- 23 Tháng sáu 2018
- 4,076
- 12,759
- 951
- Nam Định
- THPT chuyên Lê Hồng Phong
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hi các bạn nha!
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số ứng dụng trong đời sống nha!
Chắc giờ các bạn tò mò lắm rồi đúng hông nè? Có quá nhiều thứ xảy ra xung quanh chúng ta, nhưng chúng ta lại không biết. Đó là gì nhỉ?
Ta cùng tìm hiểu thôi!
_________________
1. Vì sao muối [tex]NaHCO_3[/tex] được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
Trả lời:
NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử) vì nó làm giảm lượng axit HCl trong dạ dày nhờ phản ứng:
[tex]NaHCO_3 + HCl \rightarrow NaCl + CO_2 + H_2O[/tex]
2. Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối [tex](NH_4)_2CO_3[/tex] được dùng làm bột nở?
Trả lời:
[tex](NH_4)_2CO_3[/tex] được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh [tex](NH_4)_2CO_3[/tex] phân huỷ thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở.
[tex](NH_4)_2CO_3 \rightarrow 2NH_3 + CO_2 + H_2O[/tex]
3. Vì sao ăn sắn (củ mì) hay măng có khi bị ngộ độc?
Trả lời:
- Ăn sắn hay măng bị ngộ độc khi chúng chứa nhiều axit xianhiđric (HCN). Ở dạng tinh khiết axit xianhidric là chất khí mùi hạnh nhân, có vị đắng và rất độc. Nhiệt độ nóng chảy là - 13,30C, tan trong nước, rượu, ete và là axit rất yếu. - Trong thiên nhiên gặp ở dạng liên kết trong một số thực vật (hạt mận, đào, củ sắn, măng tươi).
- Sắn luộc hay măng luộc hoặc xào nấu có vị đắng là chứa nhiều axit xianhiđric, có nguy cơ bị ngộ độc. Khi luộc sắn cần mở vung để axit xianhiđric bay hơi. Sắn đã phơi khô, giã thành bột để làm bánh thì khi ăn không bao giờ bị ngộ độc vì khi phơi khô axit xianhiđric sẽ bay hơi hết.
- Trong công nghịêp axit xianhiđric được điều chế bằng cách oxi hoá hỗn hợp khí metan ([tex]CH_4[/tex] ) và amoniac ([tex]NH_3[/tex] ), có xúc tác platin. Axit xianhiđric là nguyên liệu điều chế tổng hợp các chất cao phân tử. Axit xianhiđric ở dạng tự do dùng làm chất xông hơi chống côn trùng gây bệnh.
4. Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?
Trả lời:
Do bạc tác dụng với khí O2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen.
[tex]4Ag + O_2+ 2H_2S \rightarrow 2Ag_2S + 2H_2O[/tex]
5. Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ?
Trả lời:
Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu chứa hợp chất sắt (II) thì có màu xanh còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu.
Nói chung thuỷ tinh chứa 1->2% sắt thì sẽ có màu xanh hoặc vàng nâu.
Thuỷ tinh quang học không màu chỉ chứa không quá 3 phần vạn sắt.
6. Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Trả lời:
Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopectin nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bao bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20%, nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…rất dẻo, dẻo tới mức dính.
7. Vì sao axit nitric [tex]HNO_3[/tex] đặc lại làm thủng quần áo ?
Trả lời:
Axit nitric đặc là một dung môi của xenlulozơ. Nếu bỏ một nhúm bông vào axit nitric đặc lắc nhẹ một lúc, nhúm bông sẽ tan hết.
Khi axit nitric đặc dính vào quần áo nó sẽ hòa tan xenlulozơ ngay nên sẽ xuất hiện lỗ chỗ các lỗ thủng.
Khi bị axit nitric loãng dây vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng quần áo.
Nếu quần áo bị dây axit nitric cần giặt ngay bằng một lượng lớn nước.
8. Phèn chua là chất gì ?
Trả lời:
- Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali. Ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử [tex]H_2O[/tex] nên có công thức hoá học là [tex]K_2SO_4.Al_2(SO_4)_3.24H_2O[/tex] .
- Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm.
- Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần chính là [tex]Al_2O_3[/tex] ), axit sunfuric [tex]H_2SO_4[/tex] và [tex]K_2SO_4[/tex] .
- Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên rất dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước.
- Cũng do tạo ra kết tủa [tex]Al(OH)_3[/tex] khi khuấy phèn vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.
Công dụng của phèn chua:
- Phèn chua rất cần cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặt.
- Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong sáng, phàn là phèn).
Theo y học cổ truyền thì:
- Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ cắt tóc thường lấy một miếng phèn chua to xoa vào da mặt cho khách.
- Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).
9. Hàn the là chất gì ?
Trả lời:
- Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử [tex]H_2O[/tex] ([tex]Na_2B_4O_7.10H_2O[/tex] ). Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 900.
- Trước đây người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa, bánh phở, bánh cuốn… để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy giai và giòn. Ngay từ năm 1985 tổ chức thế giới đã cấm dùng hàn the làm chất phụ gia cho thực phẩm vì nó độc, có thể gây sốc, trụy tim, co giật và hôn mê.
- Natri tetraborat tạo thành hợp chất màu với nhiều oxit kim loại khi nóng chảy, gọi là ngọc borac.
Công dụng của hàn the:
- Trong tự nhiên, borac có ở dạng khoáng vật tinkan, còn kenit chứa [tex]Na_2B_4O_7.10H_2O[/tex]. Borac dùng để sản xuất men màu cho gốm sứ, thuỷ tinh màu và thuỷ tinh quang học, chất làm sạch kim loại khi hàn, chất sát trùng và chất bảo quản, chất tẩy trắng vải sợi. Hàn the còn được dùng để bào chế dược phẩm.
- Theo đông y, hàn the có vị ngọt mặn, tính mát dùng hạ sốt, tiêu viêm, chữa bệnh viêm họng, viêm hạnh nhân hạch, sưng loét răng lợi.
- Tây y dùng dung dịch axit boric loãng làm nước rửa mắt, dùng natri tetraborat để chế thuốc chữa đau răng, lợi.
10. Mì chính (bột ngọt) là chất gì ?
Trả lời:
- Mì chính là muối natri của axit glutaric, một amino axit tự nhiên, quen thuộc và quan trọng. Mì chính có tên hoá học là monosodium glutamat, viết tắt là MSG. MSG có trong thực phẩm và rau quả tươi sống ở dạng tự do hay ở dạng liên kết với protein hoặc lipít. Tuy ở hàm lượng thấp, song chức năng của nó là một gia vị, tăng vị cho thực phẩm, làm nổi bật sự tươi sống, còn trong chế biến làm tăng sự ngon miệng. Người Hoa (và nhiều dân tộc Châu Á) đã lợi dụng chức năng này trong kĩ xảo ẩm thực để chế biến các món ăn thêm phần ngon miệng trong các nhà hàng Trung Quốc. Bản thân MSG không phải là một vi chất dinh dưỡng và chỉ có MSG tự do dạng đồng phân L mới là chất tăng vị, còn ở dạng liên kết với protein và lipit thì không có chức năng này. Những thức ăn giàu protein như sữa, thịt, cá… chứa nhiều MSG dạng liên kết. Ngược lại ở rau, quả, củ lại tồn tại ở dạng tự do như nấm có 0,18%, cà chua 0,14%, khoai tây 0,1%.
- Người Nhật lúc đầu phân lập MST từ tảo biển, còn ngày nay MSG được tổng hợp bằng công nghệ lên men.
- Mì chính là một gia vị nhà hàng, đôi khi hỗ trợ cho một kĩ thuật nấu ăn tồi, thường bị lạm dụng về liều lượng.
- Đã có những phát hiện về di chứng của bệnh ăn nhiều mì chính mà người ta gọi là “hội chứng hiệu ăn Tàu”: Nhẹ thì có cảm giác ngứa ran như kiến bò trên mặt, đầu hoặc cổ có cảm giác căng cứng ở mặt. Nặng thì nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
=> Như vậy mì chính có độc hại không? Đã không ít lần MSG được đem ra bàn cãi ở các tổ chức lương nông thế giới (FAO), Y tế thế giới (WHO). Uỷ ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA). Lần đầu tiên (1970) được quy định rằng lượng MGS sử dụng an toàn hàng ngày là 0 - 120mg/kg thể trọng, không dùng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Năm 1979 lại được quy định tăng lên là - 150mg/kg thể trọng. Tới năm 1986 JECFA lại xem xét lại và xác định là MSG “không có vấn đề gì”.
=> Tóm lại, MSG là an toàn trong liều lượng cho phép. Điều đáng lưu ý là mì chính không phải là vi chất dinh dưỡng mà chỉ là chất tăng vị mà thôi
__________________________________________ Còn nữa______________________________
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số ứng dụng trong đời sống nha!
Chắc giờ các bạn tò mò lắm rồi đúng hông nè? Có quá nhiều thứ xảy ra xung quanh chúng ta, nhưng chúng ta lại không biết. Đó là gì nhỉ?
Ta cùng tìm hiểu thôi!
_________________
1. Vì sao muối [tex]NaHCO_3[/tex] được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
Trả lời:
NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử) vì nó làm giảm lượng axit HCl trong dạ dày nhờ phản ứng:
[tex]NaHCO_3 + HCl \rightarrow NaCl + CO_2 + H_2O[/tex]
2. Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối [tex](NH_4)_2CO_3[/tex] được dùng làm bột nở?
Trả lời:
[tex](NH_4)_2CO_3[/tex] được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh [tex](NH_4)_2CO_3[/tex] phân huỷ thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở.
[tex](NH_4)_2CO_3 \rightarrow 2NH_3 + CO_2 + H_2O[/tex]
3. Vì sao ăn sắn (củ mì) hay măng có khi bị ngộ độc?
Trả lời:
- Ăn sắn hay măng bị ngộ độc khi chúng chứa nhiều axit xianhiđric (HCN). Ở dạng tinh khiết axit xianhidric là chất khí mùi hạnh nhân, có vị đắng và rất độc. Nhiệt độ nóng chảy là - 13,30C, tan trong nước, rượu, ete và là axit rất yếu. - Trong thiên nhiên gặp ở dạng liên kết trong một số thực vật (hạt mận, đào, củ sắn, măng tươi).
- Sắn luộc hay măng luộc hoặc xào nấu có vị đắng là chứa nhiều axit xianhiđric, có nguy cơ bị ngộ độc. Khi luộc sắn cần mở vung để axit xianhiđric bay hơi. Sắn đã phơi khô, giã thành bột để làm bánh thì khi ăn không bao giờ bị ngộ độc vì khi phơi khô axit xianhiđric sẽ bay hơi hết.
- Trong công nghịêp axit xianhiđric được điều chế bằng cách oxi hoá hỗn hợp khí metan ([tex]CH_4[/tex] ) và amoniac ([tex]NH_3[/tex] ), có xúc tác platin. Axit xianhiđric là nguyên liệu điều chế tổng hợp các chất cao phân tử. Axit xianhiđric ở dạng tự do dùng làm chất xông hơi chống côn trùng gây bệnh.
4. Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?
Trả lời:
Do bạc tác dụng với khí O2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen.
[tex]4Ag + O_2+ 2H_2S \rightarrow 2Ag_2S + 2H_2O[/tex]
5. Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ?
Trả lời:
Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu chứa hợp chất sắt (II) thì có màu xanh còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu.
Nói chung thuỷ tinh chứa 1->2% sắt thì sẽ có màu xanh hoặc vàng nâu.
Thuỷ tinh quang học không màu chỉ chứa không quá 3 phần vạn sắt.
6. Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Trả lời:
Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopectin nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bao bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20%, nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…rất dẻo, dẻo tới mức dính.
7. Vì sao axit nitric [tex]HNO_3[/tex] đặc lại làm thủng quần áo ?
Trả lời:
Axit nitric đặc là một dung môi của xenlulozơ. Nếu bỏ một nhúm bông vào axit nitric đặc lắc nhẹ một lúc, nhúm bông sẽ tan hết.
Khi axit nitric đặc dính vào quần áo nó sẽ hòa tan xenlulozơ ngay nên sẽ xuất hiện lỗ chỗ các lỗ thủng.
Khi bị axit nitric loãng dây vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng quần áo.
Nếu quần áo bị dây axit nitric cần giặt ngay bằng một lượng lớn nước.
8. Phèn chua là chất gì ?
Trả lời:
- Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali. Ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử [tex]H_2O[/tex] nên có công thức hoá học là [tex]K_2SO_4.Al_2(SO_4)_3.24H_2O[/tex] .
- Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm.
- Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần chính là [tex]Al_2O_3[/tex] ), axit sunfuric [tex]H_2SO_4[/tex] và [tex]K_2SO_4[/tex] .
- Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên rất dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước.
- Cũng do tạo ra kết tủa [tex]Al(OH)_3[/tex] khi khuấy phèn vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.
Công dụng của phèn chua:
- Phèn chua rất cần cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặt.
- Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong sáng, phàn là phèn).
Theo y học cổ truyền thì:
"Phèn chua, chua chát, lạnh lùng
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay"
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay"
- Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).
9. Hàn the là chất gì ?
Trả lời:
- Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử [tex]H_2O[/tex] ([tex]Na_2B_4O_7.10H_2O[/tex] ). Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 900.
- Trước đây người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa, bánh phở, bánh cuốn… để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy giai và giòn. Ngay từ năm 1985 tổ chức thế giới đã cấm dùng hàn the làm chất phụ gia cho thực phẩm vì nó độc, có thể gây sốc, trụy tim, co giật và hôn mê.
- Natri tetraborat tạo thành hợp chất màu với nhiều oxit kim loại khi nóng chảy, gọi là ngọc borac.
Công dụng của hàn the:
- Trong tự nhiên, borac có ở dạng khoáng vật tinkan, còn kenit chứa [tex]Na_2B_4O_7.10H_2O[/tex]. Borac dùng để sản xuất men màu cho gốm sứ, thuỷ tinh màu và thuỷ tinh quang học, chất làm sạch kim loại khi hàn, chất sát trùng và chất bảo quản, chất tẩy trắng vải sợi. Hàn the còn được dùng để bào chế dược phẩm.
- Theo đông y, hàn the có vị ngọt mặn, tính mát dùng hạ sốt, tiêu viêm, chữa bệnh viêm họng, viêm hạnh nhân hạch, sưng loét răng lợi.
"Hàn the ngọt, mặn, mát thay
Tiêu viêm, hạ sốt, lại hay đau đầu
Viêm họng, viêm lợi đã lâu
Viêm hạch, viêm mắt thuốc đâu sánh bằng."
Tiêu viêm, hạ sốt, lại hay đau đầu
Viêm họng, viêm lợi đã lâu
Viêm hạch, viêm mắt thuốc đâu sánh bằng."
10. Mì chính (bột ngọt) là chất gì ?
Trả lời:
- Mì chính là muối natri của axit glutaric, một amino axit tự nhiên, quen thuộc và quan trọng. Mì chính có tên hoá học là monosodium glutamat, viết tắt là MSG. MSG có trong thực phẩm và rau quả tươi sống ở dạng tự do hay ở dạng liên kết với protein hoặc lipít. Tuy ở hàm lượng thấp, song chức năng của nó là một gia vị, tăng vị cho thực phẩm, làm nổi bật sự tươi sống, còn trong chế biến làm tăng sự ngon miệng. Người Hoa (và nhiều dân tộc Châu Á) đã lợi dụng chức năng này trong kĩ xảo ẩm thực để chế biến các món ăn thêm phần ngon miệng trong các nhà hàng Trung Quốc. Bản thân MSG không phải là một vi chất dinh dưỡng và chỉ có MSG tự do dạng đồng phân L mới là chất tăng vị, còn ở dạng liên kết với protein và lipit thì không có chức năng này. Những thức ăn giàu protein như sữa, thịt, cá… chứa nhiều MSG dạng liên kết. Ngược lại ở rau, quả, củ lại tồn tại ở dạng tự do như nấm có 0,18%, cà chua 0,14%, khoai tây 0,1%.
- Người Nhật lúc đầu phân lập MST từ tảo biển, còn ngày nay MSG được tổng hợp bằng công nghệ lên men.
- Mì chính là một gia vị nhà hàng, đôi khi hỗ trợ cho một kĩ thuật nấu ăn tồi, thường bị lạm dụng về liều lượng.
- Đã có những phát hiện về di chứng của bệnh ăn nhiều mì chính mà người ta gọi là “hội chứng hiệu ăn Tàu”: Nhẹ thì có cảm giác ngứa ran như kiến bò trên mặt, đầu hoặc cổ có cảm giác căng cứng ở mặt. Nặng thì nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
=> Như vậy mì chính có độc hại không? Đã không ít lần MSG được đem ra bàn cãi ở các tổ chức lương nông thế giới (FAO), Y tế thế giới (WHO). Uỷ ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA). Lần đầu tiên (1970) được quy định rằng lượng MGS sử dụng an toàn hàng ngày là 0 - 120mg/kg thể trọng, không dùng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Năm 1979 lại được quy định tăng lên là - 150mg/kg thể trọng. Tới năm 1986 JECFA lại xem xét lại và xác định là MSG “không có vấn đề gì”.
=> Tóm lại, MSG là an toàn trong liều lượng cho phép. Điều đáng lưu ý là mì chính không phải là vi chất dinh dưỡng mà chỉ là chất tăng vị mà thôi
__________________________________________ Còn nữa______________________________