[Hóa 11] bài toán kim loại

Z

zzllvivllzz

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 6,63 gam kim loại M cho tác dụng hết với 500ml dung dịch HNO3 (dung dịch A) thu được dung dịch B và thoát ra 0,336 lít hỗn hợp C (đktc) gồm 2 khí X và Y. Cho thêm vào B dung dịch KOH dư thì thấy thoát ra 0,224 lít (đktc) khí Y. Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo một sản phẩm duy nhất.
1. Xác định kim loại M, tính CM của dung dịch HNO3 đã dùng?

Chú ý: Hóa 11 + Tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: như26092000
N

nhochocviec

Cho 6,63 gam kim loại M cho tác dụng hết với 500ml dung dịch HNO3 (dung dịch A) thu được dung dịch B và thoát ra 0,336 lít hỗn hợp C (đktc) gồm 2 khí X và Y. Cho thêm vào B dung dịch KOH dư thì thấy thoát ra 0,224 lít (đktc) khí Y. Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo một sản phẩm duy nhất.
1. Xác định kim loại M, tính CM của dung dịch HNO3 đã dùng?

Sản phẩm khử duy nhất là NH4NO3 nên kim loại M phải tan được trong nước tạo H2, sau đó OH- tác dụng với NH4NO3 tạo NH3 >> 2 khí là H2 và NH3.
Bạn cứ viết pt ra ta lun thấy n[OH-] = 2*n[H2]
mà 1 mol OH- tạo 1 mol NH3
>> trong 0.336l khí có 0.005 mol H2 và 0.01 mol NH3
Phản ứng với KOH được thêm 0.01 mol NH3
>> tổng số mol NH4NO3 là 0.02 mol
Cho nhận e : NH4NO3 nhận 0.02*8 = 0.16 mol, H2 nhận 0.005*2 = 0.01 mol
>> số mol M là 0.17/k (k: hóa trị của M)
>> M = 39k >> kim loại là Kali
n[HNO3] = 10*n[NH4NO3] = 0.2 mol >> Cm = 0.4 M
 
S

sky_net115

Cho 6,63 gam kim loại M cho tác dụng hết với 500ml dung dịch HNO3 (dung dịch A) thu được dung dịch B và thoát ra 0,336 lít hỗn hợp C (đktc) gồm 2 khí X và Y. Cho thêm vào B dung dịch KOH dư thì thấy thoát ra 0,224 lít (đktc) khí Y. Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo một sản phẩm duy nhất.
1. Xác định kim loại M, tính CM của dung dịch HNO3 đã dùng?

Mình gợi ý:
Quá trình khử HNO3 tạo ra 1 sp khử => mà tạo ra 2 khí X và Y. Để X và Y cả 2 đều không là sp khử thì 1 trong 2 là H2 . H2 sinh ra do M tác dụng trực tiếp với H2O => Y là sp khử.
Mặt khác, thêm KOH và dung dịch B lại thu được khí y => Kết luận rằng Y không là sp khử. Vậy X và Y đều không là sản phẩm khử => Sản phẩm khử phải là NH4NO3.


Diễn biến phản ứng : M + HNO3 => muối nitrat của kim loại M và của NH4NO3. HNO3 phản ứng hết => M tác dụng với H2O => dung dịch kiềm và giải phóng H2 ( khí X). dung dịch kiềm + NH4NO3 => Khí NH3 ( khí Y).

Đến đây là bạn có thể tự giải tiếp được rồi.
 
Top Bottom