Học cách học! vào thì sẽ thấy

M

mummumkeo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có thể bạn học Vật lí khá dễ dàng nhưng lại trật vật khi học đánh Tennis hoặc ngược lại.


Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái - Henry Brooks Adams.
Để tìm được cách học hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ về:


+ Bản thân
+ Khả năng học của bạn
+ Cách học hiệu quả mà bạn đã từng dùng
+ Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn học

Mọi việc học đều có điểm chung: đó là chúng bao gồm các bước cơ bản sau:

Có bốn bước cơ bản:

Hãy bắt đầu bằng việc in trang này và trả lời các câu hỏi.
Sau đó, hãy vạch ra kế hoạch học từ những câu trả lời đó và với những Hướng dẫn học khác.


1. Bắt đầu với những kinh nghiệm đã có

Trước đây bạn đã học như thế nào?

Bạn có:


Thích đọc không? Giải toán? Ghi nhớ? Diễn thuyết? Dịch? Nói trước đám đông?

Biết cách tóm tắt?

Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học

Ôn tập kiểm tra?

Có các thông tin từ các nguồn khác nhau?

Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?

Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?

Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ thay đổi chưa? Phương pháp nào hiệu quả nhất? Kém hiệu quả nhất?


Bạn cảm thấy thoải mái với cách trình bày kiến thức nào nhất? Qua bài kiểm tra viết, bài thi học kỳ hay thi vấn đáp?


2. Liên hệ với việc học hiện tại

Tôi thích học cái này đến mức nào?

Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?

Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?


Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích không?

Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát được?

Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện này để thành công không?


Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?


Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập đó có tính đến những kinh nghiệm đã có và hiện tại chưa?


3. Cân nhắc quá trình và vấn đề

Tiêu đề là gì?

Các từ khóa có bật ra ngay không?

Tôi có hiểu không?


Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?

Tôi có biết các vấn đề liên quan không?


Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?

Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa) hay không?

Liệu tôi có cần các thông tin khác nữa không?


Khi tôi học, tôi có dừng lại và hỏi là liệu mình có hiểu những gì vừa học không?

Nên tiếp tục làm nhanh hơn hay chậm lại?

Khi tôi không hiểu, tôi có hỏi tại sao không?


Tôi có dừng lại và tóm tắt không?

Tôi có dừng lại và xem nó có logic hay không không?

Tôi có dừng lại và đánh giá (tán thành hoặc bất đồng quan điểm?)


Hay tôi nên dành thời gian để nghĩ thêm và đọc lại sau?

Liệu tôi có cần thảo luận với bạn cùng học để “tiêu hóa” các thông tin này không?

Liệu tôi có cần sự giúp đỡ của một người hiểu biết, ví dụ: thầy cô giáo, thủ thư hay là một chuyên gia trong lĩnh vực này hay không?


4. Cùng nhìn lại

Tôi đã học đúng cách chưa?

Tôi đã có thể làm tốt hơn những gì?

Kế hoạch có tính đến sở trường hay sở đoạn của tôi chưa?


Tôi đã chọn điều kiện thích hợp chưa?

Công việc có thể coi là trót lọt chưa? Và tôi có nghiêm khắc với bản thân mình hay chưa?


Tôi đã thành công?

Nếu thành công, bạn nên ăn mừng đi!




Theo Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập


mong bạn ủng hộ (mỗi tuần 1 bài);;)
 
Last edited by a moderator:
R

riven

Tớ thấy cái này rất hay nhưng bạn có thể vui lòng dành chút thời gian để chỉnh sửa cho bắt mắt không? Như vậy sẽ thu hút người đọc hơn (như bôi màu, kẻ chân, font v...v...)
 
L

linh030294

Cách học của mình như sau (Thế này là rất khoẻ) :
Nếu khoẻ thì : Học về ngủ , thức dậy và học tới sáng .
Còn yếu : thì học ngủ , học ,ngủ .
 
M

mummumkeo

Nếu dựa vào điểm để đánh giá năng lực học tập thì bạn đã lầm. Bởi có những teen học hành cực siêu nhưng bảng điểm hơi "í ẹ". Có vô số nguyên nhân xung quanh vấn đề này.


Điểm 0 - vì đâu?

Thực tế cho thấy có một số bạn học rất giỏi, năng lực được biểu hiện rõ khi giải được những bài hóc búa và đạt được điểm tuyệt đối khi mọi người đều chỉ ở mức khá. Thế nhưng, chỉ vì thiếu một chút may mắn nên họ chỉ đứng "giữa giữa" trong lớp.

N.T (lớp 11 trường M) là một điển hình. Cô nàng học hành rất ổn trong tất cả các môn, nhưng chỉ vì một lần lên bảng không giải được bài toán hóc búa thầy vừa đưa ra, T ăn ngay điểm 0. Cuối học kì năm đó, T xếp loại khá. Bạn bè ai cũng tiếc hùi hụi cho N.T, chỉ mình cô nàng là thản nhiên: "Học kì hai gỡ lại mấy hồi". Và quả đúng như vậy, cuối năm đó, T hạng 1 trong lớp.

Nói về vấn đề này, P.L (lớp 11 trường P) lý giải: "Cấp 3 mà, điểm số trồi sụt thất thường là chuyện đương nhiên. Cũng có một số bạn ỷ lại nên điểm thấp, hoặc họ sai ở những chỗ không đáng...Có thể thầy cô yêu cầu quá cao nên các bạn ấy không thể làm nổi các bài tập...v.v..."


Tâm lý của những "mọt sách không may"

•"Cảm thấy rất uất ức, khi mà một số bạn có điểm trung bình môn thấp hơn cả mình nhưng hạng cao hơn mình chỉ vì họ là học sinh giỏi" - T.T (lớp 12 trường N).
•"Buồn, chán nản, mất niềm tin vào bản thân và không biết mình có thật sự giỏi hay không. Có khi điểm quá thấp, tớ nghĩ rằng không thể nào gỡ lại được nên lâm vào tình trạng stress triền miên" - K.H (lớp 12 trường V).
• "Hồi cấp 2 luôn ngủ quên trong chiến thắng, lên cấp 3 mới biết vô số người giỏi hơn mình, cảm giác "luôn dẫn đầu" bị đè bẹp khiến "cái tôi" mất đi giá trị, chẳng muốn phấn đấu thêm nữa...Bị điểm xấu ai mà không buồn, mà lại là điểm 0, điểm 1 mới chết chứ" - U.T (lớp 10 trường E).
•"Cố gắng phấn đấu tiếp thôi chứ sao. Ban đầu còn sốc, sau này quen dần thì chẳng lấy làm lạ nữa. Quan trọng là hơn nhau ở cái đầu, điểm số chẳng là gì" - H.H (lớp 12 trường N).
•Tớ chẳng coi trọng danh hiệu, và tớ không chấp những bạn học vẹt, học tủ để nhận những điểm 10. Điểm số chỉ là một phần thôi, và tớ chẳng bao giờ than thân trách phận khi bị điểm kém" - K.G (lớp 12 trường T).
Và họ đã thành công...không cần điểm

•G.H (sinh viên năm 3 ĐH FPT): hiện tại luôn nhận được học bổng toàn phần của trường, chuẩn bị đi du học (cũng bằng học bổng). Hồi cấp 3, H thường bị thầy cô mắng là "học không ra gì, sau này sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu". H xém bị thi lại môn...Sử, bảng điểm luôn đứng chót lớp. Dù vậy, anh chàng luôn theo đuổi niềm đam mê của mình: Tin học. Kết quả của ngày hôm nay là sự phấn đấu không ngừng nghỉ.
•M.A (sinh viên năm 1 ĐH KHXH & NV): 11 năm liền là học sinh giỏi, nhưng may mắn không mỉm cười với M.A vào năm lớp 12. Cô bạn là học sinh khá trong năm ấy và tốt nghiệp loại trung bình. Thế nhưng điểm thi ĐH khối D lại gần 22 điểm - một số điểm "không phải ai muốn đều được".
•M.L (lớp 12 trường N): suốt những năm cấp hai luôn là học sinh khá vì bị vướng môn...Mĩ thuật. Lên cấp 3, điểm các môn tự nhiên gần như tuyệt đối, thỉnh thoảng vẫn bị điểm 0 môn Toán nhưng điểm số trung bình các môn đứng đầu lớp.
•N.M (sinh viên năm 3 ĐH BK): điểm thi 3 môn Toán Lý Hóa cuối năm lớp 11 dưới trung bình hết sức thảm hại. Lên lớp 12 chỉ lao đầu vào ôn luyện ba môn này, kết quả: điểm thi năm ấy của N.M gần 24.
Bạn cũng có thể làm được như họ!

Có thể, bạn là một teen đang học lớp 10 và bạn đang chán chường khi điểm số của mình cứ "rơi tự do" không ngớt.

Có thể, bạn đang học lớp 12 và bạn cảm thấy chán chường khi bài vở chất đống.

Có thể bạn ngồi trên giảng đường đại học mà bạn chẳng thích học những lý thuyết khô khan. Chính vì "không thích học" nên bạn cứ phải thi lại nhiều lần...

Hãy yên tâm bạn ạ, điểm số không thành vấn đề, quan trọng là bạn biết đứng lên sau những điều đó và theo đuổi đến cùng sự đam mê của mình. Bạn sẽ thành công nếu bạn biết phấn đấu. Cố lên nhé!

Twinkle®​
 
Last edited by a moderator:
J

junior1102

tớ ủng hộ quan điểm là mỗi người có 1 bộ não riêng , có những cách tư duy và suy nghĩ cũng như có những cách để nắm bắt 1 vấn đề .100 người có 100 cách đi ,không thể nói là cách đi nào tốt hơn ,tốt cũng chỉ có sự tương đối. Tớ thấy điều trước hết mà mỗi người cần là mục tiêu , xác định mục tiêu xong hãy nhìn lại bản thân xem mình đã có gì mà phải làm gì .Tớ từng đọc cuốn sách "Tôi tài giỏi , Bạn cũng thế" của Adam Khoo , mặc dù chưa phải là sâu sát nhưng mình nghĩ nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong việc tìm ra cách học tối ưu cho bản thân . Chúc các bạn học tốt .
 
T

to_thick_cau

mình sẽ theo dõi chủ đề này hi vọn chủ pic sẽ không làm mình thất vọng
đừng bõ pic nhé post nhiều bài hay vô để mọi người học hỏi
 
T

takotinlaitrungten

bài thứ 2 rất hay^_^...........................................................................
yêu đời quá!mình toàn 5,6 gần hết năm ,chuẩn bị chết với cái bảng điểm!hehe!mình thuộc trường hợp của những người này chăng(ảo tưởng chút cũng ko chết ai)hi`hi`
 
A

amkiumgeup

uk bài 2 hay lắm bạn à hi vọng bài 3456... sẽ hay hơn thế nửa;;)
hơi tham đúng không
:( nhưng mà 1 tuần chỉ pot 1 bài có ít quá hong :(:)(:)(:)((
mỗi này 1 bài nha:D
THAM NỮA RỒI ĐÚNG KHÔNG ĐÓ LÀ YÊU CẦU TÁO BẠO CUẢ MÌNH NHỜ MỌI NGƯỜI VÀO PÓT BÀI ỦNG HỘ CHỦ PIC CHO CÓ TINH THẦN POT NHOỀU BÀI:D
 
A

amkiumgeup

uk bài 2 hay lắm bạn à hi vọng bài 3456... sẽ hay hơn thế nửa;;)
hơi tham đúng không
:( nhưng mà 1 tuần chỉ pot 1 bài có ít quá hong :(:)(:)(:)((
mỗi này 1 bài nha:D
THAM NỮA RỒI ĐÚNG KHÔNG ĐÓ LÀ YÊU CẦU TÁO BẠO CUẢ MÌNH NHỜ MỌI NGƯỜI VÀO PÓT BÀI ỦNG HỘ CHỦ PIC CHO CÓ TINH THẦN POT NHIỀU BÀI:D
 
M

mummumkeo

POST CHY NHIỀU THẾ BẠN;;)
k được đâu bạn ak mình cũng muốn post nhiều bài lắm nhưng mỗi ngày 1 bài thỳ sau này bài đâu mà post nữa

bạn thấy đấy bài đầu mọi người đều khen hay bl tích cực nhưng đến bài 2 thì ai cũng bảo bài 2 hay hơn trong đó có bạn mình muốn công bằng vs tất cả bài viết bạn hiểu chứ!
xem xem mọi người nói thế nào về bài viết của tớ mỗi bài đều phải có time nhất định để hỉu hơn về nó
nếu đọc nhiều bài viết 1 lúc hỳ khó tiếp thu bài lắm :)
hỉu chứ ok
 
M

mummumkeo

ak thôi nhân lúc đang trong thời điểm cao trào thi HKI mình tặng các 1 thim 1 bai nha rất bổ ích cho kì thi đó
chỉ tuần này thôi đó;;)
10 kĩ năng trong phòng thi

Hiện nay, khi các bạn khác đang trong kỳ nghỉ hè thoải mái thì các ạn lớp 9 và 12 vẫn đang căng thẳng chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp quan trọng.

>> Giữ vững tâm lý trước kỳ thi

Vì thế, ngoài hành trang là kiến thức thì kỹ năng, kinh nghiệm cũng như tâm lý trước khi thi là điều rất quan trọng bởi khi bước vào phòng thi, không phải ai cũng giữ bình tĩnh để hoàn thành bài thi tốt nhất.

Do đó, những "mẹo nhỏ" khi làm bài thi cũng như kỹ năng giữ vững tâm lý là điều cần thiết. MTO sẽ "mách nhỏ" cho bạn.


1. Trước khi vào phòng thi, hãy xem sơ lược nội dung đã học: Mọi người thường bảo đừng bao giờ xem lại kiến thức trước khi giờ thi bắt đầu vì sẽ gây "nhiễu" kiến thức và quên đi những kiến thức cơ bản. Điều đó chỉ đúng cho những teen thường xuyên học tủ, học vẹt. Đôi khi, chính những kiến thức bạn đã xem sơ qua trước khi vào phòng lại xuất hiện ngay trong đề thi vài phút sau đó.

2. Đừng để ý những lời bàn tán về đề thi: Như vậy chỉ làm bạn cảm thấy bối rối, phân vân. Chính điều đó gây tâm lý hoang mang và tự ti.

3. Chú ý chi tiết các thông tin cần điền vào giấy thi: Đừng bỏ sót mục nào. Nếu chưa hiểu nên điền thông tin thế nào, hãy hỏi giám thị. Đừng dại dột hỏi thí sinh cùng phòng để rồi bị nhắc nhở. Nên hoàn thành tất cả các thông tin trong giấy làm bài trước khi phát đề.

4. Đọc sơ lược đề thi: Nhận được đề thi, đừng vội đặt bút vào làm. Hãy bình tĩnh xem toàn bộ đề bài, đánh dấu những phần chưa biết làm, và chú tâm làm những bài dễ trước

5. Làm xong một bài rồi nên dò đáp án ngay, và đừng bận tâm đến nó nữa. Chính sự dây dưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài làm.

6. Nếu làm bài thi trắc nghiệm: Giả sử câu nào còn phân vân giữa hai đáp án, hãy chọn đáp án đầu tiên mà bạn nghĩ ra. Đó là đáp án sáng suốt nhất của bạn, vì có thể những đáp án sau này do bạn hoang mang quá nên "suy diễn", hoặc không tin vào bản thân.

7. Đối với những bài khó: Thật ra nhìn thấy đề bài lạ, chính tâm trạng lo sợ đã khiến bạn không thể làm bài, chứ nếu xem xét kỹ, đó cũng là một dạng bài quen thuộc. Cứ nhủ thầm: "Mình sẽ làm được!" và vận dụng hết kiến thức liên quan, tìm mối quan hệ giữa những câu trả lời trước, dần dà, kết quả sẽ hiện ra rõ ràng.

8. Nếu bạn quá mất bình tĩnh đến nỗi không thể suy nghĩ được: Hãy hít thở đều, và thầm nhủ "Chuyện này đơn giản thôi mà, không được 10 điểm thì 7 điểm cũng được", và ra sức làm bài theo mục tiêu nhỏ của mình. Chính điều này có thể sẽ tạo nên một kỳ tích giúp bạn xua đi lo lắng.

9. Đừng bỏ những bài khó: Làm được phần nào thì vớt vát được điểm phần đó, bỏ trống xem như bạn đã từ bỏ cơ hội lấy điểm.

10. Sau khi làm xong: Dò kỹ xem bài nào chưa làm, dò lại đáp án, đồng thời xem lại số tờ ghi trên giấy thi. Nhớ cẩn thận đừng để bất cứ chi tiết "vô tình" nào khiến bạn bị xem là "đánh dấu lên bài thi" hoặc "quay cóp" bạn nhé!
Chúc các sĩ tử thi thật tốt nhé!
 
Last edited by a moderator:
C

cucainho_190394

cam on moi ng!!!minh dang hoc 11 thui nhưng quả thuc minh bi điểm số gây áp lực rất nhiu!đã từng thất vọng về bản thân mỗi khi bị điểm kém!! nhưng giờ minh thay rằng điểm số không wan trọng nhiu như trước nữa,cái cốt yếu la mình nắm bắt được những gì sau mỗi bài học,vận dụng thế nao để những kiến thức ấy thực sự trở nên có ích!
khi nghĩ như vậy mình cam thấy nhẹ nhõm hơn va có hứng học hành hơn!
 
Top Bottom