[Hoá 8] Thử tài hoá học - Vòng 5

I

i_love_debbyryan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vòng 5 sẽ có 2 đề cơ bản và 2 đề chuyên. Bạn nào học giỏi hoá có thể làm 2 đề chuyên cũng được
Thang điểm cho đề cơ bản là 10, cho đề chuyên là 20.


THỬ TÀI HOÁ HỌC
Vòng 5

Đề cơ bản
Đề 1:
Câu 1 (2 điểm)
Cân bằng các phương trình hoá học sau, phân loại phản ứng?
a) [TEX]Fe + CuSO_4 \longrightarrow FeSO_4 + Cu[/TEX]
b) [TEX]CO_2 + Mg \longrightarrow^{\text{t^o}} MgO + C[/TEX]
c) [TEX]SO_3 + H_2O \longrightarrow H_2SO_4[/TEX]
d) [TEX]Al + CuO \longrightarrow^{\text{t^o}} Cu + Al_2O_3[/TEX]
Câu 2 (5 điểm)
Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí hiđro người ta cho 9,6 g kim loại Mg vào dung dịch HCl dư
a) Viết phương trình hoá học? Cho biết loại phản ứng?
b) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)?
c) Dùng lượng khí hiđro trên để khử 2,32 g oxit sắt từ [TEX]Fe_3O_4[/TEX]. Tính khối lượng sắt thu được?
Câu 3 (3 điểm) Thực hiện dãy chuyển hoá
[TEX]Na \longrightarrow Na_2O \longrightarrow NaOH \longrightarrow Cu(OH)_2[/TEX]
Biết [TEX]CuSO_4 + 2NaOH \longrightarrow Cu(OH)_2 + Na_2SO_4[/TEX]

Đề 2
Câu 1 (5 điểm)
Cho 13 g kẽm vào dung dịch chứa 3,65 g axit clohiđric
a) Viết phương trình hoá học?
b) Sau phản ứng chất nào còn dư? Khối lượng chất dư là bao nhiêu?
c) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)?
d) Cho lượng khí hiđro trên đi qua bột sắt (III) oxit nung nóng. Tính khối lượng sắt thu được?
Câu 2 (3 điểm)
Đọc tên các chất sau:
a) [TEX]CuCl_2, H_3PO_4, CaSO_4[/TEX]
b) [TEX]MgHPO_4, FeCl_3, HF[/TEX]
c) [TEX]H_2S, Cu(OH)_2, Al(OH)_3[/TEX]
Câu 3 (2 điểm)
a) Có 3 lọ bị mất nhãn gồm: oxi, hiđro, không khí. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?
b) Có 3 lọ đựng chất lỏng trong suốt bị mất nhãn gồm: nhôm hiđroxit, axit photphoric, bari clorua. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?

Đề chuyên
Đề 1:
Câu 1 (6 điểm)
Viết phương trình hoá học biểu diễn sự oxi hoá các chất sau:
a) Rượu etylic [TEX](C_2H_5OH)[/TEX]
b) Khí metan [TEX](CH_4)[/TEX]
c) Khí đất đèn [TEX](C_2H_2)[/TEX]
d) Khí butan (khí gas) [TEX](C_4H_{10})[/TEX]
e) Khí amoniac [TEX](NH_3)[/TEX] tạo thành [TEX]NO[/TEX] và [TEX]H_2O[/TEX]
f) Khí hiđro [TEX](H_2)[/TEX]
Biết sản phẩm cháy của các hợp chất: [TEX]C_2H_5OH; C_2H_2; CH_4; C_4H_{10}[/TEX] đều tạo thành [TEX]CO_2[/TEX] và [TEX]H_2O[/TEX]
Câu 2 (5 điểm)
Cho 50 g hỗn hợp [TEX]Na[/TEX] và [TEX]Na_2O[/TEX] tác dụng hết với nước. Sau phản ứng thu được 4,48l khí hiđro (đktc)
a) Viết phương trình hoá học. Cho biết loại phản ứng?
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
c) Nếu cho quỳ tím vào dung dịch tạo thành sau phản ứng, cho biết sự thay đổi màu của quỳ tím và giải thích?
Câu 3 (4 điểm)
Một oxit kim loại có khối lượng mol bằng 80 g. Biết thành phần phần trăm theo khối lượng của kim loại là 80%. Xác định công thức hoá học của oxit?
Câu 4 (5 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 9,4 g oxit kim loại hoá trị I vào nước thành dung dịch bazơ có chứa 11,2 g bazơ tan. Xác định công thức hoá học của oxit kim loại đã dùng?

Đề 2:
Câu 1 (2 điểm): Thực hiện các dãy chuyển hoá sau:
a) [TEX]KMnO_4 \longrightarrow^{\text{(1)}} O_2 \longrightarrow^{\text{(2)}} H_2O \longrightarrow^{\text{(3)}} H_2 \longrightarrow^{\text{(4)}} Fe \longrightarrow^{\text{(5)}} FeCl_2[/TEX]
b) [TEX]KClO_3 \longrightarrow^{\text{(1)}} O_2 \longrightarrow^{\text{(2)}} SO_2 \longrightarrow^{\text{(3)}} SO_3 \longrightarrow^{\text{(4)}} H_2SO_4 \longrightarrow^{\text{(5)}} H_2[/TEX]
Câu 2 (6 điểm)
Dẫn luồng khí CO dư đi qua 20,05 g hỗn hợp hai oxit gồm [TEX]ZnO[/TEX] và [TEX]Fe_2O_3[/TEX] ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp hai kim loại và khí [TEX]CO_2[/TEX]. Dẫn khí [TEX]CO_2[/TEX] vào dung dịch [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] dư, thu được 35 g kết tủa
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Tính khối lượng mỗi kim loại tạo thành
c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu
d) Tính thể tích khí CO tham gia phản ứng ở đktc
Câu 3 (3 điểm)
Từ các chất [TEX]KMnO_4, Fe, dd CuSO_4, dd H_2SO_4[/TEX] loãng, viết các phương trình hoá học điều chế các chất theo sơ đồ phản ứng sau: [TEX]Cu \rightarrow CuO \rightarrow Cu[/TEX]. Biết Fe có thể phản ứng với dung dịch [TEX]CuSO_4[/TEX] theo phương trình hoá học: [TEX]Fe + CuSO_4 \longrightarrow FeSO_4 + Cu[/TEX]
Câu 4 (3 điểm)
Khử 24 g hỗn hợp [TEX]Fe_2O_3[/TEX] và [TEX]CuO[/TEX] bằng khí hiđro. Tính thể tích khí hiđro cần dùng, biết trong hỗn hợp, [TEX]CuO[/TEX] chiếm 30% theo khối lượng.
Câu 5 (6 điểm)
Cho 11g hỗn hợp hai kim loại Al, Fe vào dung dịch [TEX]H_2SO_4[/TEX] loãng, sau phản ứng thu được 8,96l khí hiđro (đktc)
a) Viết các phương trình hoá học?
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249


Đề 1:
Câu 1 (2 điểm)

eq.latex

Câu 2 (5 điểm)
Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí hiđro người ta cho 9,6 g kim loại Mg vào dung dịch HCl dư
a) Viết phương trình hoá học? Cho biết loại phản ứng?
b) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)?
c) Dùng lượng khí hiđro trên để khử 2,32 g oxit sắt từ [TEX]Fe_3O_4[/TEX]. Tính khối lượng sắt thu được?
eq.latex


Câu 3 (3 điểm) Thực hiện dãy chuyển hoá
[TEX]Na \longrightarrow Na_2O \longrightarrow NaOH \longrightarrow Cu(OH)_2[/TEX]
Biết [TEX]CuSO_4 + NaOH \longrightarrow Cu(OH)_2 + Na_2SO_4[/TEX]
eq.latex

Đề 2
Câu 1 (5 điểm)
Cho 13 g kẽm vào dung dịch chứa 3,65 g axit clohiđric
a) Viết phương trình hoá học?
b) Sau phản ứng chất nào còn dư? Khối lượng chất dư là bao nhiêu?
c) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)?
d) Cho lượng khí hiđro trên đi qua bột sắt (III) oxit nung nóng. Tính khối lượng sắt thu được?
eq.latex


Câu 2 (3 điểm)
Đọc tên các chất sau:
a) [TEX]CuCl_2, H_3PO_4, CaSO_4[/TEX]
b) [TEX]MgHPO_4, FeCl_3, HF[/TEX]
c) [TEX]H_2S, Cu(OH)_2, Al(OH)_3[/TEX]
eq.latex

Câu 3 (2 điểm)
a) Có 3 lọ bị mất nhãn gồm: oxi, hiđro, không khí. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?
b) Có 3 lọ đựng chất lỏng trong suốt bị mất nhãn gồm: nhôm hiđroxit, axit photphoric, bari clorua. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?
a) đưa que đóm đang cháy vào:
+ lọ nào cháy với ngọn lửa màu xanh, đó là H
+ bùng cháy mạnh: Oxi
+ cháy BT: kk
b) dùng quỳ tím:
+ quỳ hóa đỏ :
axit photphoric
+ quỳ hóa xanh:
nhôm hiđroxit
+ còn lại
.......
 
C

conangbuongbinh_97


Đề chuyên
Đề 1:
Câu 2 (5 điểm)
Cho 50 g hỗn hợp [TEX]Na[/TEX] và [TEX]Na_2O[/TEX] tác dụng hết với nước. Sau phản ứng thu được 4,48l khí hiđro (đktc)
a) Viết phương trình hoá học. Cho biết loại phản ứng?
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
c) Nếu cho quỳ tím vào dung dịch tạo thành sau phản ứng, cho biết sự thay đổi màu của quỳ tím và giải thích?
Câu 3 (4 điểm)
Một oxit kim loại có khối lượng mol bằng 80 g. Biết thành phần phần trăm theo khối lượng của kim loại là 80%. Xác định công thức hoá học của oxit?
Câu 2:
[TEX]n_{H_2}=\frac{4,48}{22,4}=0,2(mol)\\PTHH:\\ 2Na+2H_2O \rightarrow 2NaOH + H_2 \\ Na_2O + H_2O \rightarrow 2NaOH\\b)\\n_{Na}=0,4(mol)\Rightarrow m_{Na}=9,2(g)\\\Rightarrow \\%Na=\frac{9,2}{50}.100%=18,4% \\ %Na_2O=(100-18,4)%=81,6%[/TEX]
c)Nếu cho quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì quỳ tím chuyển thành màu xanh vì dung dịch sau phản ứng là bazơ

_______________________________
Câu 3:Gọi CTHH dạng chung là
[TEX]A_xO_y[/TEX]
Hoá trị của A là a
Do A là kim loại nên thường có hoá trị I,II,III
Nếu a=III\Rightarrow x=2,y=3\Rightarrow A=16 đvC(loại)
Nếu a=II\Rightarrow x=y=1\Rightarrow A=64 đvC \Rightarrow A là Cu
Nếu a=I\Rightarrow x=2,y=1\Rightarrow A=32 đvC(loại)
Vậy tên kim loại là Cu
 
Last edited by a moderator:
N

nhik_conhok


Đề chuyên
Đề 1:
Câu 1 (6 điểm)
Viết phương trình hoá học biểu diễn sự oxi hoá các chất sau:
a) Rượu etylic [TEX](C_2H_5OH)[/TEX]
b) Khí metan [TEX](CH_4)[/TEX]
c) Khí đất đèn [TEX](C_2H_2)[/TEX]
d) Khí butan (khí gas) [TEX](C_4H_{10})[/TEX]
e) Khí amoniac [TEX](NH_3)[/TEX] tạo thành [TEX]NO[/TEX] và [TEX]H_2O[/TEX]
f) Khí hiđro [TEX](H_2)[/TEX]
Biết sản phẩm cháy của các hợp chất: [TEX]C_2H_5OH; C_2H_2; CH_4; C_4H_{10}[/TEX] đều tạo thành [TEX]CO_2[/TEX] và [TEX]H_2O[/TEX]
Câu 2 (5 điểm)
Cho 50 g hỗn hợp [TEX]Na[/TEX] và [TEX]Na_2O[/TEX] tác dụng hết với nước. Sau phản ứng thu được 4,48l khí hiđro (đktc)
a) Viết phương trình hoá học. Cho biết loại phản ứng?
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
c) Nếu cho quỳ tím vào dung dịch tạo thành sau phản ứng, cho biết sự thay đổi màu của quỳ tím và giải thích?
Câu 3 (4 điểm)
Một oxit kim loại có khối lượng mol bằng 80 g. Biết thành phần phần trăm theo khối lượng của kim loại là 80%. Xác định công thức hoá học của oxit?
Câu 4 (5 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 9,4 g oxit kim loại hoá trị I vào nước thành dung dịch bazơ có chứa 11,2 g bazơ tan. Xác định công thức hoá học của oxit kim loại đã dùng?

Vì câu 2 và 3 có người giải rồi nên mình không giải nữa nhé!
1/a/ C2H5OH + 3O2 -------> 2CO2 + 3H2O
b/ CH4 + 2O2 ------> CO2 + 2H2O
c/ 2C2H2 + 5O2 ------> 4CO + 2H2O
d/ 2C4H10 + 13O2 -------> 8CO2 + 10H2O
e/ 4NH3 + 5O2 --------> 4NO + 6H2O
f/ 2H2 + O2 -------> 2H2O
4/ Vì sau khi tác dụng với H2O tạo thành bazơ tan mà kim loại hóa trị I nên ta có 2 kim loại là K và Na.
nNa2O = 9,4/62 = 0,15 mol
nK2O = 9,4/94 = 0,1 mol
Na2O + H2O ------> 2NaOH
1mol ------------------ 2mol
0,15 ------------------- 0,3
mNaOH= 0,3 . 40 = 12g
K2O + H2O --------> 2KOH
1mol ------------------ 2mol
o,1 -------------------- 0,2
mKOH= 0,2 . 56 = 11,2g
Vậy: CTHH là K2O.

:khi (69)::khi (4)::khi (13)::khi (2)::khi (152)::khi (77)::khi (160)::khi (72)::khi (39)::khi (189)::khi (60)::khi (5)::khi (59):

Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lắp biển quyết chí ắt thành nên.
 
Last edited by a moderator:
N

nhik_conhok


Đề 2:
Câu 2 (6 điểm)
Dẫn luồng khí CO dư đi qua 20,05 hỗn hợp hai oxit gồm [TEX]ZnO[/TEX] và [TEX]Fe_2O_3[/TEX] ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp hai kim loại và khí [TEX]CO_2[/TEX]. Dẫn khí [TEX]CO_2[/TEX] vào dung dịch [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] dư, thu được 35 g kết tủa
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Tính khối lượng mỗi kim loại tạo thành
c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu
d) Tính thể tích khí CO tham gia phản ứng ở đktc

2/ a/ Zn+CO-------> CO2 + ZN
Fe2O3 + 3CO ------> 3CO2 + 2Fe
CO2 + Ca(OH)2 -----> CaCO3 + H2O
b/ nCaCO3= 35/100=0,35 mol
Ta có:
1 mol CO2 : 1 mol CaCO3
0,35 <------- 0,35
3 mol CO2 : 2 mol Fe
0,35 ------> 0,23
mFe= 0,23 . 56 = 12,88g
1 mol CO2 : 1 mol Zn
0,35 -------> 0,35

mZn= 0,35 . 65 = 22,75g
c/
1 mol Fe2O3 : 3 mol CO2
0,12 <---------- 0,35
mFe2O3= 0,12 . 160= 19,2g
%Fe2O3= 19,2/20,05.100= 95,76%
% ZnO= 100 - 95,76 = 4,24 %.
d/
3 mol CO : 3 mol CO2
0,35<------ 0,35
VCO= 0,35 . 22,4 = 7,84 l .
Bài này mình làm không chắc lắm nên các bạn thấy sai chỗ nào sửa giùm mình. Thanks trước!
 
N

nhik_conhok

Câu 4 (3 điểm)
Khử 24 g hỗn hợp [TEX]Fe_2O_3[/TEX] và [TEX]CuO[/TEX] bằng khí hiđro. Tính thể tích khí hiđro cần dùng, biết trong hỗn hợp, [TEX]CuO[/TEX] chiếm 30% theo khối lượng.
Câu 5 (6 điểm)
Cho 11g hỗn hợp hai kim loại Al, Fe vào dung dịch [TEX]H_2SO_4[/TEX] loãng, sau phản ứng thu được 8,96l khí hiđro (đktc)
a) Viết các phương trình hoá học?
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?


4/
mCuO= 24 . 30% = 7,2g
nCuO = 7,2/80 = 0,09 mol
mFe2O3 = 24 - 7,2 = 16,7g
nFe2O3= 16,8/160 = 0,105 mol
CuO + H2 ------> Cu + H2O
1mol---1mol
0,09---0,09
VH2= 0,09 . 22,4 = 2,016 l
Fe2O3 + 3H2 ------> 2Fe + 3H2O
1mol-----3mol
0,105----0,035
VH2= 0,035 . 22,4 = 0,784 l
VH2 cần dùng: 2,016 + 0,784 = 2,8 l .
5/ nH2= 8,94/22,4 = 0,4 mol
Đặt x và y là ẩn số của 2 kim loại.
2Al + 3H2SO4 ------> Al2(SO4)3 + 3H2
2mol ---------------------------------- 3 mol
x --------------------------------------- 3x/2
Fe ---+ H2SO4 ------> FeSO4 + H2
1mol ------------------------------ 1mol
y ----------------------------------- y
Theo đề ta có: VH2= 3x/2 + y = 0,4 \Rightarrow y = 0,4 - 3x/2 (1)
----------------- mhh= 27x + 56y = 11g (2)
Thế (1) vào (2) ta có:
27x + 56(0,4 - 3x/2) = 11
Tính ra ta được x= 0,2
mAl= 0,2 . 27 = 5,4g
mFe= 11 - 5,4 = 5,6g
%Al = 5,4/11 . 100= 49,1%
%Fe= 5,6/11 . 100 = 50,9%.

:khi (4)::khi (69)::khi (13)::khi (2)::khi (152)::khi (77)::khi (11)::khi (128)::khi (160)::khi (72)::khi (189)::khi (17)::khi (60)::khi (5)::khi (59):
Tôi tin có thất bại và đó sẽ là thành công
 
B

binbon249

Câu 1 (2 điểm): Thực hiện các dãy chuyển hoá sau:
a) [TEX] KMnO_4 \longrightarrow^{\text{(1)}} O_2 \longrightarrow^{\text{(2)}} H_2O \longrightarrow^{\text{(3)}} H_2 \longrightarrow^{\text{(4)}} Fe \longrightarrow^{\text{(5)}} FeCl_2[/TEX]
b) [TEX]KClO_3 \longrightarrow^{\text{(1)}} O_2 \longrightarrow^{\text{(2)}} SO_2 \longrightarrow^{\text{(3)}} SO_3 \longrightarrow^{\text{(4)}} H_2SO_4 \longrightarrow^{\text{(5)}} H_2[/TEX]
.
[TEX]\\a)KMnO_4 \longrightarrow^{\text{(1)}} O_2 \longrightarrow^{\text{(2)}} H_2O \longrightarrow^{\text{(3)}} H_2 \longrightarrow^{\text{(4)}} Fe \longrightarrow^{\text{(5)}} FeCl_2\\ ------------\\ (1)2KMnO_4 \rightarrow K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2 \\ (2) O_2 + 2H_2 \rightarrow 2H_2O\\ (3) 2H_2O \overset{dien \ phan \, t^o}{\rightarrow} 2H_2 + O_2\\ (4) H_2 + FeO \rightarrow Fe + H_2O\\ (5) Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_2 + H_2 \\ b)\\ KClO_3 \longrightarrow^{\text{(1)}} O_2 \longrightarrow^{\text{(2)}} SO_2 \longrightarrow^{\text{(3)}} SO_3 \longrightarrow^{\text{(4)}} H_2SO_4 \longrightarrow^{\text{(5)}} H_2\\ ------------\\ (1)2KClO_3 \overset{t^o}{\rightarrow} 2KCl + 3O_2\\ (2)O_2 + S \overset{t_o}{\rightarrow} SO_2 \\ (3)SO_2 + O_2 \overset{V_2O_5}{\rightarrow} SO_3\\ (4)SO_3 + H_2O \rightarrow H_2SO_4\\ (5)H_2SO_4 + Fe \rightarrow FeSO_4 + H_2[/TEX]
 
H

haibara_kuku_97

Câu 3 (2 điểm)
a) Có 3 lọ bị mất nhãn gồm: oxi, hiđro, không khí. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?
b) Có 3 lọ đựng chất lỏng trong suốt bị mất nhãn gồm: nhôm hiđroxit, axit photphoric, bari clorua. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?

 
H

haibara_kuku_97

Câu 3 (2 điểm)
a) Có 3 lọ bị mất nhãn gồm: oxi, hiđro, không khí. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?
b) Có 3 lọ đựng chất lỏng trong suốt bị mất nhãn gồm: nhôm hiđroxit, axit photphoric, bari clorua. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?

Giải: a) Ta dùng que đóm còn tàn đỏ cho vào cả ba lọ thì ta nhận biết được:
- Ở lọ đựng oxi: Que đóm bùng cháy.
- Ở lọ đựng hiđrô: Que đóm không cháy.
- Lọ còn lại đựng không khí.
b) Ta nhỏ lần lượt chất lỏng lên giấy quỳ tím thì ta nhận biết được:
- Lọ đựng nhôm hiđrôxit: Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
- Lọ đựng axit photphoric: Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Lọ còn lại đựng muối bari clorua

 
C

cunkoibg

theo t câu 3 phần a của bạn haibara làm sai
a) cho tàn đóm đỏ tiếp xúc vs 3 khí:- lọ đựng oxi: bùng cháy
- lọ đựng H2: bùng cháy vs ngọn lửa màu xanh mờ
- lọ còn lại là ko khí
 
H

hoctrongeo

cau 1

1 ;Fe + CuSO4 -=== FeSO4+ Cu

2 'CO2 +2 Mg ===MgO +c

3 ;SO3+H2O=.H2SO4
cau 2
- ptpu .Mg +2HCL =>MgCL2 + H2
n Mg = 0.4 = n H2
=> V H2 = 0,4.22,4=8,96 (l)

KHI CHO H2 KHU Fe3O4 thu dc
H2+Fe3O4 =>Fe+H2O
nFe3O4 =0,01
n H2=0,4 nhung chi dung 0,04 mol H2 Thui .con 0,36 h2 thua' =>n Fe =0,04.3\4= 0,03

=>m Fe=0,3.56=1,68 (g)
 
C

cunkoibg

eeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee
sao máy nhà t hiển thị ít kq thế nhỉ
 
Q

quocvip1145

Câu 3 (2 điểm)
a) Có 3 lọ bị mất nhãn gồm: oxi, hiđro, không khí. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?
b) Có 3 lọ đựng chất lỏng trong suốt bị mất nhãn gồm: nhôm hiđroxit, axit photphoric, bari clorua. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?



a) mở nắp của 3 lọ rồi nhanh chóng cho que lửa vào từng lọ , lọ nào có ngọn lửa màu xanh nhạt là H2 . Cho que đóm vào 2 lọ còn lại , lọ nào que cháy mạnh là O2 còn lại là không khí

b) dùng quỳ tím cho vào 3 lọ , quỳ tím chuyển thành đỏ là H3PO4, cho Na2SO4 vào 2 lọ còn lại , lọ có kết tủa trắng là BaCl2 , không có pứng là Al(OH)3
 
Q

quocvip1145

OH)3Câu 3 (2 điểm)
a) Có 3 lọ bị mất nhãn gồm: oxi, hiđro, không khí. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?
b) Có 3 lọ đựng chất lỏng trong suốt bị mất nhãn gồm: nhôm hiđroxit, axit photphoric, bari clorua. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?

a) mở nắp của 3 lọ rồi nhanh chóng cho que lửa vào từng lọ , lọ nào có ngọn lửa màu xanh nhạt là H2 . Cho que đóm vào 2 lọ còn lại , lọ nào que cháy mạnh là O2 còn lại là không khí

b) dùng quỳ tím cho vào 3 lọ , quỳ tím chuyển thành đỏ là H3PO4, cho Na2SO4 vào 2 lọ còn lại , lọ có kết tủa trắng là BaCl2 , không có pứng là Al(OH)3
 
D

doublet97

Đề 1:
Câu 1 (2 điểm)
eq.latex


3Câu 3 (2 điểm)
a) Có 3 lọ bị mất nhãn gồm: oxi, hiđro, không khí. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?
b) Có 3 lọ đựng chất lỏng trong suốt bị mất nhãn gồm: nhôm hiđroxit, axit photphoric, bari clorua. Trình bày cách nhận biết 3 chất trên?

a) mở nắp của 3 lọ rồi nhanh chóng cho que lửa vào từng lọ , lọ nào có ngọn lửa màu xanh nhạt là H2 . Cho que đóm vào 2 lọ còn lại , lọ nào que cháy mạnh là O2 còn lại là không khí

b) dùng quỳ tím cho vào 3 lọ , quỳ tím chuyển thành đỏ là H3PO4, cho Na2SO4 vào 2 lọ còn lại , lọ có kết tủa trắng là BaCl2 , không có pứng là Al(OH)3
 
Last edited by a moderator:
I

i_love_debbyryan

quocvip1145 & doublet97 giải sai câu 3 (nhận biết chất). Vì ở câu a, khi mở nắp lọ khí, lọ này có thể chứa khí hiđro và nó bay mất.
Gợi ý cho câu 3:
a) Dẫn lần lượt các khí đi qua chất nào, vật nào để nhận biết.
b) Trích mẫu thử dung dịch rồi tìm phương pháp thích hợp
 
Top Bottom