[hóa 11] Pư thế của hidrocacbon

N

nhisa264

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có câu ni cũng đã thắc mắc lâu rồi, nhờ các bạn giải đáp giúp:
Tại sao trong pư thế với halogen của các ankan lại ưu tiên thế ở cacbon bậc cao. các C bậc cao có gì khác so với C bậc thấp ngoài việc chúng liên kết với nhiều C hơn?
Bạn nào am hiểu mấy cái ni giải thích giùm mình!!!@-)
 
W

whitetigerbaekho

theo nguyên tắc mà bạn bạn mua các dạng toán và pp hoá học 11 về tham khảo nhá
 
S

socviolet

Có câu ni cũng đã thắc mắc lâu rồi, nhờ các bạn giải đáp giúp:
Tại sao trong pư thế với halogen của các ankan lại ưu tiên thế ở cacbon bậc cao. các C bậc cao có gì khác so với C bậc thấp ngoài việc chúng liên kết với nhiều C hơn?
Bạn nào am hiểu mấy cái ni giải thích giùm mình!!!@-)
Phản ứng thế halogen theo cơ chế gốc đó bạn. Trong giai đoạn trung gian sẽ tạo ra các gốc hidrocacbon, mà gốc hidrocacbon bậc cao hơn thì bền hơn nên nó ưu tiên thế vào vị trí cacbon bậc cao.
 
N

nhisa264

Phản ứng thế halogen theo cơ chế gốc đó bạn. Trong giai đoạn trung gian sẽ tạo ra các gốc hidrocacbon, mà gốc hidrocacbon bậc cao hơn thì bền hơn nên nó ưu tiên thế vào vị trí cacbon bậc cao.
tại sao lại 'gốc hidrocacbon bậc cao hơn thì bền nênnó ưu tiên thế vào vị trí C bậc cao'
mình cứ tưởng càng kém bền bao nhiêu thì càng dễ pư, ngược lại bền hơn thì khó pư hơn chứ.
cái chỗ ni mình thấy mình chẳng hiểu chút mô hết. bạn mô có thể nói rõ vấn đề cho mình được không?
 
R

rish

Cái này bạn phải học chuyên hóa mới biết được . Còn mức độ thế như thế nào thì trong sgk ghi rõ rồi . Nếu thế = Br2 thì C bậc cao trội hơn , Cl2 thì C cao nhỉnh hơn , I2 thì yếu !
 
N

nhisa264

Rứa là mình vẫn chưa nhận được câu trả lời mô hoàn chỉnh!!! cố giúp mình thêm xí nữa đi. cảm ơn nhìu lắm
 
S

socviolet

tại sao lại 'gốc hidrocacbon bậc cao hơn thì bền nênnó ưu tiên thế vào vị trí C bậc cao'
mình cứ tưởng càng kém bền bao nhiêu thì càng dễ pư, ngược lại bền hơn thì khó pư hơn chứ.
cái chỗ ni mình thấy mình chẳng hiểu chút mô hết. bạn mô có thể nói rõ vấn đề cho mình được không?

Nghĩ như vậy không phải lúc nào cũng đúng đâu em ="=.

Cái mà mình xét đến là gốc hidrocacbon, nó là trạng thái chuyển tiếp. Nếu như mới chỉ ở quá trình trung gian mà trạng thái chuyển tiếp đã kém bền thì nó làm sao mà tồn tại được cho đến bước cuối cùng ="=.

Phần giải thích thì chị nghĩ là chẳng thầy cô nào hỏi cặn kẽ đâu, em chỉ cần nói như chị giải thích ở trên là được. Còn nếu em muốn hiểu một cách thật sâu, cho thông suốt, và em là hs chuyên hoá thì em có thể đọc trong quyển Hoá học hữu cơ (tập 1, Ngô Thị Thuận, Đặng Như Tại) trang 126 ---> 130, hoặc là đọc trong quyển Giáo trình cơ sở hoá hữu cơ (tập 1, Trần Quốc Sơn, Đặng Văn Liếu) trang 108 ---> 110 í. Giải thích rõ ràng, dài lê thê luôn ="=. Chúc em may mắn.

 
N

nhisa264

cảm ơn chị soviolet rất nhiều! Em không học chuyên hóa nhưng muốn tìm hiểu thêm.
những tư liệu chị nêu rất có ích và em đang đi tìm nó.
 
Top Bottom