[hóa 12] đề thi thử tài kiến thức lớp 12

Status
Không mở trả lời sau này.
C

chichi_huahua

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hik! srr post đề muộn~! :|
p/s: khác vs các lớp khác, riêng lớp 12 thì mỗi mem sẽ nộp bài làm vào tin nhắn cá nhân cho tớ để đảm bảo độ bảo mật :D.
để cho công bằng giữa các bảng thì tớ ra chung 1 đề, sau này lọc ra sẽ chia riêng mỗi bảng 1 đề :)>-.

khởi động nhẹ nhàng thui ;)

câu 1: Người ta tiến hành chuyển hóa metan theo phản ứng:

[TEX]\\\\CH_4 + H_2O -----> CO + 3H_2[/TEX]

sau khi kết thúc thí nghiệm và làm ngưng tụ hết hơi nước thì thu đc 0,42 lit hh khí ở:[TEX]25^0C , 735mmHg[/TEX] . Đốt cháy hh khí này thì tỏa ra 4,76 kJ.
Tính % CH4 đã bị chuyển hóa, biết nhiệt độ cháy CO, H2 , Ch4 tương ứng là 110,5 ; 266,9 và 890,3 kJ/mol .

câu 2: sắp tết rùi nên cũng ra câu đố cho vui chút ;)) : tại sao nước ko cháy? :D:D
 
C

chichi_huahua

hik! các cậu nên đọc kỹ yêu cầu của tớ chứ!
p/s: khác vs các lớp khác, riêng lớp 12 thì mỗi mem sẽ nộp bài làm vào tin nhắn cá nhân cho tớ để đảm
bảo độ bảo mật .
những bài mà các bạn post lên đây dù đúng hay sai nhưng vi phạm quy định đều bị del hết, các bạn có thể nộp bài vào tin nhắn cá nhân cho tớ sau!
thank!
 
C

chichi_huahua

hết hạn nộp bài! :)
đề cũng bình thường nhưng hơi ít bạn nộp bài :D trong khi đó số lượng đăng ký tham gia thì lại đông ;)) vậy nên tó post đáp án lên cho mọi người tham khảo :)
để cho công bằng tớ cũng đưa bài làm của những bạn nộp bài rùi :D
( theo thứ tự thời gian nộp bài )

+ phamminhkhoi :

1.Đặt số mol CH4 lúc đầu là b này, số mol CH4 tham gia phản ứng là a nhá

Thì số mol CH4 dư là (b-a)

Só mol hidrro sinh ra là 3a

số mol CO là a

Ta có theo phương trình n = PV/RT= o,o17mol


----> b-a + a + 3a ---> b + 3a = 0,017 (1)

Đốt các chất trong hỗn hợp sinh ra năng lwọng là 4,76 kj tương đương vưói đốt từng chất trong hỗn hợp công lại, ta có

890,3 (b-a) + 110,5a + 3.266,9a = 4,76 ----> 890,3 b + 20,9a = 4,76 (2)

Lập hẹ giải được a bằng 3,92. 10^-3 mol. b bằng 5,24. 10^-3 mol


----> hiệu suát bằng 100a/b = 74,8 %

2. Đơn giản nước đã là sản phẩm "sau khi cháy" của hidrro, có nghĩa nó không thể nhận thêm oxi để tiếp tục duy trì một sự cháy khác.

+ trungtunguyen :

câu1: CH4+H2O--->CO+3H2
Gọi số mol CO=số mol CH4 phản ứng là x mol
số mol H2 là 3x mol
số mol hỗn hợp lúc sau=PVRT)
n=(735:760*0,42)/(22,4:273*298)=0,0166(mol)
Số mol CH4 còn trong hỗn hợp=0,0166-4x mol
khi đốt hỗn hợp:
CH4+2O2--->CO2+2H2O Nhiệt lượng toả ra:890,3KJ/mol
CO+1/2O2--->CO2 110,5KJ/mol
H2+1/2O2--->H2O 266,9KJ/mol
Tổng lượng toả ra=x*110,5+3x*266,9+(0,0166-4x)*890,3=4,76
x=0,00378 mol
số mol CH4 dư là=0,0166-4*0,00378=0,00148 mol
Số mol CH4 ban đầu là=nCH4 dư+nCO=0,00526 mol
%CH4chuyển hoá là=nCH4(phản ứng):nCH4(ban đầu)*100%
=0,00378:0,00526*100%
=71,9%
Câu2:Sự cháy hiểu là phản ứng giữa các chất(hợp chất) với O2,
trong đó O(O2) dóng vai trò là chất oxi hoá
Chất kia sẽ đóng vai trò chất khử=> cho e
mà trong nước H đã cho e cho O=>tạo H2O nên không thể cho e nữa(không phãn ứng với O2 nữa) Không thể cháy được

+ ponie:

Câu 1:
...........CH4 + O2 => CO2 + 3H2O
BĐ:........x.....................................
PƯ:........a.......a...........a.........3a...
Sau PƯ: x-a..................a.........3a...
n(sau pư)= 0,42.(735/760)/[22,4/273.(273+25)]= 0,01661 mol
............<=> x - a + a + 3a = x + 3a = 0,01661 (1)
Đốt cháy hỗn hợp sau phản ứng thì toả ra 4,76 kJ
=> 110,5a + 266,9.3a + 890,3(x-a) = 4,76
<=> 890,3x + 20,9a = 4,76 (2)
Từ (1), (2) giải phương trình ta được:
x= 4,43.10^-3
a= 4,06.10^-3
%CH4 bị chuyển hoá = a/x = 91,65%
Câu2:
Nước không cháy vì quá trình cháy thực chất là quá trình oxi hoá - khử và sản phẩm cháy luôn là hợp chất của oxi. Bởi vậy trong quá trình cháy, oxi là chất oxi hoá => chất cháy phải là chất khử
H2O vốn đã là hợp chất của oxi và và số oxi hoá của H đã là số oxi hoá cao nhất nên không thể bị oxi hoá được nữa
=> H20 không bị cháy

+ happy_lpt:

câu 1:
gọi số mol của CH4 dư là x và số mol phản ứng là y.
ta có: CH4 + H20 --> C0 + 3H2
y y 3y
ta đc 1 pt: x + 4y = ((735:760).0,42)0,082.(273+25))
và pt tỏa nhiệt: 890,3x + (110,5+3.266,9).y = 4,76
--> x=1,47.10^(-3)
y=3,79.10^(-3)
--->%CH4 chuyển hóa là: 72,05%
câu 2:
Để nói rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta phải làm rõ, cháy là như thế nào?

Cháy thường là một quá trình chỉ sự hoá hợp mạng giữa vật chất và khí oxy. Có một số vật chất mặc dù là ở nhiệt độ thường nhưng chỉ cần có cơ hội “gặp mặt” với khí oxy là nó lập tức “kết hợp” với oxy và tự động cháy. Photpho trắng chính là như vậy. Ngoài ra, có một số chất như than (thành phần chủ yếu là cacbon), khí hydro, lưu huỳnh… mặc dù ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc với oxy 2 bên không hề có phản ứng gì, nhưng khi nhiệt độ tăng, chúng sẽ cháy mạnh.

Nhìn bên ngoài thì hình dáng của cồn, xăng, dầu và nước gần giống nhau, đều là thể lỏng không trong suốt. Nhưng cồn là do 3 nguyên tố Cacbom, Hydro, Oxy tạo nên, còn xăng và dầu chỉ chứa Cacbon và Hydro. Trên thực tế, đa số các hợp chất hoá học chứa Cacbon đều có thể tự cháy. Cồn, xăng, dầu sau khi cháy, mỗi một nguyên tử cacbon kết hợp với hai nguyên tử oxy biến thành C02, còn khí hydro kết hợp với oxi thành nước, chúng đã cháy sạch rồi.

Đọc đến đấy có lẽ bạn đã biết rồi, nước tại sao không thể cháy được. Nước là do hai nguyên tố hydro và oxy tạo nên. Cũng tức là, nước là sản phẩm sau khi khí hydro cháy. Đã là sản phẩm của sự cháy thì đương nhiên nó không còn khả năng kết hợp với khí oxy nữa, cũng tức là nó không cháy nữa. Cũng như vậy, C02 là sản phẩm cuối cùng của sự cháy, cho nên nó cũng không thể cháy nữa. Do C02 không thể kích thích cháy, hơn nữa còn nặng hơn không khí cho nên con người có thể xoay ngược lại, lợi dụng nó để cứu hoả.

Tuy nhiên, cũng có không ít các vật chất không “hợp” với khí oxy, cho dù bạn có hâm nóng nó như thế nào thì nó cũng không muốn “kết bạn” với khí oxy, những vật chất như vậy đương nhiên không thể cháy được.
 
C

chichi_huahua

đáp án của tớ :
Ta có :
[tex] CH_4 + H_2O -----> CO + 3H_2 [/tex]

số mol khí còn lại sau khi ngưng tụ hơi nước :

[tex]\\\ n=\frac{PV}{RT}=\frac{735.0,42}{760.0,082.298}= 0.017[/tex]

Gọi x là số mol CH4 tham gia phản ứng => số mol CH4 ban đầu = x+( 0,017-4x) = 0,017- 3x ( mol)
tổng nhiệt lượng toả ra :
x.110,5 + 3x.266,9 + (0,017- 4x).890,3 = 4,76 kJ
giải ra x= 0,0039 mol
=> %CH4 p/ư = 0,0039.100/ ( 0,017- 0,0039.3) = 73,58%

câu 2: chỉ cần giải thik đơn giản nước là sản phẩm của sự cháy của khí hidro và mức oxi hoá của H đạt tối đa nên ko thể kết hợp típ vs O2 thành sản phẩm khác.
 
C

chichi_huahua

nhận xét của tớ về bài làm các bạn thế này :mọi người đều hiểu đc yêu cấu và bản chất của dạng bài này :D nhưng do sai số trong tính toán nên ko sao :D

p/s :cuộc thi này tổ chức vs tinh thần học hỏi là chính nên mong mọi người hạn chế seach đáp án ở google, vì vậy nếu bài làm của bạn nào "tham khảo" Google mạnh quá thì tớ ko cho điểm :D

trong lượt đấu này thì phamminhkhoi có nhỉnh hơn các bạn còn lại, nhưng chỉ 1 vòng thi thì chưa nói lên ji cả, vậy nên tớ sẽ đánh giá qua các vòng sau nữa! :D
thank!
đề của vòng 2 sẽ đc update sau!
 
Last edited by a moderator:
P

ponie

huhu, phương trình của bạn phamminhkhoi cũng giống tớ mà 890,3 (b-a) + 110,5a + 3.266,9a = 4,76
sao lại bảo tớ hỉu nhầm đề bài T.T
 
P

ponie

phương trình thì đúng oy` nhưng mà kết quả lại sai => nản
chắc hum í xúc động quá nên bấm máy nhầm, hix :M018:
mình đúng là vô dụng mà
:M06:
 
Last edited by a moderator:
B

bena16

bạn ơi, mình không đăng kí, thế có được làm bài vòng 2 ko?
Mình biết tin này muộn quá, hix
 
C

chichi_huahua

Xin lỗi mọi người vì sự chậm trễ trong vòng 2 này :)
bây giờ tớ xin đưa ra đề vòng 2 , và cũng để rèn luyện cách giải toán cho kì thi đại học nên tớ cũng ra đề trong khuôn khổ này :)
p/s: mọi người nộp bài vào tin nhắn cá nhân của tớ nhé :)
câu 1: hòa tan hỗn hợp gồm 0,01 mol Fe và 0,02 mol Fe2O3 vào dung dịch chứa 0,14 mol HCl được dung dịch A.Cho A tác dụng với dung dịch KMnO4 dư đã được axit hóa bởi H2SO4 tạo ra V lít khí B(đkc), Viết các phản ứng xảy ra thể hiện rõ bản chất quá trình thực nghiệm. Tính V

câu 2:có một hỗn hợp Al, Fe thành phần thay đổi, hai dung dịch NaOH và HCl đều chưa biết nồng độ, qua thực nghiệm người ta biết:
+100 ml dung dịch HCl tác dụng vừa đủ vs 3,71 gam Na2Co3 và 20 gam dung dịch NaOH, đồng thời tạo đc 5,85 g muối ăn
+ 9,96 gam hỗn hợp Al, Fe cho tác dụng với 1,175 lit dung dịch HCl được dung dịch A, Sau khi thêm 800 gam dung dịch NaOH vào dung dịch A, lọc thu đc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng 13,65 gam.
1. Xác định nồng độ mol của HCl và C% NaOH
2. tính khối lượng của Al và Fe trong hh đầu
giả thiết các phản ứng đều hoàn toàn
:D:D:D:D
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom