Hóa [Hóa 11] Dò đáp án đề kiểm tra học kì 2

yui_2000@rocketmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng hai 2016
121
45
59
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần 1 : Trắc nghiệm: ( 6đ )
1.Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế CH4 bằng cách :

A. Cho C (cacbon) tác dụng với H2 B. Thuỷ phân Al4C3
C. Nung CH3COONa với NaOH khan trộn lẫn Ca D. Crackinh C4H10

2. Để phân biệt 4 chất lỏng (hoặc dung dịch) mất nhãn sau : CH3CHO ; C2H5OH ; C3H5(OH)3 ; Glucozo người ta dùng hoá chất nào ?
A. Ag2O/NH3 B. dung dịch NaOH C. Cu(OH)2 D. Na (không biết)
3. Công thức nào dưới đây là công thức của rượu no mạch hở?
A. CnH2n+2-x(OH)x B. C nH2n+2O C. CnH2n+2Ox D. CnH2n+1OH
4. Cho biết sản phẩm chính của phản ứng khử nước của (CH3)2CHCH(OH)CH3 ?
A. 2 - metyl buten -1 B. 3 - metyl buten -1 C. 2 - metyl buten - 2 D. 3 - metyl buten -2
5.Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam một rượu X thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,44 gam H2O.Công thức phân tử của X là:
A. C3H8O2 B. C5H10O2 C. C4H8O2 D. C3H8O3
6. Khi đun nóng m1 gam rượu X với H2SO4 đặc làm xúc tác ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam một chất hữu cơ Y. Tỉ khối của Y so với X là 0,7. (Biết hiệu suất phản ứng 100%).
Tìm công thức cấu tạo của rượu X.
A. C2H5OH B. C3H7OH C. C4H9OH D. Kết quả khác

7. Đun nóng một hỗn hợp gồm 2 rượu no đơn chức với H2SO4 đặc ở 140ºC thu được 21,6 gam nước và 72 gam hỗn hợp 3 ete. Biết 3 ete thu được có số mol bằng nhau và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của 2 rượu là:
A. C3H7OH và CH3OH B. C2H5OH và C3H7OH C. CH3OH và C2H5OH D. Câu A đúng
8. Một rượu no có công thức thực nghiệm (C2H5O)n vậy công thức phân tử của rượu là:
A. C6H15O3 B. C4H10O2 C. C6H14O3 D. C4H10O
9. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân
10. Sô đồng phân Ankin C4H6 cho phản ứng thế ion kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3) là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
11. Chất dùng để điều chế ancol etylic bằng phương pháp sinh hóa là
A. Anđehit axetic. B. Etylclorua. C. Etilen. D. Tinh bột.
12. X là hỗn hợp gồm hai anken (ở thể khí trong điều kiện thường). Hiđrat hóa X được hỗn hợp Y gồm 4 ancol (không có ancol bậc III). X gồm
A. propen và but-1-en. B. etilen và propen.
C. propen và but-2-en. D. propen và 2-metylpropen.

13. Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng)
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat.
Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là

A. CH3COOH, CH3OH. B. C2H4, CH3COOH.
C. C2H5OH, CH3COOH. D. CH3COOH, C2H5OH.

14. Hiđro hóa hoàn toàn 3,0 gam một anđehit A được 3,2 gam ancol B. A có công thức phân tử là
A. CH2O. B. C2H4O. C. C3H6O. D. C2H2O2.
15. Anken CH3-C(CH3)=CH-CH3 có tên là
A. 2-metylbut-2-en. B. 2-metylbut-3-en. C. 2-metylbut-1-en. D. 3-metylbut-1-en.
16. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 ,C4H10 thu được 17,6 g CO2 và 10,8 g H2O. Giá trị m là
A. 2 gan. B. 4 gam. C. 6 gam. D. 8 gam.
17. Cho các chất sau: butađien, toluen, etilen, xiclohexan, stiren, vinyl axetilen, benzen. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
18. Cho các phát biểu sau:
(1). Nhiệt độ sôi của axeton < ancol etylic < axit axetic < axit butiric
(2) Andehit là hidrocacbon mà trong phân tử có chứa nhóm –CHO
(3) HCHO thể hiện tính khử khi tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư
(4) Dung dịch fomalin (hay fomon) là dung dịch 37 – 40% của axetandehit trong rượu
(5) Nước ép từ quả chanh không hũa tan được CaCO3
Số phát biểu đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
19. Từ 1 tấn benzen có thể điều chế được bao nhiêu tấn phenol biết rằng hiệu suất của cả quá trỡnh là50%, các hóa chất và điều kiện cần thiết có đủ?
A. 0,6 B. 1,2 C. 600 D. 1200
20. Hỗn hợp khí X gồm etilen và vinyl axetilen. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 19,08 gam kết tủa. Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,46 mol H2. Giá trị của a là:
A. 0,32 B. 0,22 C. 0,34 D. 0,46
21. Cho các chất: Benzen, Toluen, phenol. Khả năng thế vào nhân thơm của chúng là:
A. Phenol>Toluen>Benzen B. Toluen>Phenol>Benzen
C. Toluen>Benzen>Phenol D. Sắp xếp khác

22. Đun nóng ancol C4H9OH trong dung dịch H2SO4 đặc ở 1700C thu được 3 anken. Ancol đó là:
A. 2-metylpropan-1-ol B. 2-metylpropan-2-ol
C. butan-1-ol D. butan-2-ol

23. Cho các chất sau: CH2=CH-C≡CH(1); CHCl=CHCl(2); CH3-CH=C(CH3)2(3);
CH3-CH=CH-CH=CH2(4); CH2=CH-CH=CH2(5); CH3-CH=CHBr(6). Chất nào sau đây có đồng phân hình học:

A. 1, 3, 4 B. 2, 4, 6 C. 2, 4, 5, 6 D. 4, 6
24. Cho 3,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Tớnh thể tớch ancol 400 thu được, biết ancol nguyên chất có khối lượng riêng 0,8g/ml và trong quá trỡnh chế biến, ancol bị hao hụt mất 10%
A. 3194,4ml B. 2875ml C. 4025ml D. 2300ml
Phần 2 : Tự luận (4đ)
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

upload_2017-5-21_23-7-58.png
CaC2 + 2H2O --> C2H2 + Ca(OH)2
C2H2 + 2H2 --Ni,t^o--> C2H6
C2H6 + Cl2 --ánh sáng--> C2H5Cl + HCl
C2H5Cl + NaOH --> C2H5OH + NaCl
C2H5OH + CuO --> CH3CHO + Cu + H2O
CH3CHO + 1/2O2 --> CH3COOH
CH3COOH + C2H5OH --> CH3COOC2H5
C4H10 --xt,t^o--> CH4 + C3H6
2CH4 --1500^oC,làm lạnh nhanh--> C2H2 + 3H2
CH4 + O2 --xt--> HCHO + H2O

2. Lấy 16,6g hỗn hợp A gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dóy đồng đẳng tác dụng với kim loại Na dư thu được 3,36 (l) H2 (đktc).

a) Tìm công thức phân tử của hai ancol.
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng từng ancol trong hỗn hợp A
c) Oxi hóa hoàn toàn lượng hỗn hợp trên bằng CuO đun nóng, sau đó , đem toàn bộ sản phẩm thu được cho tác dụng với lượng dư dung dịchAgNO3/NH3 thu được 21,6g kết tủa. Xác định công thức cấu tạo của hai ancol.


a) A: CnH2n+1OH + Na --> CnH2n+1ONa + 1/2H2
nH2 = 0,15 (mol) --> nA = 0,3 (mol)
M_A = 166/3 (g) -> n = 8/3 = 2,667
-> A gồm C2H5OH (a mol) và C3H7OH (b mol)
b) Có: (1) 46a + 60b = 16,6
(2) a + b = 0,3
=> a = 0,1; b = 0,2.
-> %mC2H5OH = 27,7%; %mC3H7OH = 72,3%
c) C2H5OH + CuO --> CH3CHO + Cu + H2O
CH3CHO + Ag2O --> CH3COOH + 2Ag
nAg = 0,2 (mol) = nAg đề bài => C3H7OH là ancol bậc II.
CTCT: C2H5OH và CH3CH(OH)CH3

Câu nào sai các bạn trích lại giúp mình và giải thích lí do giúp luôn nha. Mình cảm ơn trước.
………………Hết…………………
 

naive_ichi

Cựu Mod Hóa
Thành viên
27 Tháng tư 2014
480
433
196
23
Tin 15-18 CTB
Trắc nghiệm:
2. Để phân biệt 4 chất lỏng (hoặc dung dịch) mất nhãn sau : CH3CHO ; C2H5OH ; C3H5(OH)3 ; Glucozo người ta dùng hoá chất nào ?
A. Ag2O/NH3 B. dung dịch NaOH C. Cu(OH)2 D. Na (không biết)
2. Mình đã giải ở đây: https://diendan.hocmai.vn/threads/hoa-11-phan-biet-chat-va-phuong-trinh-phan-ung.617262/

15. Anken CH3-C(CH3)=CH-CH3 có tên là
A. 2-metylbut-2-en. B. 2-metylbut-3-en. C. 2-metylbut-1-en. D. 3-metylbut-1-en.
A. 2-metylbut-2-en.

17. Cho các chất sau: butađien, toluen, etilen, xiclohexan, stiren, vinyl axetilen, benzen. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
4 chất là đúng nhưng không phải benzen mà là stiren.

Tự luận:
CH3COOH + C2H5OH --> CH3COOC2H5
Bên sản phẩm bạn thiếu H2O và đây là phản ứng thuận nghịch, điều kiện: H2SO4đ, nhiệt độ.
C2H5Cl + NaOH --> C2H5OH + NaCl
C2H5OH + CuO --> CH3CHO + Cu + H2O
Các phản ứng trên cần ĐK nhiệt độ.
CH3CHO + 1/2O2 --> CH3COOH
ĐK: xúc tác, nhiệt độ.

Mình nghĩ câu 21 là B.
Trước đó mình nghĩ là A. Mình đã sửa lại.
 
Last edited:
Top Bottom