[Hóa] Bài tập tự luyện nhôm của thầy Sơn

H

hayechan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

huu.. Mọi người giải giúp mình mấy bài tập này trong đề tự luyện về nhôm của thầy Sơn nhé!

Câu 10: cho m1 gam Al vào 100ml dung dịch gồm Cu(N03)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam chất rắn X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (đktc). giá trị của m1,m2 lần lượt là:
A. 8,10 và 5,43 B. 1,08 và 5,43 C. 0,54 và 5,16 D. 1,08 và 5,16

Câu 17: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe203 (trong điều kiện không có không khí), đến khi phản ứng xáy ra hoàn toàn thu được hồn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đue với Vml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2(đktc). Giá trị của V là:
A. 150 B. 100 C.200 D.300

Câu 18: Nung nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe203 (trong điều kiện không có không khí), đến khi phản ứng xáy ra hoàn toàn thu được hồn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
-phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư sinh ra 3,08 lít khí H2 (đktc)
-phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra 0,84 lít H2 (đktc).
Giá trị của m là? 22,75/ 21,40/ 29,40 /29,43

Câu 19: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (đktc) hỗ hợp khí X có tỉ khối hơi với H2 bằng 16. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào nước vôi trong dư thu được 2g kết tủa. giá trị của m? 108/ 75,6/ 54/ 67,5

Câu 20: cho 2,16g Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít (đktc) khí NO và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 17,76g muối khan. Giá trị của V là: 1,792/ 0,896/ 1,2544 / 1,8677
 
  • Like
Reactions: tôi là ai?
T

tranvanlinh123

Câu 10: cho m1 gam Al vào 100ml dung dịch gồm Cu(N03)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam chất rắn X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (đktc). giá trị của m1,m2 lần lượt là:
A. 8,10 và 5,43 B. 1,08 và 5,43 C. 0,54 và 5,16 D. 1,08 và 5,16

giải
do X td với HCl có khí nên Al dư
X gồm Al 0,01mol; Cu 0,03mol; Ag 0,03mol
=>m2=5,43g
bảo toàn e ta có nAl=1/3(2.nCu+nAg)+nAl(dư)=0,04mol
vạy m1=1,08g
=>đáp án B

Câu 17: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe203 (trong điều kiện không có không khí), đến khi phản ứng xáy ra hoàn toàn thu được hồn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đue với Vml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2(đktc). Giá trị của V là:
A. 150 B. 100 C.200 D.300

giải: do X pu pu với NaOH sinh ra 3,36l H2=>Al dư 0.1mol
2Al + Fe2O3---->2Fe +Al2O3
0,2---0,1-------------------0,1
ta có Al2O3+ 2NaOH---->NaAlO2
Al+NaOH---NaAlO2
=>nNaOH=0,3mol
=>V=300ml

Câu 18: Nung nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe203 (trong điều kiện không có không khí), đến khi phản ứng xáy ra hoàn toàn thu được hồn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
-phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư sinh ra 3,08 lít khí H2 (đktc)
-phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra 0,84 lít H2 (đktc).
Giá trị của m là? 22,75/ 21,40/ 29,40 /29,43
giải tương tự câu 17:
mỗi phần có Al dư 0,025 mol và Fe :0,1mol
ở đây bạn ko nói rõ m là gì! nên đên đây bạn tự đi tiếp giống hệt câu 17

Câu 19: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (đktc) hỗ hợp khí X có tỉ khối hơi với H2 bằng 16. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào nước vôi trong dư thu được 2g kết tủa. giá trị của m? 108/ 75,6/ 54/ 67,5
giải:
X gồm CO; CO2; O2
từ tỉ khối so với H2 bằng 32=>nCO2=1/3nCO
mà trong 2,24l X có nCO2=0,02mol =>0,06mol CO và 0,02mol O2
vậy tỷ lệ mol CO2:CO:O2=1:3:1
trong 67,2m3 có 0,75kmol =CO2=O2; và 2,25kmolCO
=>nO2=2,625kmol
=>2Al2O3-----> 4Al + 3O2
--------------------3,5<--2,625
vậy m=94,5kg???

Câu 20: cho 2,16g Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít (đktc) khí NO và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 17,76g muối khan. Giá trị của V là: 1,792/ 0,896/ 1,2544 / 1,8677[/QUOTE]
ta có mAl(NO3)3<17,76g
=> có cả muối NH4NO3
ta có Al(NO3)3: 0,08mol
=>nNH4NO3=0,009mol
=>nNO=0,056mol
=>V=1,2544l
 
H

hayechan

bài tập nhôm tự luyện của thầy Sơn

Cám ơn cậu nha!
:D Bài 18 tớ chép nhầm đề:

Câu 18: Nung nóng một hỗn hợp gồm Al và Fe203 (trong điều kiện không có không khí), đến khi phản ứng xáy ra hoàn toàn thu được hồn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
-phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư sinh ra 3,08 lít khí H2 (đktc)
-phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra 0,84 lít H2 (đktc).
Giá trị của m là? 22,75/ 21,40/ 29,40 /29,43

bài này tớ tự làm mà cũng không ra nốt. Giúp tớ với nhé!

Còn câu 19 thì theo lời giải của cậu là hỗn hợp X gồm CO, CO2, O2. Sao dùng đường chéo để tính tỉ lệ mol của CO2 với CO?, vì mình có 3 khí mà?
 
H

hocmai.hoahoc

Hướng dẫn
Câu 18: Hỗn hợp Y tác dụng với NaOH thu được khí => Y có Al dư
Nhận thấy sự chệch khí giữa phần 1 và phần 2 chính là số mol H2 do Fe tạo ra
Vậy số mol Fe là 0,1 mol => Số mol Fe2O3 = 0,05 mol
Bảo toàn O => số mol Al2O3 là 0,05 mol
Số mol Al dư là 0,025 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Al => nAl = 0,05*2 + 0,025 = 0,125 mol
Vậy m = 22,75 gam
Câu 19: Số mol kết tủa là 0,02 mol => số mol CO2 là 0,02 mol
=> Số mol CO2 trong 67,2 lít là 0,6 mol
Hỗn hợp khí X có CO2, CO,O2. Gọi số mol CO là x; O2 là y
=> x+ y + 0,6 = 3 28x+ 32y + 44*0,6 = 96 => x = 1,8; y = 0,6
Al2O3 + C → CO2 + CO + O2 + Al
Bảo toàn O => nO = 0,6*2+ 1,8+ 0,6*2 = 4,2 mol => nAl2O3 = 1,4 mol => nAl = 2,8 => m= 75,6 kg.
 
Top Bottom