[Hoá 9]Bạn nào giải giùm mình bài này với, Thanks nhìu!

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hoaithuong0602

làm thế này, mấy cái chậu sắt rửa bát nó biến từ chậu nước thành chậu đựng axit, chọc tay vô có mà... hí hí hí
uh. [TEX]Fe[/TEX] sao tác dụng với [TEX]H_2O[/TEX] được.....@-)
đây là kim loại, ko tan trong nước mà.chỉ có kim loại kiềm mới tan được trong nước thui.;)
[TEX]FeCl_2 + 2NaOH ---> Fe(OH)_2 + 2NaCl[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

nangtien_lonton

Trên lý thuyết cơ bản thì đúng là Fe không phản ứng với nước nhưng khi thi hsg các bạn sẽ hay gặp phản ứng này:
3Fe + 4H2O => Fe3O4 + 4H2
(ĐK : nhiệt độ < 570 độ C )

Fe + H2O => FeO + H2
(ĐK : nhiệt độ > 570 độ C )
Ở pthh thứ 1 , theo mình nghĩ " ĐK nhiệt độ < 570 độ C " có nghĩa vẫn cần nhiệt độ nhưng chỉ là không đến 570 độ thôi. Chứ không phải không cần nhiệt độ cho phản ứng!
Các KL kiềm thì tác dụng với nước ngay tại ĐK thường rồi!
 
F

flora_quynh_anh

Thank u

Trên lý thuyết cơ bản thì đúng là Fe không phản ứng với nước nhưng khi thi hsg các bạn sẽ hay gặp phản ứng này:
3Fe + 4H2O => Fe3O4 + 4H2
(ĐK : nhiệt độ < 570 độ C )

Fe + H2O => FeO + H2
(ĐK : nhiệt độ > 570 độ C )
Ở pthh thứ 1 , theo mình nghĩ " ĐK nhiệt độ < 570 độ C " có nghĩa vẫn cần nhiệt độ nhưng chỉ là không đến 570 độ thôi. Chứ không phải không cần nhiệt độ cho phản ứng!
Các KL kiềm thì tác dụng với nước ngay tại ĐK thường rồi!

Có trường hợp này hả?
Mình chưa học, chả biết
Thank u nha
 
F

flora_quynh_anh

Bài tập HSG (thầy giáo ghi vậy nên cop nguyên)

1. Nho_xinh đăng rồi.

2. Hoà tan hết 13,89 (g) R2CO3 (R là kim loại kiềm) = 110 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng còn dư axit và có V1 > 2,016 lít CO2 thoát ra. Vậy R?

3. Nho_xinh đã đăng

4. Khử hết lượng oxit của kim loại A bằng khí H2 (nhiệt độ cao) thu được 16,8 (g) A và 7,2 (g) H2O. Mặt khác hoà tan hết 16,89 (g) A = dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít H2 (đkc). Vậy CT oxit kim loại A là?

5. Hoà tan hết 14,2 (g) hỗn hợp X [MgCO3 và R2(CO3)n] vào dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch D có MgCl2 6,028% và có 3,36 lít CO2 thoát ra (đkc). Vậy
R2(CO3)n là?

6. X là hỗn hợp hai kim loại Mg và Zn. Y là dung dịch H2SO4 chưa rõ nồng độ.
- TN1: Cho 24,3 (g) X vào 2 lít dung dịch Y, sinh ra 8,96 lít khí H2.
- TN2: Cho 24,3 (g) X vào 3 lít dung dịch Y, sinh ra 11,2 lít khí H2.
a, Chứng minh rằng trong TN1 thì X chưa tan hết, trong TN2 thì X đã tan hết.
b, Tính nồng độ mol của dung dịch Y và khối lượng mỗi kim loại trong X.

7. Hỗn hợp A gồm các kim loại: Mg, Al, Fe. Xác định thành phần % theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp, biết rằng 14,7 (g) hỗn hợp A khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra 3,36 lít khí. Còn khi cho tác dụng với dung dịch HCl dư sinh ra 10,08 lít khí và dung dịch B.

8. Hoà tan hết 12 (g) hỗn hợp A gồm Fe, M (II-không đổi) vào 200ml dung dịch HCl 3,5M thu được 6,72 lít khí (đkc) vào dung dịch B. Mặt khác nếu cho 3,6 (g) kim loại R tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4 1M thì H2SO4 còn dư. Xác định R và % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
 
N

nhoc_bi96

1. Nho_xinh đăng rồi.

2. Hoà tan hết 13,89 (g) R2CO3 (R là kim loại kiềm) = 110 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng còn dư axit và có V1 > 2,016 lít CO2 thoát ra. Vậy R?



R chỉ có thể là Na hoặc K

[TEX]R_2CO_3 + HCl \Rightarrow RCl + H_2O + CO_2[/TEX]

nR2CO3 = 13,89/ (2R + 60) (mol)

số mol tất cả chất trong pt như nhau ( làm biếng viết quá )

13,89/ (2R + 60) > 2,016

=> R > ?

=> R xấp xỉ = ?

Vây R là ?

Đúng hem nhỉ.
 
T

thao_won

[/QUOTE]2. Hoà tan hết 13,89 (g) R2CO3 (R là kim loại kiềm) = 110 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng còn dư axit và có V1 > 2,016 lít CO2 thoát ra. Vậy R?[/QUOTE]
Bài 2 :
R2CO3 + 2HCl = 2RCl + H2O + CO2

Ta có nHCl = 0,22 mol \Rightarrow nR2CO3 < 0,11

nCO2 = 2,016 : 22,4 = 0,09 mol

\Rightarrow nR2CO3 > 0,09

TA có bất đẳng thức
[TEX]0,09< \frac{13,89}{2R + 60} < 0,11[/TEX]
\Rightarrow 47> R > 33

Vậy R là Kali

4. Khử hết lượng oxit của kim loại A bằng khí H2 (nhiệt độ cao) thu được 16,8 (g) A và 7,2 (g) H2O. Mặt khác hoà tan hết 16,89 (g) A = dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít H2 (đkc). Vậy CT oxit kim loại A là?


Theo tớ, cái đoạn chữ hồng đó là 16,8
Đặt CTHH của oxit là AxOy

Hoá trị của A là n


2A + 2nHCl = 2ACln + nH2

Ta có số mol H2 = 0,3 mol

Số mol A = [TEX]\frac{16,8}{A}[/TEX]



[TEX]\Rightarrow\frac{16,8}{2A} = \frac{0,3}{n}[/TEX]

\RightarrowA = 28n

\Rightarrow n = 2 để A = 56 ( Sắt)

FexOy + yH2 = xFe + yH2O

Số mol sắt = 15,8: 56= 0,3

Số mol nước = 7,2 : 18 = 0,4

[TEX]\Rightarrow \frac{0,3}{x} = \frac{0,4}{y}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow\frac{x}{y} = \frac{3}{4}[/TEX]

Vậy CTHH oxit là Fe3O4

Chờ chút ta làm tiếp :D













 
Last edited by a moderator:
T

thao_won






.

5. Hoà tan hết 14,2 (g) hỗn hợp X [MgCO3 và R2(CO3)n] vào dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch D có MgCl2 6,028% và có 3,36 lít CO2 thoát ra (đkc). Vậy R2(CO3)n là?

MgCO3 + 2HCl = MgCl2 + H2O + CO2

R2(CO3)n + 2nHCl = 2RCln + nCO2 + nH2O
Số mol CO2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol

\Rightarrow Số mol HCl = 0,15. 2 =0,3 mol

\Rightarrow Số gam dd HCl = 0,3 . 36,5 : 7,3% = 150 gam
\Rightarrow Số gam dd sau p/ư = 150 + 14,2 - 0,15 .44 = 157,6
\RightarrowSố gam MgCl2 = 157,6 . 6,028% = 9,5 gam

\Rightarrow Số mol MgCl2 = Số mol CO2 (1) = Số mol MgCO3 = 9,5 : 95 = 0,1 mol

\Rightarrow Số mol CO2 trong P/ư (2) = o,15 - 0,1 = 0,15 mol

Số gam R2(CO3)n = 14,2 - 84 . 0,1 = 5,8 gam
\Rightarrow Ta có phương trình :
[TEX]\frac{5,8}{2R + 60n} = \frac{0,05}{n}[/TEX]

\Rightarrow R = 28n
\Rightarrow R là Fe vs n =2

Vậy công thức hoá học của muối cacbonat là FeCO3

7. Hỗn hợp A gồm các kim loại: Mg, Al, Fe. Xác định thành phần % theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp, biết rằng 14,7 (g) hỗn hợp A khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra 3,36 lít khí. Còn khi cho tác dụng với dung dịch HCl dư sinh ra 10,08 lít khí và dung dịch B.

Cho A tácdụng vs NaOH thì chỉ có Al tan
2A l+ 2H2O + 2NaOH = 2NaAlO2 + 3H2
0,1..................................................0,15
\Rightarrow Số gam Al = 0,1 . 27 = 2,7 gam
\Rightarrow % Al = 2,7 .100% : 14,7 = 18,37%
\Rightarrow Khối lượng Mg và Fe = 14,7 - 2,7 = 12 gam

Mg + 2HCl =MgCl2 + H2
x...............................x
Fe + 2HCl = FeCl2 = H2
y...............................y
nH2 = 10,08 : 22,4 = 0,45

Ta có hệ phương trình
24x = 56y = 12
x + y = 0,45
\Rightarrow x =0,4125
y = 0,0375
\Rightarrow mMg = 9,9 gam \Rightarrow % tự tính
mFe = 2,1 \Rightarrow % tự tính

8. Hoà tan hết 12 (g) hỗn hợp A gồm Fe, M (II-không đổi) vào 200ml dung dịch HCl 3,5M thu được 6,72 lít khí (đkc) và dung dịch B. Mặt khác nếu cho 3,6 (g) kim loại R tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4 1M thì H2SO4 còn dư. Xác định R và % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu

Soa lúc kim loại là R lúc là M thế :|
 
M

muathu1111



6. X là hỗn hợp hai kim loại Mg và Zn. Y là dung dịch H2SO4 chưa rõ nồng độ.
- TN1: Cho 24,3 (g) X vào 2 lít dung dịch Y, sinh ra 8,96 lít khí H2.
- TN2: Cho 24,3 (g) X vào 3 lít dung dịch Y, sinh ra 11,2 lít khí H2.
a, Chứng minh rằng trong TN1 thì X chưa tan hết, trong TN2 thì X đã tan hết.
b, Tính nồng độ mol của dung dịch Y và khối lượng mỗi kim loại trong X.

Câu 6: Giả sử X TN1 pư hết => V H2 ở 2 TN = nhau => vô lý
=> X chưa tan hết
Tỉ lệ n H2SO4 < nH2 (TN1/TN2) => Y TN2 chưa tan hết => X tan hết ở TN2
Mg + H2SO4 --> MgSO4 + H2
Zn + H2SO4 --> Zn SO4+H2
--> n H2SO4 = nH2 = 0,4 mol
=> Cm= 0,4 / 2 = 0,2 M
Đặt x, y là mol của Mg và Zn
Lập hệ : 24x + 65y = 24.3
x+ y = 0,5
=> x= 0.2, y=0.3 => Tính đc m
m Mg = 0,2 . 24 = 4,8 g
mZn = 0,3.65 = 19,5 g
 
Last edited by a moderator:
F

flora_quynh_anh

Cho 11 (g) hỗn hợp 2 kim loại A, B vào 500 (g) dung dịch [TEX]H_2SO_4 [/TEX]14,7%. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 8,96 lít [TEX]H_2[/TEX] (đkc).

a, CMR 11 (g) A B phản ứng hết

b, Tính khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng.

c, Tính V (lít) dung dịch NaOH 0,5 M cần trung hoà dung dịch sau phản ứng.

d, Biết
[TEX] \frac{n_A}{n_B} = \frac{1}{2}[/TEX]. Tính [TEX]n_A[/TEX], [TEX]n_B[/TEX] và hoá trị B: hoá trị A = 1,5.

e, Xác định A, B biết [TEX]M_A[/TEX] < 2,5 [TEX]M_B[/TEX] và < 2 [TEX]M_A[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

thao_won

Cho 11 (g) hỗn hợp 2 kim loại A, B vào 500 (g) dung dịch [TEX]H_2SO_4 [/TEX]14,7%. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 8,06 lít [TEX]H_2[/TEX] (đkc).

a, CMR 11 (g) A B phản ứng hết

b, Tính khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng.

c, Tính V (lít) dung dịch NaOH 0,5 M cần trung hoà dung dịch sau phản ứng.

d, Biết [TEX] \frac{n_A}{n_B} = \frac{1}{2}[/TEX]. Tính [TEX]n_A[/TEX], [TEX]n_B[/TEX] và hoá trị B: hoá trị A = 15.

e, Xác định A, B biết [TEX]M_A[/TEX] < 2,5 [TEX]M_B[/TEX] và < 2 [TEX]M_A[/TEX]


a) Số mol khí = 8,96 : 22,4 = 0,4 mol

Số mol H_2SO_4 = 500 .14,7% : 98 = 0,75mol
Vì 0,75 > 0,4 chứng tỏ kim loại bị hoà tan hết .
b)

Số mol axit phản ứng = số mol H2 = 0,4 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ,ta có

m_muối = m-kimloại + m_ axit p/ư - m_khí
............= 11 + 0,4.98 -0,4.2 =49,4 gam

c)Số mol axit dư = 0,75 - 0,4 = 0,35 mol

\Rightarrow Số mol NaOH cần dùng = 0,7 mol

\RightarrowThể tích cần dung = 0,7/ 0,5 = 1,4lít

d) Ko thể hiểu nổi :| Vì sao hoá trị B chia hoá trị A lại = 15 :confused:

Hoá trị nào mà lớn thế :|




 
Last edited by a moderator:
T

thao_won

d) Tỉ lệ hoá trị là 1,5

=> B hoá trị 3 còn A hoá trị 2

Viết phương trình ra nhá ( tui nhác vít lắm :(( )

Số mol hai kim loại là x và 2x.

=> số mol khí ở hai p/ư là x + 3x = 0,4
=> x = 0,1

Vậy có 0,1 mol A và 0,2 mol B.

e)

A < 2,5B <2A

Ta có :

2,5B < 2 A

=> 0,25B < 0,2A
=>0,1A + 0,2B < 0,26A

=> 11< 0,26A
=> A > 42

=> 2,5B < 84
=> B <33

vậy B là nhôm

0,1A = 11- 0,2B

=> A = 56 ( sắt )
 
Last edited by a moderator:
N

nho_xinh

Thao_won giải bài 6 sai rùi(cũng có thể là tớ nhầm)
Phần a thì đúng rùi nhưng phần b sai, làm lại phần b nha


nH2=0,45mol
Ta có 56x + 24 y= 12
pthh
2Al + 6HCl= 2AlCl3 + 3H2(1)
0,1
Fe + 2HCl=FeCl2+H2(2)
x
Mg +2HCl=MgCl2+H2(3)
y
Theo pthh
nH2 (1)= 0,15mol
=>nH2(2+3)=0,3mol
hpt
56x+24y=12
x+y=0,3
=> x=y=0,15mol
=>mFe=8,4g
mMg=3,6g
Sau đó tự giải tiếp
 
Last edited by a moderator:
F

flora_quynh_anh

Nho_xinh viết nhầm bài, bài 7 chứ không phải bài 6.
 
Last edited by a moderator:
T

thao_won

Bài 7 đâu có phần a hay b gì đâu ;))

Nhưng mà đúng là mình đã quên p/ư của Al vs HCl ---> sai

Thank nàng nhá :x
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom