Hóa Hóa 9 bài tập về oxit bazo

Shin Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng sáu 2016
75
24
116
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hòa tan một oxit kim loại có hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dd [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] 24,5% thu được dung dịch muối A có nồng độ 33,33%.
a) Xác định CTHH của oxit kim loại
b) Làm lạnh 60 gam dung dịch muối A xuống nhiệt độ thấp hơn thấy tách ra 15,62 gam tinh thể X. Phần dung dịch bão hòa có nồng độ 22,54%. Xác định CTHH của tinh thể X.
2. Hòa tan 25,2g Fe vào dung dịch [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] 10% (loãng) vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch Y có nồng độ phần trăm của [tex]FeSO_{4}[/tex] là 9,275% đồng thời tách ra 55,6g muối sunfat kết tinh. Xác định công thức của muối kết tinh.
 

doankid744

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng tư 2015
228
188
86
Phú Yên
THPT Trần Phú
1)
a) Gọi CTHH của oxit là MO. Cho số mol MO phản ứng là 1 mol.
MO + H2SO4 ---------> MSO4 + H2O
1.................1............................1
m ddA= mMO + m ddH2SO4 = M + 16 + 98x100/24,5 = M+416 (g)
m MSO4=M+96 (g)
=> C%(ddA)=(M+96)x100%/(M+416) = 33,33%
=> M=64
=> CTHH của M là Cu

b) Gọi CT của X là CuSO4.aH2O
Ta có : mCuSO4(trong 60g ddA)=60/100x33,33=20 (g)
n CuSO4.aH2O = 15,62/(160+18a) (mol)
=> m CuSO4 (tách ra)=(15,62x160)/(160+18a)=2499,2/(160+18a) (g)
m dd bão hòa = 60-15,62=44,38 (g)
=> (20-(2499,2/(160+18a)))/44,38=0,2254
=> a=5
=> CT của X là CuSO4.5H2O

2) Gọi CT của muối sunfat kết tinh là FeSO4.aH2O
Fe + H2SO4 -------> FeSO4 + H2
0,45.......0,45.................0,45...........0,45
nFe=25,2/56=0,45 (mol)
=> mddH2SO4=0,45x98/10x100=441 (g)
=> mH2=0,45x2=0,9 (g)
=> mddY=25,2+441-0,9-55,6 =409,7 (g)
n FeSO4.aH2O=55,6/(152+18a) (mol)
=> mFeSO4 (tách ra) =(55,6x152)/(152+18a)=8451,2/(152+18a) (g)
=> (0,45x152-(8451,2/(152+18a)))/409,7=0,09275
=> a=7
=> CT của muối sunfat kết tinh là FeSO4.7H2O
 

Shin Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng sáu 2016
75
24
116
21
1. Hòa tan hỗn hợp 6 4g CuO và 16g [tex]Fe_{2}O_{3}[/tex] trong 320ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng có m rắn không tan và m' gam muối. Xác định m' biến thiên trong khoảng nào.
2. Cho hỗn hợp 6 4g CuO và 16g [tex]Fe_{2}O_{3}[/tex] vào 160ml dung dịch [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] 2M. Sau phản ứng thấy còn m gam rắn không tan. Tính thể tích dung dịch hỗn hợp gồm axit HCl 1M và axit [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] 0,5M cần dùng để phản ứng hết hỗn hợp A.
3. Nung 20 gam hỗn hợp [tex]MgCO_{3}[/tex], [tex]CaCO_{3}[/tex], [tex]BaCO_{3}[/tex] ở nhiệt độ cao thì thu được khí A. Dẫn khí A vào trong dung dịch nước vôi thì thu được 10g kết tủa và dung dịch B. Đun nóng B hoàn toàn thì tạo thêm 6g kết tủa. Hỏi % khối lượng của [tex]MgCO_{3}[/tex] nằm trong khoảng nào?
 
Top Bottom