[Hóa] Bài tập phản ứng oxi hoá khử thầy Ngọc

L

lotus94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 17.Trong các chất FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số các chất có cả tính oxi hoá và tính khử là
Đáp án là 5 nhưng em tính 4 :FeCl2, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4
Cho em hỏi còn chất nào nữa ạ, nếu có mong thầy ghi giúp em phương trình minh hoạ ạ.
Câu 22.Phản ứng nào sau đây không xảy ra
Đáp án thầy Ngọc là Ag + HCl + Na2SO4 nhưng em thấy còn có FeCl2 + Br2 vì em nghĩ phản ứng này Br2 có tính oxi hoá mạnh hơn Cl2 nên nó không thể đẩy Cl2 ra được.Mà câu 50 trong đề tự luyện em cũng thắc mắc vì thầy Ngọc chọn D: tính oxi hoá của Br2 mạnh hơn Cl2 nhưng em nhớ là tính oxi hoá Cl2 mạnh hơn Br2 ..Mong thầy giải đáp giúp em
Câu 56.Cho các chất KBr, S, SiO4 , P, Na3P04, FeO, Cu, Fe2O3 .Trong các chất sau chất nào có thể oxi hoá bởi axít H2SO4 đặc nóng
Đáp án là 5 nhưng em tính là 4 S, P, FeO, Cu. Còn chất nào nữa ạ.Mấy bài này e không biết làm, cứ lộn xộn cả lên.Mong thầy giúp em.
Câu 30.Sản phẩm của phản ứng SO2 + KMnO4 + H2SO4 là
Đáp án là K2SO4 + MnSO4 + H2SO4 nhưng em nghĩ nó tạo thành KHSO4 và MnSO4 cũng đúng.Đối với các phản ứng này mình nên học thuộc hay sao thầy bởi em thấy nó mơ hồ quá.
Câu 37.KMnO4 + FeSo4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hoá và chất khử trong phản ứng lần lượt là
Em cân bằng là 2:10 tương ứng là 1:5 nhưng đáp án là 2:5.
Câu 49 là nhường 13 electron mà thầy
Mong thầy giải đáp giúp em
Em cảm ơn!
 
D

defhuong

câu 17: tớ tưởng đáp án là 3 mà... Fe(NO3)3 đâu phải nhỉ :)
câu 49.. tớ giống bạn
câu 37... tớ tự sửa đáp án C là 2 và 10 rồi chọn nó ;))

p/S: tớ không giải đáp được nhìu nhưng cũng lete một tẹo để nhớ bài nên cậu thông cảm nhé...
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý làm bài:

Câu 17:
Đáp án C: FeCl2, Fe(NO3)2, FeSO4
Câu 22:
Đáp án C vì 6FeCl2 + 3Br2 -> 4FeCl3 + 2FeBr3 ( Fe2+ có tính khử, Br2 có tính oxh)
Câu 30:
Đáp án C: vì S+4 lên mức cao nhất H2SO4, Mn+7 trong môi trường axit xuống Mn+2 ( Mn+7 trong môi trường trung tính tạo ra MnO2, trong môi trường kiềm tạo ra K2MnO4) \Rightarrow trong các đáp án đã đưa, đáp án C là hợp lý nhất
Câu 37:
Đáp án B: hệ số tương ứng là 2,10,8,5,1,2,8
Câu 49:
Đáp án D: nhường 13 e
Câu 50:
Đáp án D: sửa thành tính oxihoa của Cl2 mạnh hơn Br2
Câu 56:
Đáp án B: KBr ( Br- tác dụng với chất oxihoa mạnh lên Br2), S, P, FeO.Cu
\Rightarrow Kết luận: Cần nắm được tất cả các số oxihoa của nguyên tử để xác định khả năng tham gia phản ứng ( VD: Br- trong câu 56 và Fe2+ trong câu 22 đều có khả năng lên mức oxi hóa cao hơn \Rightarrow gặp chất oxi hóa mạnh sẽ xảy ra phản ứng)
 
V

vananhmodel

Câu 22:
Đáp án C vì 6FeCl2 + 3Br2 -> 4FeCl3 + 2FeBr3 ( Fe2+ có tính khử, Br2 có tính oxh)
Vậy cho em hỏi tại sao câu C. [TEX]Ag + HCl +NaSO_4[/TEX] \Rightarrow không xảy ra?
Và câu B. [TEX]Cu + HCl +NaNO_3[/TEX]\Rightarrow tạo ra các sản phẩm gì ạ? Bởi vì em thấy Ag và Cu có khả năng hoạt động kim loại tương đượng nhau (đều đứng sau H) thì làm sao pư ở câu B xảy ra mà ở câu C không xảy ra?
 
Top Bottom