[Hoá 9]Cùng giải đề thi học sinh giỏi môn Hóa Học

Status
Không mở trả lời sau này.
T

truongtrungviet

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 4: ( 4 Điểm ) Cho V lít CO2 ( ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 1.M và Ca(OH)2 0,75.M thu được 12 (g) kết tủa. Tính V ?
Câu 5: ( 4 Điểm ) Một hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, dẫn khí tạo thành qua nước vôi trong dư thu được 10 (g) kết tủa và 2,8 (lít) khí không màu (ở đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Câu 6: ( 5 Điểm ) Đốt cháy hỗn hợp CuO và FeO với C dư thì thu được chất rắn A và khí B. Cho B tác dụng với nước vôi trong dư thu được 8 (g) kết tủa. Chất rắn A cho tác dụng với dung dịch HCl.10% thì cần dùng thêm một lượng axít là 73 (g) vừa đủ.
a/ Viết các PTPỨ.
b/ tính khối lượng CuO và FeO trong hỗn hợp ban đầu và thể tích khí B ( Biết các khí đo ĐKTC).
( Cho biết; H = 1đvc; C = 12đvc; O = 16 đvc; Mg = 24 đvc; Ca = 40 đvc; Cl = 35,5 đvc; Fe= 56 đvc; Cu = 64 đvc).
 
I

iammyself

không có bài hữu cơ hả bạn ???????????đề lớp 9 phải có hữu cơ chứ

bạn thân mến

dến thời điểm thi học sinh giỏi thì chưa học hoá hữu cơ

hoá hữ cơ cuối năm mới học nhé
 
Last edited by a moderator:
T

tokerin

Câu V
Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0.04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 nung nóng thu được chất rắn B gồm 4 chất có khối lượng 4.784 gam. Cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dd Ba(OH)2 dư thu được 9.062 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0.6272 l khí H2 (đktc)
1. Tính % khối lượng oxit trong A
2. Tính % khối lượng các chất trong B, biết trong B số mol Fe3O4 bằng 1/3 tổng số mol FeO và Fe2O3
 
V

vancoist

Em thấy các thầy cô bảo dù chưa học hoá hữa cơ nhưng trong đề thi vẫn có hay để em hi xong thì post đề lên cho mọi người xem, 21/1 là em thi rùi nhưng xem đề mấy năm trước thì vẫn có nhưng chỉ ở dạng tìm công thức thui
 
Z

zero_flyer

Câu V
Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0.04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 nung nóng thu được chất rắn B gồm 4 chất có khối lượng 4.784 gam. Cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dd Ba(OH)2 dư thu được 9.062 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0.6272 l khí H2 (đktc)
1. Tính % khối lượng oxit trong A
2. Tính % khối lượng các chất trong B, biết trong B số mol Fe3O4 bằng 1/3 tổng số mol FeO và Fe2O3

[tex]n_{BaCO_3}=0,046[/tex]
[tex]=>n_{CO_2}=0,046[/tex]
[tex]=>n_{CO}=0,046[/tex]
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
0,046.28+m=4,784+0,046.44
m=5,52
gọi số mol FeO và Fe2O3 lần lượt là x,y
x+y=0,04
72x+160y=5,52
x=0,01
y=0,03
phần trăm tự tính

hỗn hợp B gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4
chỉ có Fe tạo khí với HCl
[tex]n_{Fe}=n_{H_2}=0,028[/tex]
[tex]m_{Fe}=1,586[/tex]
vậy khối lượng 3 oxit là: 4,784-1,568=3,198
gọi số mol FeO và Fe2O3 là x,y
ta có
[tex]72x+160y+\frac{232(x+y)}{3}=3,198[/tex]
448x+712y=9,594
mặt khác, theo kết quả câu a ta đã có
[tex]n_{Fe}=n_{FeO}+2n_{Fe_2O_3}=0,07[/tex]
mà đã có 0,028 Fe nguyên chất nên oxit Fe chiếm 0,042mol Fe

số mol Fe trong FeO là x
số mol Fe trong Fe2O3 là 2y
số mol Fe trong Fe3O4 là x+y
ta có phương trình thứ 2
2x+3y=0,042
x+y=0,014
x=0,014025
y=0,00465
hiz chưa bao giờ làm một bài nào mà dài như cái bài quỷ sứ này


Câu 5: ( 4 Điểm ) Một hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, dẫn khí tạo thành qua nước vôi trong dư thu được 10 (g) kết tủa và 2,8 (lít) khí không màu (ở đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A.

Mg và MgCO3 phản ứng với HCl dư, MgCO3 sẽ tạo CO2, khí này có phản ứng với Ca(OH)2 tạo CaCO3, còn Mg thì tác dụng với HCl tạo khí H2 không tác dụng với Ca(OH)2
[tex]n_{MgCO_3}=n_{CaCO_3}=0,1[/tex]
[tex]n_{Mg}=n_{H_2}=0,125[/tex]
có số mol thì phần trăm là vấn đề đơn giản
:)>-:)>-:)>-
 
Last edited by a moderator:
T

tokerin

[hoá 9] chuỗi phản ứng và nhận biết các chất

câu V là đề thi HSG em vừa thi chiều nay xong
Đi muộn lại cuống cuồng cuồng nên làm sai hết cả.Giá có thêm 30s thì đã ăn thêm 0.5 điểm.Nhưng giờ có nói gì cũng vô ích rồi
Đây là toàn bộ đề thi
Câu I (3 điểm) trong hóa học người ta dùng những cách thông thường nào để
1. Hòa tan KL
2. Điều chế KL
Viết PT
Câu II Dãy biến hóa đơn giản thôi nên em không post( mà cũng chẳng post nổi,mũi tên lên xuống loạn hết cả không biết viết kiểu gì)
Câu III (2 điểm)
Cho các dd [TEX]CuSO_4[/TEX], [TEX]Fe_2(SO_4)_3[/TEX], [TEX]MgSO_4[/TEX], [TEX]AgNO_3[/TEX] và các KL Cu, Fe, Mg, Ag.Các cặp chất nào phản ứng được với nhau. Viết các phương trình phản ứng
Câu IV (7 điểm)
Hỗn hợp A gồm Al, [TEX]Al_2O_3[/TEX], CuO tan hết trong 2 l dd H_2SO_4 0.5 M cho dd B và 6.72 l khí (đktc). Để dd thu được bắt đầu tạo kết tủa với NaOH thì V tối thiểu dd NaOH 0.5 M phải thêm vào B là 0.4 l và để cho kết tủa không đổi nữa thì V dd NaOH phải dùng là 4.8 l, thu được dd C
1. Tính % khối lượng từng chất có trong hỗn hợp A
2. Thêm dd HCl vào dd C. Tính V dd HCl 1 M dùng để
a) Tạo kết tủa hoàn toàn
b) Kết tủa tan hết
 
Z

zero_flyer

Câu IV (7 điểm)
Hỗn hợp A gồm Al, [TEX]Al_2O_3[/TEX], CuO tan hết trong 2 l dd H_2SO_4 0.5 M cho dd B và 6.72 l khí (đktc). Để dd thu được bắt đầu tạo kết tủa với NaOH thì V tối thiểu dd NaOH 0.5 M phải thêm vào B là 0.4 l và để cho kết tủa không đổi nữa thì V dd NaOH phải dùng là 4.8 l, thu được dd C
1. Tính % khối lượng từng chất có trong hỗn hợp A
2. Thêm dd HCl vào dd C. Tính V dd HCl 1 M dùng để
a) Tạo kết tủa hoàn toàn
b) Kết tủa tan hết

chỉ có Al mới tạo ra khí H2
[tex]n_{H_2}=0,3[/tex]
[tex]=>n_{Al}=0,2[/tex];
số mol H2SO4 tham gia phản ứng này là 0,3
gọi số mol Al2O3 và CuO lúc đầu là x,y

vì trước khi tạo kết tủa thì phải tốn 0,2 mol NaOH nên số mol H2SO4 còn dư là 0,1
số mol H2SO4 lúc đầu là 1 mol
Al đã dùng 0,3 mol
chứng tỏ Al2O3 và CuO dùng 0,6 mol
=> 3x+2y=0,6
xét trường hợp kết tủa không đổi thì cần dùng 2,4 mol NaOH
tốn 0,2 mol để trung hoà H2SO4 dư
Al tạo 0,1 mol Al2(SO4)3
x mol Al2O3 tạo x mol Al2(SO4)3
y mol CuO tạo y mol CuSO4
tổng cộng có x+0,1 mol Al2(SO4)3 và y mol CuSO4
cần dùng 6(x+0,1) mol NaOH để tạo kết tuả Al(OH)3 sau đó lại phải dùng đúng 1 lượng mol trên để làm tan kết tủa này
cần dùng 2y mol NaOH để kết tủa y mol CuSO4
ta có pt
12(x+0,1)+2y=2,2
12x+2y=1

số lẻ quá, kiểm tra lại dùm tớ, ^^
 
Last edited by a moderator:
L

long15

mình khác Zero
gọi số mol Al2(SO4)3 là x
cái kia là y
Sửa lại cho ZeRO nè
do H2SO4 ban đầu là 1mol
Al =0,2 mol ------->nH2SO4 pư là 0,3mol
mà pư để tạo ra kt tối thiểu nên NaOH chỉ vừa đủ pu hết với axit dư là 0,1 mol H2SO4
vậy có 0,6 mol gốc SO4 trong muối
--------->3x+y=0,6
khi tạo kt không đổi thì chỉ có kt của Cu
-------->0,2*4 +8x+2y=0,24
giải ra x=0,08
y=0,48
từ đây có thể tính được % của mỗi chất rồi
 
B

baongoc_kt94

hok phải đâu
tỉnh tớ thi thị đã có hữu cơ rồi
vậy ai có bài hữu cơ thì cho tớ nhé
 
T

tokerin

HKI sao đã có hữu cơ rồi. Học nhanh thật
Thử làm bài này xem
Hỗn hợp khí X gồm 2 ankan A,B kề nhau trong dãy đồng đẳng và 1 anken C. Dẫn 5.04 l X qua bình đựng dung dịch Br2 thấy có 12 g Br2 phản ứng
a) Xác định công thức phân tử và tính phần trăm thể tích các chất A,B,C trong X . Biết 11.6 g X phản ứng vừa đủ với 16 g Br2
b) Đốt cháy hoàn toàn 11.6 g X. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn vào bình Y chứa 2 l dung dịch NaOH 0.3 M. Hỏi khối lượng bình Y tăng lên bao nhiêu gam? Tính khối lượng các chất có trong bình Y
 
P

pttd

HKI sao đã có hữu cơ rồi. Học nhanh thật
Thử làm bài này xem
Hỗn hợp khí X gồm 2 ankan A,B kề nhau trong dãy đồng đẳng và 1 anken C. Dẫn 5.04 l X qua bình đựng dung dịch Br2 thấy có 12 g Br2 phản ứng
a) Xác định công thức phân tử và tính phần trăm thể tích các chất A,B,C trong X . Biết 11.6 g X phản ứng vừa đủ với 16 g Br2
b) Đốt cháy hoàn toàn 11.6 g X. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn vào bình Y chứa 2 l dung dịch NaOH 0.3 M. Hỏi khối lượng bình Y tăng lên bao nhiêu gam? Tính khối lượng các chất có trong bình Y
các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn hả bạn???
thui kệ,mìh cứ cho là thế nha!!!
Gọi CT tương đương của 2 ankan là [TEX]C_nH_{2n+2}[/TEX](1<n<3)
Gọi CT của anken là [TEX]C_mH_2m[/TEX](2<=m<=4,m tự nhiên)
n hỗn hợp khí=5,04/22,4=0,225(mol)
[TEX]n_{C_mH_2m}=n_{Br_2}=12/160=0,075(mol)[/TEX]
==>[TEX]n_{C_nH_{2n+2}=0,225-0,075=0,15(mol)[/TEX]
TN2:[TEX]n_{C_mH_2m}=n_{Br_2}=16/160=0,1(mol)[/TEX]
ta có 11,6g hỗn hợp có 0,1 mol [TEX]C_mH_2m[/TEX]
==>a (g)-----------------0,075-----------------------------
==>a=8,7(g)
từ đó ta có pt :
0,15(14n+2)+0,075.14m=8,7
<=>2,1n+1,05m=8,4
thay từng giá trị m từ 2 -->4 vào ta có
m=2([TEX]C_2H_4[/TEX])--->n=3--->[TEX]C_2H6[/TEX] và [TEX]C_4H_10[/TEX]
m=3([TEX]C_3H_6[/TEX])--->n=2,1-->tương tự ở trên
m=4([TEX]C_4H_8[/TEX])--->n=2--->[TEX]CH_4[/TEX]và [TEX]C_3H_8[/TEX]
có 3 trương hợp này là hợp lí,phần trăm các chất thì thay số mol là ra, còn phần b thì chỉ thay số vào rùi tính theo từng trường hợp là ổn!!!OK men????:)
 
T

tokerin

[Hoá 9]Cùng giải đề thi học sinh giỏi môn Hoá Học

Các bác cho biết có phản ứng này hay không
[TEX]3MnO_2 + FeS \rightarrow 3MnO + FeO + SO_2[/TEX]
 
T

tokerin

[Hoá 9]Cùng giải đề thi học sinh giỏi môn Hoá Học

1)Một hỗn hợp X ([TEX]H_2[/TEX], ankan, anken). Cho 1120 ml hỗn hợp X qua ống Ni nung nóng thì chỉ còn 896 ml. Dẫn hỗn hợp này qua bình đựng dung dịch [TEX]Br_2[/TEX] dư thấy nước [TEX]Br_2[/TEX] phai màu 1 phần, trong khi đó khối lượng bình đựng dd [TEX]Br_2[/TEX] tăng 0,63 g. Sau cùng còn hh khí Y có
V = 560 ml, có tỉ khối của hh với không khí là 1,23
a) Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của ankan, anken
b) % V các chất trong hh X và Y
2) 1 hh gồm 2 [TEX]C_xH_y[/TEX] mạch hở (A). Cho 1680 ml hh khí đi chậm qua dd [TEX]Br_2[/TEX] dư. Sau phản ứng hoàn toàn, còn lại 1120 ml hh Y, đồng thời khối lượng [TEX]Br_2[/TEX] bị giảm là 4 g. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn 1680 ml hh trên rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dd [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] dư thu được 12,5 g kết tủa
Xác định công thức phân tử 2 hiđrocacbon trên
3)Hỗn hợp A gồm [TEX]H_2[/TEX] và 1 anken, tỷ khối hơi của A so với [TEX]H_2[/TEX] bằng 10. Cho A qua xúc tác Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Tỷ khối hơi của B so với [TEX]H_2[/TEX] là 15
a)Xác định công thức phân tử của anken
b)Tính % theo số mol của các chất trong A và B


Đáp án em tìm ra:1)[TEX]C_2H_6[/TEX] và [TEX]C_3H_6[/TEX]
2)[TEX]CH_4[/TEX] và [TEX]C_3H_6[/TEX]
3)[TEX]C_4H_8[/TEX]
Các bác kiểm tra cho em kết quả với
em không hiểu hh Y ở bài 2 chứa những cái gì
:):p;):D
 
B

boykute_dk

Câu V
Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0.04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 nung nóng thu được chất rắn B gồm 4 chất có khối lượng 4.784 gam. Cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dd Ba(OH)2 dư thu được 9.062 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0.6272 l khí H2 (đktc)
1. Tính % khối lượng oxit trong A
2. Tính % khối lượng các chất trong B, biết trong B số mol Fe3O4 bằng 1/3 tổng số mol FeO và Fe2O3
Ủa sao khi cho CO rùi nung lại đc 4 chất rắn lun@-)@-)@-)@-)
 
K

kukukuibap

ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 4: ( 4 Điểm ) Cho V lít CO2 ( ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 1.M và Ca(OH)2 0,75.M thu được 12 (g) kết tủa. Tính V ?
Câu 5: ( 4 Điểm ) Một hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, dẫn khí tạo thành qua nước vôi trong dư thu được 10 (g) kết tủa và 2,8 (lít) khí không màu (ở đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Câu 6: ( 5 Điểm ) Đốt cháy hỗn hợp CuO và FeO với C dư thì thu được chất rắn A và khí B. Cho B tác dụng với nước vôi trong dư thu được 8 (g) kết tủa. Chất rắn A cho tác dụng với dung dịch HCl.10% thì cần dùng thêm một lượng axít là 73 (g) vừa đủ.
a/ Viết các PTPỨ.
b/ tính khối lượng CuO và FeO trong hỗn hợp ban đầu và thể tích khí B ( Biết các khí đo ĐKTC).
( Cho biết; H = 1đvc; C = 12đvc; O = 16 đvc; Mg = 24 đvc; Ca = 40 đvc; Cl = 35,5 đvc; Fe= 56 đvc; Cu = 64 đvc).
hj
no we" de doi vs tui
gui cho tui nhiu pai kho hon nha
:D
cam on truoc
nhung hok co cam ta dau
 
P

pandasieuquay

Tuỳ theo chương trình hcoj thì mới có hữu cơ học không?
Nếu bạn thi ở HK 1 thì yên tâm đi sẽ chả bao h có phần hữu cơ ,còn HK 2 chắc chắn có zùi :(
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom