[hóa 12] Phương pháp quy đổi (1-2 câu trong đề thi đh)

H

_huong.duong_

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phương pháp quy đổi hiện nay tỏ ra có nhiều ưu thế khi áp dụng giải nhanh các bài tập hoá học khó trong quá trình làm trắc nghiệm. Học sinh chỉ cần chọn đúng đáp án trong thời gian ngắn ( 2, 5 phút), không phải trình bày cách tìm ra đáp số. Tất nhiên khi giải các bài tập cần áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp.

LOẠI 1: BÀI TẬP VỀ SẮT VÀ CÁC OXIT SẮT

Bài toán tổng quát: Cho m gam Fe ngoài không khí sau một thới gian thu được a gam chất rắn A. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng HNO3 thu được x mol sản phẩm của N duy nhất . Tính m theo a, x.

Khi gặp bài tập về dạng này có rất nhiều cách quy đổi. Thông thường có 3 dạng quy đổi sau:

Dạng 1: Quy về 2 chất bất kỳ trong các chất (Fe và FeO); (Fe và Fe3O4); (Fe và Fe2O3); (FeO và Fe3O4), (FeO và Fe2O3); (Fe3O4 và Fe2O3).
Với dạng này thì cần chú ý như sau: Sau khi mà đăt ẩn mà giải ra thấy nghiệm âm thì cũng không sao, vẫn giải tiếp; vì kết quả cuối cùng vẫn đúng, nếu khi làm mà ra kết quả gần đúng thì vẫn để phân số, không nên làm tròn. Bằng kinh nghiệm, giải dễ nhất nếu ta quy đổi hỗn hợp chỉ gồm (Fe và Fe2O3)
Dạng 2: Quy hỗn hợp về một chất là FexOy:

Khi quy đổi như thế này thường gặp khó khăn, tuy nhiên có thuận lợi là chỉ phải viết ít phương trình. Tất nhiên oxit tìm được sẽ là một oxit không phải bình thường.

Dạng 3: Quy đổi hỗn hợp gồm Fe và O.
Cần chú ý rằng khi tham gia phản ứng thì Fe là chất khử còn O (nguyên tử) sẽ là chất oxi hoá.

Sau đây là một số ví dụ được giải theo các cách trên.
Dạng 4: Sử dụng công thức:
Số mol e do oxi nhận:
O2 + 4e = 2O-2
4. = 0,125(a – m)
Số mol e do nitơ nhận:
N+5 + ye = N+y
y.x
Áp dụng định luật bảo toàn e ta có:
3. = 0,125(a – m) + xy
=> m = 0,7a + 5,6.xy
(Ở đây, xy là số mol e mà N+5 đã nhận)
Dạng 5: Dùng số học để giải.


Bài 1: Để m gam phôi bào Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là:A. 9,27 gam B. 10,08 gam C. 11,20 gam D. 16,80 gam
Giải:
Giải theo dạng 1
Quy đổi hỗn hợp về 2 chất Fe và Fe2O3 với số mol lần lượt là x và y (mol)
Fe + 4HNO3 = Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
(Không cần viết phương trình của Fe2O3 vì không tạo khí)
Như vậy: 56x + 160y = 12 (1) và x = 0,1 (2)
Giải ra: y = 0,04.
Ta có x + 2y = 0,18 mol
m = 56.0,18 = 10,08 gam.
Giải theo dạng 3:
Quy hỗn hợp về FexOy:
3FexOy + (12x – 2y) HNO3 = 3xFe(NO3)3 + (3x – 2y)NO + (6x – y) H2O
3(56x + 16y) (3x – 2y)
12 0,1

=>
=> Công thức quy đổi: Fe3O2 (M = 200)
=> nFe3O2 = 0,06 mol => nFe = 0,06.3 = 0,18 mol
=> m = 10,08 gam
Giải theo dạng 4:
m = 0,7.12 + 5,6.0,1 = 10,08 gam
Giải theo dạng 5:
Giải sử lượng Fe phản ứng với oxi chỉ cho Fe2O3:
4Fe + 3O2 = 2Fe2O3
nFe =
Số mol Fe còn lại tác dụng với HNO3: nFe = nNO
=> m = 10,08 gam

Bài 2: Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 hoà tan vừa đủ trong H2SO4 đặc nóng thu được 12 gam muối và 1,12 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) Tính m.
Giải:
Giải theo dạng 2:
Quy đổi hỗn hợp gồm x mol Fe và y mol O.
Áp dung định luật bảo toàn e và bảo toàn khối lượng ta có:
56x + 16y = m (1)
x/2.400 = 12 (2)
3x = 2y + 2.
=> m = 4 gam

Bài 3: Để m gam phoi bào sắt ngoài không khí một thời gian thu được 99,9 gam hỗn hợp các oxit. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lit khí NO, 4,48 lít khí NO2 và 8,96 lít khí N2O (đktc). Tính m. (Theo Hoá học và Ứng dụng)
Giải
Giải theo dạng 4:
m= 0,7.99,9 + 5,6(0,1.3 + 0,2 + 0,4.8) = 90,65 gam.

Bài 4: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,344 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 49,09 B. 34,36 C. 35,50 D. 38,72 (Đề thi Đại học khối A năm 2008).
Giải:
Giải theo dạng 3:
Coi hỗn hợp chỉ gồm x mol Fe và y mol O
56x + 16y = 11,36 (1)
Fe = Fe3+ + 3e
O0 + 2e = O-2
N+5 + 3e = N+2
Áp dụng ĐLBT e: 2y + 0,18 = 3x hay 3x – 2y = 0,18 (2)
Từ (1, 2): x = 0,16; y = 0,15
nFe(NO3)3 = x = 0,16 mol
mFe(NO3)3 = 0,16.242 = 38,72 gam
Bài 5: Đem nung hỗn hợp A gồm x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí thu được 63,2 gam hỗn hợp B gồm 2 kim loại và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hoà tan hết lượng hỗn hợp B bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,3 mol SO2. Tính x.
Giải:
Giải theo dạng 3:
Coi hỗn hợp B chỉ gồm 0,15 mol Cu, x mol Fe và y mol O
56x + 0,15.64 + 16y = 63,2 hay 56x + 16y = 53,6 (1)
Fe = Fe3+ + 3e
Cu = Cu2+ + 2e
O0 + 2e = O-2
S+6 + 2e = S+4
Áp dụng ĐLBT e ta có: 3x + 0,3 = 0,6 + 2y hay 3x – 2y = 0,3 (2)
Từ (1,2): x = 0,7; y = 0,9.

 
Last edited by a moderator:
C

cuphuc13

Bài 4: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,344 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 49,09 B. 34,36 C. 35,50 D. 38,72 (Đề thi Đại học khối A năm 2008).
Cho tớ chen chúc tí :
Bài này có thể giải theo cách 5 :
Giả sử cái Fe + O2 ==> oxit sắt
thì m = 0,7.11,36 + 5,6.0,18 = 8,96 gam==> n fe = 0,16 mol :D ==> n FeNo33 = 0,16 ==> m = 38,72 gam :D
 
J

jsc.nt

Bài 4: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,344 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 49,09 B. 34,36 C. 35,50 D. 38,72 (Đề thi Đại học khối A năm 2008).

cho e thắc mắt tý
gọi số mol Fe là x, O2 là y (mol)
Fe=>Fe(+3) + 3e
N(+5) + 3e=> N(+2)
O2 + 4e=> O(-2)
+theo BTe: 3x-4y=0.18
và 56x+32y=11.36
=>x= 0.16; y=0.075 chứ nhỉ ??
e ko hiểu lắm về ôxi đó, ai giải thích giup e vs. thank!!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom