[Hóa 12]: Chuyên Đề Lý Thuyết Ôn Thi ĐH

H

hontrachcungdan_levanvuong6971

Làm mấy bài đã


Làm mấy bài củng cố đã :)
1. Ở nhiệt độ ko đổi đv 1 chất điện li yếu, khi tăng nồng độ dung dịch thì giá trị của:
A. Độ điện li và hằng số điện li giảm
B. Độ điện li và hằng số điện li ko thay đổi
C. Độ điện li giảm và hằng số điện li ko thay đổi
D. Độ điện li ko thay đổi và hằng số điện li giảm
2. Tốc độ phản ứng của phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ từ 20(độ C) đến 100(độ C), nếu hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng bằng 2?
A. 256
B. 265
C. 275
D. 257

3. [TEX]Cho phan ung: N2 (k) + 3H2 \Longleftrightarrow 2NH3 (k) [/TEX]
Khi đạt đến trạng thái cân bằng, đồng thời có các thay đổi cho sau:
1. Tăng nhiệt độ
2. Tăng áp suất
3. Cho thêm xúc tác
4. Giảm nhiệt độ
5. Tách NH3 khỏi hệ
Những thay đổi nào làm cân bằng chuyển dịch sang phải
4. Xét các cân bằng

[TEX]2SO2 (k) + O2(k) \Longleftrightarrow 2SO3(k)(1)[/TEX]
[TEX]SO2(k) + 1/2O2(k) \Longleftrightarrow SO3(k)(2)[/TEX]
[TEX]2SO3(k) \Longleftrightarrow 2SO2(k) + O2(k)(3)[/TEX]
Gọi K1, K2, K3 là hsố cbằng ứng vs các trường hợp(1),(2),(3) thì bthức liên hệ giữa chúng là:
[TEX]A. K1 = K2 = K3[/TEX]
[TEX]B. K1 = K2 = (K3)^{-1}[/TEX]
[TEX]C. K1 = (K2)^{2}= (K3)^{-1}[/TEX]
 
T

truonganh92

Làm mấy bài củng cố đã :)
1. Ở nhiệt độ ko đổi đv 1 chất điện li yếu, khi tăng nồng độ dung dịch thì giá trị của:
A. Độ điện li và hằng số điện li giảm
B. Độ điện li và hằng số điện li ko thay đổi
C. Độ điện li giảm và hằng số điện li ko thay đổi
D. Độ điện li ko thay đổi và hằng số điện li giảm
2. Tốc độ phản ứng của phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ từ 20(độ C) đến 100(độ C), nếu hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng bằng 2?
A. 256
B. 265
C. 275
D. 257
3. [TEX]Cho phan ung: N2 (k) + 3H2 \Longleftrightarrow 2NH3 (k) [/TEX]
Khi đạt đến trạng thái cân bằng, đồng thời có các thay đổi cho sau:
1. Tăng nhiệt độ
2. Tăng áp suất
3. Cho thêm xúc tác
[I][FONT=Times New Roman[COLOR="Red"]]4. Giảm nhiệt độ[/FONT][/I][/COLOR]5. Tách NH3 khỏi hệ
Những thay đổi nào làm cân bằng chuyển dịch sang phải
4. Xét các cân bằng
[TEX]2SO2 (k) + O2(k) \Longleftrightarrow 2SO3(k)(1)[/TEX]
[TEX]SO2(k) + 1/2O2(k) \Longleftrightarrow SO3(k)(2)[/TEX]
[TEX]2SO3(k) \Longleftrightarrow 2SO2(k) + O2(k)(3)[/TEX]
Gọi K1, K2, K3 là hsố cbằng ứng vs các trường hợp(1),(2),(3) thì bthức liên hệ giữa chúng là:
[TEX]A. K1 = K2 = K3[/TEX]
[TEX]B. K1 = K2 = (K3)^{-1}[/TEX]
[TEX]C. K1 = (K2)^{2}= (K3)^{-1}[/TEX]

Câu 2 với câu 4 thì tớ chịu ..:D.>!!Câu 1,3 làm theo những jì mình bík mà kô bík đúng kô .:D.>!!hì
 
Last edited by a moderator:
C

cuphuc13

4. Xét các cân bằng
[tex]2SO2 (k) + O2(k) \Longleftrightarrow 2SO3(k)(1)[/tex]
[tex]SO2(k) + 1/2O2(k) \Longleftrightarrow SO3(k)(2)[/tex]
[tex]2SO3(k) \Longleftrightarrow 2SO2(k) + O2(k)(3)[/tex]
Gọi K1, K2, K3 là hsố cbằng ứng vs các trường hợp(1),(2),(3) thì bthức liên hệ giữa chúng là:
[tex]A. K1 = K2 = K3[/tex]
[tex]B. K1 = K2 = (K3)^{-1}[/tex]
[tex]C. K1 = (K2)^{2}= (K3)^{-1}[/tex]

Về Phần này bạn cần phải nhớ rằng hằng số cb chỉ tính cho các chất khí thôi ,,,
[tex]K1 = \frac{[SO3]^2}{[SO2]^2 .[O2]}[/tex]
[tex]k2 = \frac{[SO3]}{[SO2]^2 .[O2]^{\frac{1}{2}}}[/tex]
[tex]K3 = \frac{[SO2]^2 .[O2]}{[SO3]^2}[/tex]

Đến đây chắc bạn tự tính được kết quả ... ====> thôi nói luôn KQ là C
 
Last edited by a moderator:
C

cuphuc13

2. Tốc độ phản ứng của phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ từ 20(độ C) đến 100(độ C), nếu hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng bằng 2?
A. 256
B. 265
C. 275
D. 257
Sự phụ thuộc tốc độ phản ứng vào nhiệt độ nè :
Công thức : [tex]v_{t2} = v_{t1} . k_t ^{\frac{t2 - t1}{10}[/tex]
vt1 và vt2 là tốc độ pu ở nhiệt độ t1 ,t2
kt là hệ số nhiệt độ cho biết tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ tăng 10*C

Nhu vậy dựa vào CT ta dễ dàng giải quyết bài 2 : với vt2 = 256 vt1 ==> OK
 
C

cuphuc13

Làm mấy bài củng cố đã
1. Ở nhiệt độ ko đổi đv 1 chất điện li yếu, khi tăng nồng độ dung dịch thì giá trị của:
A. Độ điện li và hằng số điện li giảm
B. Độ điện li và hằng số điện li ko thay đổi
C. Độ điện li giảm và hằng số điện li ko thay đổi
D. Độ điện li ko thay đổi và hằng số điện li giảm

Baif này : Khi dd càng loãng độ điện li càng tăng ....
Khi ta tăng nồng độ ==> độ điện li [tex]\alpha[/tex] giảm .... ==> C
* Bo sung cho các bạn 1 CT nữa : do điện li [tex]\alpha = \frac{C}{Co}[/tex]
Với Co là nồng độ mol chất hoà tan, C là nồng độ chất pli ra ion.........
 
Last edited by a moderator:
C

cuphuc13

3. Cho phan ung: [tex]N2 (k) + 3H2 \Longleftrightarrow 2NH3 (k)[/tex]
Khi đạt đến trạng thái cân bằng, đồng thời có các thay đổi cho sau:
1. Tăng nhiệt độ
2. Tăng áp suất
3. Cho thêm xúc tác
4. Giảm nhiệt độ
5. Tách NH3 khỏi hệ
Những thay đổi nào làm cân bằng chuyển dịch sang phải

Đối với dạng này thì bạn cần nhớ đến sự ảnh hưởng làm thay đổi chuyển dịch của phản ứng ...
+ Tăng nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dich theo chiều phản ứng thu nhiệt và ngược lại...
+ Với khi tăng CM thì ( loại chất rắn ) pu sẽ chuyển dich theo chiều làm giảm nồng độ chất đó và ngược lại
+ Tăng áp suất : CB sẽ chuyển dich theo chiều pu có số mol khí ít hơn và ngược lại
+ Chất xúc tác ko làm thay đổi...
===>áp dụng vào bài trên là : giảm nhiệt độ và tăng áp suất .........
 
K

ktqd_2011

Các bạn cho mình hỏi 1 số vấn đề nhé!
1)Fe(OH)2,Fe(OH)3,FeSO4,Fe2(SO4)3,FeCO3 có mấy chất tác dụng với HNO3 đặc nóng?
2) các dung dịch HCl,Br2,CH3COOH,NAOH,NÀCO3,C2H5OH,CH3COONa
có bao nhiêu chất tác dụng với phenol?
3)etylaxetat,anilin,ancoletylic,phenol,phenyamoni clorua,ancol benzylic,p-crezol.Có bao nhiêu chất tác dụng với NaOH?
4) cho các chất Al,NaHCO3,(NH4)2CO3,Al2O3,Zn,K2CO3,NH4Cl,K2SO4.Chất vừa tác dụng với Hcl và NaOH là?
Mấy bạn cho mình mấy cái phương trình luôn nhé.:d.Cảm ơn các bạn rất nhiều!!

---> câu đầu bạn hỏi rõ là Td với HNO3 giải phóng khí hay là td với HN03 là thôi,theo mình thì mấy chất đó.
Theo mình các chất td là 1,2,3,5 còn nếu là gp khí thì trừ Fe(0H)3 ra.
Câu 2: Br2,CH3COOH,NaOH,Na2CO3...ko biết còn nữa ko,hiiiiiiiiiii
Câu 3: Al,NaHCO3, (NH4)2CO3, Al2O3,Zn.
 
T

truonganh92

Theo mình nghĩ là phenol còn tác dụng đc với CH3COONA tại theo mình nghĩ CH3COONA là muối có tính bazơ yếu(theo thuyết điện ly) phenol có tính axit yếu(thấy trong sách nói vậy) nên tác dụng đc.!!Ai thấy mình sai góp ý nha :D.!..!!
 
C

cuphuc13

1)Fe(OH)2,Fe(OH)3,FeSO4,Fe2(SO4)3,FeCO3 có mấy chất tác dụng với HNO3 đặc nóng?
Các chất tác dụng HNO3 đặc nóng ==> giải phóng khí ==> có tính khử ....==> 3 chât Fe2+.....
2) các dung dịch HCl,Br2,CH3COOH,NAOH,NÀCO3,C2H5OH,CH3COONa
có bao nhiêu chất tác dụng với phenol?

Phenol : có tính ax yếu nên bị H2CO3 đẩy ra khỏi phenolat......
Ch3COOh cũng yếu nhưng mạnh hơn H2CO3 ....
===> phenol ko pu với Ch3COONa
+ THêm nữa là phenol ko làm đổi màu quỳ trong khi đó ax axetic làm đỏ quỳ tím == > phenol có tính ax yếu hơn Ch3COOH ==> ko đẩy được natri axetat ra khỏi muối ....
 
Last edited by a moderator:
H

_huong.duong_

Nhiệt Phân Muối Nitrat:

I. K,Na,Ca,Ba: nhiệt phân muối nitrat chúng ra [TEX]O_2[/TEX] và [TEX]M(NO_2)_n[/TEX]
II. Mg đến Cu: nhiệt phân muối nitrat chúng ra [TEX]O_2[/TEX] ; [TEX]NO_2[/TEX] ; [TEX]M_2O_n[/TEX]
III. Sau Cu: nhiệt phân muối nitrat chúng ra [TEX]O_2[/TEX] ; [TEX]NO_2[/TEX] ; [TEX]M[/TEX]


M là kí hiệu tên kim loại, n là hóa trị của chúng!
 
Last edited by a moderator:
T

truonganh92

Nhiệt Phân Muối Nitrat:

I. K,Na,Ca,Ba: nhiệt phân muối nitrat chúng ra [TEX]O_2[/TEX] và [TEX]M(NO_3)_n[/TEX]
II. Mg đến Cu: nhiệt phân muối nitrat chúng ra [TEX]O_2[/TEX] ; [TEX]NO_2[/TEX] ; [TEX]M_2O_n[/TEX]
III. Sau Cu: nhiệt phân muối nitrat chúng ra [TEX]O_2[/TEX] ; [TEX]NO_2[/TEX] ; [TEX]M[/TEX]

M là kí hiệu tên kim loại, n là hóa trị của chúng!

Ủa bạn ơi.!! Muối nitrat tử Ka=>Mg(kô bao gồm Mg).nói chung là các kim loại hoạt động mạnh nhiệt phân ra muối nitrit (NO2)và O2 mà.!
Vd:2KNO3=>2KNO2+O2
 
T

thesun2


Làm mấy bài củng cố đã :)
1. Ở nhiệt độ ko đổi đv 1 chất điện li yếu, khi tăng nồng độ dung dịch thì giá trị của:
A. Độ điện li và hằng số điện li giảm
B. Độ điện li và hằng số điện li ko thay đổi
C. Độ điện li giảm và hằng số điện li ko thay đổi
D. Độ điện li ko thay đổi và hằng số điện li giảm


Mình nghĩ hằng số điện li bạn nói là hằng số cân bằng. Tăng nồng độ thì độ điện ly giảm nhưng hằng số cân bằng ko đổi nhé nó chỉ phụ thuộc nhiệt độ thôi.
 
T

thietthui

---> câu đầu bạn hỏi rõ là Td với HNO3 giải phóng khí hay là td với HN03 là thôi,theo mình thì mấy chất đó.
Theo mình các chất td là 1,2,3,5 còn nếu là gp khí thì trừ Fe(0H)3 ra.
Câu 2: Br2,CH3COOH,NaOH,Na2CO3...ko biết còn nữa ko,hiiiiiiiiiii
Câu 3: Al,NaHCO3, (NH4)2CO3, Al2O3,Zn.
bạn ơi câu 2: mình nghĩ CH3COOH không tác dụng với Phenol đâu!
bạn xem lại đi nhé.
 
T

thietthui

Các bạn cho mình hỏi 1 số vấn đề nhé!
1)Fe(OH)2,Fe(OH)3,FeSO4,Fe2(SO4)3,FeCO3 có mấy chất tác dụng với HNO3 đặc nóng?
2) các dung dịch HCl,Br2,CH3COOH,NAOH,NÀCO3,C2H5OH,CH3COONa
có bao nhiêu chất tác dụng với phenol?
3)etylaxetat,anilin,ancoletylic,phenol,phenyamoni clorua,ancol benzylic,p-crezol.Có bao nhiêu chất tác dụng với NaOH?
4) cho các chất Al,NaHCO3,(NH4)2CO3,Al2O3,Zn,K2CO3,NH4Cl,K2SO4.Chất vừa tác dụng với Hcl và NaOH là?
Mấy bạn cho mình mấy cái phương trình luôn nhé.:d.Cảm ơn các bạn rất nhiều!!
Mình vừa vào thử tham gia với các bạn nhé!
1. đáp án là 4:Fe(OH)2,Fe(OH)3,FeSO4 và FeCO3.
2. theo mình là 3:Br2, NAOH, Na2CO3.
3. mình nghĩ là 4:etylaxetat,phenol,phenyamoni clorua,p-crezo.
4. theo mình là: Al, NaHCO3,(NH4)2CO3,Al2O3,Zn.
mình chưa chắc chắn với đáp án này lắm. mong các bạn góp ý nhé!!!!!!!!
 
C

cuphuc13

huong_duong said:
I. K,Na,Ca,Ba: nhiệt phân muối nitrat chúng ra [tex]O_2[/tex] và [tex]M(NO_3)_n[/tex]
II. Mg đến Cu: nhiệt phân muối nitrat chúng ra [tex]O_2 ; NO_2 ; M_2O_n[/tex]
III. Sau Cu: nhiệt phân muối nitrat chúng ra [tex]O_2 ; NO_2 ; M[/tex]

M là kí hiệu tên kim loại, n là hóa trị của chúng!

Bạn ơi nhầm chút xíu cái TH đặc biệt ...
Riêng BaNO32 ===> BaO + O2 + NO2
Còn lại thì OK

--> Tại sao hằng số cân bằng giảm, đáp án là hằng số cbằng ko thay đổi

đúng ồi mình quên mất Hằng sô Cb chỉ phụ thuộc vào t* và bản chất
 
H

_huong.duong_

Bạn ơi nhầm chút xíu cái TH đặc biệt ...
Riêng BaNO32 ===> BaO + O2 + NO2
Còn lại thì OK



đúng ồi mình quên mất Hằng sô Cb chỉ phụ thuộc vào t* và bản chất

Các bạn chú ý.. Mình đưa còn thiếu:

Nhớ 2 phản ứng đặc biệt này:

[TEX]Ba(NO_3)_2 ----> BaO + O_2 + NO_2[/TEX]

[TEX] 4Fe(NO3)2 ---> 2Fe2O3 + 8NO2 + O2[/TEX]
 
H

_huong.duong_

4 vấn đề được hỏi
Vấn đề 1: NGUYÊN TẮC SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI.

Nguyên tắc 1.
Hai hợp chất có cùng khối lượng hoặc khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có liên kết hiđro bền hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
Ví dụ 1:
So sánh nhiệt độ sôi của CH3COOH và C3H7OH.
- Cả hai đều có khối lượng phân tử bằng 60. Nhưng CH3COOH có liên kết hiđro bền hơn liên kết hiđro trong C3H7OH. Nên nhiệt độ sôi của CH3COOH cao hơn nhiệt độ sôi của C3H7OH.
Ví dụ 2 :
So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH và CH3CHO.
- CH3OH có M=32. CH3CHO có M=44.
CH3OH có liên kết hiđro, CH3CHO không có liên kết hiđro, nên CH3OH có nhiệt độ sôi cao hơn CH3CHO.
Nguyên tắc 2:
Hai hợp chất cùng kiểu liên kết hiđro, hợp chất nào có khối lượng lớn hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
Ví dụ 1:
So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH và C2H5OH.
- Cả hai đều có cùng kiểu liên kết hidro, nhưng khối lượng của C2H5OH=46> khối lượng của CH3OH=32. nên C2H5OH có nhiệt độ sôi cao hơn CH3OH.
Ví dụ 2:
So sánh nhiệt độ sôi của C2H6 và C3H8.
- Cả hai đều không có liên kết hiđro, khối lượng của C3H8 lớn hơn khối lượng của C2H6 nên C3H8 có nhiệt độ sôi lớn hơn.
Nguyên tắc 3.
Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì đồng phân cis có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân trans.(giải thích: Đó là do mô men lưỡng cực.Đồng phân cis mô men lưỡng cực khác 0, đồng phân trans có mô men lưỡng cực bằng 0 hoặc bé thua mô men lưỡng cực của đồng phân cis.
Ví dụ:
So sánh nhiệt độ sôi của cis but-2-en và trans but-2-en.
Nguyên tắc 4:
Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì hợp chất nào có diện tích tiếp xúc phân tử lớn hơn sẽ có nhiệt độ cao hơn hơn.
Ví dụ:
So sánh hiệt độ sôi của các hợp chất sau:
- Cả hai đều có khối lượng bằng nhau, đều không có liên kết hiđro. B có diện tích tiếp xúc lớn hơn nên có nhiệt độ sôi cao hơn A.
Nguyên tắc 5:
Hai hợp chất có khối lượng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, hợp chất nào có liên kết ion sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
Ví dụ :
So sánh nhiệt độ sôi của CH3COONa và CH3COOH.
-CH3COONa không có liên kết hiđro nhưng có liên kết ion giữa Na-O; CH3COOH có liên kết hiđro. Nhưng nhiệt độ sôi của CH3COONa cao hơn.
Nguyên tắc 6:
Hai hợp chất hữu cơ đều không có liên kết hiđro, có khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có tính phân cực hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
Ví dụ:
So sánh nhiệt độ sôi của HCHO và C2H6.
- Hai hợp chất trên đều không có liên kết hiddro và khối lượng bằng nhau, nhưng HCHO có tính phân cực hơn nên có nhiệt độ sôi cao hơn.

Vấn đề 2 : Liên kết hidoro (Tính axit)

Liên kết hiđro là tương tác tĩnh điện yếu giữa phần tử hiđro mang điện tích dương với phần tử mang điện tích âm (thường là cặp electron tự do của nguyên tố có độ âm điện lớn như (F, O, N, Cl , S..)

Đk có lien kết H:
Trong hợp chất phải chứa H
H phải liên kết trực tiếp với nguyên tố có độ âm điện lớn và trên nguyên tố có độ âm điện lớn đó phải có cặp e tự do.

Ví dụ
Cho các hợp chất H2O, NH3 , CH4 , HCHO, CH3COONH4.
Số hợp chất có liên kết hiđro là:
A.1 B.2 C.3 D.4
Hướng dẫn:
CH4 & HCHO không có liên kết hiđro vì H không liên kết với các nguyên tố có độ âm điện lớn, còn CH3COONH4 tuy có H liên kết với N nhưng trên N không còn cặp electron tự do nữa,chỉ có H2O, NH3 có liên kết hiđro Chọn B
Kết luận:
-Các axit, rượu, phenol, Aminoaxit, amin bậc một, amin bậc hai, H2O đều có liên kết hiđro.
- Các Hiđrocac bon, andehit, dẫn xuất halogel, ete, este, không tạo được liên kết hiđro.

Phân loại liên kết hiđro (nhắc nội thôi nha)
LK H nội phân tử (cái tên nói lên tất cả) Là liên kết hiđro ngay trong phân tử đó
Điều kiện để có nội phân tử là:
Hợp chất phải chứa hai nhóm chức trở lên
Khi tạo thành kiên kết hiđro phải tạo được vòng 5 hoặc 6 cạnh

Hợp chất tạo được liên kết hiđro thì dễ tan được trong nước.
Liên kết hiđro trong axit > trong phenol > trong rượu.

Vấn đề 3:
Phần quan trọng nhất của este : phản ứng xà phòng hóa giữa este với dd NaOH (hoặc KOH)


Este đa chức của axit m chức và rượu n chức :
R1(COO)nmR'm + nmNaOH ---> nR(COONa)m + mR'(OH)n
Nếu sản phẩm của phản ứng Xà phòng hóa không phải là muối và Rượu mà là :

1) Muối và andehit hoặc muối và xeton thì este tạo bởi rượu không bền :
Vd: R-COO-CH=CH2 + NaOH --> RCOONa + CH3-CH=O
R-COO(CH3)=CH2 + NaOH ---> RCOONa + CH3-C(=O)-CH3
2) Hai muối và nước : este của phenol :
Vd: C6H5OCOR + 2 NaOH ---> C6H5ONa + RCOONa + H20
RCOOC6H5 + 2 NaOH ---> RCOONa + C6H5ONa + H20
3) Một sản phẩm duy nhất (không có H20): este vòng(do dạng vòng này không thể viết được nên các bạn tự suy ra este qua muối Na của nó)
................. + NaOH ---> HO-CH2-CH2-COONa
4) Hai muối và một rượu thì : có các trường hợp
(R1COOH , R2COOH) + R3(OH)2 <==> este + H20
este + 2 NaOH ---> R1COONa + R2COONa + R3(OH)2
( Tỉ lệ số mol của este : NaOH =1:2 )
5) Một muối và 2 rượu khác nhau ( một phần trong đề thi ĐH năm 2005)
R1-(COOH)2 +( R2OH , R3OH ) <==> (este) + H20
(este) + 2 NaOH ----> R1-(COONa)2 + R2(OH) + R3(OH)
Vd: Axit CH2-(COOH)2 + (C2H5OH , C6H5OH) <==> (este A) + H20
Este A + 3 NaOH ---> CH2-(COONa)2 + C6H5ONa + C2H5-OH

1 Muối ,1 rượu và nước :HOOC-R-COOR1 + 2NaOH --> R(COONa)2 + R1OH + H2O
1 Muối + 1 rượu +1 andehit:R1OOC-R-COO-CH=CH-R2 + 2NaOH --> R(COONa)2 + R1OH + R2CH2CHO

Vấn đề 4:

Nhận Biết Hữu Cơ

1. Ankan
- Thuốc thử : Cl2
- Hiện tượng : Sản phẩm sau phản ứng làm hồng giấy quỳ ẩm
- Phương trình : CnH2n+2 + Cl2 CnH2n+1Cl + HCl
Chính HCl làm hồng giấy quỳ ẩm
2. Anken
- Thuốc thử 1: Nước Brom (Màu da cam)
- Hiện tượng : Làm mất màu nước Brom
- Phương trình : CnH2n + Br2 CnH2nBr2
- Thuốc thử 2 : Dung dịch thuốc tím KMnO4
- Hiện tượng : Làm mất màu thuốc tím
- Phương trình : 3 CnH2n + 2 KMnO4 + 4H2O 3CnH2n(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH
Với dung dịch KMnO4 đậm đặc và ở nhiệt độ cao thì nối đôi C=C dễ bị gãy cho ceton, axit hay CO2 tuỳ theo công thức cấu tạo của anken
- Thuốc thử 3 : Oxi
- Hiện tượng : Chất sau phản ứng tham gia phản ứng tráng gương
- Phương trình : 2CH2=CH2 + O2
3. Ankađien (CnH2n-2) n 3
- Thuốc thử : Nước Brom
- Hiện tượng : Làm mất màu nước Brom.
- Phương trình : CnH2n-2 + 2Br2 CnH2n-2Br4
4. Ankin (CnH2n-2)
- Thuốc thử 1 : Nước Brom
- Hiện tượng : Làm mất màu nước Brom
- Phương trình : CnH2n-2 + 2Br2 CnH2n-2Br4
- Thuốc thử 2 : Dung dịch thuốc thuốc tím
- Hiện tượng : Làm mất màu dung dịch thuốc tím
- Phương trình : 3C2H2 + 8KMnO4 3K2Cr2O4 + 8MnO2 + 2KOH + 2H2O
C2H2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 2CO2 + 2 MnSO4 + K2SO4 + 4H2O
3C3H4 + 8KMnO4 + 12H2SO4 5CH3COOH + 5CO2 + 8MnSO4 + 4K2SO4 + 12H2O
- Thuốc thử 3 : Dung dịch AgNO3 / NH3
- Hiện tượng : Cho kết tủa màu vàng nhạt
- Thuốc thử 4: Dung dịch CuCl2 trong NH3
- Hiện tượng : Cho kết tủa màu đỏ
5. Aren
- Thuốc thử : Brom lỏng (Xúc tác là bột Fe)
- Hiện tượng : Mất màu dung dịch Brom
- Phương trình : CnH2n-6 + Br2 CnH2n-6Br + HBr
6.Toluen C6H5CH3
- Thuốc thử : Dung dịch đun nóng
- Hiện tượng : Mất màu dung dịch thuốc tím
- Phương trình :C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK +2MnO2 + KOH + H2O
Hoặc viết là : C6H5CH3 + 3[O] C6H5COOH + H2O
7. Stiren C6H5 - CH = CH2
- Thuốc thử : Dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường
- Hiện tượng : Làm mất màu dung dịch thuốc tím
- Phương trình : C6H5 - CH = CH2 + [O] C6H5 - CHOH - CH2OH
 
H

huyzhuyz

bạn ơi câu 2: mình nghĩ CH3COOH không tác dụng với Phenol đâu!
bạn xem lại đi nhé.

Phenol có tạo được este nhưng khác với ancol là tác dụng với axit còn Phenol thì
phải tác dụng với anhidrit axit (THPT) hoặc clorua ax (không có ở THPT nên không quan tâm)

C6H5OH + (CH3CO)2O --> CH3COOC6H5 + CH3COOH

Các bạn chú ý.. Mình đưa còn thiếu:

Nhớ 2 phản ứng đặc biệt này:

[TEX]Ba(NO_3)_2 ----> BaO + O_2 + NO_2[/TEX]

[TEX] 4Fe(NO3)2 ---> 2Fe2O3 + 8NO2 + O2[/TEX]

Phản ứng 1 xảy ra với nhiệt độ từ 620 - 670 độ C
Nếu dưới 620 độ C thì ra muối nitrit và khí O2 (như SGK)
Nói chung giữa 2 khoảng nhiệt độ này mập mờ nên thi ĐH cũng sẽ kị ra phần này :D
Phản ứng hai các bạn hiểu đơn giản. Như trong SGK thì nhẽ ra là phải oxit sắt II nhưng vì có kèm O2 lên sắt II bị oxi hóa lên sắt 3. Cuối cùng ta được phản ứng như vậy!
 
H

huyzhuyz

Sau đây mình có một sô câu hỏi lý thuyết. Mọi người cùng vui nha ^^

1. Điện phân dung dịch khác điện phân nóng chảy ở điểm nào ?
2. Các ion nào không tham gia điện phân ? (VD: NO3-, ...)
3. Glucozo có pư tạo este không?
4. Nhóm -OH hemiaxetal khác các nhóm -OH còn lại trong Glucozo như thế nào?
5. Phân biệt Glucozo và Fructozo ?
6. Thủy phân saccarozo cho 2 monosaccarit rồi cho tác dụng AgNO3/NH3. So sánh quan hệ mol của Ag và Saccarozo ?
7. Những chất nào với 1 pư chuyển hóa cho sản phẩm CH3COOH ?
 
Top Bottom