
. Hỗn hợp X gồm một ancol no, đơn chức và một ancol không no đơn chức có một liên kết đôi (cả 2 đều mạch hở). Cho 2,54 gam X tác dụng Na vừa đủ làm bay hơi còn lại 3,64 gam chất rắn. Đốt cháy hết hỗn hợp X ở trên thu được 2,7 gam H2O. Hai ancol đó là
A. CH3OH và C3H5OH
B:C3H7OH và C4H7OH
[FONT="]C.[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]C2H5OH và C3H5OH[/FONT][FONT="] D. [/FONT][FONT="]C2H5OH và C4H7OH[/FONT]
Ancol đơn chức p/ứ với Na: R-OH + Na -> R-ONa
Vậy độ tăng khối lượng là do 1 H được thay thế bở 1 Na.
1 mol ancol p/ứ sẽ làm tăng 23-1=22 gam.
x mol ---------------------- 3,64-2,54 = 1,2 gam
vậy x=0,05 mol.
Gọi ancol no là A: CnH2n+2O
ancol ko no là B: CmH2mO
Trong X:
nO = nX=0,05 -> mO=0,8 gam
nH=2nH2O=2.0,15=0,3 -> mH=0,3 gam
Vậy mC=2,54-0,8-0,3=1,44 gam -> nC=0,12 mol.
Từ đây rút ra được số nguyên tử C trung bình: [TEX]\bar{n}=\frac{n_C}{n_{hh}}=\frac{0,12}{0,05}=2,4[/TEX]. Vậy một thằng phải <2,4 tức nó chỉ có thể bằng 1 hoặc 2

) Nhưng ngó qua đáp án ko có thằng nào bằng 1 -> nhận giá trị = 2. Nhưng bây h n=2 hay m=2 ?
Chắc chắn phải là n (thằng no) nếu thằng ko no có 2 các bon thì bắt buộc -OH phải gắn vào C của nối đôi -> ko bền -> ko là rượu. Vậy n=2.
Với ancol mạch hở. Nhận thấy ancol no đốt cho nCO2 < nH2O và hiệu nH2O-nCO2=nAncol no. Còn ancol ko no, có 1 nối đôi sẽ cho nCO2=nH2O. Vậy độ chênh số mol H2O và CO2 là do ancol no gây ra, và đó chính bằng số mol ancol no
-> nA=nH2O-nCO2=0,15-0,12 =0,03 mol. -> nB=0,05-0,03=0,02 mol.
Có hệ:
0,03n + 0,02m=nC=0,05. Với n=2 -> m=3. Vậy là ra đáp án
. Cho công thức hoá học của muối cacnalít là xKCl.yMgCl2.zH2O. Biết khi nung nóng 11,1g cacnalít thì khối lượng giảm 4,32g. Mặt khác khi cho 5,55g cacnalít tác dụng với dung dịch KOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì được chất rắn có khối lượng giảm 0,36g so với trước khi nung. Công thức hoá học của cacnalit là
A. KCl.MgCl2.6H2O B. 2KCl.2MgCl2.6H2O
C. KCl.2MgCl2.6H2O D. 2KCl.MgCl2.6H2O
TN1: nung nóng
4,32 gam giảm là nước.
nH2O=0,24 mol
TN2: cho 5,55 gam td với KOH thì MgCl2 biến thành Mg(OH)2, lọc kết tủa (chỉ còn Mg(OH)2) nung thì chất rắn cuối cùng là MgO.
Khối lượng giảm so với trước khi nung là do 1 mol Mg(OH)2 biến thành 1 mol MgO sẽ mất đi 2.17-16=18 gam.
Mà đề cho là giảm: 0,36 mol -> nMgO=0,36 : 18 =0,02 mol -> nMgCl2 ban đầu =0,02 -> mMgCl2=1,9 gam. Quy về 11,1 gam hh thì nMgCl2=0,04 và mMgCl2=3,8 gam
Áp dụng bảo toàn khối lượng: mKCl=11,1-4,32-3,8=4,48 gam -> nKCl=0,04 mol.
Túm lại x:y:z= 0,04 : 0,04 : 0,24 = 1: 1: 6