Hóa [hóa 9] BT chứng minh hỗn hợp KL dư hay axit dư

B

binbon249

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài tập chứng minh hỗn hợp kim loại dư hay axit dư.

1.Hoà tan hỗn hợp gồm 37,2 gam Zn và Fe trong 1 mol dung dịch H2SO4
a. Chứng minh rằng hỗn hợp tan hết.
b. Nếu hoà tan hỗn hợp trên với lượng gấp đôi vào cùng lượng axit trên thì hỗn hợp có tan hết không.

2.Hoà tan hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch đựng 7,3 gam HCl ta thu được 0,18 gam H2. Chứng minh sau phản ứng vẫn còn dư axit.

3.Nguời ta tiến hành 2 thí nghiệm sau:
TN1: Cho 2,02 gam hỗn hợp Mg, Zn vào cốc đựng 200ml dung dịch HCl . Sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết thu được 4,86 gam chất rắn.
TN2: Cho 2,02 gam hỗn hợp trên vào cốc đựng 400ml dung dịch HCl trên. Sau khi cô cạn thu được 5,57 gam chất rắn.
Chứng minh trong TN1 axit hết, TN2 axit dư.
Tính thể tích khí bay ra ở TN1.
Tính số mol HCl tham gia phản ứng.
Tính số gam mõi kim loại

4.Cho a gam Fe hoà tan trong dung dịch HCl (TN1) sau khi cô cạn dung dịch thu được 3,1 gam chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg ( TN2) vào dung dịch HCl cũng với lượng trên thì thu được 3,34 gam chất rắn . Biết thể tích H2 thoát ra ở cả 2 TN đều là 448 ml. Tính a,b biết rằng ở TN2 Mg hoạt động mạnh hơn Fe. Chỉ khi Mg phản ứng xong thì Fe mới phản ứng.

5.Cho 22 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe phản ứng với dung dịch chứa 0,6 mol HCl . Chứng minh hỗn hợp X tan hết.

6.Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 0,25mol HCl và 0,125 mol H2SO4 ta thu được dung dịch B và 4,368 lit H2.
Chứng minh trong dung dịch vẫn còn dư axit.
Tính % các kim loại trong A.

7. Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào dung dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 2,24 lit khí. Chứng minh sau phản ứng kim loại vẫn còn dư.

Dạng này mình ít gặp, nhưng mà hay :D
 
Last edited by a moderator:
T

thao_won

Bài tập chứng minh hỗn hợp kim loại dư hay axit dư.

1.Hoà tan hỗn hợp gồm 37,2 gam Zn và Fe trong 1 mol dung dịch H2SO4
a. Chứng minh rằng hỗn hợp tan hết.
b. Nếu hoà tan hỗn hợp trên với lượng gấp đôi vào cùng lượng axit trên thì hỗn hợp có tan hết không..


a) Gọi x và y là số mol Zn và Fe

65x + 56y = 37,2

\Rightarrow x + y < 0,66

\Rightarrow x + y <1

Mà số mol H2SO4 cần để hòa tan hết Fe và Zn là x + y ( viết PTHH ra là thấy ;)))

\Rightarrow Kim loại hòa tan hết
b) Lượng gấp đôi tức là

65x + 56y = 74,4 gam

\Rightarrow x + y >1,14

\Rightarrow để hòa tan hết cần 1 lượng axit lớn hơn 1,14 mol ( trong khi axit chỉ có 1 mol)

\Rightarrow Ko đủ để hòa tan hết kim loại


2.Hoà tan hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch đựng 7,3 gam HCl ta thu được 0,18 gam H2. Chứng minh sau phản ứng vẫn còn dư axit.


nHCl = 7,3 : 36,5 = 0,2 mol

nH2 = 0,09 mol

\Rightarrow Số mol axit đã phản ứng là : 0,09 .2 = 0,18 <0,2

\Rightarrow Axit dư

3.Nguời ta tiến hành 2 thí nghiệm sau:
TN1: Cho 2,02 gam hỗn hợp Mg, Zn vào cốc đựng 200ml dung dịch HCl . Sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết thu được 4,86 gam chất rắn.
TN2: Cho 2,02 gam hỗn hợp trên vào cốc đựng 400ml dung dịch HCl trên. Sau khi cô cạn thu được 5,57 gam chất rắn.
Chứng minh trong TN1 axit hết, TN2 axit dư.
Tính thể tích khí bay ra ở TN1.
Tính số mol HCl tham gia phản ứng.
Tính số gam mõi kim loại


CÙng 1 lượng kim loại như nhau ,khi tăng lượng axit thì khối lượng chất rắn thu dc tăng lên \Rightarrow Sau TN1 ,kim loại còn dư , axit hết

Khối lượng Clo trong chất rắn thu dc ở P/ư 1 là :

4,86 -2,02 =2,84 g\Rightarrow [TEX]nCl^- =0,08 [/TEX]mol

\Rightarrow nHCl = 0,08 mol

\Rightarrow nH2 = 0,04 mol \Rightarrow V = 0,896 lít

CMdd HCl = 0,08 : 0,2 = 0,4

\Rightarrow TN2 ,nHCl = 0,4 .0,4 =0,16 mol

Khối lượng chất rắn tăng so với p/ư 1 là : 5,57 - 4,86 = 0,71 gam

Đó chính là khối lượng Clo đã phản ứng tạo thành muối

\Rightarrow nCl = 0,02 mol

Ta thấy : axit tăng từ 0,08 mol lên 0,16 mol ( tăng 0,08 mol)nhưng số mol Clo chỉ tăng 0,02 mol

\Rightarrow Kim loại đã hết.


Gọi x và y là số mol kim loại Mg và Zn trong 2,02 g


\Rightarrow 24x + 65y = 2,02

95x + 136y = 5,57

\Rightarrow x = 0,03 ; y = 0,02

Mỏi tay quá :((












 
T

thao_won





5.Cho 22 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe phản ứng với dung dịch chứa 0,6 mol HCl . Chứng minh hỗn hợp X tan hết.

Câu này hình như đề sai :|


6.Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 0,25mol HCl và 0,125 mol H2SO4 ta thu được dung dịch B và 4,368 lit H2.
Chứng minh trong dung dịch vẫn còn dư axit.
Tính % các kim loại trong A.

Tổng số mol [TEX]H^+[/TEX] trong dd axit là : [TEX]0,25 + 0,125.2 = 0,5[/TEX] mol

[TEX]nH_2 = 0,195 [/TEX]\Rightarrow [TEX]nH = 0,39[/TEX] mol [TEX]< 0,5[/TEX] mol

\Rightarrow Trong dd còn [TEX] H^+ [/TEX]( axit dư)

Đặt số mol Mg và Al là x và y .TA có :

[TEX]24x + 27y = 3,97[/TEX]
[TEX]x + 1,5y =0,39[/TEX]

Giải hệ phương trình là xong ^^

7. Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào dung dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 2,24 lit khí. Chứng minh sau phản ứng kim loại vẫn còn dư.

Gọi x và y là số mol Mg và Zn đã p/ư với axit


[TEX]x+y = nH_2 = 0,1[/TEX]

[TEX]\Rightarrow 65x + 65y = 6,5 <7,8[/TEX]

\Rightarrow Hh kim loại chưa tan hết .
 
A

angelsfall_lavangroi

Bài tập chứng minh hỗn hợp kim loại dư hay axit dư.


5.Cho 22 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe phản ứng với dung dịch chứa 0,6 mol HCl . Chứng minh hỗn hợp X tan hết.

Câu này ko sai đề đâu đâu thao won ak`:
Mình giải thử nka:D
Giả sử toàn bộ hh là Al => tính số mol=> tính theo pt thì axít dư
típ lại giả sử toàn bộ hh là Mg=> tính thấy kl hết.
cả 2th axit đều dư nên hh X luôn tan hết
(ckỉ nêu cách làm thui! ngại tính:p, nhưng tính chắc thảo nào axit cũng dư/:))
 
T

thao_won

Câu này ko sai đề đâu đâu thao won ak`:
Mình giải thử nka:D
Giả sử toàn bộ hh là Al => tính số mol=> tính theo pt thì axít dư
típ lại giả sử toàn bộ hh là Mg=> tính thấy kl hết.
cả 2th axit đều dư nên hh X luôn tan hết
(ckỉ nêu cách làm thui! ngại tính:p, nhưng tính chắc thảo nào axit cũng dư/:))

Thì mấy bài trên mình đều sử dụng cách đó mà ;))

Chỉ là bạn giả sử ,còn mình sử dụng bất đẳng thức ,khác hình thức nhưng như nhau cả thôi :-j

Để thay số vào cho bạn thấy sai nhá ;;)

TH1 : nAl = 22 : 27 = 0,814

\Rightarrow nHCl =2,44 > 0,6 ( kim loại ko tan hết ;;))

TH2 : nFe = 22 :56 = 0,4

\Rightarrow nHCl = 0,8 mol > 0,6 ( kim loại ko tan hết ;;))
 
A

angelsfall_lavangroi

Chắc tại lười tính nên nó mới sai thế đếy! đến khổ! lần sau hổng dám chém bừa nữa :(:)((.Mình nghĩ bài đếy chắc pải cm axit hết
 
T

trackie

bài này thử nhé!

X là hh 2 KL Mg và Zn, Y là dd H2SO4 chưa rõ nồng độ
+ thí nghiệm 1 : cho 8,08g X vào 2l dd Y thu được 3,36l H2 ( đktc)
+ thí nghiệm 2: cho 8,08g X vào 3l dd Y thu được 4,48l H2 (đktc)
a/ chứng minh hh X chưa tan hết trong thí nghiệm 1 nhưng tan hết trong thí nghiệm 2
tính nồng độ mol dd Y
b/ tính % khối lượng mỗi KL trong hh X
:khi (24): :khi (184):
 
H

hoangkhuongpro

X là hh 2 KL Mg và Zn, Y là dd H2SO4 chưa rõ nồng độ
+ thí nghiệm 1 : cho 8,08g X vào 2l dd Y thu được 3,36l H2 ( đktc)
+ thí nghiệm 2: cho 8,08g X vào 3l dd Y thu được 4,48l H2 (đktc)
a/ chứng minh hh X chưa tan hết trong thí nghiệm 1 nhưng tan hết trong thí nghiệm 2
tính nồng độ mol dd Y
b/ tính % khối lượng mỗi KL trong hh X
:khi (24): :khi (184):
bài này mình đã từng làm mấy hôm trước rui:
xét tỉ lệ n axit1/axit2=3/2>nH2 của 1/nH2 của 2=0.2/0.15 \RightarrowTH1 axit thiếu
khí đó có hệ 24x+65y=8.08 và x+y=0.2\Rightarrowx=0.12 và y=0.08\Rightarrow%%%
 
T

thao_won

X là hh 2 KL Mg và Zn, Y là dd H2SO4 chưa rõ nồng độ
+ thí nghiệm 1 : cho 8,08g X vào 2l dd Y thu được 3,36l H2 ( đktc)
+ thí nghiệm 2: cho 8,08g X vào 3l dd Y thu được 4,48l H2 (đktc)
a/ chứng minh hh X chưa tan hết trong thí nghiệm 1 nhưng tan hết trong thí nghiệm 2
tính nồng độ mol dd Y
b/ tính % khối lượng mỗi KL trong hh X
:khi (24): :khi (184):

Vì khi tăng lượng axit lên thì lượng khí thoát ra cũng tăng lên \Rightarrow Ở TN1 ,axit hết và kim loại còn dư.

\Rightarrow [TEX]nH_2SO_4 = H_2 = 3,36 : 22,4 = 0,15[/TEX] mol

\Rightarrow [TEX]CMddY = 0,15 : 2 = 0,075M[/TEX]

TN2 :

[TEX]nH_2SO_4 = 0,075. 3 = 0,225[/TEX] mol



[TEX]nH_2 = 0,2 < 0,225[/TEX] \Rightarrow Axit dư và kim loại đã bị hòa tan hết .

Gọi x và y là số mol hai kim loại ,ta có :

[TEX]24x + 65y = 8,08[/TEX]
[TEX]x + y = 0,2[/TEX]

[TEX]\Rightarrow x = 0,12 ; y =0,08 \Rightarrow %[/TEX]

@hoangkhuong : Bạn trình bày dễ hiểu và dễ nhìn 1 chút nhá ^^
 
Top Bottom