[Hoá 9]Bài tập hè

W

whitetigerbaekho

gọi x,y,z lần lượt là số mol của Al,Fe ,Cu
ta có các pt
4Al+3O2 ==> 2Al2O3 (1)
x 3/4x 1/2x
4Fe +3 O2 ==> 2Fe2O3 (2)
y 3/4y 1/2x
2Cu+ O2==> 2CuO (3)
z 1/2z 2z
ta co khối lượng hỗn hợp kim loại là 27x+56y+64z=2,86 (A)
sau đó khối lượng của hỗn hợp 3 muối khan m là
m= m AlCl3+ m FeCl3+m CuCL2
= x(27+106,5)+ y(56+106,5)+ z(64+71)
=(27x+56y+64z)+ (106,5x+106,5y+71z)
= (27x+56y+64z)+ [ 71 X 2(3/4x+3/4y+1/2z)] (AB)
theo định luật bảo toàn khối lượng tổng khối lượng kl = tổng khối lượng ôxi +tổng khối lượng 3 ôxit kl ==> SỐ MOL ÔXI = 3/4x+3/4y+1/2z=(4,14-2,86)/32(theo 3 pt 1,2,3) (B)

thế PT (A),(B) vào (AB) TA CÓ 2,86+(71 X 2[4,14-2,86)/32]
=8,54(g)
vậy m= 8,54(g)
 
H

hoangnguyen1234

Cho 1,36 g hh kim loại Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4 chưa biết nồng độ. Sau khi các pứ xảy ra hoàn toàn ta thu được chất rắn A cân nặng 1,84g và ddB. Cho dd B tác dụng với dd NaOH dư, sau đó lọc lấy kết tủa nung nóng ngoài không khí cho đến khi khối lượng không đổi thu được 1,2 g chất rắn. Tính khối lượng của kim loại trong hỗn hợp ban đầu và nồng độ của dd CuSO4.
 
W

whitetigerbaekho

Đặt x là số mol CuSO4.
Đặt a, b là số mol Mg và Fe trong hh kim loại ban đầu ---> 24a + 56b = 1,36 (1)

TH1. Nếu chỉ có Mg tác dụng, khi ấy Fe chưa tan và CuSO4 hết.
---> mA = 24(a - x) + 56b + 64x = 1,84 (2)
B chứa x mol MgSO4 ---> Khối lượng rắn sau khi nung ngoài không khí là:
nMgO = nMgSO4 = x = 1,2/40 = 0,03 mol
Mặt khác từ (1) và (2) ---> x = 0,012 ---> Vô lý, loại TH này.

TH2. Mg tan hết, Fe tan một phần. Khi đó CuSO4 hết và chất rắn A thu được gồm Fe dư và Cu
Sau PU với Mg, nCuSO4 = x - a sẽ tác dụng với Fe.
mA = 64x + 56(b + a - x) = 1,84 (3)
Dung dịch B gồm có a mol MgSO4 và x - a mol FeSO4 ---> a mol MgO và (x - a)/2 mol Fe2O3
---> m = 40a + 80(x - a) = 1,2 (4)
Từ (1), (3), (4) ---> a = 0,01 và b = 0,02 và x = 0,02
Trường hợp này đúng. Từ đó tính các yêu cầu của bài toán.

TH3. Cả Mg và Fe đều tan hết. CuSO4 dư
Làm tương tự như trên và kết luận. (TH này chắc cũng sai thôi)
 
H

hoangnguyen1234

cho quá trình tạo H2SO4 từ FeS2, cho biết hiệu xuất toàn quá trình là 85%, biết FeS2 lúc đầu có độ tinh khiết là 80% có khối lượng là 10 tấn
 
W

whitetigerbaekho

Hiệu suất cả quá trình bằng tích hiệu suất từng giai đoạn của quá trình đó. Em hỏi gì hay chỉ than thở vậy?
FeS2 ---> 2H2SO4 (ĐLBT khối lượng áp dụng cho S)
nFeS2 = 0,8.10.10^6/120 = 0,067.10^6 mol
---> nH2SO4 = 0,067.10^6.2.85/100 = 0,113.10^6 mol
---> mH2SO4 = 0,113.10^6.98 = 11,1.10^6 g hay 111 tấn
 
H

hoangnguyen1234

Dùng 100 tấn quặng Fe3O4 để luyện gang (95% Fe), cho biết rằng lượng Fe3O4 trong quặng là 80%, hiệu suất quá trình là 93%. Khối lượng gang thu được là:

Chọn một đáp án dưới đây

A. 55,8T B. 56,712T
C. 56,2T D. 60,9T
 
W

whitetigerbaekho

nFe3O4 = 100.80.10^6/100.232 = 0,345.10^6 mol
---> Trong gang có: nFe = 3nFe3O4.0,93 = 0,962.10^6 mol
Khối lượng gang thu được:
m = 0,962.10^6.56.100/95 = 56,712.10^6 gam hay 56,712 tấn.
 
H

hoangnguyen1234

hh 3.9g Al và Mg vao dd Hcl dư. sau pứ, KL tăng 3.5g. tính KL từng kim loại trg hh ban dầu.
 
W

whitetigerbaekho

Dễ thấy nH2 = 3,9 - 3,5 = 0,4 gam hay 0,2 mol
Đặt x, y là số mol Mg và Al tương ứng.
---> m = 24x + 27y = 3,9 gam
và ne = 2x + 3y = 2nH2 = 0,4 mol
Giải hệ ---> x = 0,05 và y = 0,1
Từ đó tính khối lượng từng kim loại.
 
H

hoangnguyen1234

Hòa tan hoàn toàn 16g hh A gồm:FeO và FeS bằng dd H2SO4 đậm đặc nóng dư.Toàn bộ khí SÒ sinh ra được dẫn vào dd Ca(OH)2dư thu được 60g kết tủa.tính KL các chấc trong hh A.
 
W

whitetigerbaekho

2FeO + 4H2SO4 ---> Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
2FeS + 10H2SO4 ---> Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O
Đặt x, y là số mol FeO và FeS
---> mA = 72x + 88y = 16
và nSO2 = x/2 + 9y/2 = nCaSO3 = 60/120 = 0,5 mol
---> x = 0,1 và y = 0,1
Từ đó tính khối lượng các chất trong A.
 
H

hoangnguyen1234

Hòa tan 1 mẫu hợp kim Ba, Na tỉ lệ số mol 1: 1 vào H2O được dd A và 6,72 lít khi (ở đktc). Tính V dd HCl 0,1M để trung hòa 1/10 dd A. Thêm m g xút vào 1/10 dd A ta được dd B. Cho dd B tác dụng với 100ml Al2(SO4)3 0,2M được kết tủa C. Tính m để cho lượng kết tủa C là lớn nhất và bé nhất. Tính khối lượng kết tủa đó trong từng trường hợp.
 
W

whitetigerbaekho

Ba + 2H2O --> Ba(OH)2 + H2
x x
2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2
x x/2
nBa = nNa
x + x/2 = 6,72/22,4 = 0,3 --> x = 0,2
Ba(OH)2 + 2HCl --> BaCl2 + 2H2O
0,2 0,4
NaOH + HCl --> NaCl + H2O
0,2 0,2
nHCl cần = (0,4 + 0,2) . 1/10 = 0,06 (mol)
VHCl = n/Cm = 0,06/0,1 = 0,6 lít
Al3+ + 3OH- --> Al(OH)3
0,04 0,12
Ba2+ + SO42- --> BaSO4

nBa2+ = nBa(OH)2
nAl2(SO4)3 = 0,2 . 0,1 = 0,02(mol)
nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 2.0,2 + 0,2 = 0,6 (mol)
nOH- cần cho 1/10 dd A = 0,6/10 = 0,06 (mol)
Kết tủa lớn nhất gồm Al(OH)3, BaSO4
nOH-cần = 0,04.3 = 0,12 (mol)
nOH-thêm = 0,12 - 0,06 = 0,06 (mol)
mNaOH = 0,06.40 = 2,4 (g)
m kết tủa = mBaSO4 + mAl(OH)3
= 0,2/10 . 233 + 0,04.78 = 7,78 (g)
Kết tủa nhỏ nhất là BaSO4.
Al(OH)3 + OH- --> AlO2- + 2H2O
0,2 0,2
nOH- thêm = 0,04 + 0,06 = 0,1 (mol)
mNaOH = 0,1.40 = 4(g)
m kết tủa = mBaSO4 = 0,02.233 = 4,66 (g)
 
H

hoangnguyen1234

Đốt cháy hoàn toàn 6,5g một loại than ở nhiệt độ thích hợp thu được hỗn hợp khí B gồm CO2 và CO. Cho hỗn hợp khí đi qua ống chứa CuO đốt nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn chất rắn còn trong ống là 18g. Cho lượng chất rắn đó tan trong HCl loãng lượng tan bằng 12,5% lượng không tan trong axit. Khí thoát ra khỏi ống được hấp thu hết bởi 2l dd Ba(OH)2 0,2M. Sau phản ứng người ta thu được 59,1g kết tủa. Mặt khác khi đun sôi dd nước lọc lại thấy xuất hiện kết tủa.
a. Tính lượng chất rắn không tan trong HCl
b. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi đun sôi dd nước lọc
c. Tính tỉ lệ thể tích của các khí trong hỗn hợp B
d. Xác định hàm lượng % của C trong loại than ban đầu.
 
W

whitetigerbaekho

a.
Trong 18 gam hh đặt nCu = x mol.
---> (18 - 64x) = 12,5.64x/100
---> x = 0,25 mol
Lượng chất rắn không tan trong HCl là 64.0,25 = 16 gam.
b.
nBa(OH)2 = 2.0,2 = 0,4 mol
nBaCO3 = 59,1/197 = 0,3 mol
Vậy đun nóng dd còn lại thu được 0,4 - 0,3 = 0,1 mol BaCO3 hay 19,7 gam
c.
Do có CuO dư nên CO hết. Đặt a, b là số mol CO và CO2 ban đầu.
---> a = nCu = x = 0,25 mol
Tổng số mol CO2 sinh ra là:
a + b = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,3 + 0,1.2 = 0,5 mol
Vậy a = b = 0,25 mol
Tỷ lệ thể tích trong hh khí B là 50% và 50%
d.
Ta có: nC = nCO + nCO2 = 0,5 mol
---> mC = 0,5.12 = 6 gam
%C = 6/6,5 = 92,3%
 
H

hoangnguyen1234

Trộn dd H3PO4 với dd AgNO3 thì không thấy kết tủa. Nếu thêm NaOH vào thì thấy kết tủa màu vàng. Tiếp tục thêm HCl thì kết tủa vàng thành kết tủa trắng. Giải thích hiện tượng xảy ra các phản ứng. Giải thích hiện tượng
 
W

whitetigerbaekho

-Khi trộn H3PO4 với AgNO3: do thằng axit chưa đủ mạnh để đẩy -NO3 ra khỏi muối
- Khi cho NaOH vào: NaOH tác dụng với H3PO4 sinh ra Na3PO4, muối này phản ứng trao đổi với AgNO3 sinh ra Ag3PO4 kết tủa vàng
- Cho HCl vào: axit này đẩy gốc =-PO4 trong Ag3PO4 sinh ra AgCl kết tủa trắng
 
H

hoangnguyen1234

Bài 1:

Hòa tan hết 7,74g hai kim loại Mg và Al bằng 500ml dd chứa axit HCl 1M và axit H2SO4 0,28M loãng thu được dd A và 8,736 lít khí (đktc), cho rằng các axit phản ứng đồng thời với 2 kim loại.
a. Tính tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng
b. Cho dd A phản ứng với V lít hỗn hợp dd gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Tính thể tích V cần dùng để phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất và nhỏ nhất. Tính lượng kết tủa đó.
 
W

whitetigerbaekho

nHCl = 0,5.1 = 0,5 (mol)
mHCl = 18,25 (g)
nH2SO4 = 0,5.0,28 = 0,14 (mol)
mH2SO4 = 13,72 (g)
maxit = 18,25 + 13,72 = 31,97 (g)
nH2 = 8,736/22,4 = 0,39 (mol)
mH2 = 0,39.2 = 0,78(g)
mmuối = mhh + maxit - mH2
mmuối = 7,74 + 31,97 - 0,78 = 38,93 (g)

cách 2:
Al + 3H+ --> Al3+ + 3/2H2
Mg + 2H+ --> Mg2+ + H2
nH+ phản ứng = 2nH2 = 2.0,39 = 0,78 (mol)
nHCl = 0,5.1 = 0,5 (mol)
nH2SO4 = 0,5. 0,28 = 0,14 (mol)
nH+ = 0,5 + 0,14.2 = 0,78 (mol)
--> H+ phản ứng hết
27x + 24y = 7,74
3x + 2y = 0,78
--> x = 0,18; y = 0,12
mmuối = 7,74 + 0,5.35,5 + 0,14.96 = 38,93 (g)
Mg2+ + 2OH- ---> Mg(OH)2
0,12 0,12
Al3+ + 3OH- ---> Al(OH)3
0,18 0,18
Ba2+ + SO42- --> BaSO4
0,14

nOH- cần = 0,12.2 + 0,18.3 = 0,78 (mol)
1V + 0,5.2V = 0,78
2V = 0,78 --> V = 0,39
nBa2+ = nBa(OH)2 = 0,39.0,5 = 0,195 (mol)
nSO42- = nH2SO4 = 0,14
O,195 > 0,14 --> nBaSO4 = 0,14
Kết tủa lớn nhất: Mg(OH)2; Al(OH)3; BaSO4
mkết tủa lớn nhất = 0,12.58 + 0,18.78 + 233.0,14 = 53,62 (g)

Kết tủa nhỏ nhất: Mg(OH)2; BaSO4
Al(OH)3 + OH- --> AlO2 + 2H2O
0,18 0,18 0,18 0,18
nOH- cần = 0,12.2 + 0,18.3 + 0,18 = 0,96
1V + 0,5.2V = 0,96
2V = 0,96 --> V = 0,48
nBa2+ = nBa(OH)2 = 0,195 mol
nSO42- = nH2SO4 = 0,14 mol
O,195 > 0,14 --> nBaSO4 = 0,14
m kết tủa nhỏ nhất = 0,12.58 + 233.0,14 =39,58 (g)
 
Top Bottom