Hóa 11 [HÓA 11] TOPIC ÔN THI HỌC KỲ I (Năm học 2018 - 2019)

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!!!

Còn khoảng một tháng nữa, chúng ta sẽ cùng bước vào kỳ thi Học kỳ 1!!! Để giúp các bạn chủ động hơn trong việc ôn tập. Từ nay đến hết tháng 12, box Hóa sẽ lập các topic ôn thi HK1 ở các khối lớp từ 8 - 11 (lớp 12 Nhật đang triển khai một số topic khác có liên quan nên sẽ không lập cho khối 12).

Đối với topic này, chúng ta sẽ cùng các bạn 2k2 tổng hợp kiến thức và bài tập trong học kỳ I của chương trình Hóa học 11. Trong đó có 4 chủ đề quan trọng sau:
- CHỦ ĐỀ 1: Sự điện li
- CHỦ ĐỀ 2: Nitơ - Photpho
- CHỦ ĐỀ 3: Cacbon - Silic
- CHỦ ĐỀ 4: Đại cương về hóa hữu cơ

Mong rằng chúng ta sẽ đi hết 4 chủ đề trên trong vòng hơn 1 tháng các bạn nhé!!!

MỘT VÀI LƯU Ý:
+ Đây là topic phục vụ cho việc học tập, mong rằng các bạn không spam, hoặc đăng tải những nội dung không liên quan vào topic này!!!
+ Những trường hợp vi phạm sẽ bị cảnh cáo và phạt nghiêm khắc.
+ Nếu có bất kỳ thắc mắc gì đến topic, hoặc nội dung ôn tập, các bạn hãy liên hệ qua hội thoại cho Nhật. Nhật sẽ tận tình giải đáp!!!
+ Topic sẽ mở vào thứ 3, 5 và 7 trong tuần, chủ đề 1 sẽ bắt đầu trong tối hôm nay, các bạn cùng theo dõi nhé!!!
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Chủ đề 1: SỰ ĐIỆN LI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT SẼ TRÌNH BÀY
- Khái niệm sự điện li, phân loại chất điện li, phương trình điện li. Axit, bazơ, muối theo thuyết Arrhenius.
- Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị màu
- Phản ứng trao đổi, phương trình ion và phương trình ion rút gọn


1. Khái niệm sự điện li, phân loại chất điện li, phương trình điện li. Axit, bazơ, muối theo thuyết Arrhenius
* Khái niệm:
Sự điện li là quá trình các chất tan trong nước ra ion.
* Phân loại:
- Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Ví dụ như: các axit mạnh (HCl, HNO3, H2SO4,....), các bazơ mạnh (KOH, NaOH, Ba(OH)2,....), hầu hết các muối (trừ HgCl2, Hg(CN)2).
- Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion, phần tử còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
Ví dụ như: các axit yếu (CH3COOH, HClO, H2S, H2SO3, H2CO3....), các bazơ yếu (Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,....), muối HgCl2 và Hg(CN)2.
* Độ điện li: là tỉ lệ giữa số phân tử phân li ra ion so với toàn bộ số phân tử của hợp chất. Kí hiệu: [TEX]\alpha[/TEX]
- [TEX]\alpha=1[/TEX] nếu là chất điện li mạnh
- [TEX]0<\alpha <1[/TEX] nếu là chất điện li yếu
- [TEX]\alpha=0[/TEX] nếu là chất không điện li
* Phương trình điện li:
- Đối với phương trình điện li mạnh, phương trình ion là một chiều:
[tex]HCl\rightarrow H^++Cl^- \\ KNO_3\rightarrow K^++NO_3^-[/tex]
- Đối với phương trình điện li yếu, phương trình ion là hai chiều (thuận nghịch):
[tex]CH_3COOH\Leftrightarrow CH_3COO^-+H^+ \\ HClO\Leftrightarrow H^++ClO^-[/tex]
* Phương trình điện li nhiều nấc:
Đối với các chất điện li yếu có nhiều nấc (nhiều nhóm nguyên tử giống nhau). Khi phân li sẽ xảy ra theo từng nấc.
Ví dụ với H3PO4:
[tex]H_3PO_4\rightarrow H^++H_2PO_4^- \\H_2PO_4^-\Leftrightarrow H^++HPO_4^{2-} \\HPO_4^{2-}\Leftrightarrow H^++PO_4^{3-}[/tex]
* Phân loại axit, bazơ, muối theo thuyết Arrhenius.
a/ Axit
- Theo Arrhenius: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
[tex]H_2SO_4\rightarrow 2H^++SO_4^{2-}[/tex]
- Axit một nấc: phân li một nấc ra ion H+: HCl, HNO3, CH3COOH . . .
- Axit nhiều nấc: phân li nhiều nấc ra ion H+: H3PO4, H2S . . .
b/ Bazơ
- Theo Arrhenius: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-
[tex]Ba(OH)_2\rightarrow Ba^{2+}+2OH^-[/tex]
c/ Muối
- Theo Arrhenius: Muối là chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.
[tex]CuCl_2\rightarrow Cu^{2+}+2Cl^-[/tex]
* Hidroxit lưỡng tính: là những hidroxit có thể phân li theo kiểu axit, cũng có thể phân li theo kiểu bazơ. Ví dụ: Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Ni(OH)2,...
Ví dụ: Zn(OH)2 là một hidroxit lưỡng tính.
- Phân li theo kiểu axit: [tex]Zn(OH)_2\Leftrightarrow 2H^++ZnO_2^{2-}[/tex]
- Phân li theo kiểu bazơ: [tex]Zn(OH)_2\Leftrightarrow Zn^{2+}+2OH^-[/tex]

BÀI TẬP TỰ LUYỆN 1:
Bài 1:
Chất nào sau đây có thể điện li trong nước.
NaCl, KOH, glucozơ, BaSO4, Na2CO3, HF, benzen, ZnSO4, H2S, NH4NO3, axit axetic, rượu etylic, Al2O3, CaCO3, đường saccarozơ, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, tinh bột.
Bài 2: Hãy cho biết trong các chất điện li ở bài 1, đâu là chất điện li mạnh, đâu là chất điện li yếu???
Bài 3: Viết phương trình điện li của các hidroxit lưỡng tính Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Sn(OH)2 và Ni(OH)2 theo 2 cách.
Bài 4:
a/ Điện li dung dịch CH3COOH 0,1M được dung dịch có [H+] = 1,32.10^-3 M . Tính độ điện li α của axit CH3COOH .
b/ Một lít dung dịch CH3COOH 0,01 M có chứa tổng số 6,28.10^21 ion và phân tử CH3COOH . Tính độ điện li của axit này .
c/ Hòa tan 3 gam CH3COOH vào nước để được 250 ml dung dịch, biết độ điện li α = 0,12 . Tính nồng độ mol của các phân tử và ion trong dung dịch .
Bài 5: Trong 100 ml dung dịch axit nitrơ ở nhiệt độ nhất định có 5,64.10^21 phân tử HNO2 và 3,6.10^20 ion NO2-.
a. Tính độ điện li của axit nitrơ trong dung dịch ở nhiệt độ đó.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch nói trên.
 

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
22
Du học sinh
Foreign Trade University
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 1:
Bài 1:
Chất nào sau đây có thể điện li trong nước.
NaCl, KOH, glucozơ, BaSO4, Na2CO3, HF, benzen, ZnSO4, H2S, NH4NO3, axit axetic, rượu etylic, Al2O3, CaCO3, đường saccarozơ, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, tinh bột.
$NaCl,KOH,BaSO_4,Na_2CO_3,HF,ZnSO_4,H_2S,NH_4NO_3,axit axetic,CaCO_3.Fe(OH)_2,Fe(OH)_3$
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 1:
Bài 2:
Hãy cho biết trong các chất điện li ở bài 1, đâu là chất điện li mạnh, đâu là chất điện li yếu???
Chất điện li mạnh: $NaCl,KOH,BaSO_4,ZnSO_4,NH_4NO_3,CaCO_3$
Chất điện li yếu : Còn lại
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 1:
Bài 3:
Viết phương trình điện li của các hidroxit lưỡng tính Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Sn(OH)2 và Ni(OH)2 theo 2 cách.
$Zn(OH)_2-->Zn^{2+}+2OH^-$ or $Zn(OH)_2-->ZnO_2^{2-}+2H^+$
$Al(OH)_3-->Al^{3+}+3OH^-$ or $Al(OH)_3-->AlO_2^-+H^++H_2O$
$Cr(OH)_3-->Cr^{3+}+3OH^-$ or $Cr(OH)_3-->CrO_2^-+H^++H_2O$
$Sn(OH)_2-->Sn^{2+}+2OH^-$ or $Sn(OH)_2-->SnO_2^{2-}+2H^+$
$Ni(OH)_2$ giống cái trên
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 1:
Bài 4:

a/ Điện li dung dịch CH3COOH 0,1M được dung dịch có [H+] = 1,32.10^-3 M . Tính độ điện li α của axit CH3COOH .
b/ Một lít dung dịch CH3COOH 0,01 M có chứa tổng số 6,28.10^21 ion và phân tử CH3COOH . Tính độ điện li của axit này .
c/ Hòa tan 3 gam CH3COOH vào nước để được 250 ml dung dịch, biết độ điện li α = 0,12 . Tính nồng độ mol của các phân tử và ion trong dung dịch .
[tex]a)\alpha =\frac{1,32.10^{-3}}{0,1}=0,0132[/tex]
[tex]b)CH_3COOH\rightleftharpoons CH_3COO^-+H+[/tex]
Số mol $CH_3COOH$ pli $=x$
Suy ra [tex]0,01-x+x+x=\frac{6,28.10^{21}}{6,022.10^{23}}\rightarrow x=4,28.10^{-4}[/tex]
[tex]\rightarrow \alpha =0,0428[/tex]
c) $nCH_3COOH=0,05mol$[tex]\rightarrow \left [ CH_3COOH \right ]_{bd}=0,2M[/tex]
[tex]\alpha =0,12\rightarrow \left [ H^+ \right ]=\left [ CH_3COO^- \right ]=0,2.0,12=0,024M\\\left [ CH_3COOH \right ]=0,176M[/tex]
Bài 5: Trong 100 ml dung dịch axit nitrơ ở nhiệt độ nhất định có 5,64.10^21 phân tử HNO2 và 3,6.10^20 ion NO2-.
a. Tính độ điện li của axit nitrơ trong dung dịch ở nhiệt độ đó.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch nói trên.
[tex]a)\alpha =\frac{3,6.10^{20}}{3,6.10^{20}+5,64.10^{21}}=0,06[/tex]
b) $C_M$ của cái gì trong dd ? Thôi ngại viết luôn :v

Sao không có bạn nào tham gia nhỉ :)
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN BÀI TỰ LUYỆN 1:
Câu 1:
Các chất có thể điện li trong nước là: NaCl, KOH, BaSO4, Na2CO3, HF, ZnSO4, H2S, NH4NO3, axit axetic (CH3COOH), CaCO3, Fe(OH)2, Fe(OH)3.
Câu 2:
- Chất điện li mạnh: NaCl, KOH, BaSO4, Na2CO3, ZnSO4, NH4NO3, CaCO3
- Chất điện li yếu: HF, H2S, CH3COOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3
Câu 3:
* Zn(OH)2:
[tex]Zn(OH)_2\rightleftharpoons Zn^{2+}+2OH^- \\ Zn(OH)_2 \rightleftharpoons 2H^++ZnO_2^{2-}[/tex]
* Al(OH)3:
[tex]Al(OH)_3\rightleftharpoons Al^{3+}+3OH^- \\ Al(OH)_3 \rightleftharpoons H^++AlO_2^-+H_2O[/tex]
* Cr(OH)3:
[tex]Cr(OH)_3\rightleftharpoons Cr^{3+}+3OH^- \\ Cr(OH)_3 \rightleftharpoons H^++CrO_2^-+H_2O[/tex]
* Sn(OH)2:
[tex]Sn(OH)_2\rightleftharpoons Sn^{2+}+2OH^- \\ Sn(OH)_2 \rightleftharpoons 2H^++SnO_2^{2-}[/tex]
* Ni(OH)2:
[tex]Ni(OH)_2\rightleftharpoons Ni^{2+}+2OH^- \\ Ni(OH)_2 \rightleftharpoons 2H^++NiO_2^{2-}[/tex]
Câu 4:
a/ Theo định nghĩa, ta thấy độ phân li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion trên số phân tử ban đầu.
=> [tex]\alpha = \frac{[H^+]}{[CH_3COOH]_{bd}}=\frac{1,32.10^{-3}}{0,1}=0,0132[/tex]
b/
[tex]\mathrm{n_{CH_3COOH_{bd}}=0,01mol}[/tex]
Đặt số mol CH3COOH phân li là x
[tex]CH_3COOH\rightleftharpoons CH_3COO^-+H+[/tex]
Suy ra [tex]\mathrm{6,022.10^{23}.[(0,01-x)+x+x]=6,28.10^{21}\Rightarrow x=4,28.10^{-4}mol}[/tex]
[tex]\Rightarrow \alpha = \frac{4,28.10^{-4}}{0,01} =0,0428[/tex]
c/
[tex]\mathrm{n_{CH_3COOH}=0,05mol\Rightarrow [CH_3COOH]_{bd}=\frac{0,05}{0,25}=0,2M}[/tex]
[tex]\mathrm{\alpha = 0,12\Rightarrow [H^+]=[CH_3COO^-]=0,12.0,2=0,024M}[/tex]
[tex]\mathrm{[CH_3COOH]_{con.lai}=(1-0,12).0,2=0,176M}[/tex]
Câu 5:
a/ [tex]\alpha =\frac{3,6.10^{20}}{3,6.10^{20}+5,64.10^{21}}=0,06[/tex]
b/ Tổng số mol HNO2 ban đầu là : [tex]\mathrm{n_{HNO_2}=\frac{5,64.10^{21}+3,6.10^{20}}{6.10^{23}}=0,01mol} \\ \mathrm{C_{M(HNO_2)}=\frac{0,01}{0,1}=0,1M}[/tex]
Sao không có bạn nào tham gia nhỉ :)
Chắc vì ít bạn onl học lớp 11, hơn nữa do chiến dịch quảng bá chưa tốt!!! :D
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
2. Sự điện li của nước. pH và chất chỉ thị màu.
a/ Hằng số điện li

- Hằng số điện li axit: Cho phương trình phân li: [tex]HA\rightleftharpoons H^++A^-[/tex]. Hằng số phân li axit được tính theo công thức sau:
[tex]K_a=\frac{[H^+].[A^-]}{[HA]}[/tex] với [H+], [A-], [HA] là nồng độ các chất, ion khi cân bằng.
- Hằng số điện li bazơ: Cho phương trình phân li: [tex]BOH\rightleftharpoons B^++OH^-[/tex]. Hằng số phân li bazơ được tính theo công thức sau:
[tex]K_b=\frac{[B^+].[OH^-]}{[BOH]}[/tex] với [B+], [OH-], [BOH] là nồng độ các chất, ion khi cân bằng.
b/ Sự điện li của nước
- Nước là chất điện li, nhưng điện li cực kỳ yếu.
- Tích số ion của nước là [tex]K_{H_2O}=[H^+].[OH^-]=10^{-14}[/tex] . Một cách gần đúng, có thể coi giá trị của tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.
c/ pH và chất chỉ thị màu.
- Độ pH: đặc trưng cho tính chất của môi trường. Theo định nghĩa truyền thống, nếu một dung dịch có [tex][H^+]=10^{-a}M[/tex] thì sẽ có pH là a.
+ Môi tường trung tính: [tex][H^+]=10^{-7}M[/tex] hay pH = 7
+ Môi trường axit: [tex][H^+]>10^{-7}M[/tex] hay pH < 7
+ Môi trường bazơ: [tex][H^+]<10^{-7}M[/tex] hay pH > 7
- Các cách tính pH khi biết nồng độ các ion:
+ Nếu môi trường mang tính axit: [tex]\mathrm{pH=-log_{10}[H^+]}[/tex]
+ Nếu môi trường mang tính bazơ: [tex]\mathrm{pH=14+log_{10}[OH^-]}[/tex]
- Chất chỉ thị màu: là chất có sự thay đổi màu sắc khi pH của môi trường thay đổi. chương trình phổ thông chỉ đề cập đến quỳ tím và phenolphtalein.
+ Quỳ tím:
pH < 7 => quỳ tím chuyển sang màu đỏ
pH > 7 => quỳ tím chuyển sang màu xanh
pH = 7 => quỳ tím không đổi màu
+ Phenolphtalein:
pH < 8,3 => phenolphtalein trong suốt, không màu
pH > 8,3 => phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN 2:
Bài 1:
Tính pH của các dung dịch sau :
a) Dung dịch H2SO4 0,05M .
b) Dung dịch Ba(OH)2 0,005M .
c) Dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li [TEX]\alpha[/TEX] = 1%.
Bài 2: Tính pH và độ điện li của các dung dịch sau:
a) dung dịch HA 0,1M có [tex]K_a=4,75.10^{-5}[/tex] .
b) dung dịch NH3 0,1M có [tex]K_b=1,8.10^{-5}[/tex] .
Bài 3: Một dung dịch axit sunfuric có pH = 2 .
a) Tính nồng độ mol của axit sunfuric trong dung dịch đó . Biết rằng ở nồng độ này, sự phân li của H2SO4 thành ion là hoàn toàn .
b) Tính nồng độ mol của ion OH- trong dung dịch đó .
Bài 4: Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl có pH = 2 vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 1,2 ?
 
  • Like
Reactions: Luna Lê

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Hì, có vẻ ít bạn học lớp 11 quá nhỉ??? :D:D:D

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 2:
Bài 1:
Tính pH:
a) Dung dịch H2SO4 0,05M .
Ta có: [tex]\mathrm{[H^+]=2[H_2SO_4]=2.0,05=0,1M\Rightarrow pH=-log_{10}[H^+]=-log_{10}0,1=1}[/tex]
b) Dung dịch Ba(OH)2 0,005M.
Ta có: [tex]\mathrm{[OH^-]=2[Ba(OH)_2]=2.0,005=0,01M\Rightarrow pH=14+log_{10}[OH^-]=14+log_{10}0,01=12}[/tex]
c) c) Dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li [TEX]\alpha[/TEX] = 1%.
Ta có: [tex]\mathrm{[H^+]=\alpha.[CH_3COOH]=1\%.0,1=0,001\Rightarrow pH=-log_{10}[H^+]=3}[/tex]

Bài 2: Tính pH và độ điện li:
a) dung dịch HA 0,1M có [tex]K_a=4,75.10^{-5}[/tex] .
P.trình điện li: [tex]HA\rightleftharpoons H^++A^-[/tex]
Ban đầu:.........0,1.........0..........0
Phân li: ............a...........a.........a
Còn lại: .......(0,1-a).......a.........a
Ta có: [tex]K_a=\frac{[H^+].[A^-]}{[HA]}=\frac{a.a}{(0,1-a)}=4,75.10^{-5}\Rightarrow [H^+]=a=2,156.10^{-3}M\\\Rightarrow pH=2,666[/tex]
[tex]\alpha=\frac{[H^+]}{[HA]_{bd}}=\frac{2,156.10^{-3}}{0,1}=2,156\%[/tex]
b) dung dịch NH3 0,1M có [tex]K_b=1,8.10^{-5}[/tex] .
Các bước làm tương tự như câu a, để ý phương trình điện li: [tex]NH_3+H_2O\rightarrow NH_4^++OH^-[/tex]
[tex]K_b=\frac{[NH_4^+].[OH^-]}{[NH_3]}[/tex]
Đáp án: [tex][OH^-]=1,333.10^{-3}M\\pH=14+lg[OH^-]=11,125\\\alpha=1,333\%[/tex]

Bài 3:
a/ [tex][H^+]=10^{-pH}=10^{-2}=0,01M\Rightarrow [H_2SO_4]=\frac{1}{2}[H^+]=0,005M[/tex]
b/ Ta có: [tex][H^+].[OH^-]=1.10^{-14}[/tex].
Mà [tex][H^+]=10^{-2}\Rightarrow [OH^-]=\frac{10^{-14}}{10^{-2}}=10^{-12}M[/tex]

Bài 4:
Dung dịch HCl có pH = 2 => [H+] = 0,01M
Đặt thể tích dung dịch HCl là V.
Ta có: [tex]\mathrm{n_{H^+}=n_{HCl}+2n_{H_2SO_4}=0,01.V+2.0,05.0,1=0,01V+0,01(mol)}[/tex]
=> [tex]\mathrm{[H^+]=\frac{n}{V}=\frac{0,01V+0,01}{V+0,1}}[/tex] (1)
Theo giả thuyết, dung dịch sau khi pha có pH = 1,2 => [tex][H^+]=10^{-1,2}[/tex] (2)
Từ (1) và (2) => V = 0,0695 lít = 69,5 ml
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
3. Phản ứng trao đổi - Phương trình ion và ion rút gọn.
a/ Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:
Phản ứng trao đổi giữa 2 hay nhiều dung dịch sẽ xảy ra nếu sản phẩm của chúng là một trong các loại chất sau:
- Chất kết tủa
- Chất bay hơi
- Chất điện li yếu.
Ví dụ 1: Phản ứng tạo chất kết tủa: [tex]BaCl_2+H_2SO_4\rightarrow 2HCl+BaSO_4[/tex]
Ví dụ 2: Phản ứng tạo chất bay hơi: [tex]Na_2CO_3+2HCl\rightarrow 2NaCl+H_2O+CO_2[/tex]
Ví dụ 3: Phản ứng tạo chất điện li yếu: [tex]CH_3COONa+HNO_3\rightarrow NaNO_3+CH_3COOH[/tex]
* Bản chất của phản ứng trao đổi là phản ứng giữa các ion trong dung dịch.
b/ Phương trình ion - phương trình ion rút gọn
- Trong phương trình phân tử của phản ứng trao đổi, nếu thay công thức chất điện li bằng các ion tạo nên nó, ta sẽ được phương trình ion.
Ví dụ về các phương trình ion:
Trong ví dụ 1: [tex]Ba^{2+}+2Cl^-+2H^++SO_4^{2-}\rightarrow BaSO_4+2H^++2Cl^-[/tex]
Trong ví dụ 2: [tex]2Na^++CO_3^{2-}+2H^++2Cl^-\rightarrow 2Na^++2Cl^-+H_2O+CO_2[/tex]
Trong ví dụ 3: [tex]CH_3COO^-+Na^++H^++NO_3^-\rightarrow CH_3COOH+Na^++NO_3^-[/tex]
- Trong phương trình ion có một số ion không tham gia phản ứng, ta có thể lược bỏ các ion đó, khi đó ta có phương trình ion rút gọn.
Ví dụ về các phương trình ion rút gọn:
Trong ví dụ 1: [tex]Ba^{2+}+SO_4^{2-}\rightarrow BaSO_4[/tex]
Trong ví dụ 2: [tex]CO_3^{2-}+2H^+\rightarrow H_2O+CO_2[/tex]
Trong ví dụ 3: [tex]CH_3COO^-+H^+\rightarrow CH_3COOH[/tex]
* Phương pháp bảo toàn điện tích: Trong 1 dung dịch, tổng số mol ion âm bằng tổng số mol ion dương.
* Lưu ý: Phản ứng trung hòa là một loại phản ứng trao đổi và luôn luôn xảy ra.
[tex]Mg(OH)_2+2HCl\rightarrow MgCl_2+2H_2O \\Mg(OH)_2+2H^+\rightarrow Mg^{2+}+2H_2O[/tex]

BÀI TẬP TỰ LUYỆN 3:
Bài 1:
Dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3:1 . Biết 100 ml dung dịch A trung hòa vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 0,5M.
a) Tính nồng độ mol mỗi axit.
b) Tính khối muối thu được sau phản ứng.
c) Hỏi 200 ml dung dịch A trung hòa vừa đủ bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M.
Bài 2: Một dung dịch Y có chứa các ion [tex]Cl^-,SO_4^{2-},NH_4^+[/tex]. Khi cho 100 ml dung dịch Y phản ứng với 200 ml dung dịch dung dịch Ba(OH)2 thu được 6,99 gam kết tủa và thoát ra 2,24 lít khí (đktc).
a) Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch Y.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
Bài 3: Hòa tan 1,65 gam (NH4)2SO4 và 2,61 gam K2SO4 trong nước thu được 250 ml dung dịch A . Đó là các chất điện li mạnh.
a) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A.
b) Lấy 50 ml dung dịch A tác dụng với 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, lọc, rửa kết tủa tạo thành, thu được m1 gam kết tủa và 120 ml dung dịch A1. Tính m1 và nồng độ mol các ion thu được trong dung dịch A1 đó.
 

Fairy Piece

Học sinh
Thành viên
22 Tháng ba 2018
162
88
46
22
Tiền Giang
THPT Chuyên Tiền Giang
Bài 1: Dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3:1 . Biết 100 ml dung dịch A trung hòa vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 0,5M.
a) Tính nồng độ mol mỗi axit.
b) Tính khối muối thu được sau phản ứng.
c) Hỏi 200 ml dung dịch A trung hòa vừa đủ bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M.
a) nồng độ mol của HCl và H2SO4 lần lượt là: 0,15 M; 0,05 M
b) m=1,5875 g
c) 125 ml
Bài 2: Một dung dịch Y có chứa các ion Cl−,SO2−4,NH+4Cl−,SO42−,NH4+Cl^-,SO_4^{2-},NH_4^+. Khi cho 100 ml dung dịch Y phản ứng với 200 ml dung dịch dung dịch Ba(OH)2 thu được 6,99 gam kết tủa và thoát ra 2,24 lít khí (đktc).
a) Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch Y.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
a) nồng độ mol của [tex]Cl^{-}, SO_{4}^{2-},NH_{4}^{+}[/tex] lần lượt là: 0,4 M; 0,3 M; 1 M
b) 0,15 M
Bài 3: Hòa tan 1,65 gam (NH4)2SO4 và 2,61 gam K2SO4 trong nước thu được 250 ml dung dịch A . Đó là các chất điện li mạnh.
a) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A.
b) Lấy 50 ml dung dịch A tác dụng với 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, lọc, rửa kết tủa tạo thành, thu được m1 gam kết tủa và 120 ml dung dịch A1. Tính m1 và nồng độ mol các ion thu được trong dung dịch A1 đó.
a) nồng độ mol của (NH4)2SO4 và K2SO4 lần lượt là: 0,05 M; 0,06 M
b) m1=1,2815 g
A1: K+, Ba 2+ (dư)
K+=0,03 M
Ba 2+= 0,045 M
(em hơi dở môn náy nên có j sai sót mong dc chỉ giáo :D )
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 3:

Câu 1:
a. Đặt x là số mol H2SO4 có trong 100ml dung dịch A => số mol của HCl là 3x
Ta có: [tex]n_{H^+}=n_{OH^-}[/tex] => x.2 + 3x = 0,05.0,5 => x = 0,005 mol
[tex]\mathrm{[H_2SO_4]=\frac{x}{0,1}=0,05M;[HCl]=\frac{3x}{0,1}=0,15M}[/tex]
b. [tex]\mathrm{m_m=m_{Na^+}+m_{SO_4^-}+m_{Cl^-}=0,05.0,5.23+0,005.96+0,015.35,5=1,5875g}[/tex]
c. [tex]\mathrm{n_{H^+}=0,025.\frac{200}{100}=0,05mol}[/tex]
Đặt V là thể tích bazo, ta có: [tex]\mathrm{n_{OH^-}=n_{H^+}\Rightarrow (0,2+0,1.2)V=0,05\Rightarrow V=0,125lit=125ml}[/tex]

Câu 2:
a. Kết tủa xác định từ phản ứng: [tex]Ba^{2+}+SO_4^{2-}\rightarrow BaSO_4[/tex]
[tex]\mathrm{n_{BaSO_4}=0,03mol\Rightarrow n_{SO_4^{2-}}=0,03mol\Rightarrow [SO_4^{2-}]=\frac{0,03}{0,1}=0,3M}[/tex]
Khí xác định từ phản ứng: [tex]NH_4^++OH^-\rightarrow NH_3+H_2O[/tex]
[tex]\mathrm{n_{NH_3}=0,1mol\Rightarrow n_{NH_4^+}=0,1mol\Rightarrow [NH_4^+]=1M}[/tex]
Bảo toàn điện tích: [tex]\mathrm{[Cl^-]=[NH_4^+]-2[SO_4^{2-}]=1-0,3.2=0,4M}[/tex]
b. Dùng 2 lần bảo toàn điện tích, ta tính được: [tex]\mathrm{n_{Ba^{2+}}=\frac{1}{2}n_{NH_4^+}=\frac{1}{2}.1.0,1=0,05mol\Rightarrow [Ba^{2+}]=\frac{0,05}{0,2}=0,25M}[/tex]

Câu 3:
a. [tex]\mathrm{n_{(NH_4)_2SO_4}=\frac{1,65}{132}=0,0125mol;n_{K_2SO_4}=\frac{2,61}{174}=0,015mol}[/tex]
V = 250 ml = 0,25 lít
[tex]\mathrm{\Rightarrow [(NH_4)_2SO_4]=0,05M;[K_2SO_4]=0,06M}[/tex]
b. n(NH4)2SO4 = 0,05.0,05 = 0,0025 mol
nK2SO4 = 0,06.0,05 = 0,003 mol
=> n(SO4^2-) = 0,0055 mol
n(Ba^2+) = 0,01 mol => nBaSO4 = 0,0055 mol => m1 = 1,2815 gam
n(Ba^2+) = 0,0045 mol => [tex][Ba^{2+}]=\frac{0,0045}{0,12}=0,0375M[/tex]
[tex][K^+]=0,06.2.\frac{50}{120}=0,05M[/tex]
[tex]\mathrm{n_{OH^-}=2n_{Ba(OH)_2}-n_{NH_4^+}=0,05.0,2.2-0,05.0,05.2=0,015mol}\Rightarrow [OH^-]=\frac{0,015}{0,12}=0,125M[/tex]
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Tiếp theo cùng đến với một đề kiểm tra chương I này nhé:
TẢI TẠI ĐÂY nếu không xem được trực tuyến
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Chủ đề 2: NHÓM NITƠ - PHOTPHO
TÓM TẮT LÍ THUYẾT SẼ TRÌNH BÀY
- Nitơ – Amoniac, muối amoni – Axit nitric, muối nitrat
- Photpho – Axit photphoric, muối photphat
- Phân bón hóa học


1, Nitơ – Amoniac, muối amoni – Axit nitric, muối nitrat
a/ Nitơ
- Nitơ nằm ở ô thứ 7, chu kỳ 2, nhóm VA. Cấu hình electron: [tex]1s^22s^22p^3[/tex]
- Phân tử N2 có cấu trúc phân tử là N≡N
- Tính chất vật lý: SGK
- Tính chất hóa học:
+ Tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, H2,...)
[tex]3Mg+N_2\overset{t^0}{\rightarrow}Mg_3N_2 \\ N_2+3H_2\rightleftharpoons 2NH_3[/tex]
+ Tính khử (phản ứng với oxi)
[tex]N_2+O_2\rightleftharpoons 2NO \\2NO+O_2 \rightarrow 2NO_2[/tex]
- Điều chế: SGK
b/ Amoniac, muối amoni
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí: SGK
- Tính chất hóa học của NH3:
* Tính bazơ yếu
+ Tác dụng với nước
[tex]NH_3+H_2O\rightleftharpoons NH_4^++OH^-[/tex]
Trong dung dịch amoniac là bazơ yếu. Có thể làm quỳ tím hóa xanh. Dùng để nhận biết NH3.
+ Tác dụng với dung dịch muối
[tex]3NH_3+AlCl_3+3H_2O\rightarrow Al(OH)_3+3NH_4Cl[/tex]
+ Tác dụng với axit
[tex]NH_3+HCl\rightarrow NH_4Cl[/tex] (khói trắng)
* Tính khử
[tex]4NH_3+3O_2\overset{t^0}{\rightarrow}2N_2+6H_2O \\2NH_3+3Cl_2\overset{t^0}{\rightarrow}N_2+6HCl[/tex]
- Điều chế NH3: SGK
- Muối amoni:
+ Phản ứng với dd kiềm
[tex]NH_4^++OH^-\rightleftharpoons NH_3+H_2O[/tex]
Phản ứng này để nhận biết ion amoni và điều chế amoniac.
+ Nhiệt phân
[tex]NH_4Cl\overset{t^0}{\rightarrow}NH_3+HCl \\(NH_4)_2CO_3\overset{t^0}{\rightarrow} 2NH_3+CO_2+H_2O \\NH_4NO_2\overset{t^0}{\rightarrow}N_2+2H_2O \\NH_4NO_3\overset{t^0}{\rightarrow}N_2O+2H_2O[/tex]
c/ Axit nitric, muối nitrat
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí: SGK
- Tính chất hóa học của HNO3:
* Tính axit
[tex]CuO + 2HNO_3\rightarrow Cu(NO_3)_2 + H_2O \\Ca(OH)_2 + 2HNO_3\rightarrow Ca(NO_3)_2 + 2H_2O \\CaCO_3 + 2HNO_3\rightarrow Ca(NO_3)_2 + CO_2 + H_2O[/tex]
* Tính oxi hóa mạnh
+ Với kim loại: [tex]Cu+4HNO_3(d)\rightarrow Cu(NO_3)_2+2NO_2+2H_2O \\3Cu+8HNO_3(l)\rightarrow 3Cu(NO_3)_2+2NO+4H_2O[/tex]
+ Với phi kim: [tex]S+6HNO_3\rightarrow H_2SO_4+6NO_2+2H_2O[/tex]
+ Với hợp chất: [tex]H_2S+6HNO_3\rightarrow H_2SO_4+6NO_2+3H_2O[/tex]
- Điều chế HNO3: SGK
- Muối nitrat: xem xét phản ứng nhiệt phân.
+ Muối nitrat của kim loại mạnh (Na, K, Ba, Ca,....)
[tex]2KNO_3\overset{t^0}{\rightarrow}2KNO_2+O_2[/tex]
+ Muối nitrat của kim loại trung bình: từ Mg đến Cu
[tex]2Cu(NO_3)_2\overset{t^0}{\rightarrow}2CuO+4NO_2+O_2[/tex]
+ Muối nitrat của kim loại yếu: Hg, Ag, Au,...
[tex]2AgNO_3\overset{t^0}{\rightarrow}2Ag+2NO_2+O_2[/tex]

BÀI TẬP TỰ LUYỆN 4:
Bài 1:
Hoàn thành chuỗi phản ứng:
upload_2018-11-24_18-21-24.png
(Đối với dạng này bạn chỉ cần viết các phản ứng đặc trưng là đủ)
Bài 2: Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau : NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và FeCl3. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Bài 3:
a/ Một oxit A của nitơ có chứa 30,43% N về khối lượng. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,586. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên A.
b/ Một hỗn hợp X gồm CO2 và một oxit của nitơ có tỉ khối đối với H2 là 18,5. Hãy xác định công thức oxit của nitơ và % thể tích các khí trong hỗn hợp X.
Bài 4: Trong bình phản ứng có chứa hỗn hợp khí A gồm 10 mol N2 và 40 mol H2. Áp dụng trung bình lúc đầu là 400 atm, nhiệt độ bình được giữ không đổi. Khi phản ứng xảy ra và đạt đến trạng thái cân bằng thì hiệu suất của phản ứng tổng hợp là 25%.
a) Tính số mol các khí trong bình sau phản ứng.
b) Tính áp suất trong bình sau phản ứng

@Nguyễn Hương Trà ,@Fairy Piece ,@Pleutsun , các bạn có biết ai học lớp 11 thì tag vào giúp nhé!!! Topic ế qua @@
 

Attachments

  • upload_2018-11-24_18-23-59.png
    upload_2018-11-24_18-23-59.png
    102.7 KB · Đọc: 91

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
22
Du học sinh
Foreign Trade University
Chủ đề 2: NHÓM NITƠ - PHOTPHO
TÓM TẮT LÍ THUYẾT SẼ TRÌNH BÀY
- Nitơ – Amoniac, muối amoni – Axit nitric, muối nitrat
- Photpho – Axit photphoric, muối photphat
- Phân bón hóa học


1, Nitơ – Amoniac, muối amoni – Axit nitric, muối nitrat
a/ Nitơ
- Nitơ nằm ở ô thứ 7, chu kỳ 2, nhóm VA. Cấu hình electron: [tex]1s^22s^22p^3[/tex]
- Phân tử N2 có cấu trúc phân tử là N≡N
- Tính chất vật lý: SGK
- Tính chất hóa học:
+ Tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, H2,...)
[tex]3Mg+N_2\overset{t^0}{\rightarrow}Mg_3N_2 \\ N_2+3H_2\rightleftharpoons 2NH_3[/tex]
+ Tính khử (phản ứng với oxi)
[tex]N_2+O_2\rightleftharpoons 2NO \\2NO+O_2 \rightarrow 2NO_2[/tex]
- Điều chế: SGK
b/ Amoniac, muối amoni
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí: SGK
- Tính chất hóa học của NH3:
* Tính bazơ yếu
+ Tác dụng với nước
[tex]NH_3+H_2O\rightleftharpoons NH_4^++OH^-[/tex]
Trong dung dịch amoniac là bazơ yếu. Có thể làm quỳ tím hóa xanh. Dùng để nhận biết NH3.
+ Tác dụng với dung dịch muối
[tex]3NH_3+AlCl_3+3H_2O\rightarrow Al(OH)_3+3NH_4Cl[/tex]
+ Tác dụng với axit
[tex]NH_3+HCl\rightarrow NH_4Cl[/tex] (khói trắng)
* Tính khử
[tex]4NH_3+3O_2\overset{t^0}{\rightarrow}2N_2+6H_2O \\2NH_3+3Cl_2\overset{t^0}{\rightarrow}N_2+6HCl[/tex]
- Điều chế NH3: SGK
- Muối amoni:
+ Phản ứng với dd kiềm
[tex]NH_4^++OH^-\rightleftharpoons NH_3+H_2O[/tex]
Phản ứng này để nhận biết ion amoni và điều chế amoniac.
+ Nhiệt phân
[tex]NH_4Cl\overset{t^0}{\rightarrow}NH_3+HCl \\(NH_4)_2CO_3\overset{t^0}{\rightarrow} 2NH_3+CO_2+H_2O \\NH_4NO_2\overset{t^0}{\rightarrow}N_2+2H_2O \\NH_4NO_3\overset{t^0}{\rightarrow}N_2O+2H_2O[/tex]
c/ Axit nitric, muối nitrat
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí: SGK
- Tính chất hóa học của HNO3:
* Tính axit
[tex]CuO + 2HNO_3\rightarrow Cu(NO_3)_2 + H_2O \\Ca(OH)_2 + 2HNO_3\rightarrow Ca(NO_3)_2 + 2H_2O \\CaCO_3 + 2HNO_3\rightarrow Ca(NO_3)_2 + CO_2 + H_2O[/tex]
* Tính oxi hóa mạnh
+ Với kim loại: [tex]Cu+4HNO_3(d)\rightarrow Cu(NO_3)_2+2NO_2+2H_2O \\3Cu+8HNO_3(l)\rightarrow 3Cu(NO_3)_2+2NO+4H_2O[/tex]
+ Với phi kim: [tex]S+6HNO_3\rightarrow H_2SO_4+6NO_2+2H_2O[/tex]
+ Với hợp chất: [tex]H_2S+6HNO_3\rightarrow H_2SO_4+6NO_2+3H_2O[/tex]
- Điều chế HNO3: SGK
- Muối nitrat: xem xét phản ứng nhiệt phân.
+ Muối nitrat của kim loại mạnh (Na, K, Ba, Ca,....)
[tex]2KNO_3\overset{t^0}{\rightarrow}2KNO_2+O_2[/tex]
+ Muối nitrat của kim loại trung bình: từ Mg đến Cu
[tex]2Cu(NO_3)_2\overset{t^0}{\rightarrow}2CuO+4NO_2+O_2[/tex]
+ Muối nitrat của kim loại yếu: Hg, Ag, Au,...
[tex]2AgNO_3\overset{t^0}{\rightarrow}2Ag+2NO_2+O_2[/tex]

BÀI TẬP TỰ LUYỆN 4:
Bài 1:
Hoàn thành chuỗi phản ứng:
View attachment 90352
(Đối với dạng này bạn chỉ cần viết các phản ứng đặc trưng là đủ)
Bài 2: Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau : NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và FeCl3. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Bài 3:
a/ Một oxit A của nitơ có chứa 30,43% N về khối lượng. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,586. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên A.
b/ Một hỗn hợp X gồm CO2 và một oxit của nitơ có tỉ khối đối với H2 là 18,5. Hãy xác định công thức oxit của nitơ và % thể tích các khí trong hỗn hợp X.
Bài 4: Trong bình phản ứng có chứa hỗn hợp khí A gồm 10 mol N2 và 40 mol H2. Áp dụng trung bình lúc đầu là 400 atm, nhiệt độ bình được giữ không đổi. Khi phản ứng xảy ra và đạt đến trạng thái cân bằng thì hiệu suất của phản ứng tổng hợp là 25%.
a) Tính số mol các khí trong bình sau phản ứng.
b) Tính áp suất trong bình sau phản ứng

@Nguyễn Hương Trà ,@Fairy Piece ,@Pleutsun , các bạn có biết ai học lớp 11 thì tag vào giúp nhé!!! Topic ế qua @@
@pinkmath @Happy Ending @matheverytime @H Đ D @Lê Kim Dung @chungocha2k2qd @lengocthanh11
@Forgert Me Not @thaohien8c @elisabeth.2507 @phuctung2k2@gmail.com @bé sunny @Ye Ye @Detulynguyen @Nguyễn Thị Cúc
@...
CÁC BẠN ẤN THEO DÕI CHỦ ĐỀ VÀ LẦN SAU VÀO THAM GIA VS ANH NHẬT CHO VUI NHÉ
2K2 CX SẮP LÊN THỚT RỒI CÒN GÌ, CÁC BẠN ÔN TRƯỚC ĐƯỢC TÍ NÀO THÌ SAU NÀY ĐỠ KHỔ TÍ ĐÓ, MN ĐANG CÒN HAM CHƠI QUÁ :))
NHỚ NHỚ THAM GIA NHIỆT TÌNH NHÉ CÁC BẠN

Em giải thích vì sao topic ế nhé :
+Ít 2k2
+Quảng cáo ko tốt
+BT thì e nghĩ anh nên cho dưới hình thức trắc nghiệm, và nhiều chút cx được, chứ ghi 1 đống chữ ntn các bạn đọc đã mệt rồi huống chi ghi lời giải ? Vậy nên họ chỉ lướt qua mà ko tham gia, và cư như thế tạo ra sự cộng hưởng, ko có ai tgia thành ra mn cx ngại cmt

Và vì như vậy, ngại trả lời cx có thể do họ không tự tin vs câu trả lời của mk

Nhiều lúc e cx định rep bài nhưng mà dài ngoằng cả đống ngại bỏ xừ đi :D
+Còn về phần nội dung, anh nên cho các bài tập ở nhiều mức độ vì 2k2 trên này ko phải lực học bạn nào cx như nhau
Với cả, bài đơn giản quá làm không thích, ngại gõ, cho thêm mấy bài đòi hỏi suy nghĩ nhiều và bẫy 1 chút làm nó mới kích thích :D
+Mod Hóa thì ít quá, ngta cmt vào đây rồi đến ngày nào mới đc giải đáp
Phải có sự tương tác thì mới duy trì hoạt động được
+Còn j thì chưa nghĩ ra :D

p/s em bận nên cx chả rep bài nữa :v, lần sau trắc no anh nhé! vs thêm bài khó làm cho thích,ko chỉ để thi HK mà còn thi QG nữa :))
 

Phương Trang

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
27 Tháng hai 2017
784
1,049
256
Ninh Bình
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 4:
Bài 1:
Hoàn thành chuỗi phản ứng:
View attachment 90352
(Đối với dạng này bạn chỉ cần viết các phản ứng đặc trưng là đủ)
[tex]3H_{2}+N_{2}->2NH3[/tex]
NH3-->H2+N2
4NH3+5O2->6H2O+4NO
NH3+H2O->NH4OH
NH4OH-->NH3+H2O
BaCl2+2NH4OH-->Ba(OH)2+2NH4Cl
NH4Cl->HCl+NH3
NH3+HNO3->NH4NO3
NH4NO3-->4h2o+2N2+O2
NH4NO3_N2O+2H2O
N2+O2->2NO
2NO+O2->2NO2
4NO2+2H2O+O2->4HNO3
4HNO3->2H2O+4NO2+O2
2HNO3+CuCl_-> cu(n03)2+2HCl
Cu(NO3)2+2KOH->Cu(OH)2+2KNO3
2KNO3->2KNO2+O2
2NO2+2KOH->H2O+KNO2+KNO3
Bài 2: Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau : NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và FeCl3. Viết phương trình các phản ứng xảy ra
-> Ba(OH)2
 

Happy Ending

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng hai 2018
281
556
86
21
Du học sinh
$\color{red}{\text{HOCMAI}\bigstar\text{FORUM}}$
Bài 3:
a/ Một oxit A của nitơ có chứa 30,43% N về khối lượng. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,586. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên A.
b/ Một hỗn hợp X gồm CO2 và một oxit của nitơ có tỉ khối đối với H2 là 18,5. Hãy xác định công thức oxit của nitơ và % thể tích các khí trong hỗn hợp X.
Bài 3:
a) Gọi CT tổng quát là [tex]N_{x}O_{y}[/tex]
Nitơ chiếm 30,43% => [tex]\frac{x\times 14}{x\times14+y\times16}\times100=30,43[/tex]
Tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,586 => [tex]M_{A}=1,586\times 29\approx 46[/tex] =>[tex]14x+16y=46[/tex]
Giải hệ => x=1, y=2
b) Ta có: [tex]\overline{M}[/tex]=18,5*2=37
Lại có [tex]M_{CO_{2}}> \overline{M}[/tex]
=>[tex]M_{khi}< 37[/tex]
=> Khí đó là NO
Dùng phương pháp đường chéo=> [tex]V_{CO_{2}}=V_{NO}[/tex]
=> % là 50% cho cả hai khí
 

Play with me

Học sinh chăm học
Thành viên
10 Tháng chín 2018
799
724
146
22
Quảng Ninh
THPT Cẩm Phả
@pinkmath @Happy Ending @matheverytime @H Đ D @Lê Kim Dung @chungocha2k2qd @lengocthanh11
@Forgert Me Not @thaohien8c @elisabeth.2507 @phuctung2k2@gmail.com @bé sunny @Ye Ye @Detulynguyen @Nguyễn Thị Cúc
@...
CÁC BẠN ẤN THEO DÕI CHỦ ĐỀ VÀ LẦN SAU VÀO THAM GIA VS ANH NHẬT CHO VUI NHÉ
2K2 CX SẮP LÊN THỚT RỒI CÒN GÌ, CÁC BẠN ÔN TRƯỚC ĐƯỢC TÍ NÀO THÌ SAU NÀY ĐỠ KHỔ TÍ ĐÓ, MN ĐANG CÒN HAM CHƠI QUÁ :))
NHỚ NHỚ THAM GIA NHIỆT TÌNH NHÉ CÁC BẠN

Em giải thích vì sao topic ế nhé :
+Ít 2k2
+Quảng cáo ko tốt
+BT thì e nghĩ anh nên cho dưới hình thức trắc nghiệm, và nhiều chút cx được, chứ ghi 1 đống chữ ntn các bạn đọc đã mệt rồi huống chi ghi lời giải ? Vậy nên họ chỉ lướt qua mà ko tham gia, và cư như thế tạo ra sự cộng hưởng, ko có ai tgia thành ra mn cx ngại cmt
Và vì như vậy, ngại trả lời cx có thể do họ không tự tin vs câu trả lời của mk

Nhiều lúc e cx định rep bài nhưng mà dài ngoằng cả đống ngại bỏ xừ đi :D
+Còn về phần nội dung, anh nên cho các bài tập ở nhiều mức độ vì 2k2 trên này ko phải lực học bạn nào cx như nhau
Với cả, bài đơn giản quá làm không thích, ngại gõ, cho thêm mấy bài đòi hỏi suy nghĩ nhiều và bẫy 1 chút làm nó mới kích thích :D
+Mod Hóa thì ít quá, ngta cmt vào đây rồi đến ngày nào mới đc giải đáp
Phải có sự tương tác thì mới duy trì hoạt động được
+Còn j thì chưa nghĩ ra :D

p/s em bận nên cx chả rep bài nữa :v, lần sau trắc no anh nhé! vs thêm bài khó làm cho thích,ko chỉ để thi HK mà còn thi QG nữa :))
Em cũng đồng ý, lần sau anh nên cho vài câu trắc nghiệm, bài tập nên có chút gì đó...sống động hơn, như cho 1 câu chuyện nào đó vào cho đỡ nhàm chán hơn
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Em cũng đồng ý, lần sau anh nên cho vài câu trắc nghiệm, bài tập nên có chút gì đó...sống động hơn, như cho 1 câu chuyện nào đó vào cho đỡ nhàm chán hơn
OK, anh ghi nhận và sẽ bổ sung nhé!!! Cám ơn các em :D
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN BÀI TỰ LUYỆN 4:
Câu 1: Các PTHH các bạn có thể tham khảo trên phuongtrinhhoahoc.com nhé!!! Đảm bảo chính xác!!! :D
Câu 2:
Hóa chất sử dụng để phân biệt là Ba(OH)2
Cho 1 ít Ba(OH)2 vào từng mẫu thử:
- Mẫu thử có khí không màu, mùi khai bay lên là NH4NO3
[tex]2NH_4NO_3+Ba(OH)_2\rightarrow Ba(NO_3)_2+2NH_3+2H_2O[/tex]
- Mẫu thử có khí không màu, mùi khai bay lên, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch là (NH4)2SO4.
[tex](NH_4)_2SO_4+Ba(OH)_2\rightarrow BaSO_4+2NH_3+2H_2O[/tex]
- Mẫu thử có kết tủa trắng xanh trong dung dịch là FeCl2
[tex] FeCl_2+Ba(OH)_2\rightarrow Fe(OH)_2+BaCl_2[/tex]
- Mẫu thử có kết tủa nâu đỏ trong dung dịch là FeCl3
[tex] 2FeCl_3+3Ba(OH)_2\rightarrow 2Fe(OH)_3+3BaCl_2[/tex]
Câu 3:

a) Gọi CT tổng quát là [tex]N_{x}O_{y}[/tex]
Nitơ chiếm 30,43% => [tex]\frac{14x}{14x+16y}=30,43\%[/tex] (1)
Tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,586 => [tex]M_{A}=1,586.29\approx 46[/tex] =>[tex]14x+16y=46[/tex] (2)
Giải hệ (1) và (2) => x=1, y=2
=> Công thức tổng quát của oxit là [tex]NO_2[/tex]
b) Ta có: [tex]\overline{M}[/tex]=18,5.2=37
Lại có [tex]M_{CO_{2}}> \overline{M}[/tex]
=>[tex]M_{N-oxit}< \overline{M} [/tex]
Trong các oxit của N chỉ có NO là có M = 30 < 37
=> N-oxit là NO
Áp dụng phương pháp đường chéo, ta có:
[tex]\frac{n_{NO}}{n_{CO_2}}=\frac{44-37}{37-30}=1\Rightarrow n_{NO}=n_{CO_2}[/tex]
Vậy, mỗi khí chiếm 50% về thể tích trong hỗn hợp X.
Câu 4:
a)Do [tex]n_{N_2}<3n_{H_2}[/tex] => H2 dư => hiệu suất tính theo N2
Ta có phản ứng: [tex]N_2+3H_2\rightleftharpoons 2NH_3[/tex]
n(N2 phản ứng) = 10.25% = 2,5 mol => n(N2 dư) = 10-2,5 = 7,5 mol
n(H2 dư) = 40-3.2,5 = 32,5 mol
n(NH3) = 2.2,5 = 5 mol
b) Ta thấy, số mol khí trong bình sau phản ứng giảm từ 50 mol xuống 45 mol => số mol giảm 0,9 lần
Dựa vào công thức: [tex]pV = nRT[/tex] => áp suất tỉ lệ thuận với số mol
=> Áp suất của bình sau phản ứng giảm 0,9 lần: p’=400.0,9=360 atm
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
2. Photpho – Axit photphoric, muối photphat
a/ Photpho

- Vị trí của photpho: ô 15, chu kỳ 3, nhóm VA
- Cấu hình electron: [tex]1s^22s^22p^63s^23p^3[/tex]
- Tính chất vật lý: SGK
- Tính chất hóa học:
* Số oxi hóa: -3; +3; +5 (phổ biến)
* Tính oxi hóa:
[tex] 2P+3Ca \overset{t^0}{\rightarrow} Ca_3P_2[/tex] (canxi photphua)
[tex]2P+3H_2 \overset{350^oC}{\rightarrow} 2PH_3[/tex] (photphin)
* Tính khử:
+ Tác dụng với oxi:
Thừa O2: [tex] 4P+5O_2\overset{t^0}{\rightarrow} 2P_2O_5[/tex]
Thiếu O2: [tex] 4P+3O_2\overset{t^0}{\rightarrow} 2P_2O_3[/tex]
+ Tác dụng với clo:
Thừa Cl2: [tex] 2P+5Cl_2\overset{t^0}{\rightarrow} 2PCl_5[/tex]
Thiếu Cl2: [tex] 2P+3Cl_2\overset{t^0}{\rightarrow} 2PCl_3[/tex]
b/ Axit photphoric
* Tính chất hóa học:
+ Là một axit nhiều nấc, có độ mạnh trung bình.
[tex]H_3PO_4\rightleftharpoons H_2PO_4^- + H^+[/tex]
[tex]H_2PO_4^-\rightleftharpoons HPO_4^{2-} + H^+[/tex]
[tex]HPO_4^{2-}\rightleftharpoons PO_4^{3-} + H^+[/tex]
+ Tác dụng với dung dịch kiềm, tùy tỉ lệ mà sẽ cho các loại muối khác nhau.
[tex]H_3PO_4 + NaOH\rightarrow NaH_2PO_4 + H_2O[/tex]
[tex]H_3PO_4 + 2NaOH\rightarrow Na_2HPO_4 +2 H_2O[/tex]
[tex]H_3PO_4 + 3NaOH\rightarrow Na_3PO_4 + 3H_2O[/tex]
* Điều chế:
+ Trong phòng thí nghiệm:
[tex]P + 5HNO_3\rightarrow H_3PO_4 + 5NO_2 + H_2O[/tex]
+ Trong công nghiệp:
- Cho axit sunfuric đặc tác dụng với quặng apatit hoặc photphoric
[tex] Ca_3(PO_4)_2 + 3H_2SO_4 \overset{t^0}{\rightarrow} 2H_3PO_4 + 3CaSO_4[/tex]↓
- Để sản xuất axit photphoric với độ tinh khiết và nồng độ cao hơn người ta điều chế từ P
[tex]4P + 5O_2 \overset{t^0}{\rightarrow} 2P_2O_5 [/tex]
[tex]P_2O_5 + 3H_2O\rightarrow 2H_3PO_4[/tex]
c/ Muối photphat
* Định nghĩa:
- Muối photphat là muối của axit photphoric.
- Muối photphat được chia thành 3 loại
+ Muối đihiđrophotphat : NaH2PO4, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2...
+ Muối hiđrophotphat : Na2HPO4, (NH4)2HPO4, CaHPO4...
+ Muối photphat : Na3PO4, (NH4)3PO4, Ca3(PO4)2...
* Nhận biết ion photphat
+ Thuốc thử: dung dịch AgNO3
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng
[tex]3Ag^++PO_4^{3-}\rightarrow Ag_3PO_4[/tex](màu vàng)
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 5: TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Công thức đúng của magie photphua là:
A.Mg3(PO4)2 B. Mg(PO3)2 C. Mg3P2 D. Mg2P2O7
Câu 2: Phương trình điện li tồng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:
[tex]H_3PO_4 \rightleftharpoons 3H^+ + PO_4^{3-}[/tex]
Khi thêm HCl vào dung dịch:
A. Cân băng trên chuyển dịch theo chiều thuận
B. Căn bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch
C. Cân bằng trên không bị chuyển dịch
D. Nồng độ [tex]PO_4^{3-}[/tex] tăng lên
Câu 3: Dung dịch axit photphoric có chứa các ion ( không kể H+ và OH- của nước)
A.[tex]H^+,PO_4^{3-}[/tex]
B.[tex]H^+,H_2PO_4^-,PO_4^{3-}[/tex]
C.[tex]H^+,HPO_4^{2-},PO_4^{3-}[/tex]
D.[tex]H^+,H_2PO_4^-,HPO_4^{2-},PO_4^{3-}[/tex]
Câu 4: Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là không đúng?
A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước
B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.
C. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt
D.Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong Oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 15
ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, trong dung dịch thu được các muối
A. NaH2PO4 và Na2HPO4
B. Na2HPO4 và Na3PO4
C. NaH2PO4 và Na3PO4
D. Na3PO4
Câu 6: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào là sai?
Trong nhóm nitơ, từ nitơ đến bimut
A. Nguyên tử của các nguyên tố đều có 5 electron ở lớp ngoài cùng
B.Nguyên tử của các nguyên tố đều có cùng số lớp electron
C.Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần
D.Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần
Câu 7: Khi hòa tan 30 g hổn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hổn hợp ban đầu là
A.1,2 g B. 4,25g C. 1,88 g D. 2,52g
Câu 8: Axit nitric đặc , nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nóm nào sau đây?
A. Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag B. Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt
C. Mg(OH)2, NH3, CO2, Au D. CaO, NH3, Au, FeCl2
Câu 9: Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2 g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn thành, đem
cô cạn dung dịch thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu
được là bao nhiêu ?
A. Na3PO4 và 50g
B. Na2HPO4 và 15g
C. NaH2PO4 và 42,9g; Na2HPO4 và 14,2 g
D. Na2HPO4 và 14,2 g; Na3PO4 và 49,2 g
Câu 10: Chọn ra ý không đúng trong các ý sau:
a) Nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho
b) Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hóa học yếu hơn photpho
c) Photpho đỏ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho trắng
d) Photpho có công thức hóa trị cao nhất là 5, số oxi hóa cao nhât là +5
e) Photpho chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử
A. b, e B. c,e C. c. d D. e

@Nguyễn Hương Trà ,@Fairy Piece ,@Phương Trang ,@Happy Ending ,@Play with me
 
Last edited:

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
22
Du học sinh
Foreign Trade University
2. Photpho – Axit photphoric, muối photphat
a/ Photpho

- Vị trí của photpho: ô 15, chu kỳ 3, nhóm VA
- Cấu hình electron: [tex]1s^22s^22p^63s^23p^3[/tex]
- Tính chất vật lý: SGK
- Tính chất hóa học:
* Số oxi hóa: -3; +3; +5 (phổ biến)
* Tính oxi hóa:
[tex] 2P+3Ca \overset{t^0}{\rightarrow} Ca_3P_2[/tex] (canxi photphua)
[tex]2P+3H_2 \overset{350^oC}{\rightarrow} 2PH_3[/tex] (photphin)
* Tính khử:
+ Tác dụng với oxi:
Thừa O2: [tex] 4P+5O_2\overset{t^0}{\rightarrow} 2P_2O_5[/tex]
Thiếu O2: [tex] 4P+3O_2\overset{t^0}{\rightarrow} 2P_2O_3[/tex]
+ Tác dụng với clo:
Thừa Cl2: [tex] 2P+5Cl_2\overset{t^0}{\rightarrow} 2PCl_5[/tex]
Thiếu Cl2: [tex] 2P+3Cl_2\overset{t^0}{\rightarrow} 2PCl_3[/tex]
b/ Axit photphoric
* Tính chất hóa học:
+ Là một axit nhiều nấc, có độ mạnh trung bình.
[tex]H_3PO_4\rightleftharpoons H_2PO_4^- + H^+[/tex]
[tex]H_2PO_4^-\rightleftharpoons HPO_4^{2-} + H^+[/tex]
[tex]HPO_4^{2-}\rightleftharpoons PO_4^{3-} + H^+[/tex]
+ Tác dụng với dung dịch kiềm, tùy tỉ lệ mà sẽ cho các loại muối khác nhau.
[tex]H_3PO_4 + NaOH\rightarrow NaH_2PO_4 + H_2O[/tex]
[tex]H_3PO_4 + 2NaOH\rightarrow Na_2HPO_4 +2 H_2O[/tex]
[tex]H_3PO_4 + 3NaOH\rightarrow Na_3PO_4 + 3H_2O[/tex]
* Điều chế:
+ Trong phòng thí nghiệm:
[tex]P + 5HNO_3\rightarrow H_3PO_4 + 5NO_2 + H_2O[/tex]
+ Trong công nghiệp:
- Cho axit sunfuric đặc tác dụng với quặng apatit hoặc photphoric
[tex] Ca_3(PO_4)_2 + 3H_2SO_4 \overset{t^0}{\rightarrow} 2H_3PO_4 + 3CaSO_4[/tex]↓
- Để sản xuất axit photphoric với độ tinh khiết và nồng độ cao hơn người ta điều chế từ P
[tex]4P + 5O_2 \overset{t^0}{\rightarrow} 2P_2O_5 [/tex]
[tex]P_2O_5 + 3H_2O\rightarrow 2H_3PO_4[/tex]
c/ Muối photphat
* Định nghĩa:
- Muối photphat là muối của axit photphoric.
- Muối photphat được chia thành 3 loại
+ Muối đihiđrophotphat : NaH2PO4, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2...
+ Muối hiđrophotphat : Na2HPO4, (NH4)2HPO4, CaHPO4...
+ Muối photphat : Na3PO4, (NH4)3PO4, Ca3(PO4)2...
* Nhận biết ion photphat
+ Thuốc thử: dung dịch AgNO3
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng
[tex]3Ag^++PO_4^{3-}\rightarrow Ag_3PO_4[/tex](màu vàng)
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 5: TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Công thức đúng của magie photphua là:
A.Mg3(PO4)2 B. Mg(PO3)2 C. Mg3P2 D. Mg2P2O7
Câu 2: Phương trình điện li tồng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:
[tex]H_3PO_4 \rightleftharpoons 3H^+ + PO_4^{3-}[/tex]
Khi thêm HCl vào dung dịch:
A. Cân băng trên chuyển dịch theo chiều thuận
B. Căn bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch
C. Cân bằng trên không bị chuyển dịch
D. Nồng độ [tex]PO_4^{3-}[/tex] tăng lên
Câu 3: Dung dịch axit photphoric có chứa các ion ( không kể H+ và OH- của nước)
A.[tex]H^+,PO_4^{3-}[/tex]
B.[tex]H^+,H_2PO_4^-,PO_4^{3-}[/tex]
C.[tex]H^+,HPO_4^{2-},PO_4^{3-}[/tex]
D.[tex]H^+,H_2PO_4^-,HPO_4^{2-},PO_4^{3-}[/tex]
Câu 4: Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là không đúng?
A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước
B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.
C. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt
D.Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong Oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 15
ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, trong dung dịch thu được các muối
A. NaH2PO4 và Na2HPO4
B. Na2HPO4 và Na3PO4
C. NaH2PO4 và Na3PO4
D. Na3PO4
Câu 6: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào là sai?
Trong nhóm nitơ, từ nitơ đến bimut
A. Nguyên tử của các nguyên tố đều có 5 electron ở lớp ngoài cùng
B.Nguyên tử của các nguyên tố đều có cùng số lớp electron
C.Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần
D.Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần
Câu 7: Khi hòa tan 30 g hổn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hổn hợp ban đầu là
A.1,2 g B. 4,25g C. 1,88 g D. 2,52g
Câu 8: Axit nitric đặc , nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nóm nào sau đây?
A. Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag B. Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt
C. Mg(OH)2, NH3, CO2, Au D. CaO, NH3, Au, FeCl2
Câu 9: Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2 g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn thành, đem
cô cạn dung dịch thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu
được là bao nhiêu ?
A. Na3PO4 và 50g
B. Na2HPO4 và 15g
C. NaH2PO4 và 42,9g; Na2HPO4 và 14,2 g
D. Na2HPO4 và 14,2 g; Na3PO4 và 49,2 g
Câu 10: Chọn ra ý không đúng trong các ý sau:
a) Nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho
b) Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hóa học yếu hơn photpho
c) Photpho đỏ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho trắng
d) Photpho có công thức hóa trị cao nhất là 5, số oxi hóa cao nhât là +5
e) Photpho chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử
A. b, e B. c,e C. c. d D. e
1C
2B
3D
4D
5. Đề lỗi ???
6B
7A
8A
9D
10B
 
Top Bottom