Đáp án ngắn gọn Chung kết.
Phần 1: Khởi động.
Câu 1: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hãy nghe tiếng sấm phất cờ mà lên, đó là hiện tượng gì, liên quan đến nguyên tố nào? (NO + [O]kk ---> NO2 sau đó tiếp tục tạo thành HNO3 ---> khử kiềm ---> Đất tốt)
Câu 2: Con quỷ đồng là nguyên tố nào? (Ni)
Câu 3: Chất nào có mùi hạnh nhân? (Nitrobenzen)
Câu 4: Kẻ cho ta ánh sáng khiến ta liên tưởng đến nguyên tố nào? (Vonfram)
Câu 5: Axit nào mạnh nhất? (HClO4)
Phần 2: Vượt chướng ngại vật.
* Từ khoá: C2H5OH (etanol).
- Ô số 1 (Cacbon): Than là nguyên tố nào?
- Ô số 2 (Hidro): Nguyên tố có số thứ tự bé nhất trong bảng tuần hoàn.
- Ô số 3 (Oxi): Khi quang hợp, cây xanh thải ra môi trường khí gì?
- Ô số 4 (Ancol): Hợp chất hữu cơ có nhóm Hidroxi trong phân tử có tên gọi là gì?
- Ô số 5 (Đơn chức): Hợp chất mà trong phân tử chỉ chứa 1 loại nhóm chức duy nhất thì gọi là gì?
- Ô số 6 (Hại): Điền tiếp vào câu sau: “Hút thuốc lá có .... cho sức khoẻ.”
- Ô số 7 (Axit axetic): Giấm là chất hoá học nào?
- Ô số 8 (No): Chất mà trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn, không chứa liên kết bội thì được gọi là gì?
Phần 3: Tăng tốc.
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2
Câu 2: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là:
A. etilen.
B. xiclopropan.
C. xiclohexan.
D. stiren.
Câu 3: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:
A. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.
B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.
C. FeS, BaSO4, KOH.
D. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3
Câu 4: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là :
A. KMnO4.
B. K2Cr2O7.
C. CaOCl2.
D. MnO2.
Câu 5: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
A. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
B. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.
C. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
D. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.
Phần 4: Về đích.
Câu 1: Hectan là tên IUPAC của ankan không nhánh chứa 100 nguyên tử cacbon.
a) Hectan có bao nhiêu liên kết xichma? (301).
b) Hectan có bao nhiêu dẫn xuất monocloro? (50).
c) Có bao nhiêu ankan mang tên x-metylhectan? (49).
d) Có bao nhiêu ankan mang tên 2,x-đimetylhectan? (98).
x là chỉ số về vị trí (locant) của nhóm thế.
Câu 2: Butadien, etin và etan đều là những chất khí không màu đựng trong 3 bình khác nhau.
a) Phân biệt 3 chất đó bằng phương pháp hoá học.
b) Có thể phân biệt 3 chất đó bằng cách đốt cháy và quan sát ngọn lửa được không? Tại sao?
c) Có thể phân biệt chúng bằng cách so sánh thể tích oxi cần dùng cho phản ứng đốt cháy không?
Giải
a) – Dùng AgNO3/NH3 nhận ra C2H2 (kết tủa vàng).
- Dùng dd Br2 (hoặc dd KMnO4) nhận ra C4H6 (mất màu).
- Còn lại C2H6.
b) – Có thể: C2H2 sáng nhất (tỉ lệ C:H cao nhất) rồi đến C4H6, cuối cùng là C2H6 (tỉ lệ C:H thấp nhất).
- Tuy vậy phương pháp này khó khăn vì hàm lượng % C trong 3 hợp chất này khác nhau không nhiều lắm.
c) Có thể (5,5; 2,5 và 3,5).
Câu 3: Hoà tan 15,2g hỗn hợp bột kim loại sắt và đồng trong H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lit khí SO2 (đktc) và 1 dd chứa 2 muối. Xác định thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Giải
- TH 1: H2SO4 dư => nFe=0,02; nCu=0,22
%mFe=7,37; %mCu=92,63%.
- TH 2: H2SO4 không dư => nFe=0,1; nCu=0,15
%mFe=36,84; %mCu=63,16