[Hóa] Bài tập nguyên tử

R

reunils

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5. Hợp chất của nó với H chứa 97,26% về khối lượng R. Nguyên tố R là ?
A. Cl B. S C.F D.Br
2. X, Y là 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp có tổng số hạt proton trong nguyên tử là 16. Số hiệu nguyên tử của X và Y là ?
A. 12 và 4
B. 15 và 1
C. 14 và 2
D. 13 và 3

Cám ơn trước :D
 
H

hocmai.hoahoc

Đính chính lại đề bài 1.
1.Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Hợp chất của nó với H chứa 97,26% khối lượng R. Nguyên tố R là
A. Cl B. S C. F D. Br
Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7 => Hợp chất của R với H là : RH
%mR = R/(R+1)*100 = 97,26 => R=35,5: Cl
2.X, Y là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp, có tổng số hạt proton trong nguyên tử là 16. Số hiệu nguyên tử X, Y là
A. 12 và 4 B. 15 và 1 C. 14 và 2 D. 13 và 3
Nhận xét : Hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm ở hai chu kỳ liên tiếp, đối với chu kỳ nhỏ thì số thứ tự hơn kém nhau 8 đơn vị, còn đối với chu kỳ lớn thì hơn kém nhau 18 đơn vị
Ta có : PX + PY = 16 (1) và PX-PY = 8 => PX = 12, PY = 4.
 
Last edited by a moderator:
R

reunils

Câu 2 em không hiểu cho lắm, tại sao px - py = 6.
Thầy có thể giải thích thêm không?
 
H

hocmai.hoahoc

Xin lỗi em tôi viết nhầm, với chu kỳ nhỏ hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm ở 2 chu kỳ liên tiếp hơn kém nhau 8 đơn vị
tức là : PX-PY = 8 (2)
và PX + PY = 16 (1)
=> PX = 12, PY = 4.
 
Top Bottom