[Hóa 12]Bài giảng phương pháp tăng giảm khối lượng

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đã bao giờ các em nghĩ:
Học sinh chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp Giáo viên hoàn thiện khả năng giảng dạy chưa?
Nhiều khi nhờ vào những góp ý tích cực của người học, người dạy có thể tiếp thu, nâng cao trình độ, hiện đại hóa phương pháp​
link bài giảng: http://hocmai.vn/mod/scorm/view.php?id=25559]
Rất mong nhận được góp ý từ phía các em​
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Các bài tập để các em luyện tập

Bài 1: Thổi CO dư qua ống đựng 217,4 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng được 215 gam chất rắn. Dẫn toán bộ khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có m gam kết tủa. Tính m
A. 15 gam B. 20 gam C. 25 gam D. 30 gam

Bài 2: Cho 1,24 gam hỗn hợp 4 rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra V ml H2 (đktc) và 1,90 gam muối. Tính V
A.112 ml B. 224 ml C. 336 ml D. 448 ml

Bài 3: Cho bột than dư vào hỗn hợp gồm 2 oxit FexOy và CuO nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,8 gam hỗn hợp kim loại và 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng 2 oxit ban đầu là bao nhiêu
A.4,8 gam B. 6,6 gam C. 7,0 gam D. 11,3 gam

Bài 4: Cho CO đi qua m gam Fe2O3 đun nóng, được 39,2g bốn chất rắn là sắt kim loại và ba oxit, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho khí này hấp thụ vào nước vôi trong có dư, thì thu được 55 gam kết tủa. Trị số của m là:
A. 46 gam B. 40 gam C. 64 gam D.Tất cả đều sai

Bài 5: Cho 10 (g) hỗn hợp XCO3, YCO3 tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 l CO2 (đktc) và muối tạo thành có khối lượng là
A. 11,1 gam B. 12,8 gam C. 15,3gam D. 11,2 gam

Bài 6: Dẫn từ từ hỗn hợp khí CO và H2 qua ống sứ đựng 20,7 gam hỗn hợp bột các oxit
ZnO, Al2O3, Fe3O4, CuO, FeO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí và hơi chỉ chứa CO2 và H2O, trong ống sứ còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 18,3 gam B. 18,6 gam C 16,4 gam D 20,4 gam

Bài 7: Một thanh kẽm nặng 13 gam được cho vào 100 ml dung dịch FeSO4 1,5M.Sau một thời gian lấy thanh kẽm ra cân lại thấy khối lượng thanh kẽm là 12,55 gam .Giả sử toàn bộ lượng Fe tạo thành đều bám vào thanh kẽm.Tính khối lượng kẽm tham gia phản ứng (3,25gam)
A. 3,24 gam B. 3,25 gam C.3,90 gam D. 3,92 gam

Bài 8: Cho 4,8 gam Mg vào 200ml dung dịch XCl2 1M .Sau một thời gian thu được 8 gam chất rắn A .Nồng độ X2+ giảm một nửa so với dung dịch đầu. Xác định kim loại X
A. Cu B. Zn C. Fe D. Ni

Bài 9: Ngâm một miếng đồng có khối lượng là 10gam trong 250gam dung dịch AgNO3 4% .Sau một thời gian lấy miếng đồng ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.Xác định khối lượng miếng kim loại thu được sau phản ứng
A. 10,86 gam B. 10,96 gam C.10,76 gam D. 9,86 gam

Bài 10: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 64 gam một oxit sắt FexOy, đun nóng, thu được 57,6 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe và các oxit. Cho hấp thụ khí thoát ra khỏi ống sứ vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa. Trị số của m là:
A. 80 gam B. 60 gam C.40 gam D. 20 gam
 
Last edited by a moderator:
N

na.kibi

Cố lên thầy ơi! EM chờ bài giảng mới ạ! Quan trọng nhất vẫn là phương pháp giải nhanh nhất có thể :D
 
H

hoahong39

Đã bao giờ các em nghĩ: Học sinh chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp Giáo viên hoàn thiện khả năng giảng dạy chưa?

Nhiều khi nhờ vào những góp ý tích cực của người học, người dạy có thể tiếp thu, nâng cao trình độ, hiện đại hóa phương pháp



Rất mong nhận được góp ý từ phía các em!
thầy ơi cho em hỏi ?bài tập về kiềm ,kiềm thổ thì dùng loại nào ạ
 
H

hocmai.hoahoc

Tùy từng bài tập mà có cách làm em! Em hỏi chung chung vậy làm sao mà thầy có thể cho em cách làm cụ thể được.
Chẳng hạn nếu là 2 kim loại kiềm, kiềm thổ + H2O ta dùng trung bình.
CO2 + kiềm ta dùng bảo toàn nguyên tố ......
Em nên nắm vững tất cả các phương pháp và linh hoạt trong việc chọn các phương pháp khác nhau để giải các bài tập của mình.
 
T

tt_dieutrinh

Bài 1: Thổi CO dư qua ống đựng 217,4 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng được 215 gam chất rắn. Dẫn toán bộ khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có m gam kết tủa. Tính m
A. 15 gam B. 20 gam C. 25 gam D. 30 gam

mình giải thử bài này
mrắn giảm=m[O]=217,4-215=2,4g
Ptpư: CO+[O]=CO2
Suy ra :n[O]=0,15 mol=nCO2(vì đây là số mol oxi trong oxit chuyển hóa thành CO2)
Vậy m kết tủa=15 g. chọn D
mình nghĩ là vậy nếu ai có cách giải khác hoặc ra đáp số khác thì cũng post để mình học hỏi nha !!!
 
T

tt_dieutrinh

Bài 2: Cho 1,24 gam hỗn hợp 4 rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra V ml H2 (đktc) và 1,90 gam muối. Tính V
A.112 ml B. 224 ml C. 336 ml D. 448 ml

ROH+Na \Rightarrow RONa +1/2 H2
1 mol 1 mol sinh ra 0,5 mol H2 tăng 22 g
tăng 1,9-1,24=0,66 g

suy ra nH2=(0,66x0,5)/22=0,015 mol
V=0,015x22,4=0,336 l .chọn C
 
C

chiplove_ct

Bài 3: Cho bột than dư vào hỗn hợp gồm 2 oxit FexOy và CuO nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,8 gam hỗn hợp kim loại và 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng 2 oxit ban đầu là bao nhiêu
A.4,8 gam B. 6,6 gam C. 7,0 gam D. 11,3 gam
bài 3 : Chọn C
nCO2= 0.1
==> mO2=3.2
3.2+3.8 = 7
Chọn C
 
J

junior1102

Bài 3: Cho bột than dư vào hỗn hợp gồm 2 oxit FexOy và CuO nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,8 gam hỗn hợp kim loại và 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng 2 oxit ban đầu là bao nhiêu
A.4,8 gam B. 6,6 gam C. 7,0 gam D. 11,3 gam

có thể là do em không biết nhưng thực sự em chưa thấy có phản ứng dạng C + FexOy -> Fe + CO2 bao giờ ,thầy có thể giải thích thêm được không ạ ?
 
C

concoccon

ủa chị ui có pt đó mà C có thể khử tất cả kim loại từ sau Al thui mà =>trong đó có sắt chứ!
vd
FeO + C----> Fe+C
bài này sử dụng pp bảo toàn nguyên tố
tìm m O +m chất rắn sau p/u là ok
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom