[Hóa 12] Phương pháp 2: định luật bảo toàn khối lương

C

cuphuc13

Bài 3: Đề thi đại học khối A- 2008:

Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gianthu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là

A. 1,04 gam. B. 1,32 gam. C. 1,64 gam. D. 1,20 gam

Nhận thấy: Khối lượng Y = Khối lượng bình Br2 tăng + Khối lượng Z
tại sao lại như vậy hả thầy ơi giải thích dùm em với!!! Em chưa hiểu lắm !!!
 
C

cuphuc13

Dạ !thầy cho em hỏi phần sau với
Bài cho :hh ôxit kim loại ,H2SO4 mà thầy
Và phần tư duy em chưa hiểu lắm! để có được điều đó phải viết PT để tính theo PT hay làm theo cách # ạ!
em học hoá hơi kém mong thầy chỉ giúp em với!Cám ơn thầy nhiều

Bạn ơi theo đlbt nguyên tố vừa học xong thì ta bảo toàn H2 ( nH của H2SO4 = nH của H20)--> nH20 = nH2S04
Bạn thấy cái pt : HH Oxit + H2S04 ----> HH Muối sun fat + H20
--->Dùng btkl phải tìm được kl H20 mới tìm được khối lượng muối chứ !!!
 
D

dong.duy_95

1. khi cho 4 gam hon hop kim loai Cu, Zn, Al vao dung dich H2SO4 dac, nong du thu duoc 4,48 lit khí SO2 (dktc). Khoi luong muoi clorua thu duoc khi cho 4 gam hon hop tren tac dung voi khi clo.

2. Dẫn một luồng khí CO dư qua ống nghiệm đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO nung nóng thu được chất rắn Y. Khí ra khỏi ống được dần vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa. hoà tan chất rắn Y trong dung dịch HCl dư thấy có 4.48 lit khí H2 bay ra (dktc) Tính m?

Mong các bạn chỉ giúp!
 
L

lovelybones311

Bài làm

Bài 2: Đề thi đại học Khối A- 2009
Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4
10% thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 101,48 gam. D. 97,80 gam.

n H2SO4=n H2=0,1 mol -> m dd H2SO4 =98 g
AD DLBTKL : m dd thu được =3,68 + 98 -0,1.2 =101,48 ~ A

Bài 3: Đề thi đại học A-2009
Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được
5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam
hỗn hợp X là
A. 2,80 lít. B. 1,68 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít

n HCl=2n H2 = 0,5 mol
Ta thấy n HCl =2n [O] cần để pư -> n O2 cần =0,125 mol -> V =2,80 l ~ A

Bài 4: Hoà tan hết 11 gam hỗn hợp kim loại gồm Al , Fe, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,4 mol H2 và x gam hỗn hợp muối khan. Tính x ? .
A. 48,6 gam B. 49,4 gam C. 89,3 gam D. 56,4 gam

n H2SO4=nH2 =0,4 mol
AD DLBTKL ta có: n KL + m H2SO4 =x + m H2
-> x=11+0,4.98-0,4.2 =49,4 g ~ B

Bài 5: Đốt cháy hết 2,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe , Cu được 4,14 gam hỗn hợp 3 oxit . Để hoà tan hết hỗn hợp oxit này, phải dùng đúng 0,4 lít dung dịch HCl và thu được dung dịch X. Cô cạn dung dich X thì khối lượng muối khan là bao nhêu ? .
A. 9,45 gam B.7,49 gam C. 8,54 gam D. 6,45 gam

AD DLBTKL có : m KL + m O2 = m OXIT -> m O2 =4,14-2,86 =1,28 g -> n [O] =1,28:16=0,08 mol
n HCl =2n [O] =0,16 mol -> n H2O =0,08 mol
AD DLBTKL : m oxit + m HCl = m muối + m H2O
-> m muối =4,14 +0,16.36,5 -0,08.18 =8,54 g ~ C

Bài 6: Cho 24,12gam hỗn hợp X gồm CuO , Fe2O3 , Al2O3 tác dụng vừa đủ với 350ml dd HNO3 4M rồi đun đến khan dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam hỗn hợp muối khan . Tính m .
A. 77,92 gam B.86,8 gam C. 76,34 gam D. 99,72 gam

n HNO3=0,35.4 =1,4 mol -> n H2O =0,7 mol
AD DLBTKL : m X + m HNO3 = m Muối + m H2O
-> m muối =24,12 +1,4.63 -0,7.18=99,72 g~ D

Bài 7: Cho 16 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thu đuợc dung dịch B và 3,36 lít khí H2 (đktc) . Nếu cô cạn dung dịch B được m1 gam hỗn hợp rắn , còn nếu trung hoà dung dich B bằng dung dich HCl rồi cô cạn dung dịch sản phẩm thì được m2 gam hỗn hợp muối khan . Tính m1 và m2 .
A. 21,1 gam , 26,65gam B. 12,3gam,36,65gam
C. 54,3gam,76,3gam D. 12,3gam ,67,4gam

n H2O =2n H2 =0,3 mol
AD DLBTKL có : m X + m H2O = m1 + m H2
-> m 1 =16+0,3.18-0,15.2 =21,1 g
n HCl = n [TEX]{OH}^-[/TEX] = 2 n H2 =0,3 mol
-> n H2O =0,3 mol
AD DLBTKL m 1 + m HCl= m2 + m H2O
-> m 2 =21,1 +0,3.36,5-0,3.18=26,65 g ~ A
Thầy ơi, em nộp bài ạ!!!Thầy xem giúp e làm có đúng không được không ạ???Em cảm ơn thầy ạ :)

2. Dẫn một luồng khí CO dư qua ống nghiệm đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO nung nóng thu được chất rắn Y. Khí ra khỏi ống được dần vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa. hoà tan chất rắn Y trong dung dịch HCl dư thấy có 4.48 lit khí H2 bay ra (dktc) Tính m?

Mong các bạn chỉ giúp!

n H2 = 0,2 mol
Fe + 2HCl->FeCl2 + H2
0,2...........................0,2 mol
Theo BTNT : n Fe2O3 = [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] . n Fe =0,1 mol
n CaCO3=0,4 mol .theo BTNT C : n CO = n CO2 = n CaCO3=0,4 mol
Fe2O3 + 3CO -to-> 2Fe + 3CO2
0,1..........0,3
=> CuO + CO-to-> Cu + CO2
0,1<- 0,1
m =0,1.80 +0,1.160=24 g
mình tính nhẩm,bạn thử lại = máy tính giúp mình nha.
 
Last edited by a moderator:
M

miducc

1. khi cho 4 gam hon hop kim loai Cu, Zn, Al vao dung dich H2SO4 dac, nong du thu duoc 4,48 lit khí SO2 (dktc). Khoi luong muoi clorua thu duoc khi cho 4 gam hon hop tren tac dung voi khi clo.

Mong các bạn chỉ giúp!

n SO2 = 0,2 mol
cùng lượng kim loại nên tổng e nhường là như nhau
--> e nhận như nhau
---> 2.n SO2=2.n Cl2
--> n Cl2=0,2 mol
--> m Muối =4+0,2.71=18,2g
 
M

miducc

Bài 3: Đề thi đại học khối A- 2008:

Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gianthu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là

A. 1,04 gam. B. 1,32 gam. C. 1,64 gam. D. 1,20 gam

Nhận thấy: Khối lượng Y = Khối lượng bình Br2 tăng + Khối lượng Z
tại sao lại như vậy hả thầy ơi giải thích dùm em với!!! Em chưa hiểu lắm !!!

Nhìn xuyên suốt cả quá trình bạn sẽ thấy khi cho hỗn hợp đầu đun nóng thì khối lượng của hh vẫn không đổi, chỉ có cấu tạo các chất trong đó là bị thay đổi thôi. Khi cho qua bình Br2 thì anken và ankin dư bị giữ lại chính là khối lượng bình tăng, còn ankan và khí H2 dư (khí Z) bay ra ngoài đã có số liệu
--> công thức nhanh + dễ hiểu
 
T

tdquy1996

hóa học

thưa thầy thầy cho em hỏi trong bài viết của thầy em chỉ thấy thầy giải theo định luật bảo toàn khối lượng nếu dùng định luật này có thể giải được tất cả đề thi trong đại học cao đẳng không ạ
 
D

dhbk2013

thưa thầy thầy cho em hỏi trong bài viết của thầy em chỉ thấy thầy giải theo định luật bảo toàn khối lượng nếu dùng định luật này có thể giải được tất cả đề thi trong đại học cao đẳng không ạ

Đề đại học chỉ có vài câu sử dụng định luật bảo toàn khối lượng thôi em ạ ! Ngoài ra còn phải kết hợp với nhiều định luật khác như : Bảo toàn electron, Bảo toàn nguyên tố ,.....
Đặc biệt là phải có kiến thức vững vàng về các phương pháp như : Đường chéo , Trung Bình, Tăng giảm khối lượng ,.....
 
K

kiuc1ngaymua

thưa thầy thầy có thể giúp em giải bài hóa học này được không ạ;
hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dich X, và 1,344 lit ở đktc hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2, tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với H2 là 18 ,cô cạn dung dịch X ,thu được m gam chất rắn khan ,giá trị của m là ?
 
G

genius_hocmai

bài làm:
tính số mol Al -->mol E trao đổi-->số mol của NH4NO3

nNH4NO3=(3nAl-10nN2-8N20):8

tình được muối
m=Al(NO3)3 và NH4No3
 
Top Bottom