Hoá 9: BT CẦN GIẢI GẤP

L

linhnqk1808

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁC ANH CHỊ GIẢI GIÚP EM BÀI SAU VỚI Ạ!!

1/ Có hai dung dịch; H2SO4 (dung dịch A), và NaOH (dung dịch B). Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3 lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C.
Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit.
Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH.
a. Tính nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B.
b. Trộn VB lít dung dịch NaOH vào VA lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15 M được kết tủa F. Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262gam chất rắn. Tính tỉ lệ VB:VA

2/ Cho hỗn hợp gồm MgO, Al2O3 là một oxit của kim loại hoá trị II kém hoạt động. Lấy 16,2g A cho vào ống sứ nung nóng rồi cho một luồng khí H2 đi qua cho đến phản ứng hoàn toàn. Lượng hơi nước thoát ra được hấp thụ bằng 15,3g dung dịch H2SO4 90%, thu được dung dịch H2SO4 85%. Chất rắn còn lại trong ống đem hoà tan trong HCl với lượng vừa đủ, thu được dung dịch B và 3,2g chất rắn không tan. Cho dung dịch B tác dụng với 0,82l dd NaOH 1M, lọc lấy kết tủa, sấy khô và nung nóng đến khối lượng không đổi, được 6,08g chất rắn. Xác định tên kim loại hoá trị II và thành phần % khối lượng của A.
 
Last edited by a moderator:
L

luongmanhkhoa

1/ Có hai dung dịch; H2SO4 (dung dịch A), và NaOH (dung dịch B). Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3 lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C.
-Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit.
-Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH.
a. Tính nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B.
b. Trộn VB lít dung dịch NaOH vào VA lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15 M được kết tủa F. Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262 gam chất rắn. Tính tỉ lệ VB:VA
________________________________________________
a,
Gọi x, y lần lượt là nồng độ mol của dd $H_2SO_4$, dd NaOH
Thí nghiệm 1:
Trong 0,5 lít dd C có 0,2x(mol)$H_2SO_4$ và 0,3y (mol) NaOH
=> Trong 0,02 (lít) dung dịch C có 0,008x(mol) $H_2SO_4$ và 0,012y(mol) NaOH
Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh
=> NaOH dư
...............$2NaOH+H_2SO_4--->Na_2SO_4+2H_2O$
Ban đầu:0,012y.....0,008x......................................
Phản ứng:0,008x......0,008x...........0,008x...............
Còn lại: (0,012y-0,008x)....0....................0,008x.........
=> $n_{NaOH} dư=(0,012y-0,008x) (mol)$
$n_{H_2SO_4}0,05M=0,002(mol)$
$2NaOH+H_2SO_4--->Na_2SO_4+2H_2O$
0,004.........0,002........................................
=> 0,012y-0,008x=0,002 (1)
Thí nghiệm 2:
Trong 0,5 lít dd D có 0,3x(mol) $H_2SO_4$ và 0,2y (mol) NaOH
=> Trong 0,02 lít dd D có 0,012x (mol) $H_2SO_4$ và 0,008y (mol) NaOH
Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có màu đỏ
=> $H_2SO_4$ dư dư
..............$2NaOH+H_2SO_4--->Na_2SO_4+2H_2O$
Ban đầu:0,008y.....0,012x......................................
Phản ứng:0,008y......0,008y...........0,008y...............
Còn lại:0.........(0,012x-0,008y)...................0,008y.........
$n_{NaOH} 0,1M=0,008(mol)$
$2NaOH+H_2SO_4--->Na_2SO_4+2H_2O$
0,008.........0,004.........................................
=> 0,012x-0,008y=0,004 (2)
Từ (1) và (2)
=> x=0,8; y=0,7
Vậy $C_MH_2SO_4=0,8(M)$
$C_MNaOH=0,7(M)$
b, tự giải...:D:D:D=))
Đây là đề thi HSG Hóa 9 tỉnh mà bạn
 
Last edited by a moderator:
T

tien_thientai

2/ Cho hỗn hợp gồm MgO, Al2O3 là một oxit của kim loại hoá trị II kém hoạt động. Lấy 16,2g A cho vào ống sứ nung nóng rồi cho một luồng khí H2 đi qua cho đến phản ứng hoàn toàn. Lượng hơi nước thoát ra được hấp thụ bằng 15,3g dung dịch H2SO4 90%, thu được dung dịch H2SO4 85%. Chất rắn còn lại trong ống đem hoà tan trong HCl với lượng vừa đủ, thu được dung dịch B và 3,2g chất rắn không tan. Cho dung dịch B tác dụng với 0,82l dd NaOH 1M, lọc lấy kết tủa, sấy khô và nung nóng đến khối lượng không đổi, được 6,08g chất rắn. Xác định tên kim loại hoá trị II và thành phần % khối lượng của A.

H ta tính nH2O=nH2 nha
Tìm đc m H2SO4 =>mdd sau
Lấy mđd sau-mdd trc=0,9
nH2O=0,05
Vậy nChat ran=0,05
M=3,2:0,05=64
MgCl2+2NaOH->Mg(OH)2+2NaCl
AlCl3+3NaOH->Al(OH)3+3NaCl
NaOH+Al(OH)3= NaAlO2+2H2O
Ta CM đc kiềm dư
(Bạn áp dụng cái khối lượng ban đầu trừ cho mCuO:40 ra rồi sánh kết quả vs 0,82
Vậy m MgO=6,08
Từ đó tính đc mAl2O3
Ko hiểu chỗ nào ib cho mik
 
Top Bottom