[Hoá 11] BT tổng hợp

N

ngoisaobang_2010

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Trộn dd H2SO4 0,01M với dd NaOH 0,01M theo tỉ lệ thể tích 1:2 thu được dd C. Xác định pH của dd C.
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 2,88g kim loại Mg trong dung dịch HNO3 loãng thu đc V lít hỗn hợp 2 khí X và Y không màu, trong đó khí X hoá nâu ngoài không khí, biết tỉ lệ về thể tích của X và Y là 2:1 và tỉ khối hơi của Y so với H2 bằng 22. Tính thể tích hỗn hợp khí ở đktc.
Bài 3: Khử m gam hỗn hợp X gồm các oxit CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40g hỗn hợp chất rắn Y và 13,2 gam khí CO2. Tính giá trị của m.
Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
Bài 5: Nung 20g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng không đổi thu được 13,8g chấn rắn. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp ban đầu
Bài 6: Trỗn lẫn 0,4 lít chất hữu cơ X với O2 được 1,9 lít hỗn hợp khí Y. Bật tia lửa điện để đốt cháy Y thì toàn bộ X và O2 phản ứng hết tạo thành 2,4 lít sản phẩm Z ở thể khí gồm CO2, hơi nước và N2. Dẫn Z qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc thì còn lại 1 lít khí T. Dẫn T qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 0,2 lít khí.
a, Lập CTPT của X.
b, Tính tỉ khối hơi của T so với H2
Bài 7: Khử 4,64 gam hh X gồm các oxit MgO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y và khí Z. Khí Z được dẫn qua dd Ba(OH)2 dư thu được 19.7 gam kết tủa. Tính giá trị của m.
Mọi người cùng làm nha!!! TK :d
 
N

niemkieuloveahbu

Bài 1:
Giả sử:
[TEX]V_{H_2SO_4}=1l \Rightarrow N_{H^+}=0,02,V_{NaOH}=2l \Rightarrow N_{OH^-}=0,02 \Rightarrow pH=7[/TEX]
Bài 2:
[TEX]X: NO: 2x (mol),Y: N_2O:x (mol)\\N_{Mg}=0,12 \Rightarrow N_{e^-}=0,24 \Rightarrow 14x=0,24[/TEX]
Sao lẻ nhỉ??
 
Last edited by a moderator:
N

ngocthao1995

Bài 1: Trộn dd H2SO4 0,01M với dd NaOH 0,01M theo tỉ lệ thể tích 1:2 thu được dd C. Xác định pH của dd C.

[TEX]nH^{+}=0,01.2.V=0,02V[/TEX]

[TEX]nOH^{-}=0,01.2V=0,02V[/TEX]

[TEX]nH^{+}=nOH^{-}[/TEX]

--> pH dd C=7
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 2,88g kim loại Mg trong dung dịch HNO3 loãng thu đc V lít hỗn hợp 2 khí X và Y không màu, trong đó khí X hoá nâu ngoài không khí, biết tỉ lệ về thể tích của X và Y là 2:1 và tỉ khối hơi của Y so với H2 bằng 22. Tính thể tích hỗn hợp khí ở đktc.
nMg=0,12

2 khí là NO và N2O

Tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol.Đặt x ,y lần lượt là số mol từng khí

Lập hệ

[TEX]\frac{x}{y}=\frac{2}{1}[/TEX]

[TEX]3x+8y=0,24[/TEX]

[TEX]x=\frac{6}{175}mol ,y=\frac{3}{175}mol[/TEX]

--> V khí=1,152l
Bài 3: Khử m gam hỗn hợp X gồm các oxit CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40g hỗn hợp chất rắn Y và 13,2 gam khí CO2. Tính giá trị của m.

[TEX]nCO_2=0,3=nO^{2-}[/TEX] (oxit)

--> mX=40+0,3.16=44,8g

Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?



m muối sinh ra=m muối cacbonat+11.nCO2

=23,8+0,2.11=26g

Bài 5: Nung 20g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng không đổi thu được 13,8g chấn rắn. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp ban đầu

nNa2CO3=x

2NaHCO3 --> Na2CO3+CO2+H2O

y.......................0,5y

Lập hệ

106x+84y=20

106x+0,5y.106y=13,8

x=0,03 mol và y=0,2 mol

--> %....
 
Last edited by a moderator:
A

ahcanh95

Bài 6: Trỗn lẫn 0,4 lít chất hữu cơ X với O2 được 1,9 lít hỗn hợp khí Y. Bật tia lửa điện để đốt cháy Y thì toàn bộ X và O2 phản ứng hết tạo thành 2,4 lít sản phẩm Z ở thể khí gồm CO2, hơi nước và N2. Dẫn Z qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc thì còn lại 1 lít khí T. Dẫn T qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 0,2 lít khí.
a, Lập CTPT của X.
b, Tính tỉ khối hơi của T so với H2
Bài 7: Khử 4,64 gam hh X gồm các oxit MgO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y và khí Z. Khí Z được dẫn qua dd Ba(OH)2 dư thu được 19.7 gam kết tủa. Tính giá trị của m.
Mọi người cùng làm nha!!! TK :d

Bài 6:

2,4 lít CO2, H2O , N2 qua H2SO4 đặc thì H2O bị hấp thụ => V H2O = 2,4 - 1 = 1,4 => V H = 2,8.

qua NaOH còn 0,2 => V CO2 = 1 - 0,2 = 0,8 . V N2 = 0,2 => V N = 0,4.

V O sau p/ứ = 2 V CO2 + v H2O = 0,8 . 2 + 1,4 = 3.

V trước p/ứ = V O trong hchc + V O trong O2 => 3 = V O trong hchc + ( 1,9 - 0,4 ) . 2

=> V O trong hchc = O => hệ số C = 0,8 / ,4 = 2 . H = 7 . Của N = 1

=> CT: C2H7N

Bài 7: mol CO2 = mol BaCO3 = 0,1 mol.

=> 4,46 = m chất rắn + m O p/ứ với CO = m chất rắn + 16 . 0,1 => m chất rắn = 3,04 gam
 
M

mizzy

Hỗn hợp X gồm hai muối Na2CO3 và K2CO3 có khối lượng 35 gam. Khi thêm từ từ và khuấy đều 0,8lít dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch chứa hai muối trên thì có 2,24 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch Y. Thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa A.
a/ Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp và kết tủa A.
b/ Thêm x gam NaHCO3 vào hỗn hợp X thu được hỗn hợp X’. Cũng làm thí nghiệm như trên với 0,8lít dung dịch HCl 0.5M thu được dung dịch Y’. Khi thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch Y’ được kết tủa A’ nặng 30 gam. Tính thể tích CO2 ở đktc; tính x.
 
H

heartrock_159

Hỗn hợp X gồm hai muối Na2CO3 và K2CO3 có khối lượng 35 gam. Khi thêm từ từ và khuấy đều 0,8lít dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch chứa hai muối trên thì có 2,24 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch Y. Thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa A.
a/ Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp và kết tủa A.
b/ Thêm x gam NaHCO3 vào hỗn hợp X thu được hỗn hợp X’. Cũng làm thí nghiệm như trên với 0,8lít dung dịch HCl 0.5M thu được dung dịch Y’. Khi thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch Y’ được kết tủa A’ nặng 30 gam. Tính thể tích CO2 ở đktc; tính x.

a.Gọi số mol 2 muối trên lần lượt là a, b. Ta có:
- Số mol ion CO3(2-) là a+b
Số mol ion H+ =số mol HCl = 0,4. Do thêm từ từ HCl vào dd muối nên:
H+ + CO3(2-) -------> HCO3(-) (1)
Vì có khí thoát ra nên xảy ra phản ứng 2 => CO3(2-) hết
H+ + HCO3(-) -------> CO2 + H2O (2)
Do
Do dd Y tạo kết tủa với Ca(OH)2 nên dd Y có chứa ion HCO3- => sau (2) H+ hết, HCO3- dư => mol H+ (2) = mol CO2 =0,1 => mol H+(1)=a+b=0,4 - 0,1 = 0,3
Giải hệ: a+b = 0,3
106a + 138b = 35
ta được a = 0,2 b = 0,1 => khối lượng mỗi muối ^-^
- dd Y chứa 0,3 - 0,1 = 0,2 mol ion HCO3-
HCO3- + OH- ------> CO3(2-) + H2O
Ca2+ + CO3(2-) -----> CaCO3
Mol CaCO3 = mol CO3(2-) = mol HCO3- =0,2 => Khối lượng kết tủa
b. làm ngược lại ( chắc làm được nhỉ) ^^
chúc học tốt!
 
N

ngocthao1995

Hỗn hợp X gồm hai muối Na2CO3 và K2CO3 có khối lượng 35 gam. Khi thêm từ từ và khuấy đều 0,8lít dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch chứa hai muối trên thì có 2,24 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch Y. Thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa A.
a/ Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp và kết tủa A.
b/ Thêm x gam NaHCO3 vào hỗn hợp X thu được hỗn hợp X’. Cũng làm thí nghiệm như trên với 0,8lít dung dịch HCl 0.5M thu được dung dịch Y’. Khi thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch Y’ được kết tủa A’ nặng 30 gam. Tính thể tích CO2 ở đktc; tính x.

a.

[TEX]H^{+}+CO_3^{2-}--> HCO_3^{-}[/TEX]

[TEX]H^{+}[/TEX] dư [TEX]+HCO_3^{-}--> CO_2 +H_2O[/TEX]

nCO2=0,1 --> [TEX]nH^{+}[/TEX]phản ứng [TEX]= nCO_3^{2-}=0,4-0,1=0,3 mo[/TEX]l

Lập hệ với x,y là số mol từng muối

[TEX]x+y=0,3[/TEX]

[TEX]106x+138y=35[/TEX]

[TEX]\Rightarrow x=0,2 mol[/TEX], [TEX]y=0,1 mol[/TEX]

--> mNa2CO3=21,2g

mK2CO3=13,8g

mCaCO3=0,2.100=20g
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom