[hoá 9]Đề kiểm tra 1 tiết

T

trang14

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề này là đề kiểm tra 1 tiết của trang14, mọi người thử làm xem, trong 45 phút nhá ^^
Câu1:
Cho 19,3g hỗn hợp A gồm bột [TEX]Al[/TEX] và [TEX]Fe[/TEX] vào cốc đựng 500 ml dd [TEX]CuCl_2[/TEX] 1M, khuấy đều, sau 1 thời gian đem lọc được chất rắn B nặng 33,9g gồm 3 kim loại và dd nước lọc C. Nung B trong không khí đến phản ứng hoàn toàn được dd 45,1g hỗn hợp oxit. Thêm 750 ml dd [TEX]NaOH[/TEX] 2M dư vào dd C. Sau khi các phản ứng sảy ra hoàn toàn-->lọc--> thu được kết tủa D và dd E. Nung D đến khối lượng không đổi thì thu được 16g chất rắn.
a_ Viết PTHH.
b_ Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong A.
c_ Cần thêm vào dd E bao nhiêu ml dd [TEX]HCl [/TEX]2M để thu được kết tủa lớn nhất.
Câu2:
Cho 4,32g hỗn hợp kim loại: Na,Al,Fe vào nước dư được 896 ml khí (đktc) và 1 lượng chất rắn không tan. Tách lượng chất rắn cho tác dụng với 120 ml dd [TEX]CuSO_4[/TEX] 1M. Sau khi PƯ hoàn toàn thu được 6,4 g Cu và một dd X. Tách dd cho tác dụng vừa đủ vói một lượng dd KOH để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa đến khối lượng ko đổi thu được chất rắn Y.
a_ Tính khối lượng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b_ Tính khối lượng chất rắn Y.
Câu 3:
Cho A là hỗn hợp gồm bột Al và Cu. Lấy m gam hỗn hợp A hòa tan bằng 500 ml dd NaOH (có nồng độ xM) cho tới khi khí ngừng bay ra thu được 6,72 lít H2 (đktc) còn lại m1 gam kim loại ko tan.
Mặt khác đem hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A bằng 500 ml dd HNO3 ( có nồng độ yM)đến khi khí ngừng bay ra thu được 6,72 lít khí NO duy nhất và còn lại m2 gam kim loại ko tan. Lấy m1, m2 trong 2 trường hợp trên đem oxi hóa hoàn toàn thành oxit, thu được 1,6064m1 và 1,542m2 gam oxit.
a_ Tìm x, y.
b_ Tìm m.
c_ Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A ban đầu.
 
C

conandoyle94

Bt1
b, m(Al) = 6,1g = 31,6 %
m(Fe) = 13,2g = 68,4 %



Bài 2
a, m(Na) = 0.46g. m(Al) = 1,62g . m(Fe) = 2,24g


Bt3.
a, x = 0,4 . y = 2,4
b, m = 16,06g
c, %m(Al) = 84%
%m(Cu) = 16%
 
Last edited by a moderator:
T

trang14

giả sử lượng chất rắn ko tan chỉ có Fe
[TEX]Fe + Cu2+ ---->Fe2+ + Cu[/TEX]
0,1mol 0,1mol
=> loại => trong lượng chất rắn ko tan có cả Al
[TEX]Na + H_2O ----> NaOH + \frac{1}{2}H_2 [/TEX]
x x [TEX] \frac{1}{2}x[/TEX]
[TEX]NaOH + Al + H_2O ----> NaAlO_2+ \frac{3}{2}H_2[/TEX]
x x [TEX]\frac{3}{2}x[/TEX]
=> x =0,02 mol
[TEX]Al ---->Al3+ + 3e[/TEX]
y 3y
[TEX]Fe ----> Fe2+ + 2e[/TEX]
z 2z
[TEX]Cu 2+ + 2e -----> Cu[/TEX]
0,2
ta có [TEX]3y + 2z = 0,2[/TEX]
[TEX] 27y + 56z =3,32[/TEX]
=> [TEX]y =z = 0,04[/TEX]
\Rightarrow[TEX]m_{Na}=0,46[/TEX]
[TEX]m_{Al} = 0,06.27=1,62[/TEX]
[TEX]m_{Fe}=2,24[/TEX]
Y gồm [TEX]CuO,Al_2O_3,Fe_2O_3, [/TEX]típ theo chắc tự tính dc, tớ bùn ngủ quá :)|

Bài 1 mình làm như sau:
B gồm 3 kim loại nên[TEX] Al[/TEX] chỉ tham gia 1 phần với [TEX]CuCl_2[/TEX], còn[TEX] Al[/TEX] dư, [TEX]Fe[/TEX] chưa tham gia và [TEX]Cu[/TEX] tạo thành.
[TEX]m_{O2}= 45,1-33,9=11,2 (g)\Rightarrow n_{O2}=0,35(mol)[/TEX]
khi thêm [TEX]NaOH[/TEX] dư vào thì [TEX]Al_2O_3[/TEX] tan hết, còn[TEX] CuO [/TEX]và oxit sắt không tan. khi nung kết tủa đến m không đổi thu được [TEX]Fe_2O_3[/TEX] và [TEX]CuO[/TEX]. dd E là [TEX]NaAlO2 + HCl+ H2O--->Al(OH)3+ NaCl[/TEX]
Kết tủa thu được lớn nhất khi [TEX]HCl [/TEX]vừa đủ tác dụng với E , kết tủa tạo thành không bị [TEX]HCl[/TEX] hoà tan tiếp.
 
Last edited by a moderator:
C

chemistry_litreature_cool

cho 10,24g hỗn hợp X gồm 3 kim loại Cu,Mg,Fe ở dạng bột tác dụng với 150 ml dung dịch 2 axid HCL 2M+H2SO4 2M(loãng), phản ứng làm giải phóng ra 3,584 lít Hidro(đktc)thì hết bọt khí thoát ra.Đem lọc , rửa thu được dung dịch A và chất rắn B , hoà tan hết chất B trong dung dịch H2SO4 đặc nóng giải phóng ra V lít SO2(đktc).thêm vào dung dịch A 125 mililit dung dịch NaOH 25% có d=1.28g/ml .Khuấy đều hỗn hợp , lọc ,rửa nung ở nhiệt độ cao trong không khí đến khi có khối lượng không, thu được 9,6 gam chất rắn C
a)tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
b)tính V (đktc)
c)cho 2,56 gam hỗn hợp X tác dụng với 500 ml AgNO3 0,17M. Khuấy kĩ hỗn hợp để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch và chất rắn E tính khối lượng chất rắn E.
CÁC BẠN LÀM THỬ XEM
 
Top Bottom