăn nhó với mọi người, đôi mắt thâm quần, ánh mắt nhìn xa xăm trĩu nặng…


Đó là những triệu chứng căn bản của căn bệnh “bức bối mùa thi” mà không ít teen 12 đang mắc phải.

Áp lực của những kì thi lớn, của tương lai sau này đang làm đôi vai họ trĩu nặng. Họ boăn khoăn không biết phải làm gì để có thể vượt qua nó dễ dàng, để có thể chống chọi với nó, hoặc chí ít là thỏa hiệp và sống chung. Hãy nghe các teen 12 sau bàn luận và đưa ra bí quyết của việc học…

ĐNT (Lớp 12A8): Học là cả một quá trình mà ở đó cần có sự tích lũy. Mỗi ngày lượm nhặt một ít. Sau này sẽ đầy bị, mà đầy chắc chứ không phải là hổng bên này hụt bên kia…

ĐBT (12A2): Không phải cứ phờ phạc mặt mày, gầy gò ốm yếu mới là học nhiều, học hiệu quả. Không phải cứ suốt ngày cầm sách, đi đâu cũng cầm sách là chăm học. Chủ động tiếp nhận kiến thức, thì ắt nó sẽ vào, sẽ đọng lại lâu dài.

TVKP(12A2): Học thuộc mặt chữ, và đáp án là một dấu hiệu sai lệch trong cách học mà ngày nay nhiều bạn mắc phải. Ngay khi rời khỏi trang vở, họ sẽ không nhớ rằng mình đã làm gì…

TT (12A7): Chơi cũng là một cách học hay. Dĩ nhiên là chơi đúng lúc, đúng chỗ. Cuối tuần đi dạo mát, karaoke cùng bạn bè…hát hò đôi chút sẽ làm đầu óc thảnh thơi, ngơi nghỉ sau một tuần mệt nhọc…

NXS (12A2): Học không vô thì đừng ráng, buồn ngủ thì cứ đi ngủ, hãy làm thoải mái tâm tưởng trước khi muốn nhét vào não những điều to lớn hơn…

TKD (12A5): Sai lầm có tính hệ thống nhất vẫn là tài liệu và coppy, bằng mọi thủ đoạn, nhiều bạn tôi đã chụp lấy từng con điểm ảo cho mình và cho gia đình….Có lẽ vì áp lực của sự thua kém?

PĐP (12A1): Giáo viên cũng là yếu tố quan trọng đấy. Phương thức truyền đạt này, cách giao tiếp với học sinh, thái độ giảng dạy…Mình nghĩ một chút nghiêm khắc và một ít lòng vị tha là bài học uốn nắn hay…

Với các teen Chuyên Kon Tum là như vậy, còn với bạn thì sao? Thành công lớn nhất là bí quyết, mà bí quyết hay nhất là bí quyết được đóng góp ý kiến từ nhiều người?


Nguyễn Minh Chính​
 
Last edited by a moderator:
M

matnatinhyeu_1995

bài viết này công nhận hay thật.nhưng mấy bài đầu bạn viết bằng màu đó nên đọc xong thấy đau mắt quá.dù sao cũng thanks bạn mummumkeo vì đã post bài này:)
 
P

pk_ngocanh

cam on moi ng!!!minh dang hoc 11 thui nhưng quả thuc minh bi điểm số gây áp lực rất nhiu!đã từng thất vọng về bản thân mỗi khi bị điểm kém!! nhưng giờ minh thay rằng điểm số không wan trọng nhiu như trước nữa,cái cốt yếu la mình nắm bắt được những gì sau mỗi bài học,vận dụng thế nao để những kiến thức ấy thực sự trở nên có ích!
khi nghĩ như vậy mình cam thấy nhẹ nhõm hơn va có hứng học hành hơn!
____________________
lúc điểm hok cao thì phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa : vì sao điểm hok cao ??
à mà thấy nhẹ nhõm hơn và có hứng học hành hơn thì khi kiểm tra vớ vẩn lại điểm cao đấy
 
M

mummumkeo

6 yêu cầu cho việc học tốt


Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp.
>> Để không mất tập trung khi học
>> Kiểm tra bộ nhớ





1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.

2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹthuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.

6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.



(Theo TVE/xitrum.net)​

 
Last edited by a moderator:
T

takotinlaitrungten

nghe lại thấy bùn ngủ oyf!.......bye!.................................................................................................................................................
 
H

hoa_giot_tuyet

Pic hay nhưng ít thu hút vì thấy nó dài, e cũng chả mún đọc nữa :(
sr chỵ nhaz dù sao e cũng sẽ cố gắng vào pic thường xuyên :D
 
M

mummumkeo

Để không mất tập trung khi học

Nếu bạn bị chứng mất tập trung thường xuyên, bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Vì có khoảng gần 4% học sinh cũng bị chứng mất tập trung như bạn.








Ngoài ra, nhiều học sinh cũng có đôi lúc mắc phải triệu chứng này.


Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau để có thể khắc phục được chứng mất tập trung của mình.

Học trong lớp


Trả lời không đúng lượt, hoặc tự dưng ngắt lời thầy cô trong lớp là những biểu hiện thường xuyên, nhưng dù sao, bạn cũng biết là bạn đang cố gắng học.
- Hãy viết câu hỏi hoặc nhận xét của bạn ra giấy trước khi phát biểu.
- Tập thói quen giơ tay xin phát biểu trước khi nói.

Ghi chép một nhiệm vụ của học sinh. Các kỹ năng dưới đây có thể hữu ích:
- Mang máy thu âm đến lớp
- Học với một người trong lớp
- Thực ra, nếu bạn bị bệnh mất tập trung thường xuyên, nghe giảng trên lớp không phải là cách học hơp lý nhất. Bạn nên xin thầy cô một bảng tóm tắt nội dung bài giảng, hoặc hỏi xem liệu có cách nhận bài giảng bằng cách phương tiện khác không.

Để làm theo đúng hướng dẫn của giáo viên:
- Rút ngắn các hướng dẫn thành một hoặc hai hướng dẫn ngắn gọn và làm theo. Bạn cũng có thể tham khảo và kiểm tra lại với thầy cô giáo. Hoặc hỏi xem thầy cô có thể chia nhỏ các bài tập, hoặc dự án thành các bước để bạn dễ hoàn thành được không.






Học ở nhà

Để tập trung hơn:

- Nên tìm một chỗ yên tĩnh ở nhà, tránh tiếng ồn của các thành viên khác trong gia đình, hoặc chó mèo, TV, điện thoại, nhạc…
- Nếu nhà chật, bố mẹ hoặc gia sư có thể tìm cho bạn một chỗ trong thư viện, nhà hàng xóm, chùa, hoặc nhà thờ (những nơi yên tĩnh)…
- Headphones có thể giúp tránh tiếng ồn và giúp bạn tập trung.
- Tạo thói quen thường xuyên và thời gian học cố định.

Để ghi nhớ tốt hơn

- Tạo "thói quen thường xuyên"! Ví dụ, trước khi đến trường, kiểm tra sách vở, dụng cụ theo cùng một cách giống nhau qua các ngày. Nhờ ai đó giúp bạn tạo thói quen hoặc nhắc nhở những ngày đầu.
- Giữ các bài, tài liệu ở một ngăn của cặp sách. Nói với thầy cô về điều đó.
- Giữ danh sách các việc cần làm trong cặp sách.

Để giúp nhớ các tiểu tiết:

- Cùng bố mẹ, bạn cũng lớp hoặc gia sư xem qua các bài tập bạn đã làm.
- Dùng phần kiểm tra ngữ pháp và chính tả nếu bạn gõ bài bằng máy vi tính.
- Hãy nhớ rằng, nếu bạn hay sơ suất, hoặc quên các việc nhỏ, không có nghĩa là bạn khôg thông minh, mà thực ra là một triệu chứng của bệnh mất tập trung thường xuyên.

Tìm trợ giúp trong học tập

Lo cho mình và tìm sự trợ giúp nếu cần:

Lòng kiên trì là thử thách cơ bản với những người bị mất tập trung thường xuyên. Nếu bạn đang cảm thấy không vui, chán nản với công việc hoặc học tập thì hãy tìm ai đó có thể giúp bạn. Gia đình, thầy cô, các chuyên gia cũng như chính bản thân chúng ta. Kiên trì là điều quan trọng nhất. Lời khuyên của họ phải tích cực, và hợp lý và nếu không được vậy, thì hãy cố gắng tìm ra là vì sao.


(Theo Xìtrum)

 
Last edited by a moderator:
C

conangbuongbinh_97

Nếu dựa vào điểm để đánh giá năng lực học tập thì bạn đã lầm. Bởi có những teen học hành cực siêu nhưng bảng điểm hơi "í ẹ". Có vô số nguyên nhân xung quanh vấn đề này.



Điểm 0 - vì đâu?

Thực tế cho thấy có một số bạn học rất giỏi, năng lực được biểu hiện rõ khi giải được những bài hóc búa và đạt được điểm tuyệt đối khi mọi người đều chỉ ở mức khá. Thế nhưng, chỉ vì thiếu một chút may mắn nên họ chỉ đứng "giữa giữa" trong lớp.

N.T (lớp 11 trường M) là một điển hình. Cô nàng học hành rất ổn trong tất cả các môn, nhưng chỉ vì một lần lên bảng không giải được bài toán hóc búa thầy vừa đưa ra, T ăn ngay điểm 0. Cuối học kì năm đó, T xếp loại khá. Bạn bè ai cũng tiếc hùi hụi cho N.T, chỉ mình cô nàng là thản nhiên: "Học kì hai gỡ lại mấy hồi". Và quả đúng như vậy, cuối năm đó, T hạng 1 trong lớp.

Nói về vấn đề này, P.L (lớp 11 trường P) lý giải: "Cấp 3 mà, điểm số trồi sụt thất thường là chuyện đương nhiên. Cũng có một số bạn ỷ lại nên điểm thấp, hoặc họ sai ở những chỗ không đáng...Có thể thầy cô yêu cầu quá cao nên các bạn ấy không thể làm nổi các bài tập...v.v..."

Tâm lý của những "mọt sách không may"

•"Cảm thấy rất uất ức, khi mà một số bạn có điểm trung bình môn thấp hơn cả mình nhưng hạng cao hơn mình chỉ vì họ là học sinh giỏi" - T.T (lớp 12 trường N).
•"Buồn, chán nản, mất niềm tin vào bản thân và không biết mình có thật sự giỏi hay không. Có khi điểm quá thấp, tớ nghĩ rằng không thể nào gỡ lại được nên lâm vào tình trạng stress triền miên" - K.H (lớp 12 trường V).
• "Hồi cấp 2 luôn ngủ quên trong chiến thắng, lên cấp 3 mới biết vô số người giỏi hơn mình, cảm giác "luôn dẫn đầu" bị đè bẹp khiến "cái tôi" mất đi giá trị, chẳng muốn phấn đấu thêm nữa...Bị điểm xấu ai mà không buồn, mà lại là điểm 0, điểm 1 mới chết chứ" - U.T (lớp 10 trường E).
•"Cố gắng phấn đấu tiếp thôi chứ sao. Ban đầu còn sốc, sau này quen dần thì chẳng lấy làm lạ nữa. Quan trọng là hơn nhau ở cái đầu, điểm số chẳng là gì" - H.H (lớp 12 trường N).
•Tớ chẳng coi trọng danh hiệu, và tớ không chấp những bạn học vẹt, học tủ để nhận những điểm 10. Điểm số chỉ là một phần thôi, và tớ chẳng bao giờ than thân trách phận khi bị điểm kém" - K.G (lớp 12 trường T).
Và họ đã thành công...không cần điểm

•G.H (sinh viên năm 3 ĐH FPT): hiện tại luôn nhận được học bổng toàn phần của trường, chuẩn bị đi du học (cũng bằng học bổng). Hồi cấp 3, H thường bị thầy cô mắng là "học không ra gì, sau này sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu". H xém bị thi lại môn...Sử, bảng điểm luôn đứng chót lớp. Dù vậy, anh chàng luôn theo đuổi niềm đam mê của mình: Tin học. Kết quả của ngày hôm nay là sự phấn đấu không ngừng nghỉ.
•M.A (sinh viên năm 1 ĐH KHXH & NV): 11 năm liền là học sinh giỏi, nhưng may mắn không mỉm cười với M.A vào năm lớp 12. Cô bạn là học sinh khá trong năm ấy và tốt nghiệp loại trung bình. Thế nhưng điểm thi ĐH khối D lại gần 22 điểm - một số điểm "không phải ai muốn đều được".
•M.L (lớp 12 trường N): suốt những năm cấp hai luôn là học sinh khá vì bị vướng môn...Mĩ thuật. Lên cấp 3, điểm các môn tự nhiên gần như tuyệt đối, thỉnh thoảng vẫn bị điểm 0 môn Toán nhưng điểm số trung bình các môn đứng đầu lớp.
•N.M (sinh viên năm 3 ĐH BK): điểm thi 3 môn Toán Lý Hóa cuối năm lớp 11 dưới trung bình hết sức thảm hại. Lên lớp 12 chỉ lao đầu vào ôn luyện ba môn này, kết quả: điểm thi năm ấy của N.M gần 24.
Bạn cũng có thể làm được như họ!

Có thể, bạn là một teen đang học lớp 10 và bạn đang chán chường khi điểm số của mình cứ "rơi tự do" không ngớt.

Có thể, bạn đang học lớp 12 và bạn cảm thấy chán chường khi bài vở chất đống.

Có thể bạn ngồi trên giảng đường đại học mà bạn chẳng thích học những lý thuyết khô khan. Chính vì "không thích học" nên bạn cứ phải thi lại nhiều lần...

Hãy yên tâm bạn ạ, điểm số không thành vấn đề, quan trọng là bạn biết đứng lên sau những điều đó và theo đuổi đến cùng sự đam mê của mình. Bạn sẽ thành công nếu bạn biết phấn đấu. Cố lên nhé!

Twinkle®​
[\QUOTE]

Bai nay tui doc o dau rui thi phai?
 
M

mummumkeo

có nhìu trường hợp khác nhau mình post lên cho mọi ng tham khảo thank vì pài vik này của pạn:d
 
Top Bottom