

Câu 1: (2 điểm) 1. Có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 (X) a. Dùng kí hiệu ô lượng tử biểu diễn cấu hình electron (X). b. Cho biết tính chất hoá học đặc trưng của X, hãy viết một phương trình phản ứng để minh họa. 2. Biết En = -13,6. 2 2 n Z (n: số lượng tử chính, Z: số đơn vị điện tích hạt nhân). a. Tính năng lượng 1e trong trường lực một hạt nhân của mỗi hệ N6+, C5+, O7+. b. Qui luật liên hệ giữa En với Z tính được ở trên phản ánh mối liên hệ nào giữa hạt nhân với electron trong các hệ đó ?
Câu 2. (2 điểm) 1. Vẽ một cấu trúc Lewis cho mỗi phân tử sau: a. O3 b. SO3 c. NO2 d. CO 2. Ion C2 2- tồn tại trong một số hợp chất, ví dụ CaC2. a. Viết cấu hình electron của phân tử C2 và ion C2 2- theo lý thuyết MO. b. So sánh độ bền liên kết, độ dài liên kết của C2 và ion C2 2- . Giải thích.
Câu 3. (2 điểm) Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X cho thấy một tinh thể ion thuộc kiểu tinh thể lập phương với hằng số mạng a = 403,1 pm. Vị trí các đỉnh trong ô mạng bị chiếm bởi các ion Ba2+, vị trí tâm khối bị chiếm bởi ion Ti4+, còn vị trí các tâm mặt là các ion O2- . 1. Xác định công thức hóa học hợp thức của tinh thể. 2. Vẽ ô cơ sở của tinh thể. Xác định số phối trí với oxy của Ti4+ và Ba2+. 3. Tính bán kính hai cation, biết bán kính anion O2- là 140 pm.
Câu 4. (2 điểm) Một pin điện hoá dựa trên phản ứng: M (r) + Cu2+(dd) M2+(dd) + Cu (r) E0 = 1,52V được tạo ra bằng cách cho kim loại nhúng vào những thể tích như nhau của dung dịch muối của nó, trong đó nồng độ các chất ở điều kiện chuẩn. 1. Viết sơ đồ pin, chỉ rõ anot, catot và tính thế khử chuẩn cho phản ứng: M2+(dd) + 2e M (r). Biết Cu2+(dd)/Cu (E0 = 0,34 V) 2. Pin được cho phép phóng điện đến khi [Cu2+] = 0,10 M. Tìm thế của pin (Epin) tại thời điểm đó. 3. Cho 50 ml nước cất được cho vào mỗi ngăn của pin ban đầu. So sánh thế của pin sau khi cho nước vào với thế của pin trước đó. Giải thích.
Câu 2. (2 điểm) 1. Vẽ một cấu trúc Lewis cho mỗi phân tử sau: a. O3 b. SO3 c. NO2 d. CO 2. Ion C2 2- tồn tại trong một số hợp chất, ví dụ CaC2. a. Viết cấu hình electron của phân tử C2 và ion C2 2- theo lý thuyết MO. b. So sánh độ bền liên kết, độ dài liên kết của C2 và ion C2 2- . Giải thích.
Câu 3. (2 điểm) Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X cho thấy một tinh thể ion thuộc kiểu tinh thể lập phương với hằng số mạng a = 403,1 pm. Vị trí các đỉnh trong ô mạng bị chiếm bởi các ion Ba2+, vị trí tâm khối bị chiếm bởi ion Ti4+, còn vị trí các tâm mặt là các ion O2- . 1. Xác định công thức hóa học hợp thức của tinh thể. 2. Vẽ ô cơ sở của tinh thể. Xác định số phối trí với oxy của Ti4+ và Ba2+. 3. Tính bán kính hai cation, biết bán kính anion O2- là 140 pm.
Câu 4. (2 điểm) Một pin điện hoá dựa trên phản ứng: M (r) + Cu2+(dd) M2+(dd) + Cu (r) E0 = 1,52V được tạo ra bằng cách cho kim loại nhúng vào những thể tích như nhau của dung dịch muối của nó, trong đó nồng độ các chất ở điều kiện chuẩn. 1. Viết sơ đồ pin, chỉ rõ anot, catot và tính thế khử chuẩn cho phản ứng: M2+(dd) + 2e M (r). Biết Cu2+(dd)/Cu (E0 = 0,34 V) 2. Pin được cho phép phóng điện đến khi [Cu2+] = 0,10 M. Tìm thế của pin (Epin) tại thời điểm đó. 3. Cho 50 ml nước cất được cho vào mỗi ngăn của pin ban đầu. So sánh thế của pin sau khi cho nước vào với thế của pin trước đó. Giải thích.