[Hóa] Bảo toàn khối lượng

G

giotbuonkhongten

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phương pháp:
- Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành trong phản ứng”. Cần lưu ý là: không tính khối lượng của phần không tham gia phản ứng cũng như phần chất có sẵn, ví dụ nước có sẵn trong dung dịch
- Cô cạn dung dịch muối, khối lượng muối khan thu được luôn bằng tổng khối lượng anion kim loại và anion gốc axit
- Khi cation thay đổi anion tạo ra hợp chất mới, sự chênh lệch khối lượng giữa hai hợp chất bằng sự chênh lệch về khối lượng giữa các cation.
- Khi khử oxit kim loại bằng các chất khử CO (H2) thì CO (H2) có nhiệm vụ lấy oxi của oxit kim loại ra khỏi oxit. Mỗi một phân tử CO(H2) chỉ lấy được 1mol O ra khỏi oxit.
nCO2 = nCO = nO ( trong oxit)

1. Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng thu được 2,5 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa trắng. Khối lượng của hỗn hợp oxit kim loại ban đầu là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A.7,4 gam B. 4,9 gam
C.9,8 gm D. 23 gam
2. cho 0,3 mol FexOy tham gia phản ứng nhiệt nhôm thấy tạo ra 0,4 mol Al2O3. Công thức oxit sắt là :

A-FeO
B- Fe2O3
C- Fe3O4
D- không xác định được vì không cho biết số mol Fe tạo ra.

3. Nung 13,4 gam muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ sau phản ứng thu đươc 6,8 gam chất rắn và khí A. Hấp thu hoàn toàn khí A trên vào Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 20 gam B. 15 gam C. 18 gam D. 17 gam
4. Chia 1,24 gam hỗn hợp hai kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: bị oxi hoá hoàn toàn thu được 0,78 gam hỗn hợp oxit.
- Phần 2: tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan.
  1. Giá trị của V là ?
  2. Giá trị của m là ?
 
D

duynhan1

1. Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng thu được 2,5 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa trắng. Khối lượng của hỗn hợp oxit kim loại ban đầu là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A.7,4 gam B. 4,9 gam
C.9,8 gm D. 23 gam

Pic sp bị ế nên con xử hết :))

[TEX]n_{CO_2} = n_{CaCO_3} = 0,15(mol) [/TEX]

[TEX]m = 2,5 + 0,15. 16 = 4,9 (g) [/TEX]

sr bận đột xuất :D

2. cho 0,3 mol FexOy tham gia phản ứng nhiệt nhôm thấy tạo ra 0,4 mol Al2O3. Công thức oxit sắt là :

A-FeO
B- Fe2O3
C- Fe3O4
D- không xác định được vì không cho biết số mol Fe tạo ra.

[TEX]n_O = 0,12 (mol) \Rightarrow y = 0,12 / 0,3 = 4 [/TEX]

Bảo toàn e [TEX]\Rightarrow x = 3 [/TEX] =))

C

3. Nung 13,4 gam muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ sau phản ứng thu đươc 6,8 gam chất rắn và khí A. Hấp thu hoàn toàn khí A trên vào Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 20 gam B. 15 gam C. 18 gam D. 17 gam
[TEX]n_{CaCO_3} = n_{CO_2} = \frac{ 13,4 - 6,8}{44} = 0,15 ( mol) [/TEX]

[TEX]m = 15( g) [/TEX]

4. Chia 1,24 gam hỗn hợp hai kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: bị oxi hoá hoàn toàn thu được 0,78 gam hỗn hợp oxit.
- Phần 2: tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan.
Giá trị của V là ?
Giá trị của m là ?
Nếu H2SO4 đặc nóng thì còn bik làm chứ loãng thì :|. Sắt bị OXH hoàn toàn thì lên Fe+3 mà tác dụng H2SO4 loãng thì lên Fe+2 Sao làm được ạ :(
 
Last edited by a moderator:
T

thg94

3. Nung 13,4 gam muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ sau phản ứng thu đươc 6,8 gam chất rắn và khí A. Hấp thu hoàn toàn khí A trên vào Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 20 gam B. 15 gam C. 18 gam D. 17 gam
4. Chia 1,24 gam hỗn hợp hai kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: bị oxi hoá hoàn toàn thu được 0,78 gam hỗn hợp oxit.
- Phần 2: tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan.
Giá trị của V là ?
Giá trị của m là ?
giải
3. [TEX]mCO_{2}=13.4-6.8=6.6[/TEX]
[TEX]nCO_{2}=6.6/44=0.15=nCaCO_{3}\Rightarrow mCaCO_{3}=15g[/TEX]
4.[TEX]mO_{2}=0.78-1.24/2=0.16\Rightarrow nO_{2}=0.16/32=0.005[/TEX]
[TEX]nH_{2}=2nO_{2}=0.01\Rightarrow V=0.01*22.4=0.224[/TEX]
m muối[TEX]= mH_{2}SO_{4}+m kl- mH_{2}=0.01*98+0.62-0.02=1.58[/TEX]
 
T

tvxq289

n_O = 0,12 (mol) \Rightarrow y = 0,12 / 0,3 = 4 [/TEX]

Bảo toàn e [TEX]\Rightarrow x = 3 [/TEX] =))

Bảo toàn e thế nào vậy bạn viết rõ ra đc ko chỗ này minh ko hỉu?
 
G

giotbuonkhongten

Bảo toàn nguyên tố Al thì
[TEX]n_{Al} = 0,4*2 = 0,8 [/TEX] .

Bài 4 bạn thg94 làm đúng rồi. :) Ko nhất thiết phải là FeSO4 đặc nóng, tạo ra H2 mà ai nói là ko thay đổi số oxi hóa của kim loại :) Cẩn thận hơn :)
Còn bài kia: nhẩm ta thấy O trong FexOy đều được chuyển qua hết Al2O3.
--> 0,3x = 0,4.3 --> x = 4 ( Bảo toàn ngtố O )
Next :)

5. Trộn 2,7 gam Al với 15 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và FeO rồi nung nóng một thời gian để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là:
A. 17,7 gam B. 10 gam C. 16,7 gam D. 18,7 gam

6. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 , MgO , ZnO trong 500 ml dung dịch axit H2SO4 loãng 0,1 M vừa đủ . Sau phản ứng , hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là ?

7. Khi cho 4 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu , Zn , Al vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 4,48 lít khí SO2 ở điều khiện tiêu chuẩn . Khối lượng muối clorua thu được khi cho 4 gam hỗn hợp trên tác dụng với khí Clo

8. Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp hai muối XCO3 , Y2(CO3)2 bằng dung dịch HCl . Ta thu được dung dịch Z và 0,672 lít khí bay ra ở đktc . Cô cạn dung dịch Z thì thu được m gma muối khan . Tính m

[FONT=.VnTime]9. Ngâm một thanh kim loại M có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl . Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 đktc và thấy khối lưọng lá kim loại giảm 1,68 % so với ban đầu . M là kim loại dưới đây ?

[/FONT]
 
T

traitimvodoi1994

Khi cho 4 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu , Zn , Al vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 4,48 lít khí SO2 ở điều khiện tiêu chuẩn . Khối lượng muối clorua thu được khi cho 4 gam hỗn hợp trên tác dụng với khí Clo
*nSO2=0,2-->e nhận=0,4 mol
---->n e mà Cl nhận là 0,4--->nCl2=0,2
khối lg Cl là 0,2.70=14 g
m=18
Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 , MgO , ZnO trong 500 ml dung dịch axit H2SO4 loãng 0,1 M vừa đủ . Sau phản ứng , hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là ?
số mol H+=0,1--->nH2O=0,05--->nO=0,05
---->khối lg O là =0,8--->m kim loại=2,01g
nSO4 2-=0,05
---->mSO4 2-=4,8g
ko biết sai j ko
mong mọi ng` chỉ giáo thêm vs nhé
 
Last edited by a moderator:
T

traitimvodoi1994

. Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp hai muối XCO3 , Y2(CO3)2 bằng dung dịch HCl . Ta thu được dung dịch Z và 0,672 lít khí bay ra ở đktc . Cô cạn dung dịch Z thì thu được m gma muối khan . Tính m
nCO2=0,03 mol
---->nCO3 2-=0,03---->nH+=0,06=Cl--->m Cl-=2,1
m CO3 2-=0,03 .60=1.8
--->kim loại=8,2g
m là 10,3g
Ngâm một thanh kim loại M có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl . Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 đktc và thấy khối lưọng lá kim loại giảm 1,68 % so với ban đầu . M là kim loại dưới đây ?
sao khối lg M lại giảm đc
lẽ ra pải tăng chứ?
 
T

tvxq289


Bài 4 bạn thg94 làm đúng rồi. :) Ko nhất thiết phải là FeSO4 đặc nóng, tạo ra H2 mà ai nói là ko thay đổi số oxi hóa của kim loại :) Cẩn thận hơn :)
Còn bài kia: nhẩm ta thấy O trong FexOy đều được chuyển qua hết Al2O3.
--> 0,3x = 0,4.3 --> x = 4 ( Bảo toàn ngtố O )
Next :)

5. Trộn 2,7 gam Al với 15 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và FeO rồi nung nóng một thời gian để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là:
A. 17,7 gam B. 10 gam C. 16,7 gam D. 18,7 gam

6. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 , MgO , ZnO trong 500 ml dung dịch axit H2SO4 loãng 0,1 M vừa đủ . Sau phản ứng , hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là ?

7. Khi cho 4 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu , Zn , Al vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 4,48 lít khí SO2 ở điều khiện tiêu chuẩn . Khối lượng muối clorua thu được khi cho 4 gam hỗn hợp trên tác dụng với khí Clo

8. Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp hai muối XCO3 , Y2(CO3)2 bằng dung dịch HCl . Ta thu được dung dịch Z và 0,672 lít khí bay ra ở đktc . Cô cạn dung dịch Z thì thu được m gma muối khan . Tính m

[FONT=.VnTime]9. Ngâm một thanh kim loại M có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl . Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 đktc và thấy khối lưọng lá kim loại giảm 1,68 % so với ban đầu . M là kim loại dưới đây ?

[/FONT]

5.A
6.nH20=nH2S04=0.05 mol
BTKL : mMuoi=2.81+0.05*98-0.05*18=6.81g

7. Hỗn hợp Kl : Tác dụng H2S04
neOXH=nS02*2=0.4
Hỗn Kl tác dụng Clo
neOXH=nCl2*2
=> nCl2*2=0.4 => nCl2=0.2
m Muối=4+0.2*71=18.2 g

8. nC02=0.03=> nH20=0.03 => nHCL=0.06
BTKL=> m Muối= 10+0.06*36.5-0.03*44-0.03*18=10.33 g
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

. Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp hai muối XCO3 , Y2(CO3)2 bằng dung dịch HCl . Ta thu được dung dịch Z và 0,672 lít khí bay ra ở đktc . Cô cạn dung dịch Z thì thu được m gma muối khan . Tính m
nCO2=0,03 mol
---->nCO3 2-=0,03---->nH+=0,06=Cl--->m Cl-=2,1
m CO3 2-=0,03 .60=1.8
--->kim loại=8,2g
m là 10,3g
Ngâm một thanh kim loại M có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl . Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 đktc và thấy khối lưọng lá kim loại giảm 1,68 % so với ban đầu . M là kim loại dưới đây ?
sao khối lg M lại giảm đc
lẽ ra pải tăng chứ?

Chưa gặp trường hợp nào, khối lượng kim loại sau phản ứng vs axit lại tăng :(. Bài này kl kim loại giảm 1,68 --> tìm ra n M tham gia pư, biện luận M và n(hóa trị của M) :)
10. Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được
5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam
hỗn hợp X là:
A. 2,80 lít. B. 1,68 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít
11. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X,Y có hóa trị không đổi và ko có kim loại nào hóa trị I. Lấy 7,68g hh A chia thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: nung trong O2 dư để oxi hóa hoàn toàn, thu được 6g hh rắn B gồm 2 oxit.
- Phần 2: hòa tan hoàn toàn trong dung dịch chứa HCl và H2SO4 loãng, thu đc V(l) khí H2(đktc) và dd C. Cô cạn ddịch C thu đc p g muối khan. Thể tích V và khoảng giá trị của p là bao nhiêu?
12. Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A, thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và 17,472 lit khí (đktc). Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Khối lượng KCl trong D nhiều gấp 22/3 lần khối lượng KCl có trong A. Phần trăm khối lượng KClO3 có trong A bằng:
A - 52,83%
B - 54,67%
C - 56,72%
D - 58,55%

 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

10. Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được
5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam
hỗn hợp X là:
A. 2,80 lít. B. 1,68 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít
[TEX]n_{O_2} = \frac{n_{O2-}}{2} = \fra{n_{Cl-}}{4} = \frac12 n_{H_2} [/TEX]

[TEX]V_{O_2} =\frac12 V_{H2} = 2,8 (l)[/TEX]

Giải như trên là HCl vừa đủ chứ ko phải dư tới sp, dư thì con chịu :(

11. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X,Y có hóa trị không đổi và ko có kim loại nào hóa trị I. Lấy 7,68g hh A chia thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: nung trong O2 dư để oxi hóa hoàn toàn, thu được 6g hh rắn B gồm 2 oxit.
- Phần 2: hòa tan hoàn toàn trong dung dịch chứa HCl và H2SO4 loãng, thu đc V(l) khí H2(đktc) và dd C. Cô cạn ddịch C thu đc p g muối khan. Thể tích V và khoảng giá trị của p là bao nhiêu?
[TEX]n_{H2}= n_{O2-} = \frac{6- \frac{7,68}{2}}{16} = 0,135[/TEX]

[TEX]V = 3,024(l) [/TEX]

Giả sử toàn là HCl ---> [TEX] p = 0,135*2 * 35,5 + \frac{7,68}{2} =13,425(g) [/TEX]
Giả sử toàn là H2 SO 4 --->[TEX] p = 0,135* 96 + \frac{7,68}{2}=16,8[/TEX]

Vậy [TEX] 13,425 < p < 16,8[/TEX]
12. Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A, thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và 17,472 lit khí (đktc). Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Khối lượng KCl trong D nhiều gấp 22/3 lần khối lượng KCl có trong A. Phần trăm khối lượng KClO3 có trong A bằng:
A - 52,83%
B - 54,67%
C - 56,72%
D - 58,55%

[TEX]Ca2+ + CO3 ^{2-} ----> CaCO3[/TEX]
[TEX]n_{Ca2+} =0,5 * 0,36 = 0,18 (mol) [/TEX]

[TEX]n_{KCl \ \ trong \ \ B } = (83,68 - \frac{17,472}{22,4} . 32)- 0,18* ( 40 + 71) =38,74(g) [/TEX]

[TEX]n_{K+} = 0,52(mol) [/TEX]

[TEX]Dat: \left{ nKClO3 = x \\ n KCl = y [/TEX]

[TEX]\Rightarrow \left{ x + y = 0,52 \\ \frac{x+y+0,5 * 2 * 0,36}{y} = \frac{22}{3} [/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \left{ x= 0,4 \\ y = 0,12 [/TEX]

[TEX]%KClO3 = \frac{0,4 * 122,5}{83,68} * 100% = 58,56% [/TEX]
 
G

giotbuonkhongten

Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A, thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và 17,472 lit khí (đktc). Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Khối lượng KCl trong D nhiều gấp 22/3 lần khối lượng KCl có trong A. Phần trăm khối lượng KClO3 có trong A bằng:


Có cách này :)
mB = 83,68 - 0,78.32 = 58,72 g
nCaCl2 = 0,18mol
nKCl/D= 0,52 mol
nKCl/E = 0,88 mol
nKCl/A = 0,12 mol
nKClO3 = 0,4 mol
% KClO3 = 58,55%

Tiếp :)

11. Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí A khô (H2, CO, CO2). Cho A qua dung dịch Ca(OH)2 thì còn lại hỗn hợp khí B khô (H2, CO). Một lượng khí B tác dụng vừa hết 8,96 gam CuO thấy tạo thành 1,26 gam nước. Thành phần % thể tích CO2 trong A là

12. Hỗn hợp chất rắn X gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Cho NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn T. Giá trị của m là

13. Đun nóng hỗn hợp bột gồm 0,06 mol Al, 0,01 mol Fe3O4, 0,015 mol Fe2O3 và 0,02 mol FeO một thời gian. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Thêm NH3 vào X cho đến dư, lọc kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

14. Đề thi đại học Khối A- 2009
Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4
10% thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 101,48 gam. D. 97,80 gam.
 
Last edited by a moderator:
T

tvxq289

12. Bảo toàn nguyên tố Fe : [TEX]nFe203=nFe/2=0,25( mol)[/TEX]
[TEX]=> mFe203=0,25.160=40g[/TEX]
13. Chất rắn là Fe203
BTNT => [TEX]n Fe203=0,04 (mol)[/TEX]
=> [TEX]m=0,04.160=6,4g[/TEX]
14.[TEX]nH2=0.1=nH2S04=>mH2S04=9.8g=>mddH2S04=98g[/TEX]
[TEX]=>[/TEX]mdd thu đc [TEX]= 3,68+98-0,1.2=101,48g[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

11. Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí A khô (H2, CO, CO2). Cho A qua dung dịch Ca(OH)2 thì còn lại hỗn hợp khí B khô (H2, CO). Một lượng khí B tác dụng vừa hết 8,96 gam CuO thấy tạo thành 1,26 gam nước. Thành phần % thể tích CO2 trong A là
Cái chỗ in đậm là toàn bộ chứ ạ =((

[TEX] n_{H2} = \frac{1,26}{18} = 0,07 [/TEX]

[TEX]n_{CO} = 0,042 [/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{CO_2} = \frac{ 0,07 - 0,042}{2} = 0,014 [/TEX]

[TEX]%CO2 = 11, 11%[/TEX]
 
T

tvxq289

[TEX]\Rightarrow n_{CO_2} = \frac{ 0,07 - 0,042}{2} = 0,014 [/TEX]

Cho mình hỏi sao nCo2 lại bằng thế vậy?
 
G

giotbuonkhongten

Thổi hơi nước qua than hồng nên ta có : [TEX]n_{O2-} =2 n_{H+} = n_{H2} [/TEX]
Phải là
[TEX]\blue n_{O2-} = \frac{1}{2} n_{H+} = n_{H2} [/TEX]
Cái này dùng đlbtoàn ngtố H và O, 1 cách dễ hiểu
H2O ---> H2, CO, CO2 ----> CO, H2 --> H2O

15. Để mẫu Fe khối lượng 11,2gam sau một thời gian trong không khí ( giả sử chỉ xảy ra phản ứng oxi hoá tạo thành oxit ) thì thu được hỗn hợp A có khối lượng m1 ( gam). Hoà tan hoàn toàn A vào HNO3 loãng dư thì sau phản ứng thu được m2 gam muối và 0,896 lít khí NO bay ra ( đktc).
a/ Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
b/ Tính m1, m2

16. Cho 200ml dung dịch (A) gồm hỗn hợp : MgCl2 0,3M ; AlCl3 0,45M ; HCl 0,55M tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH 0,02M ; Ba(OH)2 0,01M.
Một hỗn hợp (A) gồm 15,2gam FeO và Fe2O3( tỉ lệ mol 2:1). Khử hỗn hợp bằng khí CO sau một thời gian thu được rắn B ( khối lượng a gam ) gồm 3 oxit kim loại và Fe và có b lít khí thoát ra ( đktc). Tìm a, b

17. Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho vào dung dịch đó 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 , sau khi kết thúc phản ứng thì thu được 39,7 gam kết tủa A và d.dịch B.
a) Chứng minh hỗn hợp muối clorua đã phản ứng hết.
b) Tính % khối lượng của các chất có trong kết tủa A.

18.
Hòa tan a gam một oxit sắt FexOy vào trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được khí SO2 duy nhất.Mặt khác, nếu khử hoàn toàn a gam oxit sắt trên bằng khí CO, hòa tan lượng sắt tạo thành trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thu được lượng SO2 gấp 9 lần lượng SO2 ở thí nghiệm trên.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm trên.
b) Xác định định công thức hóa học của oxit sắt.

 
D

duynhan1


15. Để mẫu Fe khối lượng 11,2gam sau một thời gian trong không khí ( giả sử chỉ xảy ra phản ứng oxi hoá tạo thành oxit ) thì thu được hỗn hợp A có khối lượng m1 ( gam). Hoà tan hoàn toàn A vào HNO3 loãng dư thì sau phản ứng thu được m2 gam muối và 0,896 lít khí NO bay ra ( đktc).

a/ Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
b/ Tính m1, m2

a) [TEX]Fe + O_2 ---------> FexOy [/TEX]

[TEX]FexOy + HNO3 --------> Fe(NO_3)_3 + NO + H_2O [/TEX] ;)) cân bằng lâu lắc =))

b)[TEX]n_{Fe} = 0,2[/TEX]
Bảo toàn nguyên tố Fe ta có :

[TEX]m2 =0,2 * M_{Fe(NO_3)_3} = 48,4(g) [/TEX]

Bảo toàn e ta có :

[TEX] 0,2 * 3 = \frac{m1- 11,2}{16} * 2 + \frac{0,896}{22,4} * 3 [/TEX]

[TEX]\Rightarrow m1= 15,04(g) [/TEX]

18.
Hòa tan a gam một oxit sắt FexOy vào trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được khí SO2 duy nhất.Mặt khác, nếu khử hoàn toàn a gam oxit sắt trên bằng khí CO, hòa tan lượng sắt tạo thành trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thu được lượng SO2 gấp 9 lần lượng SO2 ở thí nghiệm trên.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm trên.
b) Xác định định công thức hóa học của oxit sắt.

Bài cuối nì hay hay :D

b)[TEX] t = \frac{a}{56} [/TEX]. Bảo toàn e, lập tỉ lệ ta có :

[TEX]t.x. (3- \frac{2y}{x} ). 9 = tx. 3 [/TEX]

[TEX]\Rightarrow 27x - 18 y = 3x [/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \frac{x}{y} = \frac34[/TEX]

Vậy CT oxit là : [TEX]Fe_3O_4[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom