Hóa 12 [Hóa học ứng dụng] AXIT GLUTAMIC - MUỐI GLUTAMAT

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

AXIT GLUTAMIC – MUỐI MONO NATRI GLUTAMAT
- Axit Glutamic: Axit glutamic là một α-minoaxit với công thức phân tử là C5H9O4N. Thường được viết tắt là Glu.
Axit glutamic là một loại axit amin tham gia vào việc cấu tạo nên protein của cơ thể. Axit glutamic có nhiều trong thịt, cá, nấm ... nó không phải là loại axit amin không thể thay thế, nghĩa là cơ thể có thể tự tổng hợp được axit glutamic từ các nguồn khác mà không phải đưa trực tiếp từ thức ăn bên ngoài. Bình thường cơ thể chúng ta không thiếu axit glutamic (trừ trường hợp đặc biệt do bệnh lý).
Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh. Axit glutamic giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic, gồm mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt…Axit glutamic còn được dùng để điều trị các tình trạng suy sụp thần kinh, mệt mỏi, suy nhược thể lực và tinh thần do làm việc quá độ hoặc trong thời kỳ dưỡng bệnh.
· Mono Glutamat (Muối của axit glutamic)
Glutamat là dạng tồn tại khi axit glutamic liên kết với một gốc khoáng chất (thường là Na, K). Điều này có nghĩa Glutamate trong thực phẩm tự nhiên chủ yếu tồn tại dưới dạng mononatri và monokali Glutamate. Mononatri glutamat thường được gọi bột ngọt hoặc mì chính, là muối natri của axit glutamic, một trong những axit amin không thiết yếu phong phú nhất trong tự nhiên.
CTPT: C5H8NO4Na
CTHH:
upload_2019-4-28_21-42-10.png
GLUTAMAT TRONG CƠ THỂ NGƯỜI
Trong cơ thể chúng ta, gần 70% thể trọng là nước, 20% là protein và khoảng 2% là Glutamat. Glutamat có thể tìm thấy trong cơ, não, thận, gan; một số cơ quan và mô khác. Một người trung bình hấp thụ khoảng 10 – 20 gam Glutamat liên kết và 1 gam Glutamat tự do từ thực phẩm mỗi ngày. Bên cạnh đó, hàng ngày cơ thể người cũng tổng hợp khoảng 50 gam Glutamat tự do.
upload_2019-4-28_21-42-35.png
Hàm lượng glutamate tự do trong cơ thể người
Mì chính (mononatri glutamat) có tác dụng giúp món ăn ngon hơn nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Một số tác hại nghiêm trọng phải kể đến là làm chậm sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến tiêu hóa, hệ thần kinh và gây ra nhiều triệu chứng khác…
Mì chính- “Kẻ giết người thầm lặng” khi bạn sử dụng quá liều?
Tác hại của mì chính đối với trẻ em

Mì chính gây ảnh hưởng đến thần kinh
Mì chính làm chậm sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ
Mì chính gây ảnh hưởng đến tiêu hóa

Tác hại của mì chính đối với người trưởng thành
Mì chính gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Những biểu hiện khác
Theo FDA (Tên viết tắt của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm), những người mắc “hội chứng bột ngọt” thường có biểu hiện như: tê, cảm giác nóng rát, ngứa ran, căng mặt, đau ngực hoặc khó thở, buồn nôn, nhịp tim nhanh, buồn ngủ, yếu mệt.
Khái niệm “Hội chứng bột ngọt” đã được đưa vào trong các tài liệu y học để chỉ những người bị phản ứng phụ sau khi ăn bột ngọt, với các biểu hiện như tê, tim đập nhanh.

Thông tin của bài viết này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Xin chân thành cảm ơn
 
Top Bottom