[Hóa 12] Cần giúp gấp! hóa khử oxi kim loại!

P

pjg_kut3_9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 5: Lấy x gam X gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO cho vào một ống sứ, nung nóng rồi cho 1 luồng khí CO đi qua, toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được y gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 19,200 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, Fe2O3. Giá trị của x và y tương ứng là
A. 20,880 và 20,685. B. 20,880 và 1,970. C. 18,826 và 1,970. D. 18,826 và 20,685.
Câu 6: Dẫn luồng khí CO qua m gam Fe3O4 nung nóng, thu được chất rắn X gồm FeO và Fe. Để hoà tan hết X, cần 300ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của m là
A. 46,4. B. 23,2. C. 34,8. D. 69,6.
Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong một bình kín dung tích không đổi 11,2 lít chứa CO (đktc). Nung nóng bình 1 thời gian, sau đó làm lạnh tới 0oC. Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H2 là 15,6. Số gam chất rắn còn lại trong bình sau khi nung là
A. 20,4. B. 35,5. C. 28,0. D. 36,0.
Câu 18: Chia 48,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4, dư rồi lấy dung dịch sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là 30,4 gam. Phần 2 nung nóng rồi dẫn khí CO đi qua đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp 3 kim loại. Giá trị của m là
A. 18,5. B. 12,9. C. 42,6. D. 24,8.
Câu 19 (A-07): Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là
A. Cu, Fe, ZnO, MgO. B. Cu, FeO, ZnO, MgO.
C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, Fe, Zn, MgO.
nhớ giải thích câu 19 vì sao chọn đáp án đó giùm mình vs nhá!
Câu 6: Cho Al tác dụng với dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết
A. Al B. Cu(NO3)2. C. AgNO3. D. Al và AgNO3.
Câu 7: Cho 1,58 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch CuCl2 đến khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Z và 1,92 gam chất rắn T. Cho Z tác dụng với NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 0,7 gam chất rắn F gồm 2 oxit kim loại. Phần trăm khối lượng Mg trong X làA. 88,61%. B.11,39%. C. 24,56%. D. 75,44%
Câu 8: Cho Ni vào dung dịch Y chứa x gam hỗn hợp 3 muối Pb(NO3)2, AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa y gam muối. Quan hệ giữa x và y là
A. x ³ y. B. x = y. C. x £ y. D. x > y.
Câu 9: Cho 12,1 gam hỗn hợp X gồm Zn và Ni tác dụng với 200 ml dung dịch Y chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,5M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z chứa 2 muối và chất rắn T gồm 2 kim loại. Phần trăm khối lượng của Zn trong X là
A. 73,14%. B. 80,58%%. C. 26,86%. D. 19,42%.
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

.
Câu 6: Dẫn luồng khí CO qua m gam Fe3O4 nung nóng, thu được chất rắn X gồm FeO và Fe. Để hoà tan hết X, cần 300ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của m là
A. 46,4. B. 23,2. C. 34,8. D. 69,6.
Fe trong Fe3O4 nằm hết trong FeCl2
có nFeCl2 =0,3 mol
theo bảo toàn nguyên tố Fe
ta có nFe trong Fe3O4= nFe trong FeCl2 =0,3 mol
=> nFe3O4 =0,3 /3= 0,1 mol
=> m Fe3O4 =23,2 g
Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong một bình kín dung tích không đổi 11,2 lít chứa CO (đktc). Nung nóng bình 1 thời gian, sau đó làm lạnh tới 0oC. Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H2 là 15,6. Số gam chất rắn còn lại trong bình sau khi nung là
A. 20,4. B. 35,5. C. 28,0. D. 36,0.

số mol CO =0,5 mol

khí trong bình sau phản ứng là CO và CO2
theo đường chéo nCO: nCO2 =4:1
khi đó có nCO2 =0,1 mol ,nCO=0,4 mol
theo bảo toàn khối lượng có
mFe+mFe2O3+ mCO =m chất rắn + mCO dư + mCO2
=> m chất rắn =
mFe+mFe2O3+ mCO-(mCO dư + mCO2 )=36

 
N

namnguyen_94

Câu 19 (A-07): Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là
A. Cu, Fe, ZnO, MgO. B. Cu, FeO, ZnO, MgO.
C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, Fe, Zn, MgO.
+ H2,C,CO khử oxit kim loại từ ZnO trở đi trong dãy hoạt động hoá học.
Câu 6: Cho Al tác dụng với dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết
A. Al B. Cu(NO3)2. C. AgNO3. D. Al và AgNO3
.
+ AgNO3 phản ứng với Al trước ----> AgNO3 phải hết
 
G

gvnguyentantrung

Câu 19 (A-07): Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là
A. Cu, Fe, ZnO, MgO. B. Cu, FeO, ZnO, MgO.
C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, Fe, Zn, MgO.

Pứ nhiệt luyện
Chỉ xảy ra với các oxit kim loại sau Al2O3
K>Na>Ca>Mg>Al>Mn>Zn>Cr.....(Thần chú: Khi nào cần mua áo mũ dép cũ....)
Dễ thấy Mg trước Al, nên MgO không bị khử bởi H2, nên MgO còn nguyên => C Sai
ZnO sau Al2O3 nên phải bị khử =>Loại A,B
 
G

gvnguyentantrung

hướng dẫn giải

Câu 5: Lấy x gam X gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO cho vào một ống sứ, nung nóng rồi cho 1 luồng khí CO đi qua, toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được y gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 19,200 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, Fe2O3. Giá trị của x và y tương ứng là
A. 20,880 và 20,685. B. 20,880 và 1,970. C. 18,826 và 1,970. D. 18,826 và 20,685.

ÁP DỤNG CÔNG THỨC ĐỐI VỚI PỨ NHIỆT LUYỆN

m Rắn sau = m rắn trước - 16 mol pứ
mol pứ = mol CO= mol CO2 = mol oxi trong oxit

Hướng dẫn:Theo công thức thầy cho em:
Dễ thấy x g (m rắn trước) phải lơn hơn m rắn sau (19,2) => C,D sai
Xét A, B có chung x (g) = 20,88 => mol pứ theo công thức = mol CO=mol CO2=0,105 mol
=>y= 20,685=>Chọn A
 
P

pphamtuan

Câu 7:
F gồm MgO, Fe2O3(nung trong không khí).
T gồm: Fe, Cu.
Z: MgCl2, FeCl2
Gọi nFe bị hòa tan: x
nFe dư: y
nMg: z
có hệ phương trình:
56( x+y) + 24z=1.58 x=0.005
64(x +z) + 56y=1.92 => y=0.02
80x + 40z=0.7 z=0.0075
%Mg= 0.0075*24/1.58 *100=11.39%
 
P

pphamtuan

Bài 9:
T gồm: Ag, Cu( Zn, Ni phản ứng hết)
Z gồm: Zn(NO3)2, Ni(NO3)2
Phản ứng vừa đủ.
Gọi nZn: x
N Ni: y
Có hệ phương trình:
65x +59y=12.1
2x + 2y= 0.2 + 0.1 *2( định luật bảo toàn electron)
X=0.05
Y=0.15
%Zn=0.15 *65/12.1*100 = 80.58%
 
P

pphamtuan

Bài 8:
T gồm: Pb,Ag,Cu
T tác dụng với HNO3: chỉ có Pb tác dụng( Ag, Cu đứng sau H+ trong dãy điện hóa).
Lượng muối thu được bị giảm so với lúc đầu.
x>y
 
Top Bottom