[Hóa 9]Hữu cơ

N

ngudaikage

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trong 1 bình kín dung tích V lít có chứa 1 hỗn hợp X gồm 2 khí là metan và axetilen. Hỗn hợp X có tỉ khối so với Hidro là 10.5 . Nung nóng X ở nhiệt độ cao để metan bị nhiệt phân 1 phần ( theo PTHH : 2CH4 \Rightarrow C2H2 + 3H2) thì thu được hỗn hợp khí Y. Điều nhận định nào sau đây là đúng:
A. Thành phần % theo V của C2H2 trong hỗn hợp X không thay đổi ở mọi thời điểm pứ
B. Trong hỗn hợp X, thành phần % của metan là 50%
C. Áp suất của hỗn hợp khí sau pứ lớn hơn áp suất ban đầu
D. A,B,C đều đúng.
2. Có 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1ml n-hexan và ống thứ 2 1ml hex-1-en. Lắc đều cả 2 ống nghiệm, sau đó để yên 2 ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là:
A. Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả 2 ống nghiệm.
B. Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất.
C. Ở ống nghiệm thứ 2 cả 2 lớp chất lỏng đều không màu.
D. A,B,C đúng.
3. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, xúc tác axitùnufuric đặc ở nhiệt độ trên 170 độ C thường lẫn các oxit như cacbonic, SO2. Chọn 1 trong số các chất sau để làm sạch etilen:( Viết PT pứ)
A. Dung dịch brom dư.
B. Dung dịch natri hidroxit dư.
C. Dung dịch natri cacbonat dư.
D. Dung dịch kali penmanganta loãng dư.
4. Chú ý nào sau đây cần tuân theo để điều chế etilen theo phương pháp ở trên:( Giải thích và viết PT PỨ nếu có)
A. Dùng 1 lượng nhỏ cát hoặc đá bọt vào ống nghiệm chứa C2H5OH, xúc tác H2SO4 đặc để tránh hỗn hợp sôi quá mạnh, trào ra ngoài ống nghiệm.
B. Không thu ngay lượng khí thoát ra ban đầu, chỉ thu khí khi dung dịch pứ chuyển sang màu đen
C. Khi dừng thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí trước khí tắt đèn cồn để tránh nước tràn vào ống nghiệm gây vỡ, nguy hiểm.
D. Cả A,B,C đều đúng.
5. Đốt cháy hit V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0.2 mol CO2 và 0.15 mol nước, số mol CH4 có giá trị nào trong số các phương án sau?
A. 0.5 mol
B. 0.005 mol
C. 0.15 mol
D. 0.005 mol
6. Để tách riêng từng khí tinh khiết ra khỏi hỗn hợp gồm propan, propen, popin người ta đã sử dụng những pứ hh đặc trưng nào sau đây?\
A. Phản ứng thế nguyên tử H của ankin -1
B. Phản ứng cộng nước có xúc tác axit của anken
C. Phản ứng tách nước của ancol để tái tạo anken
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
7. Chất hữu cơ nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Bezen
B. but-1,3-dien
C. Etan
D. Toluen
8. Cho 0,896 lít hỗn hợp 2 anken là đồng kế tiếp( đktc) lội qua dung dịch brom dư. Khối lượng bình brom tăng thêm 2 g. Công thức phân tử của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6
B. C3H6 và C4H8
C. C4H8 và C5H10
D. Phương án khác.

Chú ý:
Bạn để ý đặt tiêu đề đúng quy định nhé :[Hóa 9] + Tiêu đề:
Ko sử dụng những tiêu đề như:Giúp với,help me,...
 
Last edited by a moderator:
L

lovelybones311

1. Trong 1 bình kín dung tích V lít có chứa 1 hỗn hợp X gồm 2 khí là metan và axetilen. Hỗn hợp X có tỉ khối so với Hidro là 10.5 . Nung nóng X ở nhiệt độ cao để metan bị nhiệt phân 1 phần ( theo PTHH : 2CH4 C2H2 + 3H2) thì thu được hỗn hợp khí Y. Điều nhận định nào sau đây là đúng:
A. Thành phần % theo V của C2H2 trong hỗn hợp X không thay đổi ở mọi thời điểm pứ
B. Trong hỗn hợp X, thành phần % của metan là 50%
C. Áp suất của hỗn hợp khí sau pứ lớn hơn áp suất ban đầu
D. A,B,C đều đúng.

dựa vào tỉ khối =21-> %CH4=%C2H2=50%=>B đúng
theo mình A sai còn C thì k đúng hoàn toàn vì còn dựa vào nhiệt độ ...


2. Có 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1ml n-hexan và ống thứ 2 1ml hex-1-en. Lắc đều cả 2 ống nghiệm, sau đó để yên 2 ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là:
A. Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả 2 ống nghiệm.
B. Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất.
C. Ở ống nghiệm thứ 2 cả 2 lớp chất lỏng đều không màu.
D. A,B,C đúng.

3. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, xúc tác axitùnufuric đặc ở nhiệt độ trên 170 độ C thường lẫn các oxit như cacbonic, SO2. Chọn 1 trong số các chất sau để làm sạch etilen Viết PT pứ)
A. Dung dịch brom dư.
B. Dung dịch natri hidroxit dư.
C. Dung dịch natri cacbonat dư.
D. Dung dịch kali penmanganta loãng dư.

4. Chú ý nào sau đây cần tuân theo để điều chế etilen theo phương pháp ở trên Giải thích và viết PT PỨ nếu có)
A. Dùng 1 lượng nhỏ cát hoặc đá bọt vào ống nghiệm chứa C2H5OH, xúc tác H2SO4 đặc để tránh hỗn hợp sôi quá mạnh, trào ra ngoài ống nghiệm.
B. Không thu ngay lượng khí thoát ra ban đầu, chỉ thu khí khi dung dịch pứ chuyển sang màu đen
C. Khi dừng thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí trước khí tắt đèn cồn để tránh nước tràn vào ống nghiệm gây vỡ, nguy hiểm.
D. Cả A,B,C đều đúng.

5. Đốt cháy hit V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0.2 mol CO2 và 0.15 mol nước, số mol CH4 có giá trị nào trong số các phương án sau?
A. 0.5 mol
B. 0.005 mol
C. 0.15 mol
D. 0.005 mol
gọi n CH4=a mol,n C2H4=b mol
->tổng n C=n CO2 =a+2b=0,2
Mà m X =mC+ m H =0,2.12+0,15.2 =2,7
=>16a+28b=2,7
=>a= -0,05 ????????
2 đáp án B D trùng nhau !!!
6. Để tách riêng từng khí tinh khiết ra khỏi hỗn hợp gồm propan, propen, popin người ta đã sử dụng những pứ hh đặc trưng nào sau đây?\
A. Phản ứng thế nguyên tử H của ankin -1
B. Phản ứng cộng nước có xúc tác axit của anken
C. Phản ứng tách nước của ancol để tái tạo anken
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
7. Chất hữu cơ nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Bezen
B. but-1,3-dien
C. Etan
D. Toluen
8. Cho 0,896 lít hỗn hợp 2 anken là đồng kế tiếp( đktc) lội qua dung dịch brom dư. Khối lượng bình brom tăng thêm 2 g. Công thức phân tử của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6
B. C3H6 và C4H8
C. C4H8 và C5H10
D. Phương án khác.

n hh =0,04 mol
m anken= m tăng=2 g
=> M anken tb=50g
=> n tb =50/14=3,6
=> B

Theo tớ thì là thế .
Mấy câu về thí nghiệm thì tớ chỉ đoán thôi:D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom