[hóa 9] bài tập tăng giảm khối lượng (cần gấp)

C

cafedang1996

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.) Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là


2.) Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A, B (đều có hoá trị II) vào nước được dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam hỗn hợp muối khan. m có giá trị là


3.) Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M'CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là


---> Mấy bạn giúp được bài nào thi giúp cho mình nghe! mình rất cảm ơn, nhớ giải chi tiết chút nhé!

1 lần nữa làm ơn thật nhiều!


>>>>>>>>> chú ý: cách đặt tiêu đề bài viết, đã sửa ^^!
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenthuhuong0808

1.) Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là
[TEX]2 Al + 3 CuSO_4 \to Al_2(SO_4)_3 + 3 Cu[/TEX]
64g thoát ra làm khôi lượng thanh nhôm tăng 3.64 - 2.27 = 138(g)
a...................................................................... 46,38-45 = 1,38(g)
=> a = 0,64 g


2.) Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A, B (đều có hoá trị II) vào nước được dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam hỗn hợp muối khan. m có giá trị là
đặt M là kim loại trung bình của A và B
[TEX]MCl_2 + 2 AgNO_3 \to 2 AgCl + M(NO_3)_2[/TEX]

143,5g AgCl tạo thành làm khối lượng muối tăng 62.2 - 71 = 53 g
17,22 g................................................................. x g
=>x = 6,36 g
=> m = 5,94 + 6,36 =
12,3 g
(hoặc có thể vẫn viết 2 ptpu, và giải như trên)


3.) Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M'CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là

[TEX]MCO_3 + 2 HCl \to MCl_2 + H_2O + CO_2[/TEX]
[TEX]M'CO_3 + 2 HCl \to M'Cl_2 + H_2O + CO_2[/TEX]
22,4l Co2 thoát ra làm khối lượng muối tăng 71 - 60 = 11 g
a l..................................................................5,1 -4 - 1,1g
=> a = 2,24
 
B

binbon249

Ngâm 1 lá đồng vào 200ml dung dịch AgNO3 1,5M sau phản ứng khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52(g)
- Tính khối lượng Cu bị hoà tan (biết rằng toàn bộ bạc giải phóng bám vào Cu)
- Tính [TEX]C_M[/TEX] của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng
:D Mình làm rồi nhưng ko biết đúng hay sai, các bạn làm nhanh lên nhé!!!!thank!!!!
 
M

minhtuyenhttv

Ngâm 1 lá đồng vào 200ml dung dịch AgNO3 1,5M sau phản ứng khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52(g)
- Tính khối lượng Cu bị hoà tan (biết rằng toàn bộ bạc giải phóng bám vào Cu)
- Tính [TEX]C_M[/TEX] của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng
Cu + 2AgNO3 => Cu(NO3)2 + 2Ag
x.........2x..................x................2x

216x - 64x = 1,52
=> 152x = 1,52
=> x= 0,01
Cu bị hòa tan 0,01 mol
b nAgNO3= 0,3 => tính tiếp theo x vừa tìm được phía trên ;))
 
T

thao_won

Sẵn tiện nói về dạng bài này , 1 số lưu ý giúp các bạn làm bài chính xác và chặt chẽ ;))

- Thuộc công thức tính độ tăng hay giảm của khối lượng của vậy

- Khi xét phản ứng A + B \to

Hãy chú ý các cụm từ :

+ Phản ứng hoàn toàn : Sẽ có 3 trường hợp xảy ra nếu đề có cụm từ này

TH1 : A hết và B hết

TH2 : A còn và B còn

TH3 : A hết và B còn

+ Sau 1 thời gian : Sẽ có 4 trường hợp xảy ra

TH1 : A hết và B hết

TH2 : A hết và B còn

TH3 : A còn và B hết

TH3 : Cả A và B đều còn

( thường thì nếu có cụm từ này thì TH4 xảy ra)

- Xét thứ tự ưu tiên phản ứng theo nguyên tắc chung : Chất khử mạnh ưu tiên phản ứng

với chất oxi hóa mạnh


* VD như đối với bài của bạn binbon thì cụm từ " sau phản ứng" ,ta sẽ hiểu là phản ứng

đã xảy ra hoàn toàn .Cứ 1 mol Cu phản ứng tạo 2 mol Ag và khối lượng tăng :

108 .2 - 64 = 152

THeo dữ kiện bài toàn ,khối lượng tăng 1,52 nên số mol Cu đã phản ứng là :

1,52 : 152 = 0,01 mol


..........

Học tốt hem ^^
 
T

thanh27sh1997

tuananhbuontheki21 cach cua cau đau ? đợi mãi không thấy up lên chán thiệt
 
L

lovelybones311

1.) Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là
2Al + 3CuSO4 ->Al2(SO4)3 + 3Cu
a=> 1,5a
m tăng =1,5a.64-27a=69a g =46,38-45=1,38 g
=>a=1,38/69=0,02 mol
m Cu=0,02.64=
mình ko có máy tính tự tính nhé

2.) Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A, B (đều có hoá trị II) vào nước được dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam hỗn hợp muối khan. m có giá trị là
n -Cl=0,12 mol => n -NO3-0,12
m kim loại =5,94-0,12.35,5+0,12.62 =
ko thì áp dụng định luật bảo tòan khối lượng
5,94 +0,12.170=m muối +17,22

3.) Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M'CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là
gọi n CO2 =a
=> n (=CO3)=a
m muối khan =m KL -m (=CO3) + m -CL
tự viết pt nhé
n -CL=2 n (=CO3)
5,1=4-60a + 71a => a=
..................................................................................................................................
 
Top Bottom