[Hoá 9] tính chất của HN03

Q

quy

theo mình biết thì HNO3 là axit mạnh . khi tác dụng với kim loại có 2 hoá trị . VD Fe (!!!) (!!) . Khi tác dụng với Fe có khoá trị 2 thì nó sẽ đưa Fe lên hoá trị cao nhất và sinh ra NO2 + H20 .
VD : Fe + 6HNO3 ---> Fe(NO3)3 +3NO2 +3H20
Còn khi tác dụng với Fe có hóa trị !!! thì nó đóng vai trò như một axit bình thường thôi. Cái này khỏi cần VD nhé
 
Z

zero_flyer

tính chất của HNO3 lớp 9 thì chỉ cần học cho biết thôi chứ không nên học sâu vào làm gì, thế này nhé, hầu như tất cả các kim loại khi tác dụng với HNO3 thì đều không tạo khí H2, thứ hai là chỉ trừ Ag,Au,Pt ngoài ra tất cả các kim loại đều có pư với HNO3
theo tớ được học thì chỉ có 1 trường hợp duy nhất Fe tác dụng với HNO3 ở điều kiện nhiệt độ thấp, lạnh là cho khí H2
 
Q

quy

tính chất của HNO3 lớp 9 thì chỉ cần học cho biết thôi chứ không nên học sâu vào làm gì, thế này nhé, hầu như tất cả các kim loại khi tác dụng với HNO3 thì đều không tạo khí H2, thứ hai là chỉ trừ Ag,Au,Pt ngoài ra tất cả các kim loại đều có pư với HNO3
theo tớ được học thì chỉ có 1 trường hợp duy nhất Fe tác dụng với HNO3 ở điều kiện nhiệt độ thấp, lạnh là cho khí H2
Nếu bạn đi chuyên hoá mình nghĩ phải học TCHH HNO3 nhiều đấy
 
T

tokerin

Hình như [TEX]Ag[/TEX] có tác dụng với [TEX]HNO_3[/TEX] đấy chứ
[TEX]HNO_3[/TEX] là 1 axit mạnh có tính oxi hóa (giống [TEX]H_2SO_4[/TEX] đặc) khi tác dụng với KL hoặc muối,bazơ,oxit hóa trị KL chưa max thì sinh hợp chất có hóa trị max và các sp khử như [TEX]NO_2[/TEX], [TEX]NO[/TEX], [TEX]N_2O[/TEX], [TEX]N_2[/TEX], [TEX]NH_4NO_3[/TEX]
Ngoài ra nó còn tác dụng với 1 số PK yếu
[TEX]Al[/TEX], [TEX]Fe[/TEX] bị thụ động trong [TEX]HNO_3[/TEX] đặc nguội
 
H

hoanghahh

ừ mình thi chuyên hoá nhưng vẫn mơ hồ về TCHH của HN03 lên mong mọi người chỉ giáo thêm
 
K

kido_b

theo mình biết thì HNO3 là axit mạnh . khi tác dụng với kim loại có 2 hoá trị . VD Fe (!!!) (!!) . Khi tác dụng với Fe có khoá trị 2 thì nó sẽ đưa Fe lên hoá trị cao nhất và sinh ra NO2 + H20 .
VD : Fe + 6HNO3 ---> Fe(NO3)3 +3NO2 +3H20 =>đếy là đặc nóng
mình bổ sung thêm
Al và Fe ko tác dụng với HNO3 đặc nguội
HNO3 điện li gần như hoàn toàn :

HNO3 = H+ + NO3ˉ

tính chất của HNO3 có những tc sau




1. Tính chất axit

Dung dịch HNO3 có các tính chất đặc trưng của dung dịch axit :

- Dung dịch HNO3 thật loãng có vị chua. Dung dịch HNO3 làm đổi màu chất chỉ thị màu, thí dụ : quỳ tím đổi màu hồng.

- Dung dịch HNO3 có tác dụng với dung dịch bazơ (phản ứng tỏa nhiệt), với những bazơ và oxit bazơ không tan.

2. Tính chất oxi hóa mạnh.

a) Với kim loại. Do có ion NO3ˉ, dung dịch HNO3 oxi hóa được hầu hết các kim loại kể cả các kim loại có tính khử yếu hơn hiđro như Cu, Ag... Trong phản ứng không phải là ion H+ (do vậy không có H2 bay ra) mà ion NO3ˉ oxi hóa kim loại, tức là bị khử bởi kim loại. Ion NO3ˉ bị khử thành một số hợp chất của nitơ với số oxi hóa thấp hơn. Thường nếu dung dịch HNO3 đặc thì sản phẩm là
nếu dung dịch loãng thì là
Ngoài ra, tuỳ theo kim loại và mức độ loãng của dung dịch axit có thể tạo ra những sản phẩm khử, với số oxi hoá thấp hơn nữa của nitơ như :

Thí dụ, dung dịch HNO3 đặc tác dụng với Cu cho dung dịch Cu(NO3)2 và khí NO2 bay ra : Cu + 4H+ + 4 NO3ˉ = Cu2+ + 2NO3ˉ + 2NO2 ­ + 2H2O

Nếu là dung dịch HNO3 loãng thì khí bay ra là NO

Dung dịch HNO3 tác dụng với Pb, Ag ... tương tự như với Cu. Dung dịch HNO3 loãng tác dụng mạnh với Fe, Al, và oxi hóa sắt tới mức cao, Fe3+ (Nhắc lại, trong dung dịch axit khác, thí dụ HCl, H2SO4 loãng... sắt chỉ bị oxi hóa tới mức thấp, Fe2+ ). Nhưng trong dung dịch HNO3 đặc và nguội, Fe và Al lại được thụ động hóa, là vì đã tạo ra một lớp màng oxit rắn chắc, nó bảo vệ cho kim loại khỏi tác dụng của mọi axit. Vì vậy có thể dùng bình bằng sắt để đựng dung dịch HNO3 đặc.

b) Với phi kim. Dung dịch HNO3 có thể oxi hóa một số phi kim như S, C, P... Trong phản ứng, các phi kim bị oxi hóa tới mức cao nhất. Thí dụ, cho từng giọt dung dịch HNO3 đặc vào than đung nóng, than bùng cháy

4HNO3 + C = 2H2O + CO2 + 4NO2



Cho lưu huỳnh bột vào dung dịch HNO3 đặc đã được đun nóng nhẹ, lưu huỳnh tan nhanh và cho khí màu nâu đỏ bay ra.

6HNO3 + S = H2SO4 + 6NO2 ­ + 2H2O


(Đổ dung dịch BaCl2 vào dung dịch sau phản ứng, sẽ nhận thấy có chất kết tủa màu trắng, BaSO4)
 
C

conech123

Các bạn trên đã nói đúng hết rồi, mình chỉ bổ sung thêm tí xíu, chắc lớp 9 thì chưa học nhưng sau này thì sẽ biết :
- ngoài Fe và Al phản ứng thụ động với HNO3(đặc nguội) còn có Cr, Sn,...(do bị ôxi hóa trên bề mặt tạo 1 dạng oxit, bền với axit ngăn cản không cho phản ứng tiếp nên đừng nói là nó không có phản ứng nhé.)
- Hỗn hợp 3 thể tích HCl đặc và 1 thể tich HNO3 đặc đc gọi là nước cường toan (hay cường thủy) có khả năng hòa tan được Pt và Au (hay chưa;))
Mấy cái này không có trong phần bài tập, nhưng dù sao cũng biết càng nhiều thì càng tốt đúng hok?
 
Last edited by a moderator:
T

thienthanh_sd

Thực za cái này nói đúng nhất fai la : các kim loại Fe. Al , Cr , ... thụ động với HNO3 đặc nguội và bị HNO3 làm cho thụ động ...............:D
 
Top Bottom