[Hóa 11] Xác định công thức phân tử

T

thaibinh96dn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mấy bài này em thử làm mà không ra mọi người giúp dùm cho em cái.
Câu 1) Đốt cháy 0,1 mol CHC A chỉ chứa C, H, O với Oxi theo tỉ lệ mol 1:2. Toàn bộ sản phẩm cháy được cho qua bình 1 đựng dung dịch PdCl2 dư, rồi bình 2 chứa dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm bình 1 tăng 0,4g và xuất hiện 21,2 g kết tủa còn bình 2 có 30g kết tủa. Tìm công thức phân tử của A.
Cái câu này em giải như vậy hổng biết sai chỗ nào mấy bạn chỉ giúp:
Cho vào bình PdCl2 mà có kết tủa nên trong sản phẩm cháy có CO.
PdCl2 + CO + H2O -> Pd + CO2 + 2HCl(1)
theo phương trình $n_{Pd}=n_{CO}=\frac{21,2}{106}=0,2$(mol)
=> $n_{CO_2}(1)=0,2$
Đề cho sau thí nghiệm bình 1 tăng 0,4g và xuất hiện 21,2 g kết tủa thì $m_{CO_2} + m_{H_2O}=0,4 + 21,2 + m_{CO_2}(1)$
Cho qua bình 2 chứa dung dịch Ca(OH)2 làm bình xuất hiện kết tủa nên sản phẩm cháy có CO2. $n_{Ca(CO_3)_2}=0,3$ => Tổng số mol CO2 = 0,3 mol. Mà số mol CO2 (1) =0,2=> số mol CO2 trong sản phẩm cháy bằng 0,1.
EM tự viết phương trình như sau:
$C_xH_yO_z + (\frac{3x}{4}+\frac{y}{4}-\frac{z}{2})O_2 -> \frac{x}{2}CO_2 + \frac{y}{2}H_2O + \frac{x}{2}CO$
nếu theo phương trình thì số mol CO phải bằng số mol CO2 trong sản phẩm cháy mà sao em tính ra số mol Co = 0,2 còn số mol CO2 bằng 0,1​
Câu 2) Đốt cháy hoàn toàn 0,75g CHC A chỉ có chứa C, H, O, N cho toàn bộ sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thì dung dịch nặng thêm 1,33 g và tách ra được 2g kết tủa. Mặt khác định lượng 0,15g chất này bằng phương pháp Kjeldahl và dẫn toàn bộ khí bay ra vào 18ml dung dịch H2SO4 0,1M. Axit dư được trung hòa bởi 4ml dung dịch NaOH 0,4M. Tìm công thức thực nghiệm của A.
Câu 3) Đốt cháy hoàn toàn 0,75g CHC X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước, dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng thêm 1,86g, đồng thơi xuất hiện 3g kết tủa. Mặt khác khi hoá hơi một lượng X người ta thu được một thể tích vừa đúng bằng 2/5 thể tích khí Nito có khối lượng tương đương trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Lập công thức phân tử của X?
 
A

acidnitric_hno3

Câu 2) Đốt cháy hoàn toàn 0,75g CHC A chỉ có chứa C, H, O, N cho toàn bộ sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thì dung dịch nặng thêm 1,33 g và tách ra được 2g kết tủa. Mặt khác định lượng 0,15g chất này bằng phương pháp Kjeldahl và dẫn toàn bộ khí bay ra vào 18ml dung dịch H2SO4 0,1M. Axit dư được trung hòa bởi 4ml dung dịch NaOH 0,4M. Tìm công thức thực nghiệm của A.
Câu 3) Đốt cháy hoàn toàn 0,75g CHC X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước, dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng thêm 1,86g, đồng thơi xuất hiện 3g kết tủa. Mặt khác khi hoá hơi một lượng X người ta thu được một thể tích vừa đúng bằng 2/5 thể tích khí Nito có khối lượng tương đương trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Lập công thức phân tử của X?
CT: mdd tăng = mCO2 + mH2O - mkt
Bài 2: nCO2 = 0,02 mol
m dd tăng = (mCO2 + mH2O) - m kt => mH2O = 2,45 g=> nH = 0,272mol
Trong 0,15g A đem đi định lượng có nNH3 = nH2SO4pu = 0,002 mol
=> Trong 0,75g có 0,01 mol
Tính mO =0,098=> n = 0,006
=> CTTN của A: Hơi khiếp : ( C10H136ON5)n
Tính giúp chị xem chị bấm nhầm chỗ nào không ( mà bản chất bài này lẻ quá><
Bài 3: Dữ kiện cuối tính được MX = 70
nCO2 = 0,03
Áp dụng CT tính mH2O = 3,54 => nH2O => nH => mH
Nhưng mà mH + mC > 0,75 rồi
Sao thế nhỉ?
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

..

Câu 2) Đốt cháy hoàn toàn 0,75g CHC A chỉ có chứa C, H, O, N cho toàn bộ sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thì dung dịch nặng thêm 1,33 g và tách ra được 2g kết tủa. Mặt khác định lượng 0,15g chất này bằng phương pháp Kjeldahl và dẫn toàn bộ khí bay ra vào 18ml dung dịch H2SO4 0,1M. Axit dư được trung hòa bởi 4ml dung dịch NaOH 0,4M. Tìm công thức thực nghiệm của A
Ta có: nCO2 = 0,02 mol
--> mH2O = 1,33 - 0,02.44 = 0,42 gam --> nH2O = 0,025 mol
Ta có: nH2SO4 = 0,0018 mol ; nNaOH = 0,0016 mol
--> nH2SO4 phản ứng = 0,001 mol
-> A chỉ có thể là aminoaxit hoặc este của Nito
(*)TH1: A đơn chức
--> trong 0,15g A : nA = 0,001.2 = 0,002 mol
--> M(A) = 75
+ Trong 0,75 gam --> nA = 0,01 mol
--> số C là 2
--> chỉ có thể là aminoaxit : NH2-CH2-COOH
(*) TH2: 2 chức
--> trong 0,15 gam A : nA = 0,001 mol
--> M = 150
==> loại
...
KL : A có CT thức nghiệm là NH2-CH2-COOH hay C2H5NO2

Câu 3) Đốt cháy hoàn toàn 0,75g CHC X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước, dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng thêm 1,86g, đồng thơi xuất hiện 3g kết tủa. Mặt khác khi hoá hơi một lượng X người ta thu được một thể tích vừa đúng bằng 2/5 thể tích khí Nito có khối lượng tương đương trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Lập công thức phân tử của X?
Ta có: nCO2 = 0,03 mol --> mH2O = 1,86 - 0,03.44 = 0,54 gam
--> nH2O = 0,03 mol
Ta có: Giả sử có 0,75 gam X --> mN2 = 0,75 gam
Do cùng P,t độ C
Banj xem lại bài 3,sao số mol ra lẻ.bạn xem lại thể tích giữa X và N2
 
Top Bottom