Hóa 11 [HÓA 11] TOPIC ÔN THI HỌC KỲ I (Năm học 2018 - 2019)

Phương Trang

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
27 Tháng hai 2017
784
1,049
256
Ninh Bình
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 5: TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Công thức đúng của magie photphua là:
A.Mg3(PO4)2 B. Mg(PO3)2 C. Mg3P2 D. Mg2P2O7
Câu 2: Phương trình điện li tồng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:
[tex]H_3PO_4 \rightleftharpoons 3H^+ + PO_4^{3-}[/tex]
Khi thêm HCl vào dung dịch:
A. Cân băng trên chuyển dịch theo chiều thuận
B. Căn bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch
C. Cân bằng trên không bị chuyển dịch
D. Nồng độ [tex]PO_4^{3-}[/tex] tăng lên
Câu 3: Dung dịch axit photphoric có chứa các ion ( không kể H+ và OH- của nước)
A.[tex]H^+,PO_4^{3-}[/tex]
B.[tex]H^+,H_2PO_4^-,PO_4^{3-}[/tex]
C.[tex]H^+,HPO_4^{2-},PO_4^{3-}[/tex]
D.[tex]H^+,H_2PO_4^-,HPO_4^{2-},PO_4^{3-}[/tex]
Câu 4: Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là không đúng?
A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước
B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.
C. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt
D.Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong Oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150
ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, trong dung dịch thu được các muối
A. NaH2PO4 và Na2HPO4
B. Na2HPO4 và Na3PO4
C. NaH2PO4 và Na3PO4
D. Na3PO4
Câu 6: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào là sai?
Trong nhóm nitơ, từ nitơ đến bimut
A. Nguyên tử của các nguyên tố đều có 5 electron ở lớp ngoài cùng
B.Nguyên tử của các nguyên tố đều có cùng số lớp electron
C.Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần
D.Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần
Câu 7: Khi hòa tan 30 g hổn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hổn hợp ban đầu là
A.1,2 g B. 4,25g C. 1,88 g D. 2,52g
Câu 8: Axit nitric đặc , nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây
A. Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag B. Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt
C. Mg(OH)2, NH3, CO2, Au D. CaO, NH3, Au, FeCl2
Câu 9: Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2 g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn thành, đem
cô cạn dung dịch thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu
được là bao nhiêu ?
A. Na3PO4 và 50g
B. Na2HPO4 và 15g
C. NaH2PO4 và 42,9g; Na2HPO4 và 14,2 g
D. Na2HPO4 và 14,2 g; Na3PO4 và 49,2 g
Câu 10: Chọn ra ý không đúng trong các ý sau:
a) Nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho
b) Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hóa học yếu hơn photpho
c) Photpho đỏ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho trắng
d) Photpho có công thức hóa trị cao nhất là 5, số oxi hóa cao nhât là +5
e) Photpho chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử
Ae. b, B. c,e C. c. d D. e
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
22
Du học sinh
Foreign Trade University
Câu này tỉ lệ ra là 0,15 thì ra hai muối NaH2PO4 và Na2HPO4 => A
Mình có thấy lỗi đâu nhỉ?
tỉ lệ nằm trong khoảng $(1;2)$ thì mới tạo 2 muối $NaHPO_4$ và $Na_2HPO_4$ chứ ???
hay tớ lại bị ngáo rồi ??

đâu đâu cái này tớ không thể sai được :v
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Xin lỗi mọi người nhiều nhé!!! Tuần qua thi túi bụi nên đã bỏ quên topic này rồi, mong các bạn thông cảm!!! :):)
Hôm nay Nhật sẽ đăng bù cho hôm qua nha!!!

SỬA BÀI TỰ LUYỆN 5:
Câu 1:
C
Câu 2: B
Phản ứng đang cân bằng, nếu ta thêm một trong các sản phẩm vào thì phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch.
Câu 3: D
Câu 4: D
Muối nitrat được dùng như một chất nguyên liệu; trong phân bón, nghề làm pháo hoa, nguyên liệu của bom khói, chất bảo quản, và như một tên lửa đẩy, cũng như thuỷ tinh và men gốm......
Câu 5: Đề bị lỗi nhé các bạn, đúng sẽ là 150 ml dung dịch 2M. Đáp án là A
[tex]\mathrm{n_P=0,2mol;n_{NaOH}=0,3mol}[/tex]
Ta thấy: [tex]k=\frac{n_{NaOH}}{n_{H_3PO_4}}=\frac{0,3}{0,2}=1,5[/tex]
=> 2 muối được tạo thành sẽ là NaH2PO4 và Na2HPO4
Câu 6: B
Câu 7: A
[tex]\mathrm{n_{NO}=0,3(mol)}[/tex]
Ta có phản ứng:
[tex]3Cu+8H^++2NO_3^-\rightarrow 3Cu^{2+}+2NO+4H_2O[/tex]
[tex]\mathrm{\Rightarrow n_{Cu}=0,45mol\Rightarrow m_{Cu}=28,8gam\Rightarrow m_{CuO}=1,2gam}[/tex]
Câu 8: A
Câu 9: D
[tex]\mathrm{n_{NaOH}=1,1mol;n_{H_3PO_4}=0,4mol}[/tex]
k = 2,75 => 2 muối tạo thành Na3PO4 (a mol) và Na2HPO4 (b mol)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Na và P, ta có hệ phương trình sau:
[tex]\left\{\begin{matrix} a+b=0,4\\ 3a+2b=1,1 \end{matrix}\right.\Rightarrow a=3b=0,3\mathrm{mol}[/tex]
[tex]m_{Na_3PO_4}=0,3.164=49,2g\\m_{Na_2HPO_4}=0,1.142=14,2g[/tex]
Câu 10: B

Các bạn có thể vào dò lại đáp án xem nhé!!!
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
3. Phân bón hóa học
1. Phân đạm

- Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat [TEX]NO_3^-[/TEX] và ion amoni [TEX]NH_4^+[/TEX]
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng nguyên tố nitơ.
a. Phân đạm amoni
- Đó là các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4...
- Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với axit tương ứng.
[tex]2NH_3 + H_2SO_4 \rightarrow (NH_4)_2SO_4[/tex]
b. Phân đạm nitrat
- Đó là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2...
- Được điều chế bằng phản ứng giữa axit HNO3 và muối cacbonat tương ứng.
[tex]CaCO_3 + 2HNO_3 \rightarrow Ca(NO_3)_2 + CO_2 + 2H_2O[/tex]
c. Phân đạm urê
- (NH2)2CO (chứa khoảng 46%N) là loại phân đạm tốt nhất hiện nay.
- Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với CO ở nhiệt độ và áp suất cao.
[tex]2NH_3+CO\overset{t^0,p}{\rightarrow}(NH_2)_2CO+H_2O[/tex]
- Trong đất urê dần chuyển thành muối cacbonat.
[tex](NH_2)_2CO + 2H_2O \rightarrow (NH_4)_2CO_3[/tex]
2. Phân lân
- Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây dưới dạng ion photphat [TEX]PO_4^{3-}[/TEX]
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.
* Supephotphat
Có hai loại: supephotphat đơn và supephotphat kép.
- Supephotphat đơn: Gồm hai muối: Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Được điều chế bằng cách cho quặng photphorit hoặc apatit tác dụng với axit H2SO4 đặc.
[tex]Ca_3(PO_4)_2 + 2H_2SO_4 \rightarrow Ca(H_2PO_4)_2 + CaSO_4[/tex]
- Supephotphat kép: Đó là muối Ca(H2PO4)2. Được điều chế qua hai giai đoạn:
[tex]Ca_3(PO_4)_2 + 3H_2SO_4 \rightarrow 2H_3PO_4 + 3CaSO_4\\ Ca_3(PO_4)_2 + H_3PO_4 \rightarrow 3Ca(H_2PO_4)_2[/tex]
3. Phân kali
- Phân kali cung cấp nguyên tố K dưới dạng ion [TEX]K^+[/TEX]
- Độ dinh dưỡng của phân K được đánh gái theo tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.
4. Phân hỗn hợp - Phân phức hợp
a. Phân hỗn hợp: chứa N, P, K được gọi chung là phân NPK.
- Thí dụ: (NH4)2HPO4 và KNO3.
b. Phân phức hợp: Thí dụ: Phân amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
5. Phân vi lượng:
- Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như bo, kẽm, mangan, đồng... ở dạng hợp chất.

BÀI TỰ LUYỆN 6: TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
A.CaCO3 B.Ca3(PO4)2 C.Ca(OH)2 D.CaCl2
Câu 2: Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:
A.(NH4)2SO4 B.Ca (H2PO4)2 C.KCl D.KNO3
Câu 3: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?
A. NH4NO3 B.NH4Cl
C.(NH4)2SO4 D. (NH2)2CO
Câu 4: Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:
A. NaOH B. Ba(OH)2 C. AgNO3 D. BaCl2
Câu 5: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là :
A. 32,33% B. 31,81% C. 46,67% D. 63,64%
Câu 6: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là:
A.Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4 B. NH4NO3 ,Ca(H2PO4)2
C. NH4H2PO4,(NH4)2HPO4 D. NH4H2PO4 ,Ca(H2PO4)2
Câu 7: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây:
A.Muối ăn B. thạch cao C. phèn chua D. vụi sống
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Thành phần chính của supephotphat kộp gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4
B. Urê có công thức là (NH2)2CO
C. Supephotphat chỉ có Ca(H2PO4)2
D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng
Câu 9: Phân lân suphephotphat kép thực sản xuất được thường chỉ chứa 40% P2O5. Hàm lượng % Ca(H2PO4)2 trong phân:
A. 69,0 B. 65,9 C. 71,3 D. 73,1
Câu 10: Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion:
A. [TEX]NO_3^-;NH_4^+[/TEX] B. [TEX]NH_4^+;PO_4^{3-}[/TEX] C. [TEX]PO_4^{3-};K^+[/TEX] D. [TEX]K^+;NH_4^+[/TEX]
Câu 11: Loại đạm nào sau đây được gọi là đạm 2 lá?
A.NaNO3 B.NH4NO3 C.Ca(NO3)2 D. (NH4)2CO3
Câu 12: Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số
A.% khối lượng NO có trong phân
B.% khối lượng HNO3 có trong phân
C.% khối lượng N có trong phân
D.% khối lượng NH3 có trong phân

@Nguyễn Hương Trà ,@Fairy Piece ,@Phương Trang ,@Happy Ending ,@Play with me ,@Phương Trang ......
 

Phương Trang

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
27 Tháng hai 2017
784
1,049
256
Ninh Bình
Câu 1: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
A.CaCO3 B.Ca3(PO4)2 C.Ca(OH)2 D.CaCl2
Câu 2: Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:
A.(NH4)2SO4 B.Ca (H2PO4)2 C.KCl D.KNO3
Câu 3: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?
A. NH4NO3 B.NH4Cl
C.(NH4)2SO4 D. (NH2)2CO
Câu 4: Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:
A. NaOH B. Ba(OH)2 C. AgNO3 D. BaCl2
Câu 5: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là :
A. 32,33% B. 31,81% C. 46,67% D. 63,64%
Câu 6: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là:
A.Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4 B. NH4NO3 ,Ca(H2PO4)2
C. NH4H2PO4,(NH4)2HPO4 D. NH4H2PO4 ,Ca(H2PO4)2
Câu 7: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây:
A.Muối ăn B. thạch cao C. phèn chua D. vôi sống
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Thành phần chính của supephotphat kộp gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4
B. Urê có công thức là (NH2)2CO
C. Supephotphat chỉ có Ca(H2PO4)2
D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng
Câu 9: Phân lân suphephotphat kép thực sản xuất được thường chỉ chứa 40% P2O5. Hàm lượng % Ca(H2PO4)2 trong phân:
A. 69,0 B. 65,9 C. 71,3 D. 73,1
Câu 10: Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion:
A
Câu 11: Loại đạm nào sau đây được gọi là đạm 2 lá?
A.NaNO3 B.NH4NO3 C.Ca(NO3)2 D. (NH4)2CO3
Câu 12: Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số
A.% khối lượng NO có trong phân
B.% khối lượng HNO3 có trong phân
C.% khối lượng N có trong phân
D.% khối lượng NH3 có trong phân
:D
 

Fairy Piece

Học sinh
Thành viên
22 Tháng ba 2018
162
88
46
22
Tiền Giang
THPT Chuyên Tiền Giang
3. Phân bón hóa học
1. Phân đạm

- Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat [TEX]NO_3^-[/TEX] và ion amoni [TEX]NH_4^+[/TEX]
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng nguyên tố nitơ.
a. Phân đạm amoni
- Đó là các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4...
- Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với axit tương ứng.
[tex]2NH_3 + H_2SO_4 \rightarrow (NH_4)_2SO_4[/tex]
b. Phân đạm nitrat
- Đó là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2...
- Được điều chế bằng phản ứng giữa axit HNO3 và muối cacbonat tương ứng.
[tex]CaCO_3 + 2HNO_3 \rightarrow Ca(NO_3)_2 + CO_2 + 2H_2O[/tex]
c. Phân đạm urê
- (NH2)2CO (chứa khoảng 46%N) là loại phân đạm tốt nhất hiện nay.
- Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với CO ở nhiệt độ và áp suất cao.
[tex]2NH_3+CO\overset{t^0,p}{\rightarrow}(NH_2)_2CO+H_2O[/tex]
- Trong đất urê dần chuyển thành muối cacbonat.
[tex](NH_2)_2CO + 2H_2O \rightarrow (NH_4)_2CO_3[/tex]
2. Phân lân
- Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây dưới dạng ion photphat [TEX]PO_4^{3-}[/TEX]
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.
* Supephotphat
Có hai loại: supephotphat đơn và supephotphat kép.
- Supephotphat đơn: Gồm hai muối: Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Được điều chế bằng cách cho quặng photphorit hoặc apatit tác dụng với axit H2SO4 đặc.
[tex]Ca_3(PO_4)_2 + 2H_2SO_4 \rightarrow Ca(H_2PO_4)_2 + CaSO_4[/tex]
- Supephotphat kép: Đó là muối Ca(H2PO4)2. Được điều chế qua hai giai đoạn:
[tex]Ca_3(PO_4)_2 + 3H_2SO_4 \rightarrow 2H_3PO_4 + 3CaSO_4\\ Ca_3(PO_4)_2 + H_3PO_4 \rightarrow 3Ca(H_2PO_4)_2[/tex]
3. Phân kali
- Phân kali cung cấp nguyên tố K dưới dạng ion [TEX]K^+[/TEX]
- Độ dinh dưỡng của phân K được đánh gái theo tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.
4. Phân hỗn hợp - Phân phức hợp
a. Phân hỗn hợp: chứa N, P, K được gọi chung là phân NPK.
- Thí dụ: (NH4)2HPO4 và KNO3.
b. Phân phức hợp: Thí dụ: Phân amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
5. Phân vi lượng:
- Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như bo, kẽm, mangan, đồng... ở dạng hợp chất.

BÀI TỰ LUYỆN 6: TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
A.CaCO3 B.Ca3(PO4)2 C.Ca(OH)2 D.CaCl2
Câu 2: Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:
A.(NH4)2SO4 B.Ca (H2PO4)2 C.KCl D.KNO3
Câu 3: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?
A. NH4NO3 B.NH4Cl
C.(NH4)2SO4 D. (NH2)2CO
Câu 4: Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:
A. NaOH B. Ba(OH)2 C. AgNO3 D. BaCl2
Câu 5: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là :
A. 32,33% B. 31,81% C. 46,67% D. 63,64%
Câu 6: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là:
A.Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4 B. NH4NO3 ,Ca(H2PO4)2
C. NH4H2PO4,(NH4)2HPO4 D. NH4H2PO4 ,Ca(H2PO4)2
Câu 7: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây:
A.Muối ăn B. thạch cao C. phèn chua D. vụi sống
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Thành phần chính của supephotphat kộp gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4
B. Urê có công thức là (NH2)2CO
C. Supephotphat chỉ có Ca(H2PO4)2
D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng
Câu 9: Phân lân suphephotphat kép thực sản xuất được thường chỉ chứa 40% P2O5. Hàm lượng % Ca(H2PO4)2 trong phân:
A. 69,0 B. 65,9 C. 71,3 D. 73,1
Câu 10: Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion:
A. [TEX]NO_3^-;NH_4^+[/TEX] B. [TEX]NH_4^+;PO_4^{3-}[/TEX] C. [TEX]PO_4^{3-};K^+[/TEX] D. [TEX]K^+;NH_4^+[/TEX]
Câu 11: Loại đạm nào sau đây được gọi là đạm 2 lá?
A.NaNO3 B.NH4NO3 C.Ca(NO3)2 D. (NH4)2CO3
Câu 12: Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số
A.% khối lượng NO có trong phân
B.% khối lượng HNO3 có trong phân
C.% khối lượng N có trong phân
D.% khối lượng NH3 có trong phân

@Nguyễn Hương Trà ,@Fairy Piece ,@Phương Trang ,@Happy Ending ,@Play with me ,@Phương Trang ......
1 B
2 B
3 A
4 C
5 C
6 C
7 D
8 B
9 B
10 A
11 B
12 C
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN BÀI TỪ LUYỆN 6.
Câu 1:
B
Câu 2: D
KNO3 cung cấp đạm và kali.
Câu 3: D
Lượng đạm (tỉ lệ %N về khối lượng) của NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4 và (NH2)2CO lần lượt là 35%, 26,19%, 21,11% và 46,67%
Câu 4: C
AgNO3 phản ứng với ion [TEX]Cl^-[/TEX] tạo thành kết tủa màu trắng AgCl.
[TEX]Ag^++Cl^-\rightarrow AgCl[/TEX]
Câu 5: C (bạn có thể tự tính nhé!!!)
Câu 6: C
Câu 7: D
Dùng vôi để khử chua cho đất vì vôi có tính kiềm, có thể trung hòa được axit cho đất.
[TEX]CaO+2H^+\rightarrow Ca^{2+}+H_2O [/TEX]
Câu 8: B
Câu 9: B
%Ca(H2PO4)2 = [tex]40\%.\frac{40+97.2}{31.2+16.5}=65,9\%[/tex]
Câu 10: A
Câu 11: B
Câu 12: C
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Tiếp theo, các bạn cùng tham khảo một số đề kiểm tra chương II: Nhóm nitơ - photpho nhé!!!

TẢI TẠI ĐÂY nếu bạn không xem được trực tuyến
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Hì, sau đây mọi người cùng tham khảo một vài đề thi học kỳ I dành cho khối 11 nhé!!! (được chưa sẻ bởi @baochau1112 )
1. Mã đề 301 (tương ứng với các mã đề 304, 307, 310, 313, 316, 319, 322)
* Đề:


* Đáp án:


 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
2. Mã đề 302 (tương ứng với các mã đề 305, 308, 311, 314, 317, 320, 323)
* Đề:



* Đáp án:

 
  • Like
Reactions: Fairy Piece

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
3. Mã đề 303 (tương ứng với các mã đề 306, 309, 312, 315, 318, 321, 324)
* Đề:



* Đáp án:

 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Chủ đề 3: NHÓM CACBON - SILIC
ÔN TẬP LÝ THUYẾT
I. CACBON
1. Vị trí - Cấu hình electron nguyên tử

a. Vị trí
- Cacbon ở ô thứ 6, chu kỳ 2, nhóm IVA của bảng tuần hoàn
b. Cấu hình electron nguyên tử
- Cấu hình e: [tex] 1s^22s^22p^2[/tex]. C có 4 electron lớp ngoài cùng
- Các số oxi hóa của C là: -4, 0, +2, +4
2. Tính chất vật lý
- C có ba dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và fuleren
3. Tính chất hóa học
- Trong các dạng tồn tại của C, C vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học.
- Trong các phản ứng hóa học C thể hiện hai tính chất: Tính oxi hóa và tính khử. Tuy nhiên tính khử vẫn là chủ yếu của C.
a. Tính khử
* Tác dụng với oxi
[tex]C+O_2\overset{t^o}{\rightarrow} CO_2 [/tex].
Ở nhiệt độ cao C lại khử CO2 theo phản ứng:
[tex]C+CO_2\overset{t^o}{\rightarrow} 2CO [/tex]
* Tác dụng với hợp chất
[tex]C+4HNO_3\overset{t^o}{\rightarrow} CO_2+4NO_2+2H_2O [/tex]
b. Tính oxi hóa
* Tác dụng với hidro
[tex]C+2H_2\overset{t^o,xt}{\rightarrow} CH_4 [/tex]
* Tác dụng với kim loại
[tex]3C+4Al\overset{t^o}{\rightarrow} Al_4C_3 [/tex] (nhôm cacbua)
II. CACBON MONOXIT
1. Tính chất hóa học

- Tính chất hóa học đặc trưng của CO là tính khử:
[tex]2CO+O_2\overset{t^o}{\rightarrow} 2CO_2 [/tex]
[tex]CO+CuO\overset{t^o}{\rightarrow} CO_2 + Cu [/tex]
2. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm.
[tex]HCOOH\rightarrow CO+H_2O [/tex] (điều kiện: H2SO4 đặc, nhiệt độ)
b. Trong công nghiệp.
Khí CO được điều chế theo hai phương pháp
* Khí than ướt
[tex] C + H_2O \rightleftharpoons CO + H_2 [/tex] (điều kiện: 1050 độ C)
* Khí lò gas
[tex]C+O_2\overset{t^o}{\rightarrow} CO_2 [/tex].
[tex]C+CO_2\overset{t^o}{\rightarrow} 2CO [/tex]
III. CACBON ĐIOXIT
1. Tính chất

a. Tính chất vật lý
- Là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí.
- CO2 (rắn) là một khối màu trắng, gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chãy mà thăng hoa, được dùng tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm.
b. Tính chất hóa học
- Khí CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất.
- CO2 là oxit axit, khi tan trong nước cho axit cacbonic
[tex] CO_2 + H_2O \rightleftharpoons H_2CO_3 [/tex]
- Tác dụng với dung dịch kiềm
[tex]CO_2 + NaOH \rightarrow NaHCO_3 \\CO_2 + 2NaOH \rightarrow Na_2CO_3 + H_2O [/tex]
Tùy vào tỉ lệ phản ứng mà có thể cho ra các sản phẩm muối khác nhau.
2. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm
[tex]CaCO_3 + 2HCl \rightarrow CaCl_2 + CO_2 + H_2O [/tex]
b. Trong công nghiệp
- Khí CO2 được thu hồi từ quá trình đốt cháy hoàn toàn than.
IV. AXIT CACBONIC - MUỐI CACBONAT
1. Axit cacbonic

- Là axit kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.
- Là axit hai nấc, trong dung dịch phân li hai nấc:
[tex] H_2CO_3 \rightleftharpoons H^+ + HCO_3^- \\ HCO_3^- \rightleftharpoons H^+ + CO_3^{2-}[/tex]
2. Muối cacbonat
- Muối cacbonat của các kim loại kiềm, amoni và đa số muối hiđrocacbonat đều tan. Muối cacbonat của kim loại khác thì không tan.
- Tác dụng với dd axit:
[tex] HCO_3^- + H^+ \rightarrow H_2O+CO_2 \\ CO_3^{2-}+2H^+ \rightarrow H_2O+CO_2[/tex]
- Tác dụng với dd kiềm:
[tex]HCO_3^- + OH^- \rightarrow CO_3^{2-}+H_2O[/tex]
- Phản ứng nhiệt phân:
[tex]MgCO_3\overset{t^o}{\rightarrow} MgO+CO_2 [/tex]
[tex]2NaHCO_3\overset{t^o}{\rightarrow} Na_2CO_3+H_2O+CO_2 [/tex]
V. SILIC
1. Tính chất vật lý

- Silic có hai dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình.
2. Tính chất hóa học
- Silic có các số oxi hóa: -4, 0, +2 và +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng hơn).
- Trong các phản ứng hóa học, silic vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.
a. Tính khử
[tex]Si+2F_2 \rightarrow SF_4 \\ Si + O_2 \overset{t^o}{\rightarrow} SiO_2 \\ Si + 2NaOH + H_2O \rightarrow Na_2SiO_3+2H_2[/tex]
b. Tính oxi hóa
[tex] Si + 2Mg \overset{t^o}{\rightarrow} Mg_2Si[/tex]
3. Điều chế
- Khử SiO2 ở nhiệt độ cao
[tex]SiO_2 +2Mg \overset{t^o}{\rightarrow} 2MgO + Si [/tex]
VI. HỢP CHẤT CỦA SILIC
1. Silic đioxit

- SiO2 là chất ở dạng tinh thể.
- Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dể trong kiềm nóng chãy.
[tex]SiO_2 +2NaOH \overset{t^o}{\rightarrow} Na_2SiO_3+H_2O [/tex]
- Tan được trong axit HF
[tex]SiO_2 + 4HF \rightarrow SiF_4 + 2H_2O[/tex]
- Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để khắc chử lên thủy tinh.
2. Axit silixic
- H2SiO3 là chất ở dạng keo, không tan trong nước. Khi mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen. Dùng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.
- Axit silixic là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbinic nên bị axit này đẩy ra khỏi dung dịch muối.
[tex]Na_2SiO_3 + CO_2 + H_2O \rightarrow Na_2CO_3 + H_2SiO_3[/tex]
3. Muối silicat
- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
- Vải tẩm thủy tinh lỏng sẻ khó cháy, ngoài ra thủy tinh lỏng còn được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ.


BÀI TẬP THÌ NHẬT SẼ ĐĂNG TRONG BUỔI SAU NHÉ!!! :D
 
  • Like
Reactions: Fairy Piece

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
BÀI TỰ LUYỆN 7: TRẮC NGHIỆM (CHỦ ĐỀ 3)

Câu 1:
Để phòng bị nhiễm độc người ta sữ dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa chất nào?
A. CuO và MnO2
B. CuO và MgO
C. CuO và CaO
D. Than hoạt tính
Câu 2: Để phân biệt khí SO2 và khí CO2 thì thuốc thử nên dùng là:
A. Nước Brom B. Dung dịch Ca(OH)2C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Dung dịch BaCl2
Câu 3: Phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa dung dịch HCl và dung dịch Na2CO3 là:
A. [tex]H^++OH^-\rightarrow H_2O[/tex]
B. [tex]2H^++CO_3^{2-}\rightarrow H_2O+CO_2[/tex]
C. [tex]Na^++Cl^-\rightarrow NaCl[/tex]
D. [tex]2H^++Na_2CO_3\rightarrow 2Na^++CO_2+H_2O[/tex]
Câu 4: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Na2O, NaOH, HCl
B. Al, HNO3 đặc, KClO3
C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3.
D. NH4Cl, KOH, AgNO3
Câu 5: Trong nhóm IVA,theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,theo chiều từ C đến Pb, nhận định nào sau đây sai:
A. Độ âm điện giảm dần
B. Tính phi kim giảm dần,tính kim loại tăng dần
C. Bán kính nguyên tử giảm dần
D. Số oxi hoá cao nhất là +4
Câu 6: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(a) Cho dung dịch KMnO4 tác dụng với dung dịch HF (đặc) thu được khí F2.
(b) Dùng phương pháp sunfat điều chế được : HF, HCl, HBr, HI.
(c) Điện phân nước, người ta thu được khí oxi ở catot.
(d) Amophot (hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4) là phân hỗn hợp.
(e) Trong phòng thí nghiệm, khí CO được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc vào axit fomic và đun nóng.
(f) Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách dùng than cốc khử silic đioxit trong lò điện ở nhiệt độ cao.
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 7: Cho 5,6 lít CO2(đkc) đi qua 164ml dd NaOH 20%(d = 1,22g/ml) thu được dd X.Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn:
A. 26,5g B. 15,5gC. 46,5g D. 31g
Câu 8: Sục V lít CO2(đkc) vào dd Ba(OH)2 thu được 9,85g kết tủa.Lọc bỏ kết tủa rồi cho dd H2SO4 dư vào nước lọc thu thêm 1,65g kết tủa nữa.Giá trị của V là:
A. 11,2 lít và 2,24lít B. 3,36 lít C. 3,36 lít và 1,12 lít D. 1,12 lít và 1,437 lít
Câu 9: Cho 7g hổn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng với dd HCl thấy thoát ra V lít khí (đkc).Dung dịch cô cạn thu được 9,2g muối khan.Giá trị của V là
A. 4,48 lít B. 3,48 lít C. 4,84 lít D. Kết quả khác
Câu 10: Dd X chứa 0,6mol NaHCO3 và 0,3mol Na2CO3. Cho từ từ dd chứa 0,8mol HCl vào dd X được dd Y và x mol khí. Cho từ từ nước vôi trong dư vào dd Y thu được m gam kết tủa. Tính V và m.
A. 0,4 mol và 40g. B. 0,4mol và 60g. C. 0,5mol và 60g. D. 0,5mol và 40g
Câu 11: Nung 26,8g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn và 6,72 lít khí CO2(đkc).Giá trị của a là
A. 16,3g B. 13,6g C. 1,36g D. 1,63g
Câu 12: Hỗn hợp X gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 5,92g.Cho khí CO dư đi qua hổn hợp X đun nóng.Khí sinh ra sau phản ứng cho tác dụng với Ca(OH)2 dư được 9g kết tủa.Khối lượng sắt thu được là
A. 4,48g B. 3,48g C. 4,84g D. 5,48g
Câu 13: Dẫn luồng khí CO qua hổn hợp Al O ,CuO,MgO,Fe O 23 23 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
A. Al2O3 ,Cu, MgO, Fe
B. Al, Fe, Cu, Mg
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe
D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO
Câu 14: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:
A. [TEX]SiO_2 + 2Mg\rightarrow 2MgO + Si[/TEX]
B. [TEX]SiO_2 + 2NaOH \rightarrow Na_2SiO_3 + CO_2[/TEX]
C. [TEX]SiO_2 + 4HF \rightarrow SiF_4 + 2H_2O [/TEX]
D. [TEX]SiO_2 + Na_2CO_3 \rightarrow Na_2SiO_3 + CO_2[/TEX]
Câu 15: Cho 0,896 lit khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 7,88 B. 2,364 C. 3,94 D. 4,728


@Nguyễn Hương Trà ,@Fairy Piece ,@Phương Trang ,@Happy Ending ,@Play with me ,@Phương Trang ......
 

Fairy Piece

Học sinh
Thành viên
22 Tháng ba 2018
162
88
46
22
Tiền Giang
THPT Chuyên Tiền Giang
Câu 1: Để phòng bị nhiễm độc người ta sữ dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa chất nào?
A. CuO và MnO2
B. CuO và MgO
C. CuO và CaO
D. Than hoạt tính
Câu 2:
Để phân biệt khí SO2 và khí CO2 thì thuốc thử nên dùng là:
A. Nước Brom B. Dung dịch Ca(OH)2C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Dung dịch BaCl2
Câu 3: Phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa dung dịch HCl và dung dịch Na2CO3 là:
A. [tex]H^++OH^-\rightarrow H_2O[/tex]
B. [tex]2H^++CO_3^{2-}\rightarrow H_2O+CO_2[/tex]
C. [tex]Na^++Cl^-\rightarrow NaCl[/tex]
D. [tex]2H^++Na_2CO_3\rightarrow 2Na^++CO_2+H_2O[/tex]
Câu 4: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Na2O, NaOH, HCl
B. Al, HNO3 đặc, KClO3
C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3.
D. NH4Cl, KOH, AgNO3
Câu 5: Trong nhóm IVA,theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,theo chiều từ C đến Pb, nhận định nào sau đây sai:
A. Độ âm điện giảm dần
B. Tính phi kim giảm dần,tính kim loại tăng dần
C. Bán kính nguyên tử giảm dần
D. Số oxi hoá cao nhất là +4
Câu 6: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(a) Cho dung dịch KMnO4 tác dụng với dung dịch HF (đặc) thu được khí F2.
(b) Dùng phương pháp sunfat điều chế được : HF, HCl, HBr, HI.
(c) Điện phân nước, người ta thu được khí oxi ở catot.
(d) Amophot (hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4) là phân hỗn hợp.
(e) Trong phòng thí nghiệm, khí CO được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc vào axit fomic và đun nóng.
(f) Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách dùng than cốc khử silic đioxit trong lò điện ở nhiệt độ cao.
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 7: Cho 5,6 lít CO2(đkc) đi qua 164ml dd NaOH 20%(d = 1,22g/ml) thu được dd X.Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn:
A. 26,5g B. 15,5gC. 46,5g D. 31g
Câu 8: Sục V lít CO2(đkc) vào dd Ba(OH)2 thu được 9,85g kết tủa.Lọc bỏ kết tủa rồi cho dd H2SO4 dư vào nước lọc thu thêm 1,65g kết tủa nữa.Giá trị của V là:
A. 11,2 lít và 2,24lít B. 3,36 lít C. 3,36 lít và 1,12 lít D. 1,12 lít và 1,437 lít
Câu 9:
Cho 7g hổn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng với dd HCl thấy thoát ra V lít khí (đkc).Dung dịch cô cạn thu được 9,2g muối khan.Giá trị của V là
A. 4,48 lít B. 3,48 lít C. 4,84 lít D. Kết quả khác
Câu 10: Dd X chứa 0,6mol NaHCO3 và 0,3mol Na2CO3. Cho từ từ dd chứa 0,8mol HCl vào dd X được dd Y và x mol khí. Cho từ từ nước vôi trong dư vào dd Y thu được m gam kết tủa. Tính V và m.
A. 0,4 mol và 40g. B. 0,4mol và 60g. C. 0,5mol và 60g. D. 0,5mol và 40g
Câu 11:
Nung 26,8g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn và 6,72 lít khí CO2(đkc).Giá trị của a là
A. 16,3g B. 13,6g C. 1,36g D. 1,63g
Câu 12: Hỗn hợp X gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 5,92g.Cho khí CO dư đi qua hổn hợp X đun nóng.Khí sinh ra sau phản ứng cho tác dụng với Ca(OH)2 dư được 9g kết tủa.Khối lượng sắt thu được là
A. 4,48g B. 3,48g C. 4,84g D. 5,48g
Câu 13: Dẫn luồng khí CO qua hổn hợp Al O ,CuO,MgO,Fe O 23 23 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
A. Al2O3 ,Cu, MgO, Fe
B. Al, Fe, Cu, Mg
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe
D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO
Câu 14: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:
A. [TEX]SiO_2 + 2Mg\rightarrow 2MgO + Si[/TEX]
B. [TEX]SiO_2 + 2NaOH \rightarrow Na_2SiO_3 + CO_2[/TEX]
C. [TEX]SiO_2 + 4HF \rightarrow SiF_4 + 2H_2O [/TEX]
D. [TEX]SiO_2 + Na_2CO_3 \rightarrow Na_2SiO_3 + CO_2[/TEX]
Câu 15: Cho 0,896 lit khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 7,88 B. 2,364 C. 3,94 D. 4,728
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Chào các bạn!!!
Sắp tới Nhật phải chuẩn bị cho cuộc thi của box Hóa nên không thể tiếp tục topic này được. Các bạn hãy tự ôn tập qua tài liệu sau nhé!!!
TẢI TẠI ĐÂY nếu bạn không xem được trực tuyến​
 

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
ĐÁP ÁN BÀI TỰ LUYỆN 1:
Câu 1:
Các chất có thể điện li trong nước là: NaCl, KOH, BaSO4, Na2CO3, HF, ZnSO4, H2S, NH4NO3, axit axetic (CH3COOH), CaCO3, Fe(OH)2, Fe(OH)3.
Câu 2:
- Chất điện li mạnh: NaCl, KOH, BaSO4, Na2CO3, ZnSO4, NH4NO3, CaCO3
- Chất điện li yếu: HF, H2S, CH3COOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3
Câu 3:
* Zn(OH)2:
[tex]Zn(OH)_2\rightleftharpoons Zn^{2+}+2OH^- \\ Zn(OH)_2 \rightleftharpoons 2H^++ZnO_2^{2-}[/tex]
* Al(OH)3:
[tex]Al(OH)_3\rightleftharpoons Al^{3+}+3OH^- \\ Al(OH)_3 \rightleftharpoons H^++AlO_2^-+H_2O[/tex]
* Cr(OH)3:
[tex]Cr(OH)_3\rightleftharpoons Cr^{3+}+3OH^- \\ Cr(OH)_3 \rightleftharpoons H^++CrO_2^-+H_2O[/tex]
* Sn(OH)2:
[tex]Sn(OH)_2\rightleftharpoons Sn^{2+}+2OH^- \\ Sn(OH)_2 \rightleftharpoons 2H^++SnO_2^{2-}[/tex]
* Ni(OH)2:
[tex]Ni(OH)_2\rightleftharpoons Ni^{2+}+2OH^- \\ Ni(OH)_2 \rightleftharpoons 2H^++NiO_2^{2-}[/tex]
Câu 4:
a/ Theo định nghĩa, ta thấy độ phân li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion trên số phân tử ban đầu.
=> [tex]\alpha = \frac{[H^+]}{[CH_3COOH]_{bd}}=\frac{1,32.10^{-3}}{0,1}=0,0132[/tex]
b/
[tex]\mathrm{n_{CH_3COOH_{bd}}=0,01mol}[/tex]
Đặt số mol CH3COOH phân li là x
[tex]CH_3COOH\rightleftharpoons CH_3COO^-+H+[/tex]
Suy ra [tex]\mathrm{6,022.10^{23}.[(0,01-x)+x+x]=6,28.10^{21}\Rightarrow x=4,28.10^{-4}mol}[/tex]
[tex]\Rightarrow \alpha = \frac{4,28.10^{-4}}{0,01} =0,0428[/tex]
c/
[tex]\mathrm{n_{CH_3COOH}=0,05mol\Rightarrow [CH_3COOH]_{bd}=\frac{0,05}{0,25}=0,2M}[/tex]
[tex]\mathrm{\alpha = 0,12\Rightarrow [H^+]=[CH_3COO^-]=0,12.0,2=0,024M}[/tex]
[tex]\mathrm{[CH_3COOH]_{con.lai}=(1-0,12).0,2=0,176M}[/tex]
Câu 5:
a/ [tex]\alpha =\frac{3,6.10^{20}}{3,6.10^{20}+5,64.10^{21}}=0,06[/tex]
b/ Tổng số mol HNO2 ban đầu là : [tex]\mathrm{n_{HNO_2}=\frac{5,64.10^{21}+3,6.10^{20}}{6.10^{23}}=0,01mol} \\ \mathrm{C_{M(HNO_2)}=\frac{0,01}{0,1}=0,1M}[/tex]

Chắc vì ít bạn onl học lớp 11, hơn nữa do chiến dịch quảng bá chưa tốt!!! :D
anh ơi, chất kết tủa như CaCO3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 cũng điện li trong nước ạ???
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
anh ơi, chất kết tủa như CaCO3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 cũng điện li trong nước ạ???
Câu hỏi muôn thuở roài em ơi!!! Chất kết tủa là chất ít tan trong nước, nhưng phần tan được của nó vẫn có khả năng điện li nha
 
  • Like
Reactions: Thùy TThi
Top Bottom